Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin tức Phật Giáo khắp nơi. (1)

10/04/201312:25(Xem: 4984)
Tin tức Phật Giáo khắp nơi. (1)


Tin tức Phật Giáo khắp nơi

do Tuệ Viên sưu tập

* Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận sẽ không tái sinh vào những phần đất mà do Trung Cộng chiếm đóng.

Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.

Các nhà quan sát viên cho rằng lời tuyên bố của Ngài sẽ làm nản lòng nhà cầm quyền Trung Quốc với ý định chờ đợi sự tái sinh của Ngài vào một người nào đó trong đất Tây Tạng để dễ bề thao túng.

* Đức Đạt Lai Lạt Ma phải vào bệnh viện ở Ấn để chữa bướu trong dạ dầy.

Gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma thường kêu đau bụng. Ngày thứ bảy 26 tháng 1 năm 2002, Ngài được đưa vào bệnh viện Leelavati tại Bombay Ấn Độâ để chẩn bệnh, tại đây người ta tìm ra Ngài có cục bướu trong dạ dầy và phải nằm lại bệnh viện để chữa trị. Ngài đã xuất viên sau 4 ngày chữa trị tại đây. Tình trạng sức khoẻ rất khả quan.

http://www.foxnews.com/story/0,2933,44049,00.html

* Ngón tay của Phật đã được thỉnh sang Đài Loan cho dân chúng chiêm bái.

Tin AP- Lịch sử Trung Quốc có ghi lại (từ đời vua Đuờng Hiến Tông) Chùa Pháp Môn ở Tây An có thờ xương ngón tay của Đức Phật. Mãi tới năm 1981, khi xây cất lại bảo tháp của Chùa Pháp Môn, người ta đào thấy một cái hầm chứa bảo vật thờ tự từ thời xưa ở dưới nền Chùa, một hộp vàng chứa đựng ngón tay của Phật và cùng với ba hộp khác chứa đựng ba lóng tay của ba vị cao tăng.

Ngày thứ bảy 23 tháng 2 năm 2002, tại Đài Bắc hàng trăm ngàn Phật Tử đã có duyên nghênh đón kiệu rước xá lợi Phật nói trên (ngón tay Đức Phật) . Xá lợi được để trong một chiêc kiệu nhỏ giống như mái chùa bằng vàng, chở bằng máy bay riêng đi từ Tây An sang phi trường quốc tế Đài Bắc; sau đó đã đuợc hàng trăm vị Tăng tiếp đón chuyển sang xe hoa và diễu hành qua các đuờng lộ chính của tỉnh Đài Bắc tới sân vận động thành phố. Dân chúng hai bên hàng phố đã trang trí cờ xí ngập trời để cung nghinh xe hoa. Tại sân vận dộng, một khán đài lớn đã được thiết trí để cho hàng vạn Phật tử cùng với chư Tăng làm lễ chiêm bái.

Tiếp theo, xá lợi đả được chuyển tới các Chùa lớn tại Đài Loan để cho Phật Tử chiêm bái trong 37 ngày. Đầu tháng 4, Xá lợi đã được chuyển bằng máy bay để trả lại Chùa Pháp Môn (Tây An) với một lễ nghi tiễn đưa rất long trọng.

Cả hai Giáo Hội Phật Giáo Hoa Lục và Đài Loan đều nhấn mạnh là việc chuyển xá lợi Phật cho dân chúng chiêm bái là hoàn toàn với mục đích hoằng dương Phật Pháp chứ không có ý đồ chính trị. - http://news.xinhuanet.com/english/2002-01/30/content_261142.htm

Các chùa ở vùng đất Phật đã mở cửa lại nghênh dón thập phương sau ba ngày đóng cửa.

Theo tin AP – Bồ Đề Đạo Tràng tại tiểu bang Bihar, đã trở nên thắng cảnh du lịch với hàng chục ngôi Chùa và Thiền Viện do các nuớc Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Đài Loan, Bhutan, Nhật Bản , Trung Quốc yểm trợ tài chính. Từ truớc tới nay các Chùa trả tiền điện theo gía gia dụng địa phương, nhưng gần đây nhà máy điện của chính phủ bang Bihar đã bất thần tăng giá tiền điện của các Chùa cao hơn cả giá tính cho các đơn vị thương mại. Họ viện dẫn lý do lá các Chùa là nơi du khách lui tới với mục đích thương mại và nhiều nơi còn là chốn trú ngụ của khách hành hương. Một số Chùa từ chối trả theo giá mới, đưa tới việc ty điện lực cắt điện trong 12 chùa. Tiếp đó, gần 30 chùa và tu viện đã đóng cửa không tiếp dón thập phưong để phản đối chính quyền.

Sự đóng cửa các Chùa đã làm nền du lịch địa phương ngưng trệ hẳn lại. Cuối cùng, Bộ trưởng năng luợng của tiểu bang Bihar phải nhượng bộ . Các Chùa lại mở cửa lại dón khách thập phương vào ngày chủ Nhật 3/2/2002.

Mã Lai Á và Singapore đang chúù ý về nạn các sư giả làm tiền dân chúng.

Tin tổng hợp – Tại Mã Lai Á và Tân Gia Ba, các báo chí lên tiếng báo động về các vụ giả mạo nhà sư để quyên tiền và làm tiền trắng trợn , như làm lễ trừ tà trục quỷ. Thường thường tại các nuớc tin sùng Phật Giáo ít có ai hỏi lý lịch nhà sư, nên tại hai nuớc này đã có sự giả mạo làm phương hại đến thanh danh Phật giáo. Tại Tân Gia Ba, trong năm qua chính quyền đã bắt giữ 16 vụ giả mạo làm lề trừ tà trục quỷ . Tại Mã Lai Á, Giáo Hội Phật Giáo đã có ý dịnh cấp giấy độ điệp cho chư Tăng ngõ hầu phang phui đuợc những sự mạo danh.. Ông bộ trưởng Tôn Giáo Mã Lai Á Lim Tien Phong đã tuyên bố : “ Thật là khó có thể phân biệt được những nhà sư chân chính và những tên giả mạo nếu không có sự cấp giấy độ điệp với đầy đủ chi tiết tên tuổi, ngày nơi thọ giới để phân biệt. Việc cấp giấy căn cuớc hay độ điệp chỉ là phương tiện ngăn ngừa sự giả mạo, chứ không phải là ý định kiểm soát tôn giáo”.

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2002/1/23/nation/ccmonkk&sec=nation
http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2002/1/23/nation/ccmonkk&sec=nation

Chính phủ Anh cho phép các nhà tù đuợc thiết lập bàn thờ Phật Giáo.

Nha Cải Huấn Anh Quốc cho biết hiện nay có chừng 25,567 tùø nhân theo Đạo Ky Tô Anh Cát Lợi(Anglican), 4,200 tù nhân theo đạo Hồi, 394 tù nhân theo đạo Sikhs, 286 tù nhân theo đạo Phật, 246 tù nhân theo đạo Ấn và 160 tù nhân theo Đạo Do Thái. Với mục đích dùng tôn giáo để cải huấn những tù nhân cho họ thuần thục trở lại , người ta đã cho thiết lập bàn thờ Phật tại hai nhà tù ở tỉnh Dartmoor và Channings Woods ở vùng Devon.

http://www.ananova.com/news/story/sm_476064.htmlhttp://www.ananova.com/news/story/sm_476064.html

Các nhà khảo cổ Nhật đã tìm ra bản Kinh Duy Ma Cật cổ xưa tại Tây Tạng.

Bản kinh Duy Ma Cật cổ xưa từ thế kỷ thứ 8, viết bằng tiếng Phạn Sanskrit, đã được trưng bày ra tại trường Đại Học Tiasho ở Đông Kinh. Các nhà khảo cổ của trường Đại Học đã tìm thấy bản kinh nguyên thuỷ này năm 1999 tại Điện Potala ở Lhasa (Tây Tạng) . Ông Yoshihiro Matsunami, viện truởng Đại Học Haiho đã tuyên bố : “ Chúng tôi đã tình cờ tìm ra được bản kinh quý giá này. Chúng tôi vô cùng vui sướng vì cuốn kinh này đã bị thất lạc trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá.Trong khi lưu lạc cuốn kinh đả được giữ gìn tốt và trong tình trạng toàn hảo. “ Người ta hy vọng nhờ bản kinh chính này mà người ta sẽ tìm ra được những điểm mới liên quan đến hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa.

http://www.japantimes.co.jp/cgi-bin/getarticle.pl5?nn20011218c1.htm

* Tìm thấy một tượng Phật Nhập Diệt tại vùng Afghanistan và lân cận

Nhà khảo cổ Tarzi người Pháp đã xác nhận vào ngày 10 tháng 3 năm 2002 với các giới khoa học và văn hóa rằng một bức tượng Phật lớn tại Afghanistan đã thoát khỏi bị quân Taliban tàn phá.

Ông Zemaryalai Tarzi, khoa trưởng của Phân Khoa Khảo Cổ Afghanistan, đã nói rằng 25 năm về trước, ông đã tìm được địa điểm của một pho tượng Phật do dùng các bài viết của một nhà thám hiển người Trung Hoa vào thế kỷ thứ 7. Đây là một pho tượng Đức Phật nhập diệt, dài ít nhất 350 mét, tại dưới lớp cát gần một tu viện./.

(http://www.heraldsun.news.com.au/common/story_page/0,5478,3920468%255E663,00.html
http://www.heraldsun.news.com.au/common/story_page/0,5478,3920468%255E663,00.html)

* Chính phủ Pakistan đã kịp thời phát giác vụ chuyển đồ cổ Phật Giáo ra khỏi nuớc.

Tin tức BBC - Nhân viên quan thuế Pakistan tại phi truờng Peshawar vừa ngăn chặn đuợc một vụ vận chuyển ra khỏi nuớc các cổ vật Phật Giáo trị giá cả triệu Mỹ Kim. Một thùng hàng chứa 18 bức tuợng Phật cổ từ thế kỷ thứ 2 đã tìm thấy. Gần đây lợi dụng chiến tranh, người ta đã tẩu tán hàng ngàn cổ vật của các viện bảo tàng A phú hãn và di chuyển qua Hồi Quốc rồi chuyển bán ra ngoại quốc.

(From the newsroom of the BBC World Service)

* Góa phụ của ký giả Daniel Pearl là một Phật tử thuần thành tin vào Phật Pháp.

Sau khi người chồng, ký giả Daniel Pearl là phóng viên người Mỹ của tờ báo Wall Street, bị quân khủng bố tại Pakistan bắt cóc vào ngày 23 tháng 1 năm 2002, bà Mariane đã là một nạn nhân của cảnh đau khổ, đã bị ngất sỉu khi các nhà điều tra Pakistan cho biết tìm thấy băng hình xác nhận ký giả Pearl đã bị giết.

Bà Mariane hiện đang mang thai, sống với một con nhỏ, đã làm cảm động hàng triệu người trên thế giới vì lời nói và thái độ của bà. Bà Mariane đã trả lời cuộc phỏng vấn của hãng CNN bằng lời nói sau: “các kẻ khủng bố đã dùng các hành động man rợ, mong muốn chúng ta phải cúi đầu nhưng họ đã quên rằng họ chỉ chiếm được mạng sống của một người vô tội hay nhiều người vô tội, như trong cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, và họ không thể tước đoạt niềm tin của các nạn nhân”.

Làømột Phật tử theo môn phái Phật Giáo Soka quốc tế (có12 triệu tín đồ khắp nơi trên thế giới, trụ sở chính đặt tại Tokyo, Nhật Bản) bà Mariane đã nói ra lời nói cam đảm rút từ nền triết học Phật giáo. Bà đã từng kêu gọi các kẻ bắt cóc hãy trả tự do cho chồng, một người hiền hậu, chỉ muốn phá đi các hàng rào chính trị và tôn giáo tại Pakistan: “Cả cuộc đời tôi, lẫn cuộc đời của anh Daniel hợp lại, là sự cố gắng để tạo nên sự đối thoại giữa các nền văn minh”.

Daniel Pearl không phải là một Phật tử nhưng anh đã khuyến khích vợ tụng kinh Phật hàng ngày như là một cách để giải quyết các vấn đề khó xử. Tụng kinh Phật để cầu nguyện cho các nạn nhân của các tại họa, chẳng hạn như cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Tụng kinh cũng là một đặc điểm của môn phái Phật Giáo Soka, khác với lối tu Thiền Định của Tây Tạng và Nhật Bản. Bà Mariane còn kể lại rằng khi mẹ bà qua đời vì bệnh ung thư, Daniel đã cùng bà đọc kinh Phật. Bà Mariane theo đạo Phật tại Pháp quốc nhân một buổi lễ Phật giáo, vì bà cảm động và ngạc nhiên trước một đám rất đông người, rất khác nhau nhưng cùng có một niềm tin./. (trích dịch tù báo Washington Post)

* Trùng tu các Chùa Phật giáo ở Trung Quốc.

Một dự án 50 triệu đồng Nguyên đang được tiến hành để trùng tu các ngôi chùa chính của xứ Tây Tạng, nằm về phía tây bắc của tỉnh Thanh Hải, thuộc Trung Hoa. Công việc sửa chữa chính điện của Tu Viện Ta’er, một nơi linh thiêng của giáo phái Mũ Vàng Phật Giáo Tây Tạng, đã được hoàn thành. Các cột gỗ bị mối mọt được thay thế bằng vật liệu bền chắc. Bên trong chính điện cũng có các trang hoàng đèn và sơn son thiếp vàng. Nằm trong huyện Hoàng Trung của tỉnh Thanh Hải, tu viện này được xây dựng vào triều đại nhà Minh (1368 – 1644) để tưởng nhớ vị Tăng Tôn Khách Ba (Tsong Kha Pa), nhà sáng lập ra môn phái Phật Giáo Mũ Vàng (Hoàng Mạo)

Ngoài ra, việc trùng tu khác là Chùa Qutan, xây từ triều đại nhà Minh nhưng theo kiến trúc của triều đại nhà Hán (202 trước TL – 220 sau TL), cũng đang duợc xúc tiến . Dự án này kéo dài 6 năm, tốn 10 triệu đồng Nguyên. Tháng vừa qua cũng là giai đoạn đầu tiên trong ba giai đoạn trùng tu Chùa Longwu với phí tổn 2 triệu đồng Nguyên. (trích tin từ China Xinhua News Agency)

* Trung Hoa lại tìm thêm đuợc nhiều động và chùa Phật giáo cổ xưa.

Theo bản tin của Tân Hoa Xã của Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hai ngôi chùa Phật và hơn 500 động nhỏ cùng với hơn một chục pho tượng Phật, trong miền tây bắc Trung Hoa. Địa điểm này dài 30 dậm dọc theo con sông Jenghe trong tỉnh Cam Túc. Các chuyên gia nói rằng hành lang các hang động này đã được tạo nên trong thời đại Nam Bắc Triều, tức là vào khoảng năm 317 tới năm 420 sau Tây Lịch. Hơn 400 hang động có lẽ là nơi tu tập của các Tăng thời xưa và có thể đây là các hang động thờ Phật đầu tiên tại Trung Hoa.(trích tin từ China Xinhua News Agency

* Ấn Độ tổ chức cuộc họp mặt Phật giáo quốc tế

PATNA, Ấn Độ - Nhiều trăm ngàn tăng sĩ và Phật tử hôm 22-1 –2002 đã tề tựu tai một công viên ở thành phố Patna, ở phía Đông Ấn Độ, nơi mà truyền thuyết cho rằng Đức Phật đã đắc đạo cách đây trên 2500 năm.

Các tin tức từ địa phương cho biết vào khoảng 200,000 người, trong đó có 10,000 tăng sĩ đã tập trung tại Bồ Đề Đạo Tràng, để thiền và cầu nguyện tại buổi lễ Kalchakra, được mô tả là một trong các cuộc họp mặt quan trọng nhất của các giới Phật tử trên thế giới.

Ravindra Shankaran, tổng thanh tra Cảnh sát ở Gaya, cho biết: "Có cả biển người tại đây. Tất cả các con đường đều có đông đảo các tăng sĩ Phật giáo, trong bộ áo cà sa. Vào buổi tối, ngôi chùa đã được thắp sáng rực với cả 10,000 ngọn đèn cầy."

Các giới chức cho biết có đến 10,000 căn lều đã được dựng gần một con sông để tiếp đón số Phật tử, du khách đông đảo dồn về đây.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, sẽ chủ tọa buổi lễ vào thứ Năm 24-1, khi buổi lễ Kalchakra này lên đến cao điểm nhất.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được người Tây Tạng cũng như Phật tử thế giới coi như vị Phật sống.

Một vị Lạt Ma Tây Tạng đầu thai trong một bé trai, từng trốn khỏi Trung Quốc, để chạy sang Ấn Độ, sau khi phải vượt qua đến 1,400 km (875 mile) trong vùng đầy tuyết của Hy Mã Lạp Sơn cách đây hai năm, cũng sẽ đến dự lễ Kalchakra này, tại một thành phố đầy chùa chiền của Ấn Độ, nơi Đức Phật đã đắc đạo dưới một cây bồ đề.

Các giới chức cho biết Đại Hội Thanh Niên Tây Tạng sẽ tổ chức một cuộc mít tinh vào thứ sáu 25-1, để phản đối điều mà họ gọi là các sự vi phạm nhân quyền của giới hữu trách Trung Cộng tại Tây Tạng.

(Trích Ngưôøi Việt On line 23-1-02)

* Bộ phim mới nhất về vị vua Phật Tử A Dục.

New Delhi – Tài tử điện ảnh Ấn Độ Shah Rukh Khan xuất hiện trong bộ phim mới nhất tên là “Asoka”, trình chiếu khắp nước Ấn Độ từ cuối năm 2001, hy vọng đặt định các tiêu chuẩn cho một thế hệ phim ảnh mới hấp dẫn người thưởng ngoạn nghệ thuật điện ảnh trong và ngoài Ấn Độ.

“Asoka” là phim lịch sử nói tiếng Hindi đầu tiên thực hiện bằng một ngân sách lớn nhất trong hai thập niên gần đây ở Ấn Độ, minh họa cuộc đời hoàng đế Asoka vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch.

Thuở thiếu thời, Asoka là một người đại nghịch, giết các anh em để đoạt ngai vàng. Sau khi lên ngôi, hoàng đế Asoka mở mang bờ cõi bằng nhiều chiến trận. Nhưng rồi một hôm, nhờ vào lời dạy của Đức Phật, nhà vua đã ngộ được chân lý : “ Chiến thắng ba quân không bằng chiến thắng mình; tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất”. Và , nhà vua đã buông đao cung để trở thành một Phật tử có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật vượt ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ.

Phim Asoka đã được trình chiếu tại đại hội điện ảnh Venice. Đây sẽ là một trong những phim có chủ đề Phật giáo quan trọng nhất : cuộc đời của một người có công xây dựng và quảng bá Phật giáo. Tên của vua Asoka thường đuợc kinh Phật phiên âm ra Việt ngữ là vua A Dục. Hy vọng tác phẩm điện ảnh này sẽ sớm đuợc giới thiệu cho công chúng Việt Nam.(Tin theo Internet)

* Triễn lãm những tượng Phật qua không gian thời gian

HUNTINGTON BEACH (AT). Một cuộc triễn lãm đặc biệt với 43 bức tượng Phật lớn nhỏ qua nhiều thời đại và nhiều quốc gia đang được tổ chức tại trường Đại Học Golden West College với bảo trợ bởi qũy Coast District International and Intercultural Grants, từ ngày 11 tháng Ba kéo dài cho đến 19 tháng Tư năm 2002. Ông Darrell Ebert trách nhiệm tổ chức triễn lãm này với chủ đề "The Many Faces Of Buddha".

Đặc biệt trong số 43 bức tượng của 9 quốc gia Đông Nam Á, có 4 bức tượng Việt Nam được thực hiện từ thế kỷ thứ 18 và 19. Trong số 4 bức tượng này có 3 tượng bằng gỗ cao khoảng 6 tấc có 2 bức sơn son thếp vàng, một tượng Phật Thích Ca và một tượng Phật Bà Quan Âm. Một tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử sơn mài, thực hiện khoảng thế kỷ 19 chạm trỗ rất công phu. Một tượng Phật ngồi bằng đồng và bằng bạc thực hiện từ thế kỷ thứ 18.

Trong số những tượng Phật còn lại có nhiều tượng đã được các nhà điêu khắc thực hiện từ cả ngàn năm nay với nghệ thuật cổ truyền của từng quốc gia của Ấn Độ, Sri Lanka, Tibet, Trung Quốc, Nhật Bản, Cambodia, Thái Lan, và Indonesia. Các nghệ nhân đã thể hiện những tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và các vị Phật khác theo ảnh hưởng văn hóa của từng quốc gia của mình. Có những tượng bằng đồng, bằng đá hoặc bằng gỗ...tạo ra những tác phẩm bất hủ cho nhân loại. Tượng cổ nhất là tượng Phật bằng đồng của Tibet thực hiện khoảng thế kỷ thứ 11 và tượng đồng Phật Tara đứng có cẩn đá qúy thực hiện khoảng thế kỷ thứ 13.

Ông Darrell Ebert, một cựu chuyên viên du lịch ngoại quốc thực hiện cuộc triễn lãm này. Ông cũng là một điêu khắc gia, một giáo sư đại học, từng đi nhiều nơi trên thế giới. Những năm gần đây, ông đã viếng thăm và thích thú với những sưu tầm những tượng Phật cổ vùng Đông Nam Á. Các tượng Phật đủ các vị mà ông sưu tầm bằng cẩm thạch, bằng đá, bằng đồng, bằng gỗ...Bạn đọc thích sưu tầm đồ cổ nên đi xem vì ít khi có dịp được thưởng lãm một lúc nhiều tượng Đức Phật qua nhiều thời đại của nhiều quốc gia.

Cuộc triễn lãm tại Fine Arts Gallery của trường đại học Golden West tại Huntington Beach, tiểu bang California, Hoa Kỳ kéo dài cho đến 19 tháng Tư năm 2002.

(Trích Ngưôøi Việt On line 22-3-02)

* Tượng Phật Bằng Gỗ Mít Lớn Nhất Việt Nam Dựng Ở Hải Phòng

Hải Phòng- Chùa Đỏ tại Hải Phòng hiện là nơi có pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5 mét 4 chưa kể bệ, do anh Đoàn Trúc tạc bằng 20 mét khối gỗ mít thành phẩm. Tin này được báo quốc nội loan như sau. Sinh ra ở làng nghề chạm khắc gỗ Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) nên ngay từ năm 16 tuổi anh Đoàn Trúc đã theo học nghề các thợ giỏi ở làng.Sau hai năm làm "phó nhỏ", khi đã biết cầm vững các loại đục, chạm, anh xin vào làm ở hợp tác xã. Năm 1987, anh nhận việc về làm tại nhà, có thêm mấy anh em cùng họ hợp tác làm ăn. Cũng như hàng trăm thợ chạm khắc ở làng nghề Nhân Hiền, anh tạc các tượng Phật, tượng Quan Công, tượng các môn thần, có tượng anh tạo theo các tích trong truyện Tây Du Ký.Từ trăm ngàn mảnh gỗ, anh pha cắt thành phôi rồi tỉ mỉ tạo các loại tượng theo đủ các kích cỡ. Tượng của anh có bố cục hài hoà. Những đường nét của tượng từ ánh mắt, vẻ mặt, nếp áo được anh chạm trổ tỉ mỉ, khéo léo nên ở mỗi pho tượng - dù đặt chơi ở phòng khách hay đặt trên bệ ở các đền chùa - đều toát lên cái hồn riêng sống động.

Đầu năm 1998, sau khi tạc cho chùa Đỏ, toạ lạc ở phố Lê Lai, thành phố Hải Phòng tượng Địa Tạng và tượng Quan Âm cao 2,5m, vị sư trụ trì lại nhờ anh tạc pho tượng Thích Ca cỡ lớn. Để có phác thảo, anh dành 2 tháng đến thăm nhiều chùa chiền. Từ các tấm ảnh chụp tượng Thích Ca, anh nghiên cứu từ các chiều nghiêng, chính diện, từ vẻ mặt đến cánh tay kết ấn rồi tạc hình mẫu. Sau khi mọi chi tiết được diễn tả tỉ mỉ, việc tạc tượng được tiến hành từ tháng 3/1998 đến tháng 10/1999 thì hoàn tất.

Để hoàn thành pho tượng cao 5,4m (không kể bệ), anh Đoàn Trúc cùng 10 thợ phụ đã lao động miệt mài trong gần 20 tháng, sử dụng 20m3 gỗ mít thành phẩm. Để có thể chuyển pho tượng từ Hà Tây về Hải Phòng, tượng được ghép từ 400 mảnh gỗ và liên kết với nhau bằng 700 cái chốt gỗ lim. Tạc một pho tượng rỗng (số gỗ chỉ chiếm một phần hai so với tượng đặc) nhưng người thợ phải vất vả hơn nhiều vì mọi sự tạo tác phải hết sức chính xác, nếu sơ suất khi tạc các đường nét, gỗ dễ bị thủng vì gỗ chỉ dày 15 - 20cm. Tháng 10/1999, pho tượng Thích Ca đã được chuyển và lắp ráp ở chùa Đỏ. Được biết, pho tượng Thích Ca ở chùa Đỏ do Đoàn Trúc chế tác là pho tượng Phật bằng gỗ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, được đồng bào gần xa tới chiêm ngưỡng ngày càng thêm đông đảo.

* Hoà thượng Thích Thanh Từ kêu gọi lập Thiền Viện Trúc Lâm tại vùng Yên Tử.

Ngày 21/2/2002 vừa qua, Hoà Thượng Thích Thanh Từ, viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Dalat, đã lên tiếng kêu gọi các Phật tử góp công vào việc tu sửa Chùa Lân ở phía chân núi Yên Tử trở thành một thiền viện Trúc Lâm Yên Tử trong vòng 1 năm. Trong lời kêu gọi, Hoà Thượng có nhắc tới việc ngày nay có rất nhiều Phật tử thành tâm tới hành hương trên núi Yên Tử, con số lên tới cả hai trăm ngàn người mỗi năm. Dù thập phương có sửa chữa phương tiện leo núi hay tu bổ di tích, nhưng chỉ là vấn đề vãn cảnh mà thôi. Vấn đề thực tế nhất là Phật Giáo Việt Nam cần phục hưng lại hệ phái Thiền Tông Trúc Lâm. Cách hay nhất là cần có ngay tại vùng Yên Tử (ở dưới chân núi cho thập phương dễ tới) một thiền viện. Nơi đây sẽ có những chư Tăng Ni tu theo đuờng lối của Sơ Tổ Trúc Lâm, đồng thời giảng giải và chỉ dẫn cho những Phật tử tu theo. Như vậy, những Phật Tử muốn tìm lên Yên Tử để thấy được đường lối tu mà chư tổ thời xưa đã đắc đạo ở đây, sẽ được thấy các di tích cổ và đồng thời cũng sẽ hãnh diện thấy dòng tu Thiền thuần túy Việt Nam vẫn đang được nối tiếp trong hiện tại.

* Thái Lan kêu gọi sư sãi bỏ hút thuốc lá

Hơn một nửa trong tổng số 300.000 nhà sư Thái Lan hút thuốc.

Chính phủ Thái Lan vừa mở một chiến dịch nhằm vận động các tăng bỏ hút thuốc. Sáng kiến này xuất hiện sau khi một báo cáo mới cho thấy, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở các vị sư Thái Lan.

Những nhóm bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tới từng chùa trong cả nước để nói chuyện với các nhà sư, cảnh báo họ về nguy cơ của việc hút thuốc.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện đa khoa Thầy tu - bệnh viện duy nhất ở Thái Lan chỉ điều trị cho những người tu hành, các bệnh liên quan tới hút thuốc đã tăng gần 90% trong 3 năm gần đây.

Đạo Phật không cấm các nhà sư hút thuốc mà chỉ cấm họ uống rượu. Hình ảnh một thầy tu khoác áo cà sa vàng nhả khói thuốc lá không phải là điều xa lạ ở Thái Lan. Thậm chí đôi khi người ta còn thấy hình ảnh một vị cao tăng hút thuốc trong khi thuyết pháp trên tivi. Warabhorn Bhumisawasdi - Tổng Giám đốc Viện Kiểm soát Tiêu thụ Thuốc lá - nói, thực tế này đi ngược với giá trị tinh thần của đạo Phật, vì thầy tu là những nhà lãnh đạo tinh thần của dân.

Ngoài chiến dịch tuyên truyền, việc hút thuốc sẽ bị cấm tại các chùa trên toàn quốc. Bộ trưởng Y tế Thái Lan Sudaray Keyuraphan nói: "Chùa chiền là nơi rất nhiều sư sãi và phật tử tụ hội trong những dịp lễ. Vì vậy, việc hút thuốc thụ động (hít khói thuốc lá do người khác nhả ra) cần được ngăn ngừa".

Những sáng kiến trước đó nhằm kêu gọi các nhà sư bỏ hút thuốc đều không thu hút được sự chú ý của mọi người. Theo quy định của đạo Phật, thầy tu phải sống cuộc đời đạm bạc và dựa vào tiền công đức. Thế nhưng, ngày nay, rất nhiều ngôi chùa chẳng thiếu gì tiền và sư sãi có thể sống một cuộc sống đầy đủ.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2022(Xem: 5405)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 4032)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
24/01/2022(Xem: 3970)
Nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học Edmund Husserl (1859–1938) đã viết rằng "Tôi không thể phát âm" khi đọc Kinh điển Phật giáo trong bản dịch tiếng Đức của Karl Eugen Neumann (1865–1915), người đầu tiên dịch phần lớn Kinh điển Pali về kinh Phật từ bản gốc Pali sang ngôn ngữ Châu Âu (tiếng Đức), một trong những người tiên phong của Phật giáo Châu Âu.
23/01/2022(Xem: 5488)
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền đã đến Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul, trước Đại Hùng Bảo điện trang nghiêm thanh tịnh, tại pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy hòa quyện với các ngọn nến lung linh, khói hương quyện tỏa, Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc cho biết: "Họ ăn năn hối cải vì những nhận xét không phù hợp".
18/01/2022(Xem: 5045)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
16/01/2022(Xem: 6248)
Dịch bệnh hoành hành, Tình người bất diệt. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo, vào ngày 9 tháng 1 năm 2022, để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với công công chúng, Trung tâm Thiền Tịnh Phật Quang Sơn Di Bảo, Malaysia đã chuẩn bị cung cấp 1500 hộp cháo Lạp Bát chia sẻ với họ. Để có thể phát cháo Lạp Bát đến tận tay công chúng khi còn nóng, các tình nguyện viên đã chuẩn bị nguyên liệu từ ngày hôm trước, cho cháo Lạp Bát đã nấu vào hộp và phân phát cho các thành viên của các thành viên Phật Quang Sơn, tòa soạn báo, những tín đồ lân lân cận và công chúng.
16/01/2022(Xem: 6780)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
14/01/2022(Xem: 3157)
Viện Chiêm nghiệm Khoa học Phật giáo Nālandā Hoa Kỳ, một cộng đồng phi lợi nhuận, do Học giả Phật học uyên thâm, Giáo sư Tiến sĩ Joe Loizzo sáng lập, nhằm truyền tải những truyền thống về khoa học, chiêm nghiệm vào những truyền thống văn hóa đương đại và cách sống, hướng đến mục tiêu của một tương lai tươi sáng bền vững.
14/01/2022(Xem: 3032)
Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc, đã nỗ lực hết mình để lên án Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên ChúaMoon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc "thiên vị tôn giáo", chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, cam kết sẽ tổ chức một cuộc mít tinh xuất phát từ Tổ đình Tào Khê Tự, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Gyeonji-dong, Jongno-gu, trung tâm thủ đô Seoul vào ngày 21 tháng 1 tới, lần đầu tiên sau 14 năm nhằm để xóa bỏ thành kiến, thiên vị tôn giáo và bảo vệ nền độc lập của Phật giáo Hàn Quốc.
14/01/2022(Xem: 6461)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]