Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan

10/04/201312:23(Xem: 5047)
Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan


Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lan
do Tuệ Viên sưu tập
---o0o---

Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.

Ông Conlogue là một chuyên viên về quang tuyến X va øông Beckett là giáo sư y khoa về môn tim-phổi, cũng chuyên về môn nội soi (endoscopy) trong nội tạng. Hai ông giảng dạy tại truờng Đại Học Quinnniplac ở Hamden, tiểu bang Connecticut, Hoa Ky. Hai ông đã làm nhiều cuộc nghiên cứu về xác ướp trên thế giới, và cũng đã mang lại nhiều khám phá lạ. Những hình từ máy rọi quang tuyến X của ông Cologue và từ máy nội soi của ông Backett đã giúp cho người ta biết những chi tiết về cái xác như : tuổi tác, nam hay nữ, những bệnh tật hay thương tích mà cái xác đã có trong đời mình đồng thời các chi tiết khác về cách ướp xác lúc chết. Qua nhiều năm nghiên cứu, hai vị chuyên gia đã tìm thấy những phương cách ướp xác riêng biệt của từng quốc gia một.

Ví dụ như người Ai Cập cổ phải chuẩn bị rất kỹ xác chết trước khi ướp, còn người Peru thì bảo quản xác ướp tự nhiên bằng cách chôn vùi trong cát khô ở thung lũng Ilo. Như xác phụ nữ ở Nashville, tiểu bang Tennessee, lúc còn sống dùng rất nhiều chất thạch tín (arsenic), lúc chết xác cũng không tan rữa và thành xác ướp.

Những trường hợp ướp xác được trình chiếu gồm :

* Trường hợp xác ướp của người Inca ở Nam Mỹ. Sắc dân Inca đã trải rộng từ xứ Columbia tới Argentina hàng ngàn năm về truớc. Hai nhà khảo cứu đã cùng với nhà khảo cổ xứ Peru là Guillermo Cock và nhà khảo cổ Hoa Kỳ Chris Donnan khai quật hàng ngàn xác ướp và tìm hiểu về văn hóa Inca.

* Trường hợp xác của bà Hazel Farris ở tỉnh Nashville, tiểu bang Tennesee. Theo lời truyền thuyết địa phương thì trong thời chinh phục miền Tây, người đàn bà này sống bừa bãi, bắn súng giết người . Cuối cùng bà uống rất nhiều chất thạch tín (arsenic) để kết liễu đời mình. Xác khô được gìn giữ tới nay. Hai nhà chuyên gia cũng đã thuyết phục người bảo quản xác để nghiên cứu.

* Trường hợp những xác ướp Muchas ở Guanajuato, nước Mể Tây Cơ. Ở tỉnh Guanajuato, xác ướp được trình bày cho công chúng xem. Với một số tiền nhỏ chúng ta có thể vào xem hàng trăm xác ướp bầy dọc hành lang viện bảo tàng Museo de las Momias. Những xác ướp này có từ thời giữa năm 1800 cho tới 1983. Hai nhà chuyên gia cũng nghiên cứu các xác ướp này.

* Trường hợp những xác ướp người Chiribaya ở thung lũng Ilo, miền nam xứ Peru. Sắc dân Chiribaya đã sống vào khoảng 400 năm từ niên đại 900 đến năm 1300, thì sắc dân bị người Inca chinh phục, rồi ngày nay gần như tuyệt chủng. Hai nhà chuyên gia đã phối hợp với nhà khảo cổ xứ Peru và bác sĩ Sonia Guillen đi khảo cứu. Hai ông đã chụp quang tuyến X và ông Beckett đã soi các nội tạng của xác ướp.

* Trường hợp xác người cao bồi ở tỉnh Seattle, tiểu bang Washington. Người ta đồn là chàng “Sylvester” là một cao bồi bị bắn chết, rồi xác anh ta chết khô đét tại bãi sa mạc , còn tồn tại đến nay. Xác được giữ gìn tốt, người ta còn thấy lỗ đạn xuyên qua bụng anh ta. Hai ông Beckett và Conlogue công nhận lời truyền thuyết cao bồi bị bắn là đúng, vì hai ông dùng dụng cụ nội soi thì thấy gan ruột của xác rất bình thường chứ không có bệnh tật. Vậy thì anh ta bị bắn chết?

* Trường hợp chót là nhục thân của vị sư ở đảo Koh Samui, ngoài khơi Thái Lan. Xác trong tư thế tọa thiền đã đuợc gìn giữ hàng chục năm nay. Hai chuyên gia tới Thái Lan để làm một cuộc khảo cứu chi tiết .

Nhục thân của một nhà sư Thái Lan.

Tháng 8 năm 2001, hai nhà chuyên gia Beckett và Conlogue nghe nói tại đảo Koh Samui ngoài khơi Thái Lan có nhục thân của một vị sư đã tịch hàng gần 30 năm nay mà nhục thể không huỷ rữa. Họ đã bay sang và làm một cuộc điều tra tường tận

Nhà sư có tên là Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram. Ông sinh ra tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani năm 1894, vào chùa tu năm 20 tuổi. Sáu tháng sau, ông trở lại đời, cưới vợ, có 6 đứa con. Sau khi gây dựng tài chính ổn định cho gia đình, Samatha Kittikhun quay trở lại cửa Phật tiếp tục tu từ năm 1944. Lúc đó, ông đã 50 tuổi. Ông học tham thiền với nhiều thầy nổi danh như Phra Khru Prayoonthammasophit, Luang Pho Daeng Tisso ở Koh Samui và Chao Khun Phra Phimolatham tại Wat Mahathat ở Bangkok. Sư có biệt tài ngồi thiền một lúc 15 ngày, ngồi bất động, không ăn, không uống tại những nơi hoang vu vắng vẻ. Ngày 6-5-1973, Sư Phra Khru Samatha Kittikhun qua đời trong lúc tham thiền. Theo những người thân kể lại, dường như Sư biết trước ngày thị tịch và có căn dặn đệ tử phải xử lý như thế nào nhục thể của mình. Sư truyền lại rằøng : nếu xác Sư mà thối rữa trong vài ngày thì hãy đem thiêu gấp. Còn nếu không hôi không rã thì cho vào quan tài bình thường để các thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo và biết cách tự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ. Xác khô đã đuợc gìn giữ 29 năm nay trong lồng kính để thờ. Do đó, dân trong vùng cung kính đặt danh hiệu của Sư là Luang Pho Daeng Piyasilo .

Hai vị chuyên gia được biết là ở tạI Thái Lan có tất cả chừng 11 hay 12 xác ướp của các vị tăng Phật Giáo, nhưng xác của Luang Pho Daeng Piyasilo là cận đại nhất và được các vị sư truởng của Chùa sẵn sàng hỗ trợ công cuộc nghiên cứu, nên họ chú ý tới.

Hai vịø chuyên gia rất sững sờ khi nhìn thấy xác uớp ngồi trong tư thế tọa thiền trong một tủ kính và đeo một kính mát. Beckett nói : “ rất lạ lùng là xác khô đét và chứng tỏ là không có ướp bằng chất hóa học nào cả” ; Conlogue nói thêm :”Còn lạ hơn nữa làm sao trong thời tiết nóng và ẩm ướt như ở Koh Samui mà xác không bị ảnh hưởng thối rữa gì cả” .

Trước hết hai vị chuyên gia làm lễ tam bái trước nhục thân của sư Luang Pho Daeng dường như để xin phép. Thoạt đầu, họ định chụp quang tuyến X qua lồng kính. Nhưng các nhà sư trong Chùa, với lòng mong mỏi tìm hiểu những bí ẩn chung quanh xác ướp của thầy, đã cho phép hai chuyên gia Mỹ gỡ lồng kính, tiếp xúc trực tiếp với xác ướp. Đây là lần đầu tiên trong 29 năm qua, người ta phơi trần xác ướp Sư trong không khí. Sư truởng Phra Khru Prachoti Thammaraks nói : “ Sự nghiên cứu không có làm gì hư hại tới nhục thân của Luang Pho cả. Dân chúng muốn có chứng tích của việc này qua sự nghiên cứu của khoa học.”

Hai nhà khoa học cẩn thận không lấy đi bất cứ mô nào (tissues) hay lay động xác ướp. Qua phim chụp X-quang, họ kinh ngạc khi thấy các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, ruột, gan đều còn nguyên vẹn. Ruột là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công hủy hoại nhất không hiểu sao vẫn không bị suy suyễn gì. “Thông thường sau khi chết, các cơ quan nội tạng teo đi, nhưng trong trường hợp này lại không có hiện tượng đó”, ông Conlogue nhận xét như vậy.

Do không thể mổ xác hay lấy các mẫu mô, Conlogue và Beckett chỉ có thể đưa ra giả thiết rằng xác ướp còn nguyên vẹn là do đã hoàn toàn mất nước (dehydration). Hiện tượng này diễn ra trong quá trình sư Luang Pho Daeng Piyasilo tham thiền. Hơn nữa, như người ta kể, Sư tham thiền, không ăn uống gì suốt 15 ngày. Có thể nước trong cơ thể đã bị bốc hơi hoàn toàn, các sớ thịt sẽ khô và co dần lại . Tuy nhiên, quá trình này diễn biến như thế nào thì hãy còn là một bí ẩn.

Trở về Hoa Kỳ, hai nhà nghiên cứu đem bí ẩn nói trên bàn luận với các đồng nghiệp. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết Sư Luang Pho Daeng Piyasilo có thể đã uống nước muối để thúc đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể Sư, đồng thời giết chết các vi khuẩn. Nhưng còn hiện tượng móng tay của Sư tiếp tục mọc sau khi chết. Conlogue nói: “Khi người ta chết thì các thớ thịt co lại thì làm cho người ta tuởng là móng tay mọc dài ra” . Ông cũng công nhận là hai ông không có bằng chứng về giả thuyết tự làm mất hết chất nuớc trong người bằøng cách tọa thiền Nhưng ông công nhận :” Những hình quang tuyến X đã chứng minh , không thể chối cãi được!”

Tại sao người ta tìm thấy các xác ướp ở những nơi khác nhau về phong tục cũng như văn hóa? Ông Conlogue trả lời : “ Có lẽ mục đích của sự ướp xác là người ta muốn giữ lại một mối giây liên lạc giữa những người sống và người chết. Một vài người không muốn nhục thể ra đi nên giữ lại duới hình thức xác ướp”. Ông nói tiếp : “ Xác ướp cũng kỳ lạ, nó cho phép ta nhìn thẳng vào sự chết, nhưng khi nhìn chán thì ta cũng quay đi!”

Kết luận: Tại Việt Nam, chúng ta cũng có nhục thân của hai vị thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh, sinh năm 1579) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường gọi Vũ Khắc Minh bằng chú) cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn và được thờ tại chùa Pháp Vũ hay còn gọi là Chùa Đậu vì ở làng Đậu nay là thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tin (cách Hà Nội 23 km về phía Nam). Các nhà khảo cứu quốc tế cũng đã dùng X-quang để xem xét hai bức tượng thờ và công nhận là nhục thể thật. Tin mớI nhất cho chúng ta biết, vì người ta đổi chỗ tượng thờ, nên một trong hai nhục thân đang bị hư hạI, cần bảo trì.

Nói chung, nhục thân các vị thiền sư Phật Giáo tồn tại sau một thời gian dài nhập định hãy còn là một bí mật đối với Tây phương, họ còn đang tìm hiểu Còn trong Phật Giáo thì đó là một hiện tượng đắc đạo của một vị chân tu sau khi nhập diệt để lại một tấm thân “kim cương bất hoại”. Đó là bằng chứng cụ thể của Đạo Phật siêu việt.

Tuệ Viên.

Tham khảo :
* Web site báo Bangkok Post :
http://scoop.bangkokpost.co.th/bkkpost/2002/may2002/bp20020518/en/outlook/18May2002_out01.html


---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2021(Xem: 2895)
Tại Phòng trưng bày Indra và Harry Banga của Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), đã diễn ra cuộc triển lãm mới với chủ đề "Bản đồ Phật giáo Hàng hải, The Atlas of Maritime Buddhism, ECAI", làm nổi bật lên Con đường Tơ lụa hàng hải đã kích hoạt giao lưu văn hóa thương mại, văn hóa tâm linh thông qua việc truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 2853)
Vô thường là không tồn tại mãi mãi, là thay đổi, biến dịch một cách bất định, không như mong muốn chủ quan của chúng sinh. Nguyên lý vô thường là nền tảng của giáo lý đạo Phật, tuy nhiên một số khía cạnh của triết học Phật giáo vượt qua ý tưởng về vô thường.
19/08/2021(Xem: 4714)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 4043)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 4555)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
17/08/2021(Xem: 2520)
Tổng thống và Thủ tướng Ấn Độ Kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân trong Đại dịch Covid Vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi nói rằng, Đức Phật có liên quan đến nhiều hơn trong cơn đại dịch Covid-19, và rằng Ấn Độ đã chỉ ra cách họ có thể đối mặt với những nghịch cảnh bằng cách đi theo con đường trung đạo của Ngài.
17/08/2021(Xem: 2905)
Trong tiếng Pashto, Takht có nghĩa là “lên ngôi” và Bhi “nước” hay “mùa xuân”. Tổ hợp Tu viện Phật giáo cổ đại với danh hiệu là Takht-i-Bahi bởi vì nó được kiến tạo trên đỉnh một ngọn đồi tưới nước vào mùa xuân. Tam Tạng Huyền Trang đã từng đặt chân cất bước hành hương qua Tu viện Phật giáo Cổ đại Takht-I-Bahi này.
17/08/2021(Xem: 2629)
Đại học Phật giáo Dashi Choinkorlin (tiếng Indonesia: Universitas Buddhis Dashi Choinkorlin (Tiếng Tây Tạng: Tashi Chokhor Ling “Tanah Keberuntungan Tempat Perputaran Roda Dharma”), là trung tâm giáo dục nâng cao tọa lạc tại tu viện Ivolginsky Datsan, nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga (Tây Siberia, gần Hồ Baikal), cơ sở tự viện của Tăng đoàn Truyền thống Phật giáo ở Nga.
16/08/2021(Xem: 2356)
Liên đoàn Tôn giáo vì Hòa bình của Hàn Quốc (KCRP) kêu gọi các Chính phủ liên Triều hãy bắt tay vào "con đường Hòa bình và Thịnh vượng" (평화와 번영의 길), để đáp lại việc hàn gắn quan hệ liên Triều, vốn đã có dấu hiệu phục hồi thông qua việc khôi phục các đường dây liên lạc, do các nhà lãnh đạo quân sự của Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
14/08/2021(Xem: 3150)
Hàng nghìn người đã vân tập Theravada Dhamma Society of Iowa Marshalltown, một ngôi tự viện Phật giáo ở Marshalltown, một thành phố thuộc quận Marshall, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ, để Khánh thành một trong những pho tượng Phật lớn nhất tại Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]