Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

27/12/201518:53(Xem: 4685)
Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang


Thien Dong Thien Tu (20)


Trung Quốc: Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

 

 

Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng-  寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.

 

Tương truyền, vào thời Tây Tấn có tăng nhân Nghĩa Hưng (義興禪師) vân du đến nơi này rồi Khai sơn Tạo tự Trụ trì Hoằng pháp lợi sinh. Lúc bấy giờ nơi núi rừng thanh vắng cách xa làng xóm ấy chỉ có Thiền sư Nghĩa Hưng vừa tu hành vừa dựng Am để ở thôi. Nhưng bỗng dưng không biết từ đâu lại có một Đồng tử mỗi ngày đều đem cơm nước tới cho người dùng. Đến khi Am vừa dựng xong, chú bé ấy từ giã Thiền sư rằng: "Tôi là Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Hoàng Đại Đế thấy Ngài tinh tiến tu hành, nên sai tôi biến thành một Đồng tử để hầu hạ Ngài. Nay Am đã xây thành rồi, tôi xin đi thôi." Nói xong chú bé ấy bèn cưỡi mây mà đi. Từ đó về sau người đời bèn đặt tên cho núi là Thái Bạch và gọi chùa là Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Triều đại nhà Minh, Sùng Trinh đế tứ niên (1631), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Sùng Trinh đế  năm thứ  8 (1638), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ trùng tu tổng thể Điện đường, Đại Phật điện Thiên Đồng Thiền Tự quy mô, Tăng chúng quy tụ hàng nghìn, thập phương du khách hành hương, đàn việt thí chủ thật đông, đánh dấu thời cực thịnh, Thiên Đồng trở thành Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Chính tông. 

 

Ngày nay Tự viện và điện đường của chùa Thiên Đồng cũng lại như các chùa trên núi khác, tức là thuận theo thế núi, phần dưới thấp và phần trên cao dần. Từ sáu ngôi Bảo tháp ở trước chùa đến điện Thiên Vương, điện Phật, Pháp đường và La Hán đường đều theo bố cục của các bậc tam cấp.

 

Những phần được xây sau cùng của ngôi Đại Già lam Cổ Tự là vào đời Thanh triều, Khang hy tứ niên (1644), Hàm Phong tam niên (1911) và đến năm 1936 là những lần trùng tu. Thiên Đồng Thiền Tự cũng được ngự bút của các vị Hoàng đế trong nhiều thời đại khác nhau; Tống, Nguyên, Minh và Thanh, số lượng có đến hơn 30 bảng.

 

Thanh triều, các đời Hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính đều có thảo Chiếu Thư, Ngọc Tỷ, Ngự Bút. . .

 

Thiên Đồng Thiền Tự có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản, bởi đây cũng là Tổ đình Lâm Tế tông Phật giáo Việt Nam, Tổ đình Tào Động tông của Thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản.

 

Năm 1983, Hội đồng nhà nước Trung Quốc công nhận Thiên Đồng Thiền Tự là một Tự viện Phật giáo trọng điểm của cả nước.

 

Năm 2006, Thiên Đồng Thiền Tự được Công nhận Di tích Đặc biệt cấp Quốc gia.

 

Cảnh trí của Thiên Đồng tự, bốn bề là núi nên chùa có khá nhiều cổ thụ. Có nhiều cây cao như chạm trời mà cũng có những cây thân uốn rất lạ, tạo thêm cảnh đẹp cho chùa. Có người tả rằng: "Những hàng tùng bên chùa chạy mãi không cùng tận, rừng xanh trên núi như đang giấu giữ một Phạm Vương cung" hay “Quần phong bão nhất tự, nhất tự trấn quần phong-群峰抱一寺,一寺鎮群峰”. Không biết chùa bây giờ có như lời miêu tả ấy không, nhưng những lời khen tương tự như thế vẫn vang đến tận Nhật Bổn và cả vùng Đông Nam Á, nơi đã hiện rõ nhiều nét ảnh hưởng từ Thiên Đồng tự này.

 

Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) (1566-1642), nối pháp dòng Lâm Tế Chính tông đời thứ 30, Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự. Ngài truyền Tâm pháp ân cho đệ tử xuất sắc là Thiền sư Đạo Mân Mộc Trần (xuất kệ pháp phái Thiên Đồng).

 

Đương thời, Thiền sư Đạo Mân diễn xuất bài kệ truyền pháp và hình thành nên Pháp phái Thiên Đồng thuộc dòng thiền Lâm Tế Chính tông:

 

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh như cảo nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chân đăng vạn cô huyền.

 

Chi phái này sau đó truyền đến ngài Thiền sư Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728), và Ngài đã truyền pháp đến đến Việt Nam, trở thành Thủy Tổ Chi phái Thiền Lâm Tế Chính tông miền Nam.

 

Clip Video: https://www.youtube.com/watch?v=1v_uYaxUtdA

 

Thích Vân Phong

(Nguồn: Forestlife)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2021(Xem: 7021)
Tường Thuật Về Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, Kỳ 1 nhiệm kỳ 5 tại Hannover - Đức Quốc, từ ngày 13 - 17 tháng 4 năm 1991. Thượng tọa Thích Như Điển chuyển dịch từ Anh văn và Hoa văn sang Việt văn
31/03/2021(Xem: 10966)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
03/05/2020(Xem: 4882)
Phật giáo là một tôn giáo thiểu số tại Vương quốc Bỉ, mặc dù thiếu sự công nhận chính thức của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhưng Phật giáo đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Cuối thế kỷ 20, theo ước tính năm 1997, có đến 29.497 công dân Bỉ đã xác định tôn giáo của họ là Đạo Phật (khoảng 0,2% tổng dân số).
30/04/2020(Xem: 6366)
Milan, ngày 6/4/2020, Nhân mùa Phật đản PL. 2564, 90 tổ chức thuộc Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (Organizzazioni del Terzo Settore) trong xã hội, đã được nhận phần đặc biệt của quỹ 1,5 triệu euro do Liên minh Phật giáo Ý (L'Unione Buddhista Italiana) phân bổ, nhằm hỗ trợ cho những người cam kết phòng chống sự lây lan của đại dịch Covid-19.
29/04/2020(Xem: 4466)
Vừa tròn bách nhật 100 ngày từ khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hàn Quốc, Ủy ban Phòng chống tai nạn và Quản lý an toàn Trung ương Hàn Quốc (중앙안전관리위원회) ngày 28/4 vừa qua nhận định kỳ nghỉ Quốc lễ Phật đản PL.2564 vào ngày mồng 8 tháng 4 năm Canh Tý (30/4/2020) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) là bước đệm quan trọng cho quá trình chuyển đổi sang phòng dịch trong đời sống thường nhật, qua đó yêu cầu người dân tiếp tục nỗ lực phòng dịch.
20/04/2020(Xem: 3436)
Cơ quan bảo vệ và quản lý khu đền Angkor (Apsara) của Campuchia đã phát hiện phế tích của một nền móng ngôi cổ tự Lor Ley tại huyện Prasat Bakong, tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia.
21/03/2020(Xem: 2856)
Đầu những thập niên 1990, Hòa thượng Yemyo Imamura (村恵猛 –Thôn Tuệ Mãnh, 1867-1932), vị tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản, đang hoạt động Phật sự ở Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, và là một nhà lãnh đạo trong cộng đồng người Mỹ gốc Nhật. Ngài đã thành lập Hiệp hội Thanh niên Phật tử tương đương với tổ chức The Young Men's Buddhist Association (YMBA).
21/03/2020(Xem: 3721)
Như thường niên, cứ đến tháng Tư âm lịch, mùa sen nở, mùa hoa Vô Ưu lại về, báo hiệu mùa Phật Đản. Cùng với hàng trăm triệu người con Phật trên khắp 5 châu, lòng tràn đầy hân hoan, đón chào ngày Đản sinh lần thứ 2.643 của đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng ta cùng vọng hướng về Thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi Bồ tát thị hiện ra đời, thành tâm cúi đầu đảnh lễ và xưng tụng đại nguyện độ sinh cao cả của Đấng Thiên Nhân Sư.
05/03/2020(Xem: 6833)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.
13/02/2020(Xem: 9201)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567