Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về lịch sử đất nước Mông Cổ. Phật Điển

10/04/201311:42(Xem: 3808)
Vài nét về lịch sử đất nước Mông Cổ. Phật Điển


Vài nét về lịch sử đất nước Mông Cổ

PHẬT ĐIỂN

---o0o---

Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan). Sự hình thành đế quốc này được ghi trong sử liệu trứ danh Nuuts Tovchoo (Mật sử dân tộc Mông Cổ). Thế kỷ thứ XIII, Mông Cổ là một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới, trải dài từ Đông Hải cho đến miền Tây châu Âu, tiến chiếm Trung Quốc và lập nên nhà Nguyên.

Sau khi nhà Nguyên bị thất bại vào năm 1367 bởi Chu Nguyên Chương, thái tổ nhà Minh, bộ tộc Khiết Đan rút lui về bản địa, tuy vẫn giữ được cương thổ nhưng không còn là trung tâm văn hóa và giao dịch quốc tế nữa. Qua đến thế kỷ XIV-XV, Mông Cổ bị phân chia thành hai nước, Đông Mông và Tây Mông (còn được gọi là Oirat); rồi đến thế kỷ XVI, Đông Mông lại chia thành Ngoại Mông (Khalh Mongolia) và Nội Mông. Những tộc Mông này vẫn chém giết lẫn nhau, cuối cùng thì dân Oirat Tây Mông chiếm ưu thế, sau đó lại phải thua Đông Mông. Đến đầu thế kỷ XVII, bộ lạc Zurchid của Mãn Châu trở nên hùng mạnh nhất, đánh chiếm Trung Nguyên và lật đổ nhà Minh lập nên nhà Thanh, (Mãn Châu là dịch âm của từ Man䪵sri, Văn Thù, vì tộc dân này tôn thờ Văn Thù Bồ tát). Mãn Châu nhiếp phục Nội Mông vào những năm 1630, Ngoại Mông năm 1691 và Oirat Tây Mông năm 1757.

Vào thế kỷ XIII, dưới triều của Hốt Tất Liệt, Phật giáo được tôn sùng là quốc giáo; cho đến thế kỷ XVI thì hầu như toàn thể dân Mông đều theo đạo Phật. Năm 1838, tự viện Gandantegchinlen được kiến lập tại Urga (Ulanbator), trên đồi Dalkha, là trung tâm sinh hoạt của Mật tông Phật giáo. Nơi đây có trường dạy và nghiên cứu Phật học, chiêm tinh học và y học; trở thành trung tâm lớn nhất của Phật giáo Mông Cổ. Tự viện Gandantegchilen (gọi tắt là Gandan) cũng bảo quản một bộ Đại Tạng Mông Cổ (Gangiur) gồm 108 quyển mà vào giữa thập niên 1970, đã cho ấn hành 200 bản sao duy nhất để phân phối cho các thư viện đại học lớn trên thế giới. Hiện nay, tự viện vẫn còn một Tàng kinh các chứa hơn 50 ngàn bộ kinh sách Phật giáo .


---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 8985)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 6713)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5234)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 52159)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 3801)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567