Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm

24/03/201517:12(Xem: 4855)
Phật Giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm

 

chua-xa-loi-1Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có  ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền  Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.

Hai nhân vật thường xuất hiện với bọn học trò ngồi học ở khuôn viên Chùa Xá Lợi là bác Mai Thọ Truyền và bác Lê Ngọc Diệp -- cả hai cụ đều là dân Nam kỳ Miền Tây, thường đón các sư Nam Tông lên Sài Gòn trọ học khi quý thầy chưa có chỗ cư ngụ. Do vậy, hình ảnh hở vai và chiếc áo kiểu chư tăng  Nam Tông nơi sân chùa cũng bay phất phới trong trí nhớ của tôi, mỗi khi nghĩ về một thời thơ ấu.

Và tôi nhận ra rằng, năm nay là một năm đặc biệt của Phật Giáo Thái Lan: một dấu mốc 50 năm, và một dấu mốc  40 năm. Năm mươi năm là gần trọn đời người -- đối với rất nhiều người. Nhưng 50 năm là một chặng đường đặc biệt của Phật Giáo Thái Lan: dấu mốc của năm 1965, khi Phật Giáo  Thái Lan bắt đầu hiện diện vững vàng ở Hoa Kỳ và Anh quốc, với hai ngôi chùa Thái Lan đầu tiên dựng lên ở hai quốc gia, một ở Châu Mỹ, một ở Châu Âu.

*

Nhưng tôi chỉ đọc nhiều về Phật Giáo Thái Lan, nhiều năm sau khi ra hải ngoại. Lý do, tôi thuộc loại chậm, nên học tiêng Anh rất là mệt nhọc. Chỉ được cái là siêng học, siêng đọc -- tôi phải tự nhìn nhận rằng, lý do siêng chỉ vì mình chậm, nên phải lấy cái tinh tấn bù vào.

Ngôi chùa Thái Lan đầu tiên ở Anh là tại London năm 1965, và rồi dọn sang thị trấn Wimbledon để có khuôn viên rộng hơn, có tên là Buddhapadipa Temple -- gọi như nhiều người quen gọi là Wat Buddhapadipa.

buddhayaram-temple

Ngôi chùa Thái Lan đầu tiên ở Hoa Kỳ là Buddhayaram Temple, lúc đầu là trụ sở Buddhist Study Center năm 1965 và rồi sau đó cộng đồng gốc Thái Lan biến thành chùa.

Như thế, năm 1965 có vẻ như tiền định đối với Phật Giáo Thái Lan khi đặt chân trên cả Mỹ và Anh.

Khi đã đủ tiếng Anh để đọc và tìm hiểu về Phật Giáo Thái Lan, tôi đã có nhiều kiến thức về vấn đề bộ phái và đã trải qua nhiều phương pháp thiền tập. Tôi luôn luôn tự xem mình như học trò của Ngài Bồ Đề Đạt Ma và của Phật Giáo Tây Tạng -- đặc biệt là say mê đọc sách của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, và có nhiều thiện duyên với Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, cũng là một giáo sư ở UCLA và là tác giả một số sách về Phật Giáo.

Tôi không bao giờ quên kỷ niệm khi Thầy Gyeltsen bảo anh Tenzin Dorjee (một giáo sư Phật học ở CSU Fullerton) phải chở Thầy tới tận nhà tôi để tặng sách, mà nhà mình thì lôi thôi, nhỏ xíu, dựng ven các vách là sách chất hàng chồng, không có đủ tủ mà cất sách.

Lúc đó là năm 2003. Thầy Gyeltsen và anh Dorjee lộ vẻ phải đi cho khéo, kẻo là đổ sách. Ký tên vào sách xong, Thầy Gyeltsen đi ra 4 góc nhà và ngoài sân để làm phép, kiểu Phật Giáo Tây Tạng. Tôi lặng lẽ chắp tay bước theo, dù chẳng hiểu gì. Nhưng đời mình đã trải qua quá nhiều huyền bí, nên đã rất trọn lòng tin. Thầy Gyeltsen viên tịch năm 2009, tháng trước là tròn 6 năm đi xa; đã có tin là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận một em bé là hậu thân của Thầy Gyeltsen và đã đưa về Dharamsala dạy đạo. Còn Giáo sư Dorjee là cựu tu sĩ PG Tây Tạng, đang dạy ở CSUF, vẫn gọi nhà văn Nhã Ca là “Mom” (Má) vì tình thân, vì nhà văn này là học trò trực tiếp của Thầy Gyeltsen và từng đi Dharamsala tu học trực tiếp với Ngài Đạt Lai Lạt Ma.

*

ajahn-chah

Nhưng cảm xúc của tôi với Phật Giáo Thái Lan vẫn luôn luôn tươi mới, mỗi khi đọc về Đại sư Ajahn Chah. Những hình ảnh các vị sư hở vai và mặc áo vàng Nam Tông vẫn hiện ra trên các trang giấy, giữa các trang lật qua sột soạt – cũng y hệt như thời tôi còn thơ ấu.

Lẽ ra là phải khác lắm chứ. Đúng ra, có khác là với nhiều vị sư khác. Nhưng với Ngài Ajahn Chah vẫn là một tiền định.

Cũng nên kể về một nhân vật: Tiger Woods, chàng lực sĩ chơi golf  từng thắng cả chục giải vô địch thế giới. Tôi không ưa môn thể thao này, vì mình chẳng hiểu gì cả. Nhưng đặc biệt chú ý tới chàng này  vì anh ta là hàng xóm, cùng ở Quận Cam, tự nhận là Phật Tử, có mẹ mang nửa dòng máu Thái Lan. Anh này nói rằng anh tập thiền để giữ lòng cho lặng lẽ giữa những trận đấu.

Dĩ nhiên, người ta tới với Thiền từ nhiều hướng khác nhau, và với nhiều ý định khác nhau. Thí dụ, các bác sĩ Mỹ đưa Thiền Chánh Niệm vào bệnh viện để  giúp chữa trị cho bệnh nhân; các sinh viên dùng thiền để thư giãn, giảm căng thẳng và tăng trí nhớ khi học thi; các trại giam Mỹ dạy Thiền cho tù nhân để giảm bạo động… Còn anh Tiger Woods tập Thiền là để chuẩn bị thắng các giải vô định về golf. Nhưng Đức Phật nói rõ rồi: Phật pháp là để thoát khổ, để giải thoát sinh tử luân hồi. Các ứng dụng khác, hiển nhiên chỉ là phụ.

*

Nhìn dưới mắt sử gia, cũng có một dấu mốc cực kỳ đặc biệt: 50 năm về trước, có ngôi chùa Thái Lan đầu tiên lập ở Anh và Mỹ (năm 1965); và 40 năm về trước, chính Ngài Ajahn Chah, vào năm 1975, là người lập ra ngôi tự viện đầu tiên để đào tạo các nhà sư ngoại quốc -- cụ thể, người Tây Phương.

wat-pah-nanachat-buddha-2

Ngài lập ra chùa Wat Pah Nanachat (tên tiếng Anh là International Forest Monastery) ở phía đông bắc Thái Lan, 15 kilômét cách thị trấn Ubon Rachathani. Trong ngôi chùa này, tu sĩ gồm nhiều quốc tịch, truyền thông và giảng dạy thuần bằng Anh ngữ. Trụ trì đầu tiên nơi này là Ngài Ajahn Sumedho, học trò lớn của ngài Ajahn Chah. Ngài Ajahn Sumedho sinh năm 1934 tại Seattle, Hoa Kỳ, có tên đời là Robert Kan Jackman. Và bây giờ truyền thống Thai Forest Tradition đã có nhiều chùa khắp thế giới, nhờ các vị sư Âu-Mỹ tu học từ ngôi chùa ở núi rừng Udon.

Như thế, năm nay 2015 là những dấu mốc lớn cho Phật Giáo Thái Lan: tròn 50 năm vào Mỹ, Anh; và tròn 40 tuổi ngôi tự viện huấn luyện các sư Âu-Mỹ.

*

Tôi nhận ra rằng, Phật Giáo Thái Lan có một dấu mốc lớn, rất lớn: Thiền pháp do Ngài Ajahn Chah dạy. Nó rất là gần với những gì tôi học Thiền từ Việt Nam.

Như bài pháp năm 1976 của Ngài Ajahn Chah, bản Anh ngữ có tên là “The Two Faces of Reality” (Hai Mặt Của Thực Tại). Nơi đây sẽ, trích dịch từ “The Empty Flag” (Lá Cờ Tánh Không).

Chỗ này, xin ghi nhận rõ rằng, chữ Không thường dịch từ  “empty” (tĩnh từ) hay chữ “emptiness” (danh từ) – không có nghĩa là “không gì hết.” Nếu thuần nghĩa như thế là rơi vào hư vô luận. Thí dụ, nói “vô niệm” không có nghĩa là “không có niệm” và chỉ nên hiểu là “không dính vào bất kỳ niệm nào, dù là niệm lành dữ, thương ghét…” và bởi vì nó vốn là Không.

Trong Anh văn, “cái không gì hết” nên và thường được dịch là “nothingness”; nghĩa này nghịch với “emptiness.”

Do vậy, chữ Không trong Bát Nhã Tâm Kinh mang nghĩa là “Thực Tướng Không.” Nhận ra như thế, sẽ thấy rằng Ngàì Ajahn Chah không nói gì khác với Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Tông Trung Hoa.

Nơi đây, xin dịch lời Ngài Ajahn Chah như sau:

“Tôi một lần đọc một cuốn sách về Zen (Thiền Tông). Trong  Zen, quý vị biết là, người ta không giảỉ thích nhiều. Thí dụ, nếu một nhà sư ngủ gục trong khi ngồi thiền, người ta lấy gậy đánh vào lưng người ngủ gục. Khi môn đệ có lỗi bị đánh gậy, sư có lỗi bày tỏ lòng biết ơn bằng cách cảm ơn người kia. Trong pháp Zen, học nhân được dạy là phải cảm ơn đối với mọi cảm thọ giúp cho mình có cơ hội tiến tu.

Một hôm, có một hội chúng các sư tụ họp. Ngoài sân, một lá cờ bay trong gió. Bấy giờ có tranh cãi về chuyện làm sao lá cờ bay trong gió. Một nhà sư nói rằng vì có gió, trong khi vị sư khác nói rằng vì có lá cờ. Do vậy, họ tranh luận, và bất đồng với nhau. Họ sẽ có thể cãi nhau mãi như thế  cho tới ngày họ chết. Tuy nhiên, thầy của họ can thiệp và nói, “Không ai trong hai sư này đúng cả. Hiểu đúng phải là, không có lá cờ và không có gió.”

Đây là pháp tu nhé: không có gì hết, không có lá cờ và không có gió. Nếu có lá cờ, rồi sẽ có gió. Nếu có gió, rồi sẽ có lá cờ. Quý vị nên chiêm nghiệm, suy ngẫm về điều này cho tận tường cho tới khi quý vị nhìn thấy đúng lẽ thật. Nếu [quý vị] suy nghĩ đúng, rồi sẽ không còn gì hết. Nó là tánh không, là rỗng rang – không có lá cờ và không có gió. Trong cái Không tuyệt vời đó, không có lá cờ và không có gió. Không có sinh, không có già, không có bệnh, không có tử. Cái hiểu tục đế của chúng ta về lá cờ và gió chỉ là một khái niệm. Trong thực tướng, không có gì hết. Thế đấy! Không có gì hơn là các tên gọi trống rỗng.

Nếu chúng ta tu học trong cách này, chúng ta sẽ thấy cái toàn thể, và tất cả các vấn đề của chúng ta sẽ kết thúc. Trong cái Không tuyệt vời này, Thần Chết sẽ không bao giò tìm ra quý vị. Không có gì để già, để bệnh và để chết bám theo. Khi chúng ta thấy và hiểu như thực, tức là hiểu đúng, rồi sẽ chỉ có cái Không tuyệt vời này. Nơi đây sẽ không còn chút gì “chúng tôi”, không “chúng nó”, không “tự ngã” gì hết…” (1)

Đó là ngôn ngữ Thiền Lâm Truyền Thái Lan của ngài Ajahn Chah, cũng là ngôn ngữ Thiền Tông Đông Độ, không thể khác hơn. Đó là Bát Nhã Tâm Kinh, là Kinh Kim Cương.

Tôi đã rất mực hạnh phúc khi gặp ngôn ngữ của Ngaì Ajahn Chah. Đó cũng chính là ngôn ngữ tôi trình bày trong tác phẩm “Thiền Đốn Ngộ - Và Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” (2) – sách này vừa xuất bản cuối năm 2014, bởi nhà xuất bản Hồng Đức, đang bán ở nhiều nhà sách tại Việt Nam.

Và bây giờ, tôi đã vui mừng gặp lại các phù điêu Thái Lan trên tường chánh điện Chùa Xá Lợi  ngay trên trang sách của Ngài Ajahn Chah. Và bây giờ, tôi cũng có thể nói rằng, tôi là Phật Tử Thái Lan chính hiệu. Đúng vậy, chính hiệu Thai Forest Tradition.

GHI CHÚ:

(1) Nguyên văn Anh ngữ ở:

https://www.ajahnchah.org/book/Two_Faces_Reality1.php

 (2) Tác phẩm "Thiền đốn ngộ và Những lời dạy từ các thiền sư Việt Nam xưa" có thê tìm ở:http://tinyurl.com/ThienDonNgo  

PHOTO:

 geshela-book-signed

Thủ bút của Đại sư Tây Tạng Geshe Tsultim Gyeltsen trên sách “Mirror of Wisdom

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 4918)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6174)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10357)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6196)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7727)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7343)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6048)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5921)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4714)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
20/03/2011(Xem: 12657)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]