Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Dòng Sākya Tiêu Vong

19/03/201408:18(Xem: 20034)
38. Dòng Sākya Tiêu Vong
blank

Dòng Sākya Tiêu Vong



Sau khi đã chuẩn bị xong lương thực, tướng tráng, binh hùng, voi ngựa sung sức, khỏe khoắn nhất, đức vua Viḍūḍabha thân chinh dẫn đại quân rầm rộ nhắm hướng kinh thành Kapilavatthu trực chỉ. Voi ngựa đi rung rinh như địa chấn. Quân lính đi phăng phăng như gió bão.

Bao nhiêu năm với mối hận trong lòng, và lời thề “lấy máu của dòng tộc Sākya để rửa chân” như mải còn văng vẳng bên tai của mình, đức vua Viḍūḍabha thúc hối đại quân tiến nhanh cho bọn địch không kịp trở tay. Ông lẩm bẩm: “Phải đánh mạnh như chẻ tre. Phải đột ngột tập kích như trên trời rơi xuống!”

Đức Phật cứ nấn ná mãi tại thị trấn Medataḷumpa, thuộc quốc độ Sākya mà chưa chịu rời chân đi, nhiều vị tỳ-khưu không hiểu lý do tại sao. Riêng chư tôn giả có thắng trí thì tường tận nguồn cơn sự việc hơn. Chuyện đức vua Pāsenadi và cái chết bi thương của ông, đức Phật biết; và ngài lại khá an tâm trong cuộc hội thoại cuối cùng của đức vua về cái gọi là “pháp truyền thống” đã ăn sâu vào tâm trí ông.

Mấy hôm sau, trời đang nắng nóng, đại quân của Viḍūḍabha đã đến biên giới hai nước, ông chậm rãi xuống voi nghỉ ngơi giây lát dưới một cội đa to, tàn nhánh rậm rạp, xanh um mát mẻ. Một vị tướng từ xa bước lại, tâu báo với Viḍūḍabha là có đức Phật ngồi bên kia biên giới, dưới một cội cây cành lá thưa thớt. Viḍūḍabha vốn rất tôn kính đức Phật, nhất là sau khi nghe vài lời của ngài, đức vua Pāsenadi đã vội cho phục chức ngôi vị của hoàng hậu và của thái tử.

Vội vã bước sang biên giới thuộc địa phận Kapilavatthu, đức vua Viḍūḍabha thành kính đảnh lễ đức Phật rồi thưa rằng:

- Trời nắng to như thế này, sao đức Thế Tôn không qua bên kia biên giới, ngồi dưới bóng cây râm mát, mà lại ngồi ở chỗ trơ trọi, trống không trên đầu như thế này?

Đức Phật trang nghiêm đáp:

- Bóng râm của cây lá, không mát mẻ đâu, tâu đại vương!

- Trẫm không hiểu!

- Phải! Đại vương phải suy nghĩ mới hiểu được! “Bóng râm của thân tộc” mới thật sự là mát mẻ, tâu đại vương!

Nghe câu “bóng râm của thân tộc”, đức vua hiểu ngay: “Đức Thế Tôn là dòng dõi Sākya, ngay chúa của dòng dõi Sākya anh hùng, ông ngoại ta, cũng phải ôm hôn chân bụi của ngài!” Nghĩ thế xong, Viḍūḍabha thẩn thờ giây lát rồi tức khắc ra lệnh lui quân. Quả vậy, ông là ai mà lại dám tiến quân sang Kapilavatthu khi đức Thế Tôn đã ngồi ở đấy trong “bóng râm của thân tộc, bảo vệ dòng dõi Sākya”?

Về triều chỉ hơn tháng là đức vua lại hậm hực không yên. Do sợ đức Phật nên ông cho quân thám báo dò la để biết ngài đang ở đâu. Hôm nọ, khi hay tin đức Phật đã trở về Kỳ Viên tịnh xá rồi, mừng quá, Viḍūḍabha lại dẫn đại quân đi. Đến biên giới, quân tiền trạm báo là đức Phật vẫn ngồi ở cội cây cũ, thế là Viḍūḍabha lại lủi thủi dẫn quân về. Rồi mấy tháng sau, lần thứ ba, cũng vậy.

Kiên nhẫn đến lần thứ tư thì không còn thấy đức Phật dưới cội cây trơ trọi ngán đường họ nữa, Viḍūḍabha vui mừng, tiến quân như vũ bão.

Sở dĩ đức Phật không ngăn cản, bảo vệ cho Sākya nữa, là vì ngài biết, cộng nghiệp của dòng tộc Sākya sắp tận tuyệt rồi. Mọi hỗ trợ của thiện nghiệp, duy trì đời sống của họ bây giờ đã đến hồi yếu ớt, không còn phát huy năng lực, dẫu là chút ít. Họ gây nhân, bây giờ cái quả đã chín muồi. Thuở xưa, một kiếp nọ, cả dòng tộc Sākya sinh sống tại một ngôi làng chài, do tham lam thu nhập, họ đã đồng tâm hiệp sức cả già trẻ nam nữ cùng bỏ thuốc độc cả một dòng sông, thế là cá mẹ, cá con, cá to, cá nhỏ chết nổi lềnh bềnh trắng hếu cả mặt nước. Do ác nghiệp ấy nên mối hận thù của Viḍūḍabha chỉ như là sứ giả của quả báo đến đòi lại sinh mệnh mà thôi!

Đức vua Viḍūḍabha không gặp một lực cản nào, từ biên giới cũng như đến gần kinh thành. Hoàng tộc Sākya đã biết tin từ lâu, và họ cũng đang cố ý chờ đợi sự diệt vong này! Chuyện cô thị nữ Kapilā lấy sữa rửa chỗ ngồi của Viḍūḍabha là một sự sỉ nhục thái tử quá đáng, cô đã bị đức vua Mahānāma cho cạo đầu và bắt sống đời nô lệ. Tuy nhiên, đức vua Sākya còn suy nghĩ sâu xa hơn. Tại sao những năm tháng trở lại đây, đức Thê Tôn không giảng cho hội chúng con em hoàng gia những pháp cao hơn, lui tới chỉ là những pháp sơ cơ nhân thiên mà thôi? Và tại sao, đức Thế Tôn giảng nói cặn kẽ cả bề rộng, bề sâu về ngũ giới, mà tôn giả Ānanda cũng vậy? Phải chăng, đức Thế Tôn biết cái gì đó sắp xảy ra, và ngũ giới chính là chiếc phao sinh mệnh và phước báu mai hậu cho họ? Và nhờ vậy mà dòng họ Sākya ai cũng giữ giới rất tốt; tướng sĩ, quân lính, thị vệ đều thế cả.

Đại quân của Viḍūḍabha quả thật là hùng hậu, họ bao vây kinh thành mấy lớp, một con chuột cũng không thoát ra ngoài được. 

Do quyết tâm tận diệt Sākya để lấy máu rửa chân mình nên Viḍūḍabha cho bắn mấy trăm tên thư vào thành: “Không cho bỏ chạy, không cho đầu hàng; giỏi thì cứ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, mũi tên cuối cùng. Ta sẽ tru diệt Sākya để trả mối hận xưa!”

Viḍūḍabha chờ đợi. Buổi chiều, mấy chục mũi tên thư hồi âm: “Bà ngoại cháu mất rồi, còn ông ngoại đây, ngoại thương cháu vô cùng, cháu muốn giết cả ngoại nữa ư?”

Viḍūḍabha cho tên thư hồi đáp: “Ngoại thì được tha! Nhưng tất thảy Sākya thì diệt hết!”

Đợi thêm một ngày nữa không thấy tin tức gì, Viḍūḍabha phất cờ lệnh tấn công. Thế là voi, ngựa đạp rào, đạp chông gai, bắt thang qua hầm chông, quân lính dậy đất vang trời hô xung phong, tiến đến gần thành. Tuy nhiên, một trận mưa tên kinh hoàng phủ chụp xuống, đội quân tiên phong chững lại. Quyết không lùi bước, Viḍūḍabha cho tiến quân đợt hai, đợt ba, nhưng đều bị bật ngược ra phía sau vì hằng ngàn mũi thần tiễn bắn chính xác mục tiêu nơi thân người, nơi voi, nơi ngựa không hề sai trật.

Viḍūḍabha thật không ngờ sự chống trả mãnh liệt của Sākya, và cái tài thần tiễn bách phát bách trúng của họ. Bây giờ ông mới nhớ đến cái dòng dõi vốn nức tiếng anh hùng từ thời lập quốc, đúng là danh bất hư truyền!

Thấy sự “tổn thất” quá lớn, Viḍūḍabha sợ hãi ra lệnh tạm lui quân. Một viên tướng từ mé gần thành chạy ra, thưa:

- Tại sao đại vương lại cho lui quân?

- Vì ta tổn thất quá lớn!

- Không phải vậy! Tướng lãnh, voi ngựa, binh lính không ai bị thương cả.

- Tại sao?

- Vì tất cả tên đều không có tẩm độc, lại được lấy đi mũi sắc nhọn, ai cũng chỉ bị đau chút ít, sưng tấy đỏ lên mà thôi.

Do giữ ngũ giới tốt, thà mình bị giết chứ không thể giết người, đấy là cái lệnh nhân đức của đức vua Mahānāma. Tuy nhiên, cái tâm nhân đức ấy không làm cho Viḍūḍabha rung động, mà ngược lại, ông càng cho quân tiến lên, vì biết tiến lên cũng không chết.

Thế rồi, cổng thành bị phá, quân của Viḍūḍabha tràn vào như nước vỡ bờ, không còn đội quân nào, mũi tên nào ngăn chặn bước tiến của họ nữa.

Không phải ai trong thành này cũng là Sākya sát-đế-lỵ nên Viḍūḍabha ra lệnh chỉ tìm giết tộc Sākya mà thôi. Thế là một cuộc tàn sát kinh hoàng xảy ra trong lịch sử châu Diêm-phù-đề. Không kể già trẻ lớn bé, hễ xác định qua khí giới, qua trang phục, qua diện mạo, sắc tướng quý tộc là họ giết, chỉ chừa lại các giai cấp khác.

Có một số người thuộc dòng dõi Sākya không cam tâm chịu chết một cách oan uổng nên họ đã dùng mưu, người thì cầm một cọng cỏ, người thì cầm một cành lau.

Biết kinh đô này ai ai cũng có ngũ giới nên không giết người như vừa rồi, quân của Viḍūḍabha khi gặp một người nghi ngờ là họ hỏi, do họ biết chiến sĩ Sākya không nói dối:

- Ngươi có phải là Sākya không?

Nếu là người nắm cọng cỏ thì họ đưa cọng cỏ lên, trả lời:

- Không phải sākya, tôi là cọng cỏ!

Nếu là người cầm cành lau, khi được hỏi, họ trả lời:

- Không phải sākya, tôi là cành lau!

Câu thứ nhất, nguyên văn pāḷi là “Na sāko, tiṇnanti”; câu thứ hai là “Na sāko, naḷoti”. Do âm “sāko” na ná như “sākya” nên quân lính Viḍūḍabha dù sao cũng là người nước khác, phát âm hơi khác, cứ tưởng là kẻ kia phủ nhận mình là Sākya nên họ không giết. Thế là có hai nhóm người bảo toàn được mạng sống. Nhóm thứ nhất, nhóm cọng cỏ, sau này được gọi là Cỏ thích-ca (Tiṇasākiya); nhóm thứ hai, sau này được gọi là Lau thích-ca (Naḷasākiya).(1)Ngoài hai nhóm người này được sống, còn nhóm thứ ba cũng không bị giết đấy là đức vua Mahānāma, con cháu của gia đình và thuộc hạ tùy tùng.(2)

Trận tru diệt ấy, máu đổ khắp nơi, Viḍūḍabha đắc thắng, hể hả dẫm chân lên từng vũng máu – coi như là đã lấy máu Sākya để rửa chân mình; sau đó, đem theo cả đại gia đình, tùy tùng của đức vua Mahānāma rồi rút quân về.

Đại quân dừng chân nghỉ ngơi nơi một vùng sông nước. 

Viḍūḍabha quát bảo thị nữ và tùy tùng chuẩn bị một buổi tiệc để ông đãi đằng ông ngoại.

Đức vua Mahānāma tự nghĩ: “Cháu ta vì hận thù mà trở thành kẻ đại ác, nói với nó về đạo lý, về lẽ phải thì chỉ như nước đổ đầu vịt! Ta không cùng chết với những chiến sĩ giữ giới ‘thà bị người giết chứ không thể giết người’ là ta đã có lỗi với họ. Bữa tiệc mà cháu ta đãi, chỉ như một món ‘vinh quang thừa’, có lẫn lộn máu của dòng dõi Sākya, nuốt nó thì có khác gì nuốt cục sắt nóng ở địa ngục?” Như đã có lời giải, ông ôn tồn nói với Viḍūḍabha:

- Hãy để cho ta tắm một chút, người lấm láp khó chịu quá!

Thế rồi, ông ra xa ngoài triền sông, lấy tảng đá cột vào búi tóc rồi từ từ đi xuống nước cho đến ngập đầu: Đức vua đã tự xử mình cho tâm hồn được yên ổn – vì ông không thể sống chung với kẻ ác!(1)

Đợi hoài cả canh giờ không thấy đức vua Mahānām trở lại, Viḍūḍabha nghi là ông ngoại đã tìm cách tẩu thoát rồi, tuy nhiên, ông cũng không bận tâm lắm, ăn vội qua quýt rồi ra lệnh lên đường.

Tối hôm sau, đại quân lại hạ trại bên bờ sông Aciravatī, chia làm hai đội, một đội nghỉ giữa bờ cát, một đội ở trên sườn núi để khi có biến, ứng cứu lẫn nhau. Những người không bị quả báo ác nghiệp, do kiến, do côn trùng, hoặc do khó ngủ, xui khiến họ bỏ bãi cát lên ngủ trên cao. Những người bị quả báo ác nghiệp, cũng do kiến, côn trùng hoặc khó ngủ, xui khiến họ bỏ sườn núi, xuống ngủ giữa bãi cát. Thế rồi, chừng nửa đêm, mây đen mù mịt, mưa tuôn như thác đổ, cộng với dòng nước cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về. Cả đội quân trong đó có Viḍūḍabha chưa kịp hiểu chuyện gì, chưa kịp bỏ chạy – thì dòng lũ như những con thuồng luồng hung hãn, cuốn phăng tất cả lều trại, người vật, khí giới, vật dụng băng băng về hạ lưu. Chỉ còn những người ở bờ cao, sườn núi thì được sống sót.

Sau này, khi kể lại tích truyện này, chư vị kết tập sư đã ghi lại bài kệ của đức Thế Tôn:

“- Ai còn thu nhặt hoa hương

Đắm si, tham nhiễm bên đường, biết hay?

Tử Thần mang kẻ ấy ngay

Như cơn lũ cuốn ngủ say cả làng!”(2)

Rồi giảng rộng rằng: Cũng tương tự như vậy, tử thần chính là những dòng nước lũ, nó cuốn phăng tất cả chúng sanh dầu là phạm thiên, chư thiên, ma quân, vua chúa, người vật... không sót một ai. Tử thần cũng đang cất tiếng gọi báo động cho những ai đang say ngủ, đang với tham vọng quyền lực, công danh, địa vị, tài sản, đang khát khao say đắm ngũ trần, mê luyến hoa hương, phải mau mau tỉnh thức, nếu không, nó sẽ cuốn phăng kẻ ấy đi, nhấn chìm họ xuống biển tứ ác đạo, ngàn đời tối tăm, thống khổ không lối thoát.



(1)Chỗ này viết phòng theo Chú giải kinh Pháp cú (q.2, trang 128) của Trưởng lão Pháp Minh – có thay đổi từ “no” ra “na” và thêm dấu phẩy. Thay vì “No sāko tiṇnanti” – thành “Na sāko, tiṇnanti”, và “No sāko naḷoti” thành “Na sāko, naḷoti”. Người biên soạn rất dè dặt khi sửa như vậy, chưa có thì giờ kiểm chứng. Xin thông cảm.

(2)Theo Sử Phật giáo Ấn Độ, dòng Sākya không tuyệt hẳn. Những người Sākya sống sót, sau quy tụ tại vùng đất có nhiều chim công, nên họ lấy tên là Khổng Tước (Moriya). Do dòng máu anh hùng, bất khuất, tộc Moriya lại đông đúc, phú cường, hùng mạnh; tiên tổ của họ đánh chiếm nhiều lãnh thổ. Đại đế Asoka chính là hậu duệ của Moriya, cũng chính là cháu con nhiều đời của Sākya vậy. 

(1)Theo Pháp cú chú giải (nt), sau khi đức vua trầm mình dưới nước, Long vương quán thấy nguyên nhân nên cho rước về thủy cung, và ông đã lưu trú ở đây mười hai năm.

(2)Pháp cú 47: “Pupphāni heva pacinantaṃ,byāsattamanasaṃ naraṃ, suttaṃ gāmaṃ mahogho’va, maccu ādāya gacchati”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2012(Xem: 9007)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 5554)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 3835)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 28321)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 5686)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 8429)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 4818)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 3627)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 7292)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 3985)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567