Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

27/12/201518:53(Xem: 4634)
Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang


Thien Dong Thien Tu (20)


Trung Quốc: Danh lam Thắng tích Thiên Đồng Thiền Tự tỉnh Chiết Giang

 

 

Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng-  寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.

 

Tương truyền, vào thời Tây Tấn có tăng nhân Nghĩa Hưng (義興禪師) vân du đến nơi này rồi Khai sơn Tạo tự Trụ trì Hoằng pháp lợi sinh. Lúc bấy giờ nơi núi rừng thanh vắng cách xa làng xóm ấy chỉ có Thiền sư Nghĩa Hưng vừa tu hành vừa dựng Am để ở thôi. Nhưng bỗng dưng không biết từ đâu lại có một Đồng tử mỗi ngày đều đem cơm nước tới cho người dùng. Đến khi Am vừa dựng xong, chú bé ấy từ giã Thiền sư rằng: "Tôi là Thái Bạch Kim Tinh, Ngọc Hoàng Đại Đế thấy Ngài tinh tiến tu hành, nên sai tôi biến thành một Đồng tử để hầu hạ Ngài. Nay Am đã xây thành rồi, tôi xin đi thôi." Nói xong chú bé ấy bèn cưỡi mây mà đi. Từ đó về sau người đời bèn đặt tên cho núi là Thái Bạch và gọi chùa là Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Triều đại nhà Minh, Sùng Trinh đế tứ niên (1631), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự.

 

Sùng Trinh đế  năm thứ  8 (1638), Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ trùng tu tổng thể Điện đường, Đại Phật điện Thiên Đồng Thiền Tự quy mô, Tăng chúng quy tụ hàng nghìn, thập phương du khách hành hương, đàn việt thí chủ thật đông, đánh dấu thời cực thịnh, Thiên Đồng trở thành Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Chính tông. 

 

Ngày nay Tự viện và điện đường của chùa Thiên Đồng cũng lại như các chùa trên núi khác, tức là thuận theo thế núi, phần dưới thấp và phần trên cao dần. Từ sáu ngôi Bảo tháp ở trước chùa đến điện Thiên Vương, điện Phật, Pháp đường và La Hán đường đều theo bố cục của các bậc tam cấp.

 

Những phần được xây sau cùng của ngôi Đại Già lam Cổ Tự là vào đời Thanh triều, Khang hy tứ niên (1644), Hàm Phong tam niên (1911) và đến năm 1936 là những lần trùng tu. Thiên Đồng Thiền Tự cũng được ngự bút của các vị Hoàng đế trong nhiều thời đại khác nhau; Tống, Nguyên, Minh và Thanh, số lượng có đến hơn 30 bảng.

 

Thanh triều, các đời Hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính đều có thảo Chiếu Thư, Ngọc Tỷ, Ngự Bút. . .

 

Thiên Đồng Thiền Tự có mối quan hệ mật thiết với Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản, bởi đây cũng là Tổ đình Lâm Tế tông Phật giáo Việt Nam, Tổ đình Tào Động tông của Thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản.

 

Năm 1983, Hội đồng nhà nước Trung Quốc công nhận Thiên Đồng Thiền Tự là một Tự viện Phật giáo trọng điểm của cả nước.

 

Năm 2006, Thiên Đồng Thiền Tự được Công nhận Di tích Đặc biệt cấp Quốc gia.

 

Cảnh trí của Thiên Đồng tự, bốn bề là núi nên chùa có khá nhiều cổ thụ. Có nhiều cây cao như chạm trời mà cũng có những cây thân uốn rất lạ, tạo thêm cảnh đẹp cho chùa. Có người tả rằng: "Những hàng tùng bên chùa chạy mãi không cùng tận, rừng xanh trên núi như đang giấu giữ một Phạm Vương cung" hay “Quần phong bão nhất tự, nhất tự trấn quần phong-群峰抱一寺,一寺鎮群峰”. Không biết chùa bây giờ có như lời miêu tả ấy không, nhưng những lời khen tương tự như thế vẫn vang đến tận Nhật Bổn và cả vùng Đông Nam Á, nơi đã hiện rõ nhiều nét ảnh hưởng từ Thiên Đồng tự này.

 

Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟禪師) (1566-1642), nối pháp dòng Lâm Tế Chính tông đời thứ 30, Phương trượng Trụ trì Thiên Đồng Thiền Tự. Ngài truyền Tâm pháp ân cho đệ tử xuất sắc là Thiền sư Đạo Mân Mộc Trần (xuất kệ pháp phái Thiên Đồng).

 

Đương thời, Thiền sư Đạo Mân diễn xuất bài kệ truyền pháp và hình thành nên Pháp phái Thiên Đồng thuộc dòng thiền Lâm Tế Chính tông:

 

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh như cảo nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chân đăng vạn cô huyền.

 

Chi phái này sau đó truyền đến ngài Thiền sư Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728), và Ngài đã truyền pháp đến đến Việt Nam, trở thành Thủy Tổ Chi phái Thiền Lâm Tế Chính tông miền Nam.

 

Clip Video: https://www.youtube.com/watch?v=1v_uYaxUtdA

 

Thích Vân Phong

(Nguồn: Forestlife)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2021(Xem: 3554)
Vào sau tuần lễ đầu tháng 4 năm 2013, chuyến công du của ngài Tổng thống Vladimir Putin đến Cộng hòa Buryatia là một chủ thể liên bang của Nga, viếng thăm Tu viện Ivilga Datsan, tu viện chính của Tăng đoàn Truyền thống Phật giáo tại Nga.
24/08/2021(Xem: 2672)
Vào đầu tháng 7 vừa qua, Lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) https://www.nytimes.com/live/2021/06/30/world/china-communist-party-anniversary, đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Trong hầu hết những thập kỷ đó, ĐCSTQ đã tìm cách hạn chế hoặc xóa sạch các thực hành tôn giáo truyền thống, vốn được coi là một phần trong quá khứ "phong kiến" của Trung Hoa.
24/08/2021(Xem: 2213)
Hôm thứ Năm, ngày 19 tháng 8, có sự tham dự của 10.000 người được chọn. Ông Uông Dương (汪洋), Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc cho biết rằng cần "nỗ lực toàn diện" để đảm bảo người Tây Tạng nói và viết chuẩn tiếng Hán và chia sẻ rằng: "Các biểu tượng và hình ảnh văn hóa của đất nước Trung Quốc".
24/08/2021(Xem: 3178)
Một pho tượng Phật khổng lồ được cho là lớn nhất ở thế giới phương Tây, dự kiến sẽ được Khánh thành tại nước Cộng hòa Liên bang Brazil vào cuối tháng này, với một nghi lễ chính thức tại Thiền viện Morro da Vargem, thành phố Ibiraçu, thuộc bang Espírito Santo, Brazil.
22/08/2021(Xem: 3573)
Bắc Kinh đánh dấu Kỷ niệm 70 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng, với lời kêu gọi chấp nhận sự cai trị của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
22/08/2021(Xem: 2423)
Từ bao đời, đạo Phật đã song hành cùng nhịp bước vinh nhục, thăng trầm, thịnh suy của Đạo pháp Dân tộc Nhật Bản, và là điểm tựa về tinh thần cho nhân dân khi gặp cơn hoạn nạn, khủng hoảng, như thiên tai, dịch bệnh.
22/08/2021(Xem: 3784)
Gần đây, 13 cổ vật Phật giáo trị giá khoảng 16,5 triệu baht đã được chuyển từ Hoa Kỳ về Thái Lan. Cục Mỹ thuật Văn hóa Thái (FAD) có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm, nhằm giới thiệu các bảo vật Phật giáo trong tương lai.
21/08/2021(Xem: 3427)
Vương quốc Phật giáo Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có thể tự sản xuất vaccine AstraZeneca từ đầu tháng 6-2021. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng vọt và sẽ đạt con số 1 triệu vào cuối tuần này. Tình thế cấp bách buộc nước này phải vay mượn 150.000 liều AstraZeneca từ Vương quốc Phật giáo Bhutan và có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu vaccine, ảnh hưởng đến đơn mua 30 triệu liều AstraZeneca của Việt Nam và nhiều nước khác.
21/08/2021(Xem: 2183)
Tại Phòng trưng bày Indra và Harry Banga của Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), đã diễn ra cuộc triển lãm mới với chủ đề "Bản đồ Phật giáo Hàng hải, The Atlas of Maritime Buddhism, ECAI", làm nổi bật lên Con đường Tơ lụa hàng hải đã kích hoạt giao lưu văn hóa thương mại, văn hóa tâm linh thông qua việc truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 2225)
Vô thường là không tồn tại mãi mãi, là thay đổi, biến dịch một cách bất định, không như mong muốn chủ quan của chúng sinh. Nguyên lý vô thường là nền tảng của giáo lý đạo Phật, tuy nhiên một số khía cạnh của triết học Phật giáo vượt qua ý tưởng về vô thường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567