Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan

10/04/201312:23(Xem: 4371)
Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan


Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan
do Tuệ Viên sưu tập
---o0o---

Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.

Ông Conlogue là một chuyên viên về quang tuyến X va øông Beckett là giáo sư y khoa về môn tim-phổi, cũng chuyên về môn nội soi (endoscopy) trong nội tạng. Hai ông giảng dạy tại truờng Đại Học Quinnniplac ở Hamden, tiểu bang Connecticut, Hoa Ky. Hai ông đã làm nhiều cuộc nghiên cứu về xác ướp trên thế giới, và cũng đã mang lại nhiều khám phá lạ. Những hình từ máy rọi quang tuyến X của ông Cologue và từ máy nội soi của ông Backett đã giúp cho người ta biết những chi tiết về cái xác như : tuổi tác, nam hay nữ, những bệnh tật hay thương tích mà cái xác đã có trong đời mình đồng thời các chi tiết khác về cách ướp xác lúc chết. Qua nhiều năm nghiên cứu, hai vị chuyên gia đã tìm thấy những phương cách ướp xác riêng biệt của từng quốc gia một.

Ví dụ như người Ai Cập cổ phải chuẩn bị rất kỹ xác chết trước khi ướp, còn người Peru thì bảo quản xác ướp tự nhiên bằng cách chôn vùi trong cát khô ở thung lũng Ilo. Như xác phụ nữ ở Nashville, tiểu bang Tennessee, lúc còn sống dùng rất nhiều chất thạch tín (arsenic), lúc chết xác cũng không tan rữa và thành xác ướp.

Những trường hợp ướp xác được trình chiếu gồm :

* Trường hợp xác ướp của người Inca ở Nam Mỹ. Sắc dân Inca đã trải rộng từ xứ Columbia tới Argentina hàng ngàn năm về truớc. Hai nhà khảo cứu đã cùng với nhà khảo cổ xứ Peru là Guillermo Cock và nhà khảo cổ Hoa Kỳ Chris Donnan khai quật hàng ngàn xác ướp và tìm hiểu về văn hóa Inca.

* Trường hợp xác của bà Hazel Farris ở tỉnh Nashville, tiểu bang Tennesee. Theo lời truyền thuyết địa phương thì trong thời chinh phục miền Tây, người đàn bà này sống bừa bãi, bắn súng giết người . Cuối cùng bà uống rất nhiều chất thạch tín (arsenic) để kết liễu đời mình. Xác khô được gìn giữ tới nay. Hai nhà chuyên gia cũng đã thuyết phục người bảo quản xác để nghiên cứu.

* Trường hợp những xác ướp Muchas ở Guanajuato, nước Mể Tây Cơ. Ở tỉnh Guanajuato, xác ướp được trình bày cho công chúng xem. Với một số tiền nhỏ chúng ta có thể vào xem hàng trăm xác ướp bầy dọc hành lang viện bảo tàng Museo de las Momias. Những xác ướp này có từ thời giữa năm 1800 cho tới 1983. Hai nhà chuyên gia cũng nghiên cứu các xác ướp này.

* Trường hợp những xác ướp người Chiribaya ở thung lũng Ilo, miền nam xứ Peru. Sắc dân Chiribaya đã sống vào khoảng 400 năm từ niên đại 900 đến năm 1300, thì sắc dân bị người Inca chinh phục, rồi ngày nay gần như tuyệt chủng. Hai nhà chuyên gia đã phối hợp với nhà khảo cổ xứ Peru và bác sĩ Sonia Guillen đi khảo cứu. Hai ông đã chụp quang tuyến X và ông Beckett đã soi các nội tạng của xác ướp.

* Trường hợp xác người cao bồi ở tỉnh Seattle, tiểu bang Washington. Người ta đồn là chàng “Sylvester” là một cao bồi bị bắn chết, rồi xác anh ta chết khô đét tại bãi sa mạc , còn tồn tại đến nay. Xác được giữ gìn tốt, người ta còn thấy lỗ đạn xuyên qua bụng anh ta. Hai ông Beckett và Conlogue công nhận lời truyền thuyết cao bồi bị bắn là đúng, vì hai ông dùng dụng cụ nội soi thì thấy gan ruột của xác rất bình thường chứ không có bệnh tật. Vậy thì anh ta bị bắn chết?

* Trường hợp chót là nhục thân của vị sư ở đảo Koh Samui, ngoài khơi Thái Lan. Xác trong tư thế tọa thiền đã đuợc gìn giữ hàng chục năm nay. Hai chuyên gia tới Thái Lan để làm một cuộc khảo cứu chi tiết .

Nhục thân của một nhà sư Thái Lan.

Tháng 8 năm 2001, hai nhà chuyên gia Beckett và Conlogue nghe nói tại đảo Koh Samui ngoài khơi Thái Lan có nhục thân của một vị sư đã tịch hàng gần 30 năm nay mà nhục thể không huỷ rữa. Họ đã bay sang và làm một cuộc điều tra tường tận

Nhà sư có tên là Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram. Ông sinh ra tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani năm 1894, vào chùa tu năm 20 tuổi. Sáu tháng sau, ông trở lại đời, cưới vợ, có 6 đứa con. Sau khi gây dựng tài chính ổn định cho gia đình, Samatha Kittikhun quay trở lại cửa Phật tiếp tục tu từ năm 1944. Lúc đó, ông đã 50 tuổi. Ông học tham thiền với nhiều thầy nổi danh như Phra Khru Prayoonthammasophit, Luang Pho Daeng Tisso ở Koh Samui và Chao Khun Phra Phimolatham tại Wat Mahathat ở Bangkok. Sư có biệt tài ngồi thiền một lúc 15 ngày, ngồi bất động, không ăn, không uống tại những nơi hoang vu vắng vẻ. Ngày 6-5-1973, Sư Phra Khru Samatha Kittikhun qua đời trong lúc tham thiền. Theo những người thân kể lại, dường như Sư biết trước ngày thị tịch và có căn dặn đệ tử phải xử lý như thế nào nhục thể của mình. Sư truyền lại rằøng : nếu xác Sư mà thối rữa trong vài ngày thì hãy đem thiêu gấp. Còn nếu không hôi không rã thì cho vào quan tài bình thường để các thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo và biết cách tự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ. Xác khô đã đuợc gìn giữ 29 năm nay trong lồng kính để thờ. Do đó, dân trong vùng cung kính đặt danh hiệu của Sư là Luang Pho Daeng Piyasilo .

Hai vị chuyên gia được biết là ở tạI Thái Lan có tất cả chừng 11 hay 12 xác ướp của các vị tăng Phật Giáo, nhưng xác của Luang Pho Daeng Piyasilo là cận đại nhất và được các vị sư truởng của Chùa sẵn sàng hỗ trợ công cuộc nghiên cứu, nên họ chú ý tới.

Hai vịø chuyên gia rất sững sờ khi nhìn thấy xác uớp ngồi trong tư thế tọa thiền trong một tủ kính và đeo một kính mát. Beckett nói : “ rất lạ lùng là xác khô đét và chứng tỏ là không có ướp bằng chất hóa học nào cả” ; Conlogue nói thêm :”Còn lạ hơn nữa làm sao trong thời tiết nóng và ẩm ướt như ở Koh Samui mà xác không bị ảnh hưởng thối rữa gì cả” .

Trước hết hai vị chuyên gia làm lễ tam bái trước nhục thân của sư Luang Pho Daeng dường như để xin phép. Thoạt đầu, họ định chụp quang tuyến X qua lồng kính. Nhưng các nhà sư trong Chùa, với lòng mong mỏi tìm hiểu những bí ẩn chung quanh xác ướp của thầy, đã cho phép hai chuyên gia Mỹ gỡ lồng kính, tiếp xúc trực tiếp với xác ướp. Đây là lần đầu tiên trong 29 năm qua, người ta phơi trần xác ướp Sư trong không khí. Sư truởng Phra Khru Prachoti Thammaraks nói : “ Sự nghiên cứu không có làm gì hư hại tới nhục thân của Luang Pho cả. Dân chúng muốn có chứng tích của việc này qua sự nghiên cứu của khoa học.”

Hai nhà khoa học cẩn thận không lấy đi bất cứ mô nào (tissues) hay lay động xác ướp. Qua phim chụp X-quang, họ kinh ngạc khi thấy các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, ruột, gan đều còn nguyên vẹn. Ruột là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công hủy hoại nhất không hiểu sao vẫn không bị suy suyễn gì. “Thông thường sau khi chết, các cơ quan nội tạng teo đi, nhưng trong trường hợp này lại không có hiện tượng đó”, ông Conlogue nhận xét như vậy.

Do không thể mổ xác hay lấy các mẫu mô, Conlogue và Beckett chỉ có thể đưa ra giả thiết rằng xác ướp còn nguyên vẹn là do đã hoàn toàn mất nước (dehydration). Hiện tượng này diễn ra trong quá trình sư Luang Pho Daeng Piyasilo tham thiền. Hơn nữa, như người ta kể, Sư tham thiền, không ăn uống gì suốt 15 ngày. Có thể nước trong cơ thể đã bị bốc hơi hoàn toàn, các sớ thịt sẽ khô và co dần lại . Tuy nhiên, quá trình này diễn biến như thế nào thì hãy còn là một bí ẩn.

Trở về Hoa Kỳ, hai nhà nghiên cứu đem bí ẩn nói trên bàn luận với các đồng nghiệp. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết Sư Luang Pho Daeng Piyasilo có thể đã uống nước muối để thúc đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể Sư, đồng thời giết chết các vi khuẩn. Nhưng còn hiện tượng móng tay của Sư tiếp tục mọc sau khi chết. Conlogue nói: “Khi người ta chết thì các thớ thịt co lại thì làm cho người ta tuởng là móng tay mọc dài ra” . Ông cũng công nhận là hai ông không có bằng chứng về giả thuyết tự làm mất hết chất nuớc trong người bằøng cách tọa thiền Nhưng ông công nhận :” Những hình quang tuyến X đã chứng minh , không thể chối cãi được!”

Tại sao người ta tìm thấy các xác ướp ở những nơi khác nhau về phong tục cũng như văn hóa? Ông Conlogue trả lời : “ Có lẽ mục đích của sự ướp xác là người ta muốn giữ lại một mối giây liên lạc giữa những người sống và người chết. Một vài người không muốn nhục thể ra đi nên giữ lại duới hình thức xác ướp”. Ông nói tiếp : “ Xác ướp cũng kỳ lạ, nó cho phép ta nhìn thẳng vào sự chết, nhưng khi nhìn chán thì ta cũng quay đi!”

Kết luận: Tại Việt Nam, chúng ta cũng có nhục thân của hai vị thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh, sinh năm 1579) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường gọi Vũ Khắc Minh bằng chú) cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn và được thờ tại chùa Pháp Vũ hay còn gọi là Chùa Đậu vì ở làng Đậu nay là thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tin (cách Hà Nội 23 km về phía Nam). Các nhà khảo cứu quốc tế cũng đã dùng X-quang để xem xét hai bức tượng thờ và công nhận là nhục thể thật. Tin mớI nhất cho chúng ta biết, vì người ta đổi chỗ tượng thờ, nên một trong hai nhục thân đang bị hư hạI, cần bảo trì.

Nói chung, nhục thân các vị thiền sư Phật Giáo tồn tại sau một thời gian dài nhập định hãy còn là một bí mật đối với Tây phương, họ còn đang tìm hiểu Còn trong Phật Giáo thì đó là một hiện tượng đắc đạo của một vị chân tu sau khi nhập diệt để lại một tấm thân “kim cương bất hoại”. Đó là bằng chứng cụ thể của Đạo Phật siêu việt.

Tuệ Viên.

Tham khảo :
* Web site báo Bangkok Post :
http://scoop.bangkokpost.co.th/bkkpost/2002/may2002/bp20020518/en/outlook/18May2002_out01.html


---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 5103)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
22/01/2020(Xem: 14374)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
19/01/2020(Xem: 3499)
Vấn đề trên vẫn còn trong vòng tranh cãi về tính lịch sử và tính xác thực của sự kiện. Liệu đây là sự thật lịch sử hay chỉ là dã sử, huyền thoại được các nhà sử học thêm vào 2 bộ sử liệu trong các lần biên tập theo thời gian. Lần đầu tiên, Đức Phật đến Mahinyangana của đảo quốc - nơi tụ lạc Yaksa vào tháng Duruthu (tháng Giêng) ngày rằm (1 B.E hay 528 B.C) sau 9 tháng Ngài thành đạo. Tại đây, Đức Phật đã chiến thắng và quy y cho những yaksa cũng như vua Rồng Maniakkhika từ Kelaniya đến Mahinyangana để diện kiến và quy y theo Phật.
13/01/2020(Xem: 7030)
Danh hiệu "TAM TẠNG" là một danh vị vô cùng cao quí được trao tặng cho các vị tỳ khưu chuyên sâu về Pháp Học được tuyển chọn từ 500.000 chư đại đức tăng thành viên của giáo hội Tăng già trên khắp nước Miến.
13/01/2020(Xem: 3277)
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế thường niên 2004, có khoảng 0,2% dân số của nước Cộng hòa Uzbekistan là Phật tử. Đa số là người Hàn Quốc. Chính thức chỉ có một Phật giáo được đăng ký tại Uzbekistan, có một cơ sở tự viện Phật giáo tại Tashkent.
07/01/2020(Xem: 3954)
Chúng ta cùng suy nghĩ về tác động lịch sử của Phật giáo trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử Hàn Quốc. Cũng như các quốc gia châu Âu, có thể được xem như là sản phẩm của các truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo; Đông Á có thể được xem như là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nó đã được nói lên rằng, bất kể sắc tộc tôn giáo chính thức của họ, tất cả người Hàn Quốc (và có lẽ tất cả người Đông Á) đều ảnh hưởng truyền thống Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng nó sẽ chính xác hơn với quốc gia mà tất cả người Hàn Quốc, cho dù họ thừa nhận hay không thừa nhận mình là phật tử.
07/01/2020(Xem: 3437)
Sinh nhật vào ngày 16 tháng 05 năm 1971, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) được liệt kê là Tổ chức Sinh viên Phật tử lâu đời nhất tại Indonesia nếu tính từ giữa thế kỷ 20. Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) là một tổ chức Sinh viên Phật hoạt động tử ngoài trường trong lĩnh vực Xã hội & Quốc tịch dựa trên tinh thần đạo đức và tinh thần bất bạo động của Phật giáo. Là một tổ chức độc lập, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) chưa từng bao giờ liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị hoặc đảng phái nào. Vì vậy, trong các hoạt động và hành động của mình, tổ chức Sinh viên Phật tử này không thể bị can thiệp bởi bất kỳ bên nào.
07/01/2020(Xem: 3364)
Hằng năm, các nhà lãnh đạo Phật giáo ở Los Angeles, Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ sẽ không bao giờ gặp nhau ở châu Á, vì đã cùng nhau tham dự Đại lễ Vesak, kỷ niệm ngày Phật Đản. Trong khi nghi thức Tắm Phật bằng các loại nước hoa thơm, được quan sát chủ yếu bởi những người Phật tử ở Đông Á, thì chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy từ Nam Á về Los Angeles, Hoa Kỳ tham dự với niềm tôn kính, mỗi người đều dùng nước hoa thơm Tắm Phật. Chư tôn tinh đức tăng già đều là thành viên của Hội đồng Tăng thân Phật giáo Nam California, Hoa Kỳ. Một hội đồng Tăng già Phật giáo như vậy là một cái gì đó tương đối mới trong lịch sử lâu dài của Phật giáo.
07/01/2020(Xem: 4482)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
06/01/2020(Xem: 6473)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567