Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Đông phương và Tây phương

06/01/201206:49(Xem: 5713)
4. Đông phương và Tây phương

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IX

ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO

IV. ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG

Ấn Độ trên con đường biến chuyển – Biến chuyển về kinh tế - Biến chuyển về xã hội – Chế độ tập cấp suy vi – Tập cấp và đoàn thể nghề nghiệp – Nhiệm vụ mỗi ngày mỗi lớn của phụ nữ.

Một người gần năm chục tuổi chưa hề biết một tiếng Anh mà rồi viết tiếng Anh hay được như vậy, thì phá một vài cái hàng rào ngăn cách Đông với Tây đâu phải là chuyện khó. Một thi sĩ khác nguyền rủa sự thống trị của phương Tây, vì từ khi Tagore mới chào đời, phương Tây đã xâm nhập phương Đông bằng mọi cách và đương làm thay đổi lần lần tất cả đời sống phương Đông. Một hệ thống gồm gần năm chục ngàn cây số xe lửa đã bao quanh các sa mạc và cao nguyên của Ấn và làm cho mỗi làng thay đổi bộ mặt; điện tín và báo chí đã đem tin tức của một thế giới đương biến chuyển lại cho những người quan tâm tới thời cuộc, các trường học Anh dạy tiếng Anh để tạo những công dân Anh đã vô tình tiêm cho học sinh những ý tưởng dân chủ, tự do của Anh.

Bị điêu đứng, cùng quẫn ở thế kỉ XIX, vì súng Anh tốt hơn, máy dệt của Anh sản xuất mạnh hơn, bây giờ Ấn Độ đã miễn cưỡng chịu theo chính sách kĩ nghệ hoá vậy. Ngành thủ công chết, xưởng máy mỗi ngày mỗi mọc thêm. Ở Jamsetpur, công ty “Tatar Iron and Steel” dùng 45.000 thợ và muốn truất ngôi bá chủ của Mĩ về ngành sản xuất thép. Sức sản xuất than của Ấn cũng đương tiến mạnh; chỉ trong một thế hệ nữa, Trung Hoa và Ấn có thể khai thác lấy các mỏ nhiên liệu và nguyên liệu cần thiết cho kĩ nghệ và về điểm đó, vượt được sức sản xuất của Âu và Mĩ. Các tài nguyên đó dư để thoả mãn nhu cầu trong nước, sẽ có thể cạnh tranh với phương Tây trên thị trường thế giới; các cường quốc xâm lăng châu Á rồi đây sẽ mất chỗ tiêu thụ hàng hoá; sự thịnh vượng của họ sẽ suy lần và bị các nước nhân công rất rẻ cạnh tranh gay gắt.

Ở Bombay, nay vẫn còn những xưởng lạc hậu như ở giữa triều đại nữ hoàng Victoria[18], trả cho thợ những số lương hồi xưa mà bọn Tory[19] thấy phải thèm thuồng[20]. Chủ nhân ông xưa là Anh, bây giờ là Ấn và bóc lột đồng bào họ cũng tàn nhẫn như bọn cá mập châu Âu, chứ không kém.

Cơ sở kinh tế của xã hội Ấn thay đổi thì tất nhiên các chế độ, tục lệ của dân cũng chịu ảnh hưởng. Chế độ tập cấp xưa dựng lên cho một xã hội ổn cố, nông nghiệp; nó tạo được trật tự nhưng không để cho cá nhân có tinh thần tự do, óc sáng kiến, tiến thủ, hi vọng cải thiện đời sống của mình; nó không khuyến khích óc sáng tạo, kinh doanh; cho nên khi cách mạng kĩ nghệ lan tràn vào Ấn thì nó không hợp thời nữa. Máy móc không phân biệt tập cấp, trong đa số các xưởng, các thợ tập cấp khác nhau làm việc sát cánh nhau; xe điện, xe lửa dành những toa sang trọng có giường cho những ai có tiền mua vé, bất cứ là ở tập cấp nào; các hợp tác xã và chính đảng thu nhận hội viên, đảng viên trong mọi tập cấp và ở trong rạp hát, ở ngoài đường, dù chẳng muốn thì Bà La Môn với tiện dân cũng phải chen vai thích cánh nhau. Một rajah tuyên bố rằng bất kì ai, dù ở tập cấp nào, theo tôn giáo nào cũng được ông tiếp kiến ở triều đình; một người Shudra (tập cấp thủ công) thành một ông vua sáng suốt ở Baroda; phong trào Brahma-Somaj tố cáo chế độ tập cấp và trong Đại hội quốc gia, tỉnh bộ Bengale đòi thủ tiêu mọi sự phân biệt tập cấp. Lần lần một tân giai cấp nổi lên, giàu sang, có quyền hành, trong khi giới quí tộc cổ nhất mỗi ngày một lụn bại.

Những từ ngữ để chỉ các tập cấp đương mất ý nghĩa rồi đó. Danh từ vaisyacòn được dùng trong vài cuốn sách, nhưng trong đời sống hàng ngày không ai dùng nữa. Danh từ shudracũng đã biến mất ở phương Bắc, còn ở phương Nam, thì nó trỏ một cách mơ hồ tất cả những người không phải là Bà La Môn. Mấy tập cấp thấp hèn hồi xưa đã được thay bằng ba ngàn “tập cấp”, gọi là tập cấp chứ thật sự là đoàn thể: chủ ngân hàng, thương gia, kĩ nghệ gia, điền chủ, giáo sư, kĩ sư, người gác đường, nữ sinh trung học, đồ tể, hớt tóc, đánh cá, đào kép, thợ mỏ, thợ giặt, xà ích, các cô bán hàng, các em đánh giày, hết thảy đều tổ chức thành những đoàn thể cùng nghề, nhưng khác với nghiệp đoàn phương Tây, nhất là ở điểm này: không ít thì nhiều, người nào cũng mong con cái nối nghiệp mình.

Bi kịch lớn nhất của chế độ tập đoàn là làm cho số tiện dân mỗi thế hệ một tăng thành thử tinh thần nổi loạn của họ mỗi ngày một mạnh, làm lung lay nền tảng của chế độ đó. Số người ti tiện, không được nhận vào tập cấp nào, thấy hàng ngũ của mình tăng lên hoài vì thêm những kẻ do chiến tranh hoặc không trả nổi nợ mà thành nô lệ, tất cả những trẻ mà cha là Bà La Môn, mẹ là Shudra, tất cả những kẻ khốn nạn làm những nghề quét đường, đồ tể, mãi võ, chèo thuyền, đao phủ mà luật Bà La Môn cho là những nghề đê tiện; mà số người đó tăng rất mau vì họ đẻ nhiều con, chẳng nghĩ gì tới tương lai cả, vì có còn gì đâu để mà mất. Họ nghèo khổ ghê gớm đến nỗi ăn ở rất dơ dáy, sự sạch sẽ đối với họ là một xa xí phẩm không thể nào hưởng được, người ta phải xa lánh họ là phải[21]. Cho nên luật tập cấp cấm một người tiện dân lại gần một Shudra quá bốn mét, lại gần một Bà La Môn quá mười chín mét. Nếu bóng của một người tiện dân chiếu vào một người trong bất kì tập cấp nào thì người này phải tắm gội để tẩy uế tức thì. Một kẻ “ngoài các tập cấp” mà đụng tới một vật nào thì vật đó hoá ra ô uế[22].

Trong nhiều miền ở Ấn, hạng người đó không được lại lấy nước ở các phông-ten, các giếng nước công cộng, không được vô các đền thờ có người Bà La Môn, không được cho con tới học trường bản xứ. Chính sách cai trị của người Anh một phần nào đã làm cho cảnh khổ của họ thêm điêu đứng, nhưng họ được bình đẳng trước pháp luật và được vô các trường học mọi cấp do họ điều khiển. Phong trào quốc gia, nhờ Gandhi mà cởi cho họ được nhiều sự trói buộc. Có thể rằng qua thế hệ sau họ sẽ được giải phóng.

Mặc khác, kĩ nghệ và các quan niệm phương Tây cũng đương làm giảm sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Sự kĩ nghệ hoá làm tăng tuổi kết hôn và giải phóng phụ nữ, vì muốn có thợ đàn bà thì trước hết người ta phải thuyết phục họ rằng gia đình là cái ngục, và phải thay đổi luật pháp để cho họ được hưởng tiền công của họ, khỏi phải nộp hết cho đàn ông. Sự giải phóng đó đã đưa tới nhiều cải cách. Hết cái lệ cưới gả con nít, muốn được làm phép cưới chính thức thì con gái ít nhất phải đủ mười bốn tuổi, con trai phải đủ mười tám tuổi; cái tục hoả thiêu quả phụ cũng không còn và số quả phụ tái giá mỗi ngày mỗi nhiều[23]. Không cấm chế độ đa thê, nhưng số người đa thê không có bao nhiêu; và các du khách thất vọng rằng gần như không còn bọn vũ nữ trong các đền nữa. Không có nước nào mà phong tục cải lương mau như vậy. Đời sống kĩ nghệ tại các thành thị làm cho phụ nữ cởi bỏ khăn che mặt, ra khỏi phòng khuê kín mít; hiện nay chỉ còn độ 6% phụ nữ chịu nhận tình cảnh cấm cung đó. Một số báo định kì đăng những bài rất linh động về các vấn đề nóng hổi nhất cho phụ nữ đọc; một hội hạn chế sinh dục đã thành lập và dám nhìn thẳng vào vấn đề nghiêm trọng nhất đó của Ấn. Trong nhiều tỉnh phụ nữ đã đi bầu và có người lãnh chức vụ trong chính quyền. Nhiều người có bằng cấp đại học, làm y sĩ, luật sư, giáo sư. Rồi đây có lẽ nhiệm vụ sẽ đảo ngược lại và phụ nữ sẽ cầm quyền[24].

Trong lời kêu gọi nẩy lửa dưới đây của một môn đệ Gandhi, ai mà chẳng thấy ảnh hưởng của phương Tây:

“Hỡi các bà các cô, hết cái chế độ Purdah cổ hủ rồi! Xin các bà các cô mau mau liệng hết xoong, chảo, nồi niêu vào một xó mà bước ra khỏi nhà bếp ngay đi! Chùi nước mắt đi để nhìn một thế giới mới đương tới. Để mặc đàn ông họ làm bếp lấy. Có biết bao việc phải làm cho Ấn Độ thành một quốc gia!”[25].

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 4494)
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 2 năm 2022, Pháp sư Diệu Tạng Giám tự Phật Quang Sơn Tây Phương Tự cùng đoàn Phật tử đã tổ chức buổi lễ truyền Tam quy Tam bảo và Ngũ giới cho các quân nhân tại Căn cứ Huấn luyện Thủy quân Lục Chiến, San Diego, Hoa Kỳ. Trước khi cử hành nghi lễ, Pháp sư Diệu Tạng giảng ý nghĩa Tam quy, Ngũ giới, gia trì chúc phúc cát tường cho các quân nhân luôn an trú trong chánh niệm và trong quân lữ luôn hùng dũng trong sự nghiệp giữ vững an ninh quốc gia.
17/02/2022(Xem: 4486)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
13/02/2022(Xem: 2581)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 4478)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
10/02/2022(Xem: 7527)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 5266)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 7674)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
09/02/2022(Xem: 18408)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/02/2022(Xem: 4330)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 3144)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567