Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Mahavira và các giáo đồ Jaїn

06/01/201206:49(Xem: 6744)
2. Mahavira và các giáo đồ Jaїn

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG II - PHẬT THÍCH CA

II. MAHAVIRA VÀ CÁC GIÁO ĐỒ JAЇN

Vị đại anh hùng – Tín ngưỡng Jaïn – Đa thần giáo vô thần – Tu khổ hạnh – Tự tử để cứu rỗi – Kết thúc

Vào khoảng giữa thế kỉ thứ VI trước công nguyên, một em trai sinh trong gia đình quí phái giàu có thuộc bộ lạc Lichchavi, ở ngoại ô châu thành Vaishali, ngày nay là tỉnh Bihar[3]. Song thân em mặc dầu có của, nhưng thuộc vào một giáo phái tin rằng sự tái sinh là một đại bất hạnh mà sự tự tử là một đại phúc trời ban. Khi con trai được ba mươi mốt tuổi, hai ông bà tự ý tuyệt thực để quyên sinh. Đứt ruột về hai cái tang đó, người con không màng thế tục nữa, cởi bỏ hết y phục, bỏ nhà cửa mà lang thang trong miền Tây Bengale như một nhà tu hành khổ hạnh để tìm huệ giác và sự thanh khiết. Sau mười ba năm hoàn toàn thoát li xã hội như vậy, ông được một nhóm đồ đệ tôn là Jina(có nghĩa là chinh phục), tức một vị đại sứ đồ, mà theo họ, cứ cách một khoảng thời gian đều đều nào đó lại xuất hiện để đem ánh sáng đạo đức cho Ấn Độ. Đồng thời họ đổi tên ông thành Mahavira, vị đại Anh hùng, và tự gọi là Jaïntheo tín ngưỡng đặc biệt của họ. Mahavira thành lập một tăng lữ tự nguyện sống độc thân và một phẩm chức, khi ông mất[4] số tin đồ lên tới mười bốn ngàn.

Lần lần giáo phái đó dựng nên một hệ thống tín ngưỡng và thành một trong những tôn giáo kì cục nhất trong lịch sử nhân loại. Từ một lí luận vô cùng thực tế rằng tri thức nào cũng bị hạn chế, có tính cách tương đối và nhất thời, họ đưa tới kết luận này là không có gì là hoàn toàn đích xác, cái mà ta cho là đúng thì xét theo quan điểm khác sẽ thấy là sai. Họ kể chuyện sáu người mù sờ voi. Người sờ cái tai, bảo voi là một cái nia lớn, người sờ cái cẳng, bảo voi là một cái cột tròn lớn. Vậy phán đoán của con người rất hạn chế, tuỳ hoàn cảnh, chỉ những đấng cứu thế, tức Jinacứ cách một thời gian đều đều lại xuất hiện mới nắm được chân lí tuyệt đối. Ngay những kinh Vedacũng chẳng giúp ta được gì, lời trong kinh không phải là lời thiên khải, chỉ do lẽ này là không có Thượng đế. Các giáo đồ Jaïn bảo không cần phải tưởng tượng ra một đấng Hoá công hoặc một Tối sơ Nguyên nhân nào đó, một em bé cũng có thể đả phá giả thuyết đó được, vì một đấng Hoá công tự sinh, một Tối sơ Nguyên nhân không có nguyên nhân, là điều vô lí, không hiểu nổi cũng như một thế giới tự xưng không có nguyên nhân. Thà cứ bảo rằng vũ trụ đã có từ thuở nào tới giờ, cứ biến chuyển, thay đổi hoài hoài, do những năng lực cố hữu của nó, chứ chẳng có ý chí của một vị thần nào cả, thà cứ bảo như vậy lại còn dễ nghe hơn. Nhưng tinh thần Ấn Độ không hợp với một chủ trương tự nhiên cố chấp tới mức đó. Phái Jaïnsau khi mời Thượng đế rời khỏi thiên đường rồi, bèn đưa hết các vị thần trong sử và trong huyền thoại của họ vô. Rồi họ cũng tổ chức các tế lễ, cũng dốc lòng thờ phụng những vị thánh đó, chỉ khác là họ coi các ngài cũng chết, cũng luân hồi, chứ không phải là những đấng sáng tạo và làm chủ vũ trụ. Họ cũng không phải là duy vật, họ chấp nhận quan điểm nhị nguyên, có tinh thần và vật chất, và cho rằng vạn vật, ngay cả đá và kim thuộc cũng có linh hồn. Linh hồn nào đã sống một đời không tội lỗi thì sẽ thành một Paramatman– tức tối cao linh hồn – và trong một thời gian khỏi phải đầu thai. Chỉ những linh hồn cao cả nhất, hoàn toàn nhất mới được “giải thoát” vĩnh viễn, những linh hồn đó gọi là Arhat, thượng đẳng thần, sống vui vẻ như các thần của Epicure, trong một cõi xa xăm nào đó, không tác động được tới công việc của loài người, nhưng khỏi phải đầu thai.

Muốn được giải thoát thì theo họ phải sống khổ hạnh và giữ đúng “giới luật” ahimsa(bất tổn sinh – tuyệt đối tránh không gây thương tích cho một sinh vật nào[5]). Nhà tu hành Jaïn nào cũng phải đọc năm lời nguyện dưới đây: không giết bất kì sinh vật nào, không nói dối, không lấy một vật gì nếu không phải là vật tặng, giữ sự thanh khiết và từ chối mọi thú vui của xã hội bên ngoài. Họ cho cái vui của ngũ quan là một tội lỗi; lí tưởng phải đạt được là thản nhiên với vui, khổ, hoàn toàn không bị ngoại vật chi phối. Một tu sĩ Jaïn không được phép cày ruộng vì như vậy phải vỡ đất, giết các côn trùng trong đất. Cũng không được uống mật, sợ làm hại đời sống của ong, không được lọc nước để uống sợ sẽ làm chết các sinh vật nhỏ li ti trong nước, đốt đèn thì phải che chung quanh ngọn đèn để cho các loài sâu (như con thiêu thân) khỏi vô ý đụng vào lửa, và đi đâu phải quét sạch đất ở phía trước để khỏi dẫm nhằm các sinh vật. Không bao giờ được giết bất kì con vật nào dù để tế lễ, và nếu theo đúng tín ngưỡng cho tới cùng thì nên lập những trại, những chuồng, như ở Ahmedabad, để nuôi các loài vật già hoặc bị thương. Chỉ có mỗi sinh mạng cho họ có quyền diệt là sinh mạng của chính họ. Đạo của họ chấp nhận sự tự tử, đặc biệt là cách tuyệt thực để tự tử vì cách đó để tỏ rằng đã hoàn toàn thắng được cái ý chí mù quáng muốn sống. Một số lớn giáo đồ Jaïn chết cách đó và hiện nay các trưởng phái còn tuyệt thực để chết.

Tại một xứ mà cuộc sống thời nào cũng gay go thì một tôn giáo phủ nhận cuộc sống như vậy chắc được nhiều người theo lắm, nhưng ngay ở Ấn Độ, lối tu khổ hạnh quá mức đó làm cho tôn giáo khó truyền bá được rộng. Ngay từ buổi đầu, giáo phái Jaïn luôn luôn chỉ là một thiểu số, và ở thế kỉ thứ VII, khi nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua, thấy họ đông và có uy thế, có lẽ chính là thời cực thịnh của họ sau một lịch trình tiến hoá không sôi nổi gì lắm. Vào khoảng 79 sau công nguyên, có một sự chia rẽ về vấn đề khoả thân, từ đó hai phái: phái Shwetambara– bận áo trắng – và phái Digambaramà y phục chỉ là không khí. Ngày nay cả hai phái đều ăn bận theo thời và theo tục trong miền, chỉ riêng các vị thánh của họ là hoàn toàn khoả thân đi ngoài đường. Hai phái đó lại chia làm nhiều tiểu phái nữa: phái Digambara chia làm bốn tiểu phái, còn phái Shwetambara chia làm tám mươi bốn tiểu phái. Cộng cả hai phái hiện nay chỉ gồm 1.300.000 tín đồ trên một dân số 320.000.000. Chính thánh Gandhi cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh của tôn giáo đó, ông coi giới luật ahimsalà qui tắc trong đời sống và đời hoạt động chính trị của ông, ông chỉ quấn một miếng vải ở dưới bụng và rất coi thường sự tuyệt thực tới chết. Các tín đồ Jaïn có quyền được coi ông là một trong những Jinacủa họ, cứ cách một thời gian đều đều hạ giới đầu thai để chuộc tội cho thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 3793)
BBC News đã vinh danh nhà hoạt động xã hội Phật giáo, nữ Cư sĩ Phật tử Manjula Pradeep, một nhà hoạt động Nhân quyền, hoạt động vì quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi nói riêng là người Dalits và Phụ nữ trong gần ba thập kỷ ở Ấn Độ.
10/12/2021(Xem: 3142)
Cuộc họp báo khẩn để thành lập Ủy ban Cứu nguy tình trạng Chính phủ Công giáo Roma thiên vị tôn giáo, xuyên tạc Phật giáo được tổ chức tại Văn phòng Trung ương Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul vào lúc 16 giờ ngày 2/12/2021. Ủy ban Hành động liên nghị đã quyết định với một phản ứng kịp thời, dứt khoác đối với sự cố liên tiếp bởi thành kiến, thiên vị tôn giáo của chính quyền Công giáo Roma.
08/12/2021(Xem: 2513)
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn phối hợp với Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Toàn cầu hậu kỳ Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇). Hội nghị đã mời các nhà tư vấn gốc Hoa kiều tại Bồ Đào Nha, các nhà quản trị tài chính xuyên quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh, công nghệ truyền thông, các nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực khác đồng hài hòa bên nhau để thảo luận những vấn đề cốt lõi cấp bách nhất mà cả nhân loại thế giới đang phải đối mặt.
06/12/2021(Xem: 2781)
Hiệp hội Sinh viên Đại học và Phật tử Hàn Quốc (대불련, K.B.U.F) lên án "một nguyên nhân khác gây ra xung đột dưới danh nghĩa an ủi người dân". Trong khi cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích chiến dịch chấn hưng nền kinh tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (문화체육관광부) dẫn đầu, những sinh Phật tử tại các trường Đại học đã bắt đầu nêu lên những vấn đề nóng bỏng của giới trẻ hiện nay.
01/12/2021(Xem: 5155)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 2624)
Những lời tri ân và chia buồn sâu sắc, sau sự từ giã trần gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh là một cựu Thủ tướng chính phủ và là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Quốc vương Norodom Sihamoni.
30/11/2021(Xem: 2471)
Tại Tịnh thất của Ngài, Dharamsala, Bắc Ấn Độ vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, đáp lời thỉnh cầu của Palas Athena, một tổ chức phi chính phủ Brazil, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề "Giáo dục Tâm Trí Lực vào thiên niên kỷ mới" (新千禧年的心智教育), sau đó là phần vấn đáp.
28/11/2021(Xem: 3305)
Pho tượng Phật Dhammakaya Thep Mongkol khổng lồ cao 69m được tạo dựng ngay trung tâm quận Thon Buri, thủ đô Bangkok, Thái Lan sắp được hoàn thành, thu hút sự chú ý của cộng đồng Phật tử cả trong và ngoài xứ sở chùa Vàng. Nhưng việc Khánh thành có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
27/11/2021(Xem: 2757)
Ngày 24 tháng 11 vừa qua, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow đã đến ngôi già lam Phật Quang Sơn Đông Thiền Tự, Kuala Langat, Selangor Darul Ehsan, Malaysia, và được sự tiếp đón nồng hậu bởi Trụ trì Pháp sư Giác Thành, Tổng Giáo khu Phật Quang Sơn Singapore, Malaysia, Ấn Độ; hai bên rất hoan hỷ trong trao đổi về các vấn đề tôn giáo và văn hóa, nhất trí rằng chỉ thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, để tạo hòa bình, xã hội hài hòa.
24/11/2021(Xem: 4423)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]