Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tiểu công nghệ

06/01/201206:49(Xem: 5264)
1. Tiểu công nghệ

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VIII
NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ

I. TIỂU CÔNG NGHỆ

Thời phát đạt của nghệ thuật Ấn Độ - Tính cách đặc biệt của nghệ thuật Ấn – Mối liên quan với kĩ nghệ - Đồ gốm – Nghệ thuật kim thuộc – Đồ gỗ - Đồ ngà – Đồ châu bảo – Vải vóc. 

Khi xét nghệ thuật Ấn Độ, cũng như xét mọi khía cạnh của văn minh Ấn Độ, ta không thể nào không khâm phục dân tộc đó: nghệ thuật của họ phát hiện rất sớm mà lại tiến hoá đều đều. Những đồ cổ đào được ở Mohenjodaro không phải chỉ toàn là những đồ cần thiết thường dùng hằng ngày, mà còn có những tượng đàn ông bằng đá vôi, râu ria xồm xoàm, giống người Sumérien lạ lùng, những hình đàn bà và hình loài vật bằng đất nung; những hạt trai và các đồ trang sức khác bằng hồng-mã-não (cornaline), bằng vàng đánh rất bóng. Một con dấu khắc nổi một con bò mộng, nét rất mạnh mẽ, làm cho ta phải kết luận rằng nghệ thuật ngày nay của chúng ta không tiến bộ hơn cổ nhân mà chỉ thay đổi cách biểu thị thôi.

Từ thời đó tới nay, trải qua năm chục thế kỉ, biết bao cuộc biến thiên, hưng phế, nghệ thuật Ấn đã thay đổi cả trăm lần kĩ thuật mà vẫn giữ được vẻ đẹp riêng của nó. Đôi khi sự tiến triển có vẻ đứt quãng, ta thấy mất vài cái khoen trong sợi dây, nhưng như vậy không phải là vì người Ấn đã ngưng chế tạo, xây cất trong những thời đó mà chỉ vì người Hồi xâm lăng đã cuồng nhiệt phá huỷ biết bao nhiêu công trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn, và vì thiếu ngân quĩ, các triều đại sau không đủ sức bảo tồn những công trình may mà thoát khỏi cảnh tàn phá đó.

Mới tiếp xúc lần đầu với nghệ thuật Ấn, chúng ta khó mà thưởng thức được hết cái hay, cái đẹp của nó: nhạc thì có vẻ kì cục, hoạ thì tối tăm, kiến trúc thì hỗn độn mà điêu khắc thì kì quá. Mỗi lúc ta phải nhớ lại rằng giám thức của mình là cái gì không vững, không chắc chắn, do truyền thống cùng ảnh hưởng của xã hội chung quanh gây nên, mà xã hội này luôn luôn hẹp hòi, có thiên kiến, như vậy khi phán đoán các dân tộc khác hoặc phê bình nghệ thuật của họ theo tiêu chuẩn, thành kiến của mình luôn luôn khác hẳn của họ, thì làm sao khỏi bất công với họ được.

Ở xứ nào cũng vậy, mới đầu một thợ thủ công cũng là một nghệ sĩ, rồi mãi sau tinh thần mới thay đổi, thợ thủ công không sản xuất một nghệ phẩm nữa, chỉ chế tạo những đồ dùng tầm thường, coi công việc của mình là một cực hình. Sau trận Plassey[1], xứ Ấn thoi thóp, nhưng trước kia, ở Ấn cũng như ở châu Âu thời Trung cổ, mỗi người thợ thủ công là một nghệ sĩ, món vật nào cũng có nét khéo riêng của người chế tạo. Ngày nay cũng vậy, tuy đâu đâu nhà máy cũng mọc lên thay thế các xưởng công nghệ, mà địa vị của thợ thủ công tụt xuống hàng lao công, nhưng tại các châu thành Ấn vẫn còn vô số cửa hàng nhỏ đầy nghẹt các thợ cặm cụi chạm trổ, làm các đồ trang sức, vẽ, thêu, dệt, hoặc làm các đồ bằng gỗ, bằng ngà. Có lẽ không có một dân tộc nào khác mà các nghệ thuật thủ công phồn thịnh bằng Ấn Độ.

Có điều này hơi lạ là đồ gốm ở Ấn chưa bao giờ đạt tới mức nghệ thuật; chế độ tập cấp cấm dùng hai lần một món đồ để chứa (bát, chén, bình…) trừ vài trường hợp đặc biệt vì vậy mà thợ làm gốm chỉ làm qua loa dùng tạm được thì thôi, tô điểm làm chi cho uổng công. Chỉ khi nào đồ dùng vàng hay bạc, như chiếc bình bạc ở Tanjore, hiện nay bày ở Victoria Institute tại Madras, hoặc cái khay đựng trầu bằng vàng ở Kandy, thì thợ thủ công mới chịu gắng sức làm cho có mĩ thuật. Có vô số đồ dùng làm bằng đồng đập[2]: cây đèn, chén, các thứ bình; một hợp kim màu xám đen tên là bidri, mà phần chính là kẽm, dùng để làm các hộp, chậu lớn, khay; người ta đắp nhiều lớp kim thuộc lên nhau, hoặc nhận, chạm vàng, bạc lên một vật bằng đồng. Người ta đục đẽo gỗ thành hình cây lá, loài vật đủ các hình thù. Ngà voi dùng để làm mọi đồ vật, từ những tượng thần thánh tới các con thò lò; hoặc để khảm vào các cánh cửa, các đồ bằng gỗ, các hộp, tráp chứa dầu thơm, son phấn. Người nghèo cũng như người giàu đều thích đồ trang sức, để đeo mà cũng để cất, chứa, thành thử nghề kim hoàn thịnh vào bậc nhất: thành phố Jaipur nổi tiếng về thứ men đỏ như lửa trên nền bằng vàng: móc trâm, châu, ngọc, dây đeo, dao, lược, thứ nào cũng rất nhiều kiểu, chạm hình hoa, loài vật hoặc thần thánh; trên một miếng bảo thạch nhỏ xíu để cho một Bà La Môn đeo, mà người ta chạm được hình năm chục vị thần khác nhau.

Còn về vải vóc thì chưa nước nào hơn được Ấn Độ và từ thời César tới nay, khắp thế giới đều quí các hàng Ấn
[3]. Đôi khi họ tính toán tỉ mỉ và khéo léo lạ lùng, nhuộm trước các sợi đường dọc và đường canh từng đoạn dài ngắn bao nhiêu đó, để khi dệt xong không phân biệt được bề mặt và bề trái. Từ thứ hàng len gọi là Khaddar tới thứ hàng gấm mịn thêu kim tuyến, từ thứ pyjama[4]rất đẹp tới những khăn “san” (châle) Cachemire[5] mà nhìn kĩ cũng không thấy đường khâu[6], thứ nào cũng rất đẹp, tỏ rằng nghệ thuật đã có từ lâu đời lắm, tinh vi lắm mà người thợ Ấn cơ hồ bẩm sinh là một nghệ sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1164)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
31/12/2023(Xem: 1234)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 1515)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
26/10/2023(Xem: 1970)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
09/08/2023(Xem: 1741)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
19/04/2023(Xem: 2481)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
17/03/2023(Xem: 2188)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
24/02/2023(Xem: 3169)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
15/02/2023(Xem: 10870)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567