Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Quả Báo Của Devadatta

19/03/201408:17(Xem: 26623)
37. Quả Báo Của Devadatta
blank

Quả Báo Của Devadatta


Bao tháng bao ngày sống trong cô độc, cô quạnh,(1)nhất là bị sự ruồng bỏ, sự sỉ nhục âm thầm của nhiều người, Devadatta cảm nhận thấm thía ác báo như lò lửa đang âm ỉ đốt cháy thân thể và tâm trí của mình. Quả thật là Devadatta đang hối hận, ăn năn, ray rứt không yên.

Tu viện tại sườn núi Gayāsīsa một thời huy hoàng, thạnh mậu, với sự cúng dường hào sảng hàng ngàn xe lương thực, thực phẩm của đức vua Ajātasattu như là giấc mộng đêm qua! Những vị tỳ-khưu có trí tài như Kokalikā, Kaṭamoraka-tissa, Khaṇḍade-viyāputta, Samuddadatta... từ thuở chung tay thành lập giáo hội mới đều đã lần lượt bỏ ông mà đi! Chuyện cảm động nhất là giờ phút cuối cùng của Kokalikā, lúc bệnh hoạn ghẻ lở, người bên cạnh giúp đỡ tận tình, lau rửa mình mẩy hôi hám của ông ta lúc lâm tử, lại là hai vị đại đệ tử của đức Tôn Sư! Ôi! Là tấm lòng của họ!

Hiện giờ đây, tại tu viện hoành tráng, mênh mông, đầy đủ tiện nghi này chỉ còn sót lại năm bảy ông tỳ-khưu thiểu trí, thiểu tài, thiểu hạnh... là còn nương tựa ông, như muốn bòn rút chút mật nhụy cuối cùng của đóa hoa đang rửa tàn phước báu, bởi ông, nhờ ông mà có!

Ngày nào cũng vậy, trên giường bệnh, câu đầu tiên mà Devadatta cất tiếng hỏi các vị tỳ-khưu còn sót lại quanh ông:

“- Đức Thế Tôn giờ ở đâu, ta muốn đến ôm bàn chân bụi của ngài mà sám hối, các ngươi hãy giúp ta!”

Thế rồi, câu trả lời thường là:

“- Ồ, thưa tôn giả! Đức Phật đang ở xa lắm! Chúng ta không thể đến đó được trên cái cáng, cái võng, khi tôn giả đang nằm bệnh như thế này!”

Lần khác, thì Devadatta, nghe được:

“- Tôn giả còn mơ ngủ ư? Tôn giả đã mưu sâu, kế độc hãm hại đức Thế Tôn, mà bây giờ còn mong đức Thế Tôn xá tội cho, có hão huyền không chứ?”

Devadatta đáp:

“- Các ông mà biết gì! Đức Thế Tôn không phải là con người nhỏ mọn như vậy! Tâm của một bậc Chánh Đẳng Giác, các ông làm sao có thể lấy hạt bụi mà so sánh với ngọn núi Sineru?”

Khi được bọn họ hỏi:

“- Cái tâm ư? Cái tâm ấy như thế nào?”

Thì Devadatta đáp:

“- Cái tâm ấy là mênh mông, là vô lượng, các ông với trí óc hạt cải, không hiểu nổi hư không và biển cả là gì đâu!”

“- Có thể ví dụ cụ thể được chứ?”

“- Ừ! Đức Thế Tôn với tâm đại bi vô lượng. Các ngươi chắc đã biết rồi! Và ta cũng biết rằng, với ta là tên xấu ác, âm mưu sát hại Phật, với tên cướp sát nhân Aṅgulimālā cầm đao rượt Phật, với con voi dữ Dhānapāla(1), với con trai của mình là Rāhula – tâm đại bi của đức Thế Tôn đều bình đẳng ngang nhau, đều tìm cách giúp họ đến nơi an vui hoặc giải thoát khổ đau cả thảy!”

Nói thế xong, Devadatta tóm tắt câu nói trên bằng bài kệ:

“- Vadhake devadattaṃhi

Core aṅgulimālake

Dhānapāle rahule ca

Sabbattha samamānato”.

Năn nỉ cả hằng chục lần dìu đến gặp đức Phật để sám hối đều bị nhóm tỳ-khưu từ chối, nhưng đến khi Devadatta đọc xong câu kệ thì họ liền động tâm, đặt ông ta lên chiếc giường tre rồi khiêng ông lên đường.

Ngàn dặm nhiêu khê, sông núi chập chùng, họ đã không nệ hà gian khổ, thay nhau cõng chiếc giường tre, mang ông tỳ-khưu một thuở đội đá vá trời, thương luân bại lý, bây giờ chi còn cái xác khô, thoi thóp thở. Nghe đức Phật đang ở Đông Phương lộc mẫu hoặc Kỳ Viên tịnh xá gì đó, thế là họ nhắm hướng tây bắc, nước Kosala, kinh thành Sāvatthi ngày đêm đội nắng dầm sương, lầm lũi như những bóng ma giữa nghĩa địa.

Cuối cùng, trải qua bao núi bao sông, họ cũng gần đến nơi. Devadatta chưa đến mà chư tỳ-khưu bộ hành đây đó đã biết, họ bạch Phật tâu trình tự sự.

Yên lặng một lát rồi đức Thế Tôn nói:

- Các ông biết không? Kiếp này, trong đời sống hiện tại này, Devadatta không thể gặp Như Lai được.(1)

Cho đến khi được báo là Devadatta đến gần cổng Kỳ Viên rồi, đức Phật vẫn nói:

- Dầu vậy, Devadatta cũng không có cơ hội diện kiến Như Lai được đâu!

Bây giờ thì Devadatta đã vào đến Kỳ Viên, ông ta yêu cầu cho nghỉ ngơi bên hồ nước, ông muốn tắm rửa sạch sẽ trước khi vào lạy đức Thế Tôn để sám hối tội lỗi của mình.

Khi Ānanda bạch Phật với tâm ý tốt của Devadatta thì đức Phật vẫn bảo:

- Nơi đó, nơi chỗ bờ hồ ấy, quả báo ác nghiệp sẽ làm việc với ông ta! Như Lai không cứu được! May ra thì ông ta tự cứu!

Và quả đúng như thế. Khi chiếc giường chạm đất, Devadatta ngồi dậy, thò hai chân xuống đất thì đất tự động lún xuống. Thế là trong lòng đất như có lực hút, nó hút dần dần, hút từ từ, nó nuốt hai chân dần đến đầu gối, nuốt đến thân bụng, đến cằm... Lạ lùng làm sao, là cho đến lúc ấy, Devadatha rất tỉnh táo, ông huy động toàn bộ sức lực, đưa hai cánh tay lên cao, chắp lên trán rồi nói to lên rằng:

- Đức Thế Tôn là bậc đại phước. Đức Thế Tôn là bậc Điều Ngự Trượng Phu. Đức Thế Tôn là bậc Thiên Nhân Sư. Đức Thế Tôn là bậc cao thượng nhất trong ba giới, bốn loài. Đệ tử còn chút xương cốt và hơi thở cuối cùng, xin được nương tựa nơi đức Thế Tôn!(1)

Sau khi tán dương đức Phật xong, Devadatta bị rút vào lòng đất sâu thẳm, không còn một dấu vết nào, các bậc có thắng trí cho biết, là ông ta đã tức khắc bị đọa vào địa ngục a-tỳ (acivī). Cả Kỳ Viên, cả tăng chúng đều kinh hoàng.

Sau đó, đức Phật dạy:

- Do ông ta đã biết tự cứu. Trong hơi thở cuối cùng, ông ta đã tự sám, đã tự biết nương nhờ, lại có đức tin trong sạch nên sau khi ở địa ngục một trăm ngàn đại kiếp, cuối cùng, ông ta cũng thành tựu quả vị Phật Độc Giác với tên hiệu là Aṭṭhisara!


(1)Dictionary of pāḷi proper names – nói là chín tháng sau khi hai vị đại đệ tử của Phật đến tu viện Gayāsīsa thuyết pháp thức tỉnh 500 vị tỳ-khưu trở về với Phật, Devadatta tức uất đến thổ huyết.

(1)Tên khác của voi - Dhānapālaka “voi giữ gìn của cải” trong câu chuyện đức Phật cảm thắng voi Nālagiri.

(1)Dictionary of pāḷi proper names cũng nói như vậy, trang 1110, quyển 1.

(1)Dịch thoát ý từ bài kệ: “- Imehi aṭṭhīhi tamaggapuggalaṃ. Devātidevaṃ naradammasārathini. Samantacakkhuṃ. satapuññalakkhaṇaṃ. Pānehi buddhaṃ saranaṃ upemi!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5468)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5549)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 4996)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13566)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10154)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5128)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4846)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12877)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5609)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5512)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]