Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Rabindranath Tagore

06/01/201206:49(Xem: 7108)
3. Rabindranath Tagore

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG IX

ẤN ĐỘ VÀ KI TÔ GIÁO

III. RABINDRANATH TAGORE

Khoa học và nghệ thuật – Một gia đình toàn những thiên tài – Tuổi trẻ của Rabindranath – Thơ của ông – Thơ chính trị - Thi phái của ông.

Nhưng mặc dầu bị áp bức, nghèo khổ, chịu trăm nỗi cay đắng, Ấn Độ vẫn tiếp tục sáng tác về khoa học, văn học, nghệ thuật. Giáo sư Jagadis Chandra Bose nổi tiếng khắp thế giới về công trình nghiên cứu điện học và sinh lí thảo mộc; còn công trình của nhà vật lí học Chandrasekhara Raman về quang học thì được giải thưởng Nobel. Một hoạ phái thành lập mới đây ở Bengale, dung hoà sự rực rỡ về màu sắc trong các bích hoạ Ajanta với nét vẽ tinh tế của các tế hoạ rajpute. Các bức hoạ của Abanindranath Tagore vừa có tính cách thần bí[11] vừa có cái tình cảm tao nhã trong những bài thơ nổi danh khắp thế giới của chú (hay bác) ông[12].

Gia đình Tagore là một trong những gia đình danh tiếng trong lịch sử. Davendranath Tagor là một trong những sáng lập viên rồi thành thủ lãnh phong trào Brahma-Somaj; giàu có, học rộng lại có đạo đức, ông về già được dân chúng Bengale trọng vọng. Các nghệ sĩ Abanindranath và Gogonendranath là hậu vệ của ông; còn triết gia Dwijendranath và thi sĩ Rabindranath Tagore là con ông.

Rabindranath sinh trưởng trong một gia đình phong lưu tao nhã; nhạc, thơ và các câu chuyện về những vấn đề cao thượng bao lấy ông như không khí chúng ta thở. Ngay từ tuổi thơ, ông đã có một tâm hồn ưu tú như một Shelley[13] nhưng không muốn chết yểu mà cứ muốn trẻ hoài; ông hiền từ tới nỗi sóc leo lên đầu gối và chim đậu lên bàn tay ông. Ông có một bộ óc quan sát mẫn nhuệ, sẵn sàng ghi lấy các điệu hoà âm (harmonique) cuốn xoáy của đời sống rồi lòng đa cảm, yêu thần bí của ông lọc lại mà làm thành thơ. Có khi ông ngồi hằng giờ ở bao lơn, để cho bản năng thi sĩ ghi hết những nét, vẻ đặc biệt, cử chỉ của khách qua đường, có khi suốt nửa ngày ông ngồi ở đi-văng trong phòng nhớ lại những mộng tưởng, hồi kí xa xăm. Ông viết những câu thơ đầu tiên trên một tấm đá đen[14], để có muốn sửa chữa thì bôi đi cho dễ. Chẳng bao lâu ông làm được những bài thơ rất đa cảm, dịu dàng để tả những cảnh đẹp của Ấn Độ, những vẻ duyên dáng của phụ nữ Ấn, những đau khổ của dân tộc Ấn; ông lại phổ những bài thơ đó vào nhạc nữa. Thơ ông được toàn dân hát lên và thi sĩ trẻ tuổi đó cảm động vô cùng mỗi khi đi chơi đâu mà nghe thấy lời thơ của mình ở trên miệng những nông dân cục mịch trong làng hẻo lánh nhất. Dưới đây là một bài của ông. Có thi sĩ nào vừa hoài nghi lại vừa âu yếm, làm nổi bật được cái vô lí nhưng rất thần tiên của ái tình lãng mạn như ông?

Nói cho em nghe đi, anh, tất cả cái đó có đúng không, có thật đúng không?

Khi mắt em sáng ngời lên thì những đám mây đen dông tố ùn ùn trong lòng anh.

Môi em dịu dàng như đoá hoa đầu tiên của một ái tình chớm nở, thật vậy không anh?

Hồi kí mấy tháng năm trước kia chưa mờ trong lòng em ư?

Mặt đất, dưới gót chân em, vang lên như một thụ cầm, thật vậy không anh?

Có thật vậy không, bóng đêm khi thấy em, thì sương rớt xuống như lệ, còn ánh sáng ban mai tưng bừng bao phủ thân em?

Có thật là lòng anh đã tìm em từ hồi khai thiên lập địa, trong khắp vũ trụ?

Rồi tới khi gặp em, nghe giọng nói, ngắm cặp mắt, làn môi, mớ tóc xoã của em, lòng anh đã dịu xuống?

Và còn điều này nữa, có thật là cái bí mật của Vô biên ở trong vừng trán nhỏ của em không?

Tất cả những cái đó có thật không anh, nói cho em nghe đi.

Những bài thơ đó có nhiều đặc sắc[15]; trước hết là một lòng ái quốc nồng nàn tuy kín đáo; một lòng hiểu biết ái tình và phụ nữ, thiên nhiên và đàn ông một cách tế nhị mà thường đàn bà mới có; tình cảm và bút pháp rất tao nhã làm cho ta nhớ tới các thi sĩ Tennyson[16]; sau cùng tác giả đã hiểu thấu đáo triết học Ấn. Nếu ai có dám trách ông thì có thể trách rằng bài nào cũng đẹp, đầy lí tưởng và có giọng âu yếm, thành thử đọc thấy đơn điệu. Trong thơ ông, phụ nữ bao giờ cũng thấy quyến rũ, đàn ông bao giờ cũng điên cuồng mê đàn bà, ham chết hoặc tôn sùng Thượng Đế; thiên nhiên đôi khi đáng sợ, nhưng luôn luôn vĩ đại, không bao giờ hoang lương hoặc xấu xí[17]. Có lẽ truyện nàng Chitra chính là truyện của ông: sau một năm yêu nhau, tình nhân của nàng là Arjuna chán nàng vì nàng lúc nào cũng hoàn toàn đẹp; chỉ sau khi nàng đã hết đẹp thành một người đàn bà khoẻ mạnh, cương nghị, làm mọi công việc lặt vặt hằng ngày thì chàng mới yêu nàng lại; đó chẳng phải là hình ảnh các cuộc hôn nhân hạnh phúc ư? Tagore có lần tự thú tật của mình một cách ý nhị, dễ thương:

Em ơi, thi sĩ của em định viết một anh hùng trường ca.

Nhưng hỡi ơi, anh vô ý để cho trường ca đó đụng nhằm mắt cá chân em, và thật tai hại,

Nó tan tành thành mảnh thơ ở dưới chân em đây này.

Ông vẫn tiếp tục làm thơ và khắp thế giới, trừ các nhà phê bình cố chấp, đều thích thơ ông. Ở Ấn Độ, người ta hơi ngạc nhiên khi hay tin ông được giải thưởng Nobel (1913); các đồng bào ông ở Bengale chỉ thấy những khuyết điểm trong thơ ông thôi, còn các giáo sư Calcutta chê ông viết tiếng Bengali rất tồi. Các thanh niên trong phong trào quốc gia không ưa ông vì ông vạch những cái tệ của đời sống luân lí Ấn nhiều hơn là hô hào được tự do về chính trị, và khi vua Anh phong tước cho ông (tòng nam tước: baronet) thì họ cho là một sự phản bội dân tộc. Nhưng ông không được hưởng lâu những vinh dự đó, vì do một sự hiểu lầm bi thảm, một đội quân Anh bắn xả vào đám đông ở Amritsar (1919), ông gởi trả phó vương Ấn tất cả những huy chương của ông cùng với một bức thư lời lẽ rất nghiêm khắc. Từ đó ông sống cô độc cho tới khi chết (1941). Mấy năm cuối cùng, ông có lẽ là một nhân vật kích động nhất thế giới: là nhà cải cách, ông có can đảm mạt sát chế độ làm nền tảng cho xã hội Ấn, tức chế độ tập cấp, đả đảo tín ngưỡng phổ thông nhất của dân tộc Ấn, tức thuyết luân hồi; là nhà ái quốc, ông mong nước ông được tự do, độc lập nhưng có can đảm chống chủ nghĩa bài ngoại, chê phong trào quốc gia có nhiều kẻ ích kỉ, hẹp hòi; là nhà giáo dục, ông tuyên bố rằng chán ngấy sự hùng biện và chính trị. Ông rút vào trong ashramcủa ông, nơi ẩn cư của ông ở Shantiniketan, tại đó ông dạy cho vài thanh niên cái đạo giải phóng tinh thần. Ông đứt ruột khi bà sớm qui tiên và khi tổ quốc ông bị mọi nỗi tủi nhục; ông thấm nhuần triết thuyết Vedanta;vì có tinh thần thần bí, ông do dự như Chandi-Das, ca tụng Thượng Đế mà cũng ca tụng đàn bà, nhưng nhờ hiểu biết rất rộng ông không còn lòng tín ngưỡng của tổ tiên ông nữa; còn về lòng yêu thiên nhiên, thì ông dùng tài thi ca thơ trẻ hoài của ông để chống với tiếng gọi của Thần Chết.

A, thi sĩ, bóng đã xế tà, tóc đã đốm bạc.

Mơ tưởng trong cảnh tịch liêu, thi sĩ có nghe thấy tiếng gọi của thế giới bên kia không?

Thi sĩ đáp: Bóng đã xế, và tôi lắng tai nghe, vì dù có khuya chăng nữa thì vẫn có thể có người trong làng gọi tôi.

Tôi thức để chờ khi có hai trái tim trẻ lang thang gặp nhau, hai cặp mắt năn nỉ tôi gảy một khúc đờn để phá sự im lặng của họ, nói thay cho họ.

Nếu tôi ngồi ở bờ cuộc sống này mà mãi suy tư về sự chết và thế giới bên kia thì ai dệt những lời ca say đắm cho họ?...

Tóc đốm bạc thì cũng mặc.

Tôi vẫn luôn luôn thấy mình trẻ như người trẻ nhất và cũng già như người già nhất ở làng này…

Hết thảy họ đều cần đến tôi và tôi không có thì giờ nghĩ đến kiếp vị lai.

Tôi cùng tuổi với mỗi người dân trong làng này, vậy thì tóc đốm bạc có gì là quan hệ?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7580)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 10686)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9957)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6132)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4477)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30968)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6740)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9668)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5674)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4258)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]