Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng 2

08/09/201520:40(Xem: 14089)
Tháng 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2012

Diệu Âm lược dịch

 

 

AFGHANISTAN: Đức trả lại cho Afghanistan một tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ

 

Đức đã trả lại cho Bảo tàng Quốc gia Afghan một tác phẩm thời tiền-Hồi giáo, bị cướp trong cuộc nội chiến của Afghanistan.

Tác phẩm điêu khắc miêu tả 8 nhân vật này có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và được mô tả là một kiệt tác.

Tác phẩm bằng đá vôi nói trên được Đức trả lại cho Bảo tàng Quốc gia Afghan vào cuối tháng 1-2012. Đây là một hiện vật gợi nhớ quá khứ cố điển và văn hóa phong phú của Afghanistan trên giao lộ của châu Á.

Bộ ngoại giao Afghanistan nói rằng 8 nhân vật trong tác phẩm, mặt cùng quay về hướng trái, được cho là những người đang chiêm bái Đức Phật ngự trên pháp tòa tại vương quốc Gandhara - vốn trải dài trên một phần của Afgahnistan và Pakistan.

Sự trở về của tác phẩm điêu khắc này làm tăng những hy vọng tại thủ đô Kabul rằng những bảo vật bị mất hoặc bị đánh cắp cũng sẽ được trao trả.

(Buddhist Art News - February 3, 2012)

 

2012-02-000

Tác phẩm điêu khắc Phật giáo được Đức trao trả cho Bảo tàng Quốc gia Afghan - Photo: Reuters

 

 

MÃ LAI: Ngôi chùa trên 200 năm tuổi được trùng tu hoàn toàn

 

Kuala Terangganu, Mã Lai - 2 năm sau khi bị hư hại vì hỏa hoạn, vẻ đẹp tráng lệ trước đây của ngôi chùa Ho Ann Kiong trên 200 năm tuổi ở khu Kampung Cina đã được phục hồi. 

Được xây vào năm 1801 và được xem là một công trình lịch sử và du lịch, chùa đã bị hư hại nặng do hỏa hoạn vào tháng 2-2010.

Việc trùng tu Phật tự này được thực hiện với kinh phí 1,3 triệu RM bằng các quỹ công cộng.

Trưởng ban trị sự chùa là ông Datuk Wee Cheng Huat nói, "Chùa này là một cột mốc quan trọng đối với người Hoa, với hàng nghìn người viếng chùa hàng năm để cầu nguyện. Chúng tôi rất vui vì cuối cùng chùa có thể hoạt động trở lại".

Ông Wee cảm ơn những nhà hảo tâm và những người cúng dường đã đóng góp cho nỗ lực trùng tu ngôi chùa.

Ho Ann Kiong là chùa cổ nhất trong khu vực, được xây bởi cộng đồng Phúc Kiến ban sơ và tọa lạc trong vành đai du lịch của Khu phố Tàu tại thành phố Kula Terengganu.

(The Buddhist Channel - February 2, 2012)

 

 

NGA: Nhà sư được tôn kính nhất của Nga

 

Dashi-Dorzho Itigelov, một nhà sư người Buryatia vốn được Phật tử nước này tôn kính, đã được Sa Hoàng Nicholas II trao tặng huân chương St. Stanislas vào năm 1917.

Sư Itigelov đã mở Tu viện Gunzechoney tại Saint Peterburg, là tự viện Phật giáo đầu tiên tại châu Âu.

Tương truyền rằng sư Itigelov đã đạt đến mức tối thượng của thực hành Phật giáo, và vào năm 1927 chính ông đã yêu cầu được chôn cất trong khi đang trong tình trạng thiền định sâu. Khi được khai quật vào năm 2002, xác ông hầu như còn nguyên vẹn.

Xác được bảo quản mà không có bất cứ dấu hiệu của sự phân hủy nào. Các cơ bắp, mô nội bì, da và các khớp xương mềm vẫn còn nguyên vẹn. Xác được chuyển đến tu viện Ivolginsky, là một địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng nhất hiện nay tại Nga.

(Mahabodhi IP - February 6, 2012) 

2012-02-001 

Xác của sư Itigelov được khai quật vào năm 2002 -  Photo:  Ajay Kamalakaran 

 

 

 

TÍCH LAN: Giáo hội Phật giáo Toàn Tích Lan (ACBC) phát triển các tự viện Phật giáo cổ

 

ACBC đã lập các kế hoạch để khởi động nhiều chương trình nhằm phát triển các di tích Phật giáo cổ xưa và thuộc vùng nông thôn trên khắp đất nước Tích Lan.

Giáo hội chủ yếu quan tâm đến việc phát triển và giúp mọi người nhận thức về những vùng đã đối mặt với nhiều hoạt động khủng bố trong 30 năm qua.

Sau khi được tái bổ nhiệm làm chủ tịch ACBC, ông Jagath Sumathipala đang có kế hoạch dành ưu tiên cho những chương trình như vậy, tập trung vào các vùng nông thôn trong nước. Có nhiều tự viện Phật giáo cổ xưa và lịch sử ở các tỉnh miền Đông và Bắc. Người ta không nhận thức về những di tích thiêng liêng này. Do đó nhiệm vụ và trách nhiệm của thế hệ hiện tại là bảo vệ những di tích như thế cho thế hệ tương lai.

ACBC còn có một dự án khác là Pumarudhdha Kriya Waliya, nhằm mục đích phát triển chùa chiền, giải quyết vấn đề thất nghiệp và giúp người nghèo cải thiện cuộc sống.

(bignewsnetwork.com - February 7, 2012)

 

 

CAM BỐT - Chư tăng và UNICEF chung tay cải thiện cuộc sống của các gia đình không được bảo vệ

 

Kampong Speu, Cam Bốt - Vào năm 2002, bà Cheng Sophea đã được chẩn đoán nhiễm HIV, và một năm sau chồng bà qua đời vì một căn bệnh liên quan đến AIDS. Kể từ đó, Khun Khat, một nhà sư, đã thường xuyên đến thăm, cung cấp cho bà Cheng sự hỗ trợ vô giá khi người mẹ 34 tuổi này cam chịu những thách thức phải sống chung với HIV trong khi nuôi đứa con trai 11 tuổi.

Sư Khun Khat nói, "Sophea đã gặp nhiều thách thức trong đời mình, nhưng tôi khuyên bảo bà và những người khác phải sống như thế nào và tiếp tục ra sao".

Sự giúp đỡ của ông là một phần của Sáng kiến Phật giáo Lãnh đạo (BLI), một chương trình được UNICEF ủng hộ dựa vào sự giúp đỡ và các nguồn lực của các chùa - vốn tạo được ảnh hưởng đáng kể tại đất nước Phật giáo này - để cấp dưỡng cho người lớn và trẻ em đang sống chung với hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV.

(uniceforg.com - February 7, 2012)

 

2012-02-002

Các nhà sư tại chùa Ang Popel, Cam Bốt, hướng dẫn những buổi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS. Những người tham dự cũng được khuyên dạy về việc duy trì sức khỏe và một loạt các dịch vụ hỗ trợ - Photo: McBride

 

 

HOA KỲ: Lạt ma Xanh: Siêu anh hùng Phật giáo

 

Viện bảo tàng Rubin tại thành phố New York đang tổ chức một cuộc triển lãm có tên gọi là 'Người hùng, Tội phạm, Người Tuyết: Tây Tạng trong Truyện tranh'. Cuộc triển lãm kéo dài đến ngày 11-6-2012, là "bộ sưu tập đầy đủ nhất của các truyện tranh liên quan đến Tây Tạng từng được tập hợp lại, với những minh họa có từ thập niên 1940 đến nay".

Một trong những truyện tranh được trưng bày này là Lạt ma Xanh, nhân vật có những cuộc phiêu lưu được xuất bàn nhiều đợt từ năm 1940 đến 1946. Các truyện về Lạt ma Xanh cũng xuất hiện trong các tạp chí trinh thám vào những năm 1940, và Đài phát thanh CBS đã phát sóng 22 tập Lạt ma Xanh vào năm 1949.

"Lạt ma Xanh" nguyên là nhân vật Jethro Dumont, người đã tu học 10 năm tại Tây Tạng để trở thành một lạt ma. Trở về quê nhà với ý định giảng dạy đạo Phật, nhưng rồi chàng lại quyết định mình sẽ giúp ích hơn với vai trò người chống cái ác, cùng với người cộng sự Tsarong đáng tin cậy của mình. Khi đọc câu thần chú 'án ma ni bát nhi hồng', Dumont biến thành Lạt ma Xanh để chống lại tội ác.

(All Top Buddhist News - February 10, 2012)

 

2012-02-003

Lạt ma Xanh  -  Photo: Google

 

 

MÔNG CỔ: Phát hành ấn phẩm về Nghệ thuật Phật giáo Mông Cổ

 

Ulaanbaatar, Mông Cổ - Quỹ Tây Tạng đã tham gia phục hồi nền di sản văn hóa và nghệ thuật Phật giáo phong phú tại Mông Cổ trong nhiều năm. Một trong những dự án quan trọng là ủng hộ việc công bố về các tác phẩm nghệ thuật tại các viện bảo tàng của Mông Cổ. Dự án này được vận động bởi ông D. Khishibayar, cựu giám đốc của Trung tâm Di sản Văn hóa và Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học tại thủ đô Ulaanbaatar.

Ấn phẩm đầu tiên trong số này là một tập sách gồm 2 phần có hộp đựng, bao gồm ảnh chụp từ 5 bảo tàng chính tại Mông Cổ, giới thiệu khoảng 450 tranh cuộn, tranh dán ghép và thêu.

Được tuyển chọn và chụp ảnh bởi Trung tâm Di sản Văn hóa kết hợp với các nhà quản lý của các bảo tàng liên quan, những tác phẩm này được chọn vì có tầm quan trọng về tôn giáo và lịch sử, chất lượng thẩm mỹ và kỹ thuật, có đặc điểm độc đáo của Mông Cổ và tính quý hiếm.

(Buddhist Art News - February 11, 2012) 

 

 2012-02-004

Bìa sách Nghệ thuật Phật giáo Mông Cổ - Photo: Phunsog Wangyal

 

 

 

MIẾN ĐIỆN: Taung Kalat, ngôi chùa ở độ cao 1.500 m

 

Ngôi chùa Taung Kalat ở gần núi lửa Popa tại miền trung Miến Điện được xây trên một nút chặn núi lửa - là một tạo vật hình thành từ đá do dung nham của một núi lửa trào ra tạo thành.

Để ngắm được toàn cảnh tuyệt đẹp từ trên đỉnh núi, du khách và tín đồ phải vượt qua 777 bậc cấp. Người ta nói rằng xưa kia những bậc cấp này và ngôi chùa đã được vị tu sĩ khổ hạnh U Khandi bảo quản, và ngày nay chùa vẫn là nơi cư trú của các nhà sư.

Ngọn núi này cao khoảng 1.500 mét, với những sườn núi đầy hoa và cây ăn trái và có rất nhiều khỉ.

(Elite Daily - February 13, 2012) 

 

2012-02-005 

 

2012-02-006

 



 2012-02-007

2012-02-008 

Chùa Taung Kalat (Miến Điện) - Photos: Carters News Agency

 

 

 

NGA: Triển lãm Phật giáo Nga tại Ấn Độ

 

New Delhi, Ấn Độ - Một cuộc triển lãm về lịch sử của Phật giáo tại Nga đã mở cửa tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Triển lãm chủ yếu trưng bày hình ảnh những tu viện xưa và nay, tọa lạc tại các khu vực có dân cư là Phật tử chiếm đa số - như Kalmykia, Buryaia,  Tuva, Altai và các nơi khác.

Đại sứ nga tại Ấn Độ, ông Alexander Kadakin, hy vọng rằng cuộc triển lãm sẽ giúp người Ấn Độ tìm hiểu thêm về cuộc sống của Phật tử Nga. Đạo Phật tại Nga có những truyền thống phong phú, và Phật tử Nga luôn luôn duy trì những mối liên lạc gần gũi với các đồng đạo Ấn Độ.

Vào năm 1741, Nữ hoàng Nga Elizabeth II đã ban hành một nghị định chính thức công nhận Phật giáo tại Nga.

Hiện nay nước Nga có 1,4 triệu Phật tử.

(The Voice of Russia - February 13, 2012)

 

 

TÍCH LAN: Ngài Baron Jayatilaka: Chính khách và nhà lãnh đạo Phật giáo gương mẫu

 

Lễ Kỷ niệm ngày sinh lần thứ 144 của Ngài Baron Jayatilaka, nguyên trưởng Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng như Chủ tịch Hội Thanh niên Phật tử (YMBA) Colombo nhằm ngày 13-02.

Sinh tại làng Waragoda ở Kelaniya vào năm 1868, Ngài Baron là học trò của Thượng tọa Trưởng lão tăng Ratmalane Sri Dharmaloka, nhà sư học giả nổi tiếng với kiến thức về tiếng Pali, Phạn và Triết học Phật giáo. Sau đó ông học trung học tại Trường Wesley ở Colombo, nơi ông đạt được một sự nghiệp xuất sắc.

Ngay sau khi Colombo YMBA được thành lập vào năm 1898, Ngài Baron được bầu làm vị chủ tịch đầu tiên, một vị trí được ông đảm nhiệm suốt 46 năm mà không bị gián đoạn cho đến khi ông từ trần vào năm 1944. Một trong số rất nhiều đóng góp của ông để phát triển và mở rộng Hội này là việc thực hiện các kỳ thi Giáo pháp cho học viên của các trường Phật học.  

Ông cũng là Chủ bút trong một thời gian dài của tờ 'Phật giáo' - tờ tạp chí Phật giáo tiếng Anh của Colombo YMBA - và từng là Hiệu trưởng các trường Phật giáo Dharmaraja ở Kandy và Ananda ở Colombo, cũng như chức vụ Tổng Giám đốc các trường Phật học của Hội Phật giáo Thần trí (BTS).

Ngài Baron là một Phật tử gương mẫu. Ông có sự hiểu biết sâu sắc về Phật pháp và nỗ lực thực hành đạo pháp trong cuộc sống hàng ngày của mình.

(dailynewslk.com - February 13, 2012) 

 

2012-02-009

Sir Baron Jayatilaka -Photo: dailynewslk.com

 

 

 

NGA: "Những Bảo vật của Phật giáo"

 

Gần 10 năm sau lần đầu tiên được tổ chức tại St. Petersburg, cuộc triển lãm 'Những Bảo vật của Phật giáo" đã trở lại với thành phố này với đợt trưng bày tại Trung tâm Sách và Đồ họa, kéo dài đến ngày 18-3-2012.

Bộ sưu tập được trưng bày bao gồm hơn 200 hiện vật, cả cổ xưa lẫn hiện đại, được tạo tác tại các xưởng nghề và các tu viện của Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Mông Cổ, cũng như tại các nước cộng hòa Buryatia và Kalmykia thuộc liên bang Nga, nơi nền văn hóa Phật giáo phát triển qua nhiều thế kỷ.

"Những Bảo vật của Phật giáo" còn có một cuộc triển lãm ảnh có tựa đề "Bảo tháp, Ước mơ Thực hiện", giới thiệu hình ảnh những bảo tháp tại Kalmykia, Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và châu Âu.

"Những Bảo vật của Phật giáo" được tổ chức lần đầu tiên tại St. Petersburg vào năm 2003 để kỷ niệm 300 năm ngày thành lập thành phố này, trước khi triển lãm thực hiện chuyến đi khắp đất nước Nga, qua gần 40 thành phố với 65.000 người thưởng lãm.

(The St. Petersburg Times - February 15, 2012)

 

Triển lãm "Những Bảo vật của Phật giáo" tại St, Peterburg, Nga -  Photo: Tatyana Sochiva, The St. Petersburg Times

 

 

THÁI LAN: Chùa Phananchoeng được bảo vệ an toàn trong trận lũ lớn năm ngoái

 

 

Ayutthaya, Thái Lan - Tỉnh Ayutthaya có hơn 300 ngôi chùa, nhưng chỉ có 3 chùa không bị ngập lụt rong trận lũ lớn năm 2011. Mặc dù có vị trí ven sông, 3 ngôi chùa Phananchoeng, Phutthaisawan và Nivet Thammaprawat đã không bị ngập úng là nhờ những nỗ lực ngăn chặn lũ lụt.

Riêng tại chùa Phananchoeng, sư trụ trì là trưởng lão tăng Ratcharattanawarakorn cho biết ngôi chùa này được an toàn vì đã học được bài học từ tình trạng ngập úng vào năm 2005, vốn kéo dài trong 4 tháng và gây thiệt hại hơn 20 triệu Bath.

Chùa được chư tăng và những người dân địa phương, cảnh sát tuần tra biên giới và tình nguyện viên xây một đê phòng chống lũ dài 600 mét và cao 5 mét. Họ dùng khoảng 400.000 bao cát được phủ bạt và gia cố bằng các cọc bê tông và đất. Các máy bơm nước hoạt động suốt ngày để bơm nước ngập ra khỏi khuôn viên chùa. Tuy tọa lạc trên một mũi đất nơi 2 con sông Chao Phraya và Pasak hợp lưu, chùa Phananchoeng vẫn an toàn trong khi nước lũ ở các khu vực chung quanh ngập cao hơn 2 mét. 

(Buddhist Art News - February 16, 2012)

 

2012-02-011
Tượng Phật tại chùa Phananchoeng, tỉnh Ayutthaya (Thái Lan) - Photo: Bangkok Post

 

 

ÚC: Hội thảo về Phật giáo tại khu vực Úc-Á

 

Cuộc Hội thảo Quốc tế Thường niên lần thứ nhất "Phật giáo và Úc" đã diễn ra tại trường Đại học Murdoch, bang Tây Úc từ ngày 02 đến 04-02-2012. Hội thảo học thuật Phật giáo này là loại đầu tiên tổ chức tại đất Úc, khi một số học giả và Phật tử từ khắp các nước trên thế giới cùng đến với nhau; Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Đức, Latvia, Nga, Mông Cổ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Tích Lan, Cam Bốt, Đài Loan, Indonesia.

Một nhóm nhỏ thuộc truyền thống Phật giáo Nyingma (Estonia) đã tài trợ cho cuộc hội thảo này, bao gồm chỗ ở, phương tiện vận chuyển và các bữa ăn cho các vị khách mời và Tăng đoàn, trong số này có các vị chính khách và chư thượng tọa.

Hội thảo 2012 gồm có nhiều chủ đề, nêu rõ định hướng cho năm tới. Tổng cộng "Phật giáo và Úc" đã đóng góp trên 30 công trình khoa học trong hội thảo đầu tiên này.

Hội thảo Quốc tế "Phật giáo và Úc 2013" sẽ được tổ chức từ ngày 07 đến 09-08-2913 tại Perth, bang Tây Úc.

(EWR - February 18)

 2012-02-011

 

2012-02-012

Hình ảnh của hội thảo Quốc tế "Phật giáo và Úc" lần thứ nhất Photo: EWR

 

 

ESTONIA: Tác giả và nhà tổ chức chính của hội thảo quốc tế "Phật giáo và Úc"

 

Tác giả và nhà tổ chức chính của hội thảo quốc tế "Phật giáo và Úc" là Vello Vaartnou, người đứng đầu của truyền thống Phật giáo Nyingma của Estonia, người đã tổ chức thành công các cuộc hội thảo thường niên "Phật giáo và Bắc Âu" kể từ năm 2006.

Vello Vaartnou thành lập Hội Ái hữu Phật giáo Estonia vào năm 1982, và dưới sự hướng dẫn của ông, Hội Ái hữu này đã lập nên truyền thống thực hành Phật giáo và truyền thống Nyingma tại Estonia. Ông là người đầu tiên xây công trình kiến trúc Phật giáo tại Đông Âu vào thời Xô Viết.

Ông đã xây các bảo tháp từ năm 1982, va bảo tháp thứ 5 được ông xây tại Estonia vào năm 2008. Ông cũng tạo tác các cối kinh và xây chùa chiền. Ông là tác giả của cuốn Bách khoa Toàn thư Phật giáo bằng tiếng Estonia, là người sáng lập Đảng Quốc gia Độc lập Estonia và được công nhận là bậc thầy về tranh thangka ở tầm quốc tế.

(ERW - February 18, 2012)

 

2012-02-014

Trên: Bảo tháp thứ 5 của Vello Vaartnou
Dưới: Bảo tháp đầu tiên tại Bắc Âu, do V.Vaartnou xây vào năm 1984
Photos: EWR  

2012-02-015




TÍCH LAN: Hội nghị Phật giáo Quốc tế về chủ đề "Những thách thức trong Thiên niên kỷ mới đối với Phật giáo"
 

Hội nghị Phật giáo Quốc tế 2012 về chủ đề "Những Thách thức trong Thiên niên kỷ Mới đối với Phật giáo" được tổ chức tại trường Đại học Anuradhapura Buddhasravaka Bikshu (ABBU) từ ngày 17 đến 19-2-2012 là một sự kiện rất thành công, Phó giáo sư trường ABBU là Thượng tọa T.S.Nayake đã phát biểu với nhận định như vậy tại lễ bế mạc của hội nghị 3 ngày này.

Hội nghị có sự tham dự của 150 tăng sĩ, học giả và trí thức đại diện cho các trường đại học và tổ chức Phật giáo quốc tế từ 15 nước (như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung quốc, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan, Áo, Nepal v,v.) đã đươc Thủ tướng Tích Lan D.M.Jayaratne khai mạc vào ngày 17-2-2012.

Trong 3 ngày hội nghị, 21 phiên họp đã diễn ra về các chủ đề như Phật giáo và các vấn đề toàn cầu, các vấn đề tu học đương thời, Di sàn Phật giáo, các vấn đề gây tranh cãi của Phật giáo, Công nghệ Biểu tượng Phật giáo đối với Phật giáo, phụ nữ và Phật giáo, chiến tranh-hòa bình và Phật giáo v.v...

(dailylk.com - February 21, 2012) 




2012-02-016
Thủ tướng Tích Lan D.M.Jayaratne phát biểu khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế 2012 - Photo: dailylk.com

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lễ kỷ niệm 2.600 năm thành lập Chùa Shwedagon

 

TIN ẢNH: Ngày 22-2-2012 tại Yangon, hàng nghìn người mặc lễ phục, đi chân trần qua các lối đi bằng đá cẩm thạch của ngôi chùa Shwedagon linh thiêng nhất Miến Điện trong lễ kỷ niệm năm thứ 2.600 ngày thành lập chùa. Đây là một lễ hội thường niên được phục hồi sau khi bị cấm trong hơn 20 năm dưới thời chính quyền quân sự trước đây.

 

2012-02-017
2012-02-018

1/Ngày 21-2-2012, Chùa Shwedagon được thắp sáng trong quá trình chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày thành lập năm thứ 2.600.

2012-02-019

2/ Các cô gái Miến Điện mặc lễ phục đang chờ tham gia lễ kỷ niệm năm 2.600 của chùa Shwedagon.

·                 2012-02-019

3/ Các tín đồ Miến Điện rước kiệu Phật trong lễ kỷ niệm.

2012-02-021

4/ Phụ nữ Miến Điện trong trang phục cổ tham dự lễ.


5/ Các nam Phật tử trong lễ phục đang cầu n2012-02-022guyện trước khi các nghi lễ kỷ niệm diễn ra.

Photos: AP (February 22, 2012)

 

 

HOA KỲ: Người Tây Tạng cử hành lễ Losar (Năm Mới Tây Tạng) tại Greenwood, Washington

 

TIN ẢNH: Tu viện Sakya của Phật giáo Tây Tạng tại Greenwood đã cử hành lễ Losar vào ngày 22-2-2012. Sau các lễ cầu nguyện và nghi lễ, cuộc diễn hành Tây Tạng Tự do được Hội Tây Tạng Washington tổ chức đã diễn ra từ tu viện này đến Công viên Westlake.

 

2012-02-023

Một Phật tử buộc những lá cờ cầu nguyện bên ngoài Tu viện Sakya của Phật giáo Tây Tạng tại Greenwood sau các lễ cầu nguyện Losar vào ngày 22-2-2012.

2012-02-024

Các em nhỏ tụ tập bên ngoài tu viện Sakya sau các lễ cầu nguyện Losar.

2012-02-025

2012-02-026
Bên ngoài tu viện Sakya, một đám đông tập trung lại để lấy những vốc tsampa (lúa mạch rang) để dùng trong các lễ cầu nguyện Losar. Tsampa đôi khi được gọi là lương thực quốc gia của Tây Tạng, được dùng trong chế độ ăn uống, nhưng cũng được dùng để ném đi trong nhiều nghi lễ.

Photos: The Seattle Times (February 23. 2012)

 

  

ẤN ĐỘ: ‘Phật giáo đã toàn cầu hóa nền văn hóa Ấn Độ’

 

Varanasi, Uttar Pradesh – Phật giáo không chỉ ảnh hưởng đến nghệ thuật và văn hóa của đất nước mà còn toàn cầu hóa nền văn hóa Ấn Độ. Với nhận định ấy, vào ngày 21-2-2012, Trung tâm Ưu tú thuộc khoa lịch sử của trường Đại học Mahatma Gandhi Kashi Vidyapeeth (MGKV) đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia trong 7 ngày về ‘Vai trò của Phật giáo trong Hội nhập Văn hóa của Ấn Độ’ tại hội trường hội thảo của khoa này.

Tiến sĩ Gopal Yadav, người phát ngôn của MGKV, cho biết có hơn 70 đại biểu - bao gồm sinh viên, các học giả nghiên cứu, giảng viên cao cấp - từ các trường đại học và cao đẳng của thành phố đã tham gia hội thảo 7 ngày này.

Trong hội thảo, các chủ đề khác nhau - như ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghệ thuật Ấn Độ, ảnh hưởng của Phật giáo trong việc nâng cao hội nhập xã hội và các tổ chức xã hội khác nhau của đất nước, văn học Phật giáo ảnh hưởng đến văn học Ấn Độ thời Trung cổ - và nhiều chủ đề liên quan khác đã được thảo luận đầy đủ.

(The Buddhist Channel – February 25, 2012)

 

 

THÁI LAN: Bảo tàng Di tích Phật Pháp

 

Bangkok, Thái Lan – Bảo tàng Di tích Phật Pháp ở Đường Rama III là một trung tâm rộng 1.500 mét vuông, trưng bày hàng nghìn tượng - phần lớn là của Phật giáo, cùng với một số tượng của Ấn Độ giáo và đạo Bà La Môn.

Bảo tàng do một gia đình người Mã Lai gốc Hoa điều hành, mỗi ngày có từ 150 đến 800 người đến tham quan.

Phó chủ tịch của Bảo tàng là ông Clifford Chuan nói rằng gia đình ông đã chọn Thái Lan để lập bảo tàng vì đất nước này là một trong những trung tâm quan trọng của Phật giáo quốc tế, và rằng họ mở bảo tàng để phục vụ cộng đồng, để giáo dục công chúng.

Trưng bày nghệ thuật Phật giáo và các di tích từ Cam Bốt, Ấn Độ, Trung quốc, Tây Tạng và các vùng đất châu Á khác, Bảo tàng Di tích Phật Pháp mở cửa miễn phí cho công chúng hàng ngày từ 10 am đến 9pm.

(Bangkok Post – February 26, 2012)

 

2012-02-027


Ba bản sao tượng Phật Ngọc được trưng bày tại Bảo tàng Di tích Phật Pháp

 2012-02-028

Bảo tàng Di tích Phật Pháp (Thái Lan)

 

 

NGA: Tổng thống Medvedev ca ngợi vai trò xã hội của Phật giáo Nga

 

Moscow, Nga – Tổng thống Medvedev đã ghi nhận hoạt động hiệu quả của cộng đồng Phật giáo Nga trong việc tạo được sự hòa hợp dân tộc và tôn giáo trong nước. Ông phát biểu trong thông điệp chúc mừng cộng đồng Phật giáo nhân lễ Năm Mới Phật giáo Sagaalgan rằng những giá trị của Phật giáo và những truyền thống của các dân tộc đang thực hành Phật giáo tại nhiều nước là một phần không thể tách rời của văn hóa và lịch sử đất nước Nga.

Ông nói, “Phật tử Nga cẩn thận gìn giữ di sản của tổ tiên và hoạt động vì sức khỏe tinh thần và thể chất của thế hệ trẻ. Tất cả điều này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau”.

Về phần mình, Thủ tướng Vladimir Putin cũng có ghi nhận về vai trò công chúng có hiệu quả của cộng đồng Phật giáo Nga và nói rằng Phật giáo có “ những cơ hội lớn cho sự phục hưng” các truyền thống của mình.

(Big News Network.com – February 28, 2012)






Trở về Mục Lục 

Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2022(Xem: 2706)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2805)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
11/04/2022(Xem: 2766)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2854)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2884)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 6047)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2601)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 2350)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2669)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 2533)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]