Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

13/06/201520:34(Xem: 14544)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 2, 2013)
Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Xây dựng ngôi chùa Thái lớn nhất thế giới bên ngoài Thái Lan

 

Raynham, Massachusetts – Một toà nhà lớn đang được xây dựng trên đường South Street East ở thị trấn Raynham.

Công trình kiến trúc này là chùa Watnawamintararachutis, ngôi chùa Phật giáo Thái lớn nhất bên ngoài đất nước Thái Lan.

Đây cũng là một trung tâm thiền, nơi mọi người có thể đến và tham dự các lớp hàng tuần do các tăng sĩ Thái giảng dạy.

Hiện nay có 6 nhà sư sống trong chùa với 2 giáo viên tình nguyện, Arnun Popardit và Jutawat Ob-Om, là những người lưu trú ở đây trong một năm để dạy ca vũ Thái truyền thống cho trẻ em và người lớn.

Chùa cũng tổ chức các lễ và lễ hội suốt năm, thu hút hàng trăm người từ khắp vùng New England.

Các nhà sư đã đến Raynham vào năm 2005 sau khi tìm kiếm một nơi tại bang Massachusetts để định cư và xây ngôi chùa để tôn vinh quốc vương Thái Lan, người sinh ra tại thành phố Cambridge thuộc bang này vào năm 1927.

(The Sun Chronicle – February 22, 2013)

 

 

blank

Ngôi chùa Thái lớn nhất đang được xây dựng tại Raynham - Photo: Angela Smith

 

 

ẤN ĐỘ: Triển lãm “Con đường – Hành trình qua cuộc sống” tại Delhi

 

Delhi, Ấn Độ - Từ ngày 23-2-2013, phòng triển lãm Art Spice tổ chức cuộc triển lãm nghệ thuật mang tên “Con đường- hành trình qua cuộc sống”, nhằm giới thiệu về lối sống của người Thái.

Các tranh trưng bày biểu hiện lối sống Phật giáo, từ triết lý và biểu tượng tôn giáo cho đến tín ngưỡng. Triển lãm cũng là một nỗ lực để dẫn dắt người xem vào một thế giới nội tâm của 8 hoạ sĩ người Thái, vốn được truyền cảm hứng từ du lịch, triết học và tâm linh.

Các tranh này cũng nhằm mục đích giới thiệu về niềm tin tinh thần trong Phật giáo của đất nước Thái Lan.

(Buddhist Art News – February 22, 2013)

 

blank

Một tranh của triển lãm “Con đường – Hành trình qua cuộc sống” - Photo: Buddhist Art News

 

 

HÀN QUỐC: Sách Phật giáo bán chạy nhất tại Hàn quốc

 

Seoul, Hàn quốc - Sách của Thượng toạ Haemin là cuốn bán chạy nhất – trên 2 triệu bản – từ hơn một năm nay.

Sách của ông có tựa đề “Thấy gì khi ta nghỉ ngơi”, được xuất bản vào năm ngoái (ngày 1-1-2012) và giữ nguyên vị trí đầu danh sách bán chạy nhất trong 13 tuần – từ tháng 5 đến tháng 7.

Người ta ghi nhận hơn 1 triệu bản đã được bán trong vòng 6 tháng.

Và một lần nữa, trong 6 tháng kể từ cột mốc của việc bán trên 1 triệu bản  nói trên, cuốn sách của ông hiện nay là cuốn bán chạy hàng đầu tại Hàn quốc, với hơn 2 triệu bản đã bánra.

Kyobo, Cửa hàng sách lớn nhất của Hàn quốc, cho biết trong số 100 sách bán chạy nhất trong năm qua có 5 cuốn được viết bởi các tăng ni Phật giáo, là điều chứng minh rằng đạo Phật đang trở lại trong trào lưu của cuộc sống hàng ngày ở Hàn quốc.

(Mahabhodi IP – February 26, 2013)

 

 

CAM BỐT: Lễ Phật giáo Meak Bochea tại Núi Odong

 

Odong, Cam Bốt – Ngày 25-2-2013, hơn 2.000 người đã đến Núi Odong để mừng lễ Meak Bochea, một trong những ngày linh thiêng nhất của Phật giáo.

“Theo thần thoại, Meak Bochea là ngày Đức Phật tiên đoán và thông báo về ngày mà Ngài sẽ đạt được sự giác ngộ và nhập niết bàn”, nhà dân tộc học Ang Choulean của trường Đại học Mỹ thuật Hoàng gia nói.

Meak Bochea không được tổ chức rộng rãi như lễ Phật Đản, nhưng vẫn là một ngày lễ quan trọng đối với những Phật tử thuần thành.

Một quan chức thuộc Uỷ ban Quốc gia về Tổ chức Lễ hội Quốc gia và Quốc tế nói rằng buổi lễ do 2 vị cao tăng chủ trì. Chư tăng ni và Phật tử thắp nến và hành lễ tại Núi Odong vì đây là nơi tương truyền có chôn 3 xương của Đức Phật.

(UPI – February 26, 2013)

 

 

TRUNG QUỐC: Tác phẩm điêu khắc bằng bơ tại chùa Ta’er

 

Amdo, Thanh Hải - Hàng năm, vào buổi tối của Lễ hội Đèn lồng, một cuộc triển lãm các tác phẩm điêu khắc bằng bơ được tổ chức tại chùa Ta’er thuộc Tu viện Phật giáo Tây Tạng Kumbum.

Chương trình thu hút hàng trăm nghìn Phật tử và du khách mỗi năm. Các tác phẩm điêukhắc bằng bơ không chỉ nổi tiếng về giá trị nghệ thuật cao mà còn vì quá trình sản xuất phức tạp của chúng.

Chu đáo đến từng chi tiết, các tăng sĩ kiêm nghệ nhân tại chùa Ta’er chuẩn bị kỹ lưỡng trong 3 tháng cho cuộc triển lãm mỗi năm một lần này.

Phần khó nhất là phải giữ tác phẩm ở nhiệt độ âm cho đến khi nó được tạo hình.

Chư tăng nghệ nhân tại chùa Ta’er bắt đầu tạo tác các tác phẩm vào tháng 10. Họ chọn bơ tốt màu trắng và sau đó, khi hơ nóng bơ, họ thêm những màu sắc khác nhau vào.

Sau khi bơ hoá cứng, các nhà sư khắc nó thành những hình dạng khác nhau như bông hoa, chim chóc và Đức Phật. Tác phẩm được ngâm trong nước đá lạnh... để giữ nguyên được từng bông hoa hoặc từng phần của Đức Phật trong một hộp khuôn tinh xảo.

(Buddhist Art News – February 27, 2013)

 

blankblankblank 

Tác phẩm điêu khắc bằng bơ tại chùa Ta’er - Photos: Yang Jiao

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5577)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
10/04/2013(Xem: 5125)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5712)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
10/04/2013(Xem: 5056)
Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.
10/04/2013(Xem: 4575)
Các con số thống kê chính thức của viện Thống Kê Úc Đại Lợi cho thấy rằng trong 5 năm vừa qua, những người dân Úc Đại Lợi không tin vào Thượng Đế (vô tôn giáo) đã giảm đi. Điều không thể chối cãi là các tín đồ Ki-Tô tiếp tục giảm sút nhiều hơn đối với đạo Anh Cát Giáo và đạo Nhà Thờ Hợp Nhất (Uniting Church), còn đạo Thiên Chúa La Mã bị giảm tượng đối ít hơn. Trong khi đó số người tự coi là vô thần giảm đi hơn là con số của năm năm về truớc. Vào năm 2001 chỉ có hơn 15% dân số bị xếp loại vô tôn giáo, so với 16.5% vào năm 1996. Các tôn giáo có tín đồ gia tăng là đạo Hồi và đạo Ấn, vì lý do di dân.
10/04/2013(Xem: 5118)
Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
10/04/2013(Xem: 5017)
Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.
10/04/2013(Xem: 5413)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
10/04/2013(Xem: 4998)
Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của Vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào 2 bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới 2 góc độ tiêu biểu: 1). Giới hàn lâm, của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện Đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (Viết tắt "Bản Nikam") và 2).
10/04/2013(Xem: 4908)
Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa. Cho đến vào khoảng thập niên 70, nhà nước thực hành cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự viện lần lượt khôi phục sinh hoạt tôn giáo, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo lại quá hiếm hoi, không đủ người kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]