Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn "Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"

24/11/202121:35(Xem: 3553)
Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn "Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"

Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn
"Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật"
 (Buddhist Economics: Toward a Happier Society)
 

Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là Kinh tế học đạo Phật(Buddhist economics). Có lẽ đây là lần đầu tiên một thuật ngữ như vậy xuất hiện trong tâm trí tôi; nó nghe có vẻ thâm sâu của triết lý bí truyền đối với tôi, thậm chí là phép nghịch hợp (oxymoronic), nhưng ngày nay chúng ta có thể tự tin nói rằng nó đã phát triển thành một ngành độc lập cùng với vật lý, toán học hoặc lịch sử. Sách đã được viết trên đó, các bài giảng đã được truyền tải như thế. Kinh tế học đạo Phật vẫn đang ở một giai đoạn cần được chúng ta chú ý nhiều hơn, nhưng với tiềm năng phát triển thành một khoa học xã hội phong phú hơn và hoàn thiện hơn, mang một trí tuệ sâu sắc hơn - một điều còn thiếu trong các mô hình kinh tế hiện đại. 


Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật 1

Đây là một chủ đề hấp dẫn, bởi vì nó tương đối mới lạ cũng như là sự hợp nhất giữa khoa học xã hội và truyền thống tâm linh. Kinh tế học đạo Phật đã được phát triển chủ yếu ở phương Tây, có nền văn hóa bắt nguồn từ các tôn giáo Thiên Chúa-Do Thái (Judeo - Christian), nhưng người dân ở phương Đông đang bắt đầu chú ý đến nó. Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Kinh tế Lao động và Quản lý Nguồn nhân lực, Công nghệ và xã hội tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ nói với tôi rằng bà đã nhận được lời mời từ những nước xa xôi như Sri Lanka đến nói chuyện về chủ đề này. Cá nhân tôi muốn thấy kinh tế học đạo Phật được nhiều người từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đón nhận: những người đứng trên bục giảng tại các cơ sở giáo dục đại học cũng như những người trong chính phủ, những người đưa ra các chính sách tác động đến xã hội ở cả cấp độ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.


Những thắc mắc được đặt ra là tại sao chúng ta có cần phát triển kinh tế học đạo Phật? Ngày nay, nhiều người trong chúng ta chỉ trích các thực hành kinh tế thông thường thiếu một số khía cạnh quan trọng: lòng vị tha vô điều kiện, chủ nghĩa vị tha, sự hào phóng thực sự, sự mãn nguyện và là con đường cao quý và là phương pháp đẳng cấp "sự hạnh phúc vô điều kiện" (unconditional happiness, 無條件的幸福). Rất cần có và khao khát một cái gì đó giống như kinh tế học đạo Phật bao hàm tất cả các nguyên tắc này, là những nguyên tắc không thể thiếu đối với sự thịnh trị phú cường của bất kỳ một quốc gia nào. Điều này không có nghĩa là kinh tế học đạo Phật phản đối hạnh phúc trần thế hay tiện nghi vật chất. Nó cũng không đề xuất một trạng thái tâm trí thần bí nào đó như là mục tiêu xứng đáng duy nhất để tìm kiếm. Nhiều Phật tử coi hạnh phúc của xã hội là thứ có thể được phát triển thông qua bốn giá trị tốt lành: Phật pháp, Phồn vinh, niềm Hỷ lạc và sự Giải thoát. Trong nhiều nghi lễ Phật giáo, có thể tìm thấy những câu kinh cầu nguyện cho các quốc gia và thế giới được phong phú bởi bốn giá trị phúc đức cát tường này. Có một buổi lễ phổ biến của người Tây Tạng được gọi là cầu cho sự Thịnh vượng (Yangbod) được tiến hành để từ hóa bốn giá trị này. Người dân ở Tây Tạng thường mời các vị Lạt Ma đến thực hiện nghi lễ này cho gia đình và đám cưới.


Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự mãn nguyện và đức hạnh bên trong, thậm chí Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Bhutan còn phát triển một mô hình khái niệm chính xác cho một xã hội tốt đẹp, được điều hành bởi các nhà lãnh đạo sáng suốt và nơi công dân được hưởng bốn giá trị phúc đức cát tường này. Cho đến ngày nay, nhìn xung quanh, thật khó để tìm thấy một quốc gia đáp ứng các tiêu chí này. Nhiều năm về trước khi đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rằng Hoa Kỳ có thể được chọn làm bằng chứng sống cho việc nhân loại có thể tạo ra một quốc gia lý tưởng trên trái đất, như Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Bhutan đề xuất. Nhìn bề ngoài, Mỹ có tự do tôn giáo, đa nguyên văn hóa, tài nguyên dồi dào và GDP ấn tượng trên giấy tờ. Sự ngây thơ ban đầu của tôi không kéo dài lâu khi tôi nhận thức được tất cả những mặt trái bởi những tai ương của đất nước này.


Kinh tế hiện đại đã phát triển mạnh mẽ thông qua hệ thống thị trường tự do trong một thời gian khá dài, và đây là điều may mắn cho nhiều người. Nhưng nhiều người nữa đã bị bỏ rơi và sa lầy vào một vòng luẩn quẩn bởi đói nghèo, phẩm giá cơ bản con người của họ đang bị đe dọa. Tình trạng này không được cải thiện và trong nhiều trường hợp còn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, có một đạo lý nhất định rằng cho phép thị trường tự do phát triển, được thúc đẩy bởi không tiết chế được lòng tham không đáy và cái gọi là sẽ mang đến lợi ích cho toàn bộ Chủ nghĩa Tư lợi (Self-Interest, 利己主義) liên quan đến các hành động khơi gợi lợi ích cá nhân. Lý thuyết này có nhiều lỗ hổng. Những “bàn tay vô hình” khét tiếng không chia sẻ miếng bánh kinh tế màu mỡ nhất, ngon ngọt nhất đến với tất cả mọi người, mà chỉ để tồn tại lại những miếng bánh kinh tế nhỏ lẻ, vụn vặt cho hầu hết mọi người. Đây là lý do tại sao nhiều người cho rằng đã đến lúc phải đưa ra một mô hình kinh tế mới hợp lý và công bằng. Đây là nơi kinh tế học đạo Phật có thể đưa ra một giải pháp thay thế tuyệt vời, làm sáng tỏ bản chất cua con người cao đẹp hơn, mối quan hệ giữa sự an lạc hạnh phúc và thực hành các giá trị nội tâm, mạng lưới tương tác phụ thuộc lẫn nhau của thiên nhiên và cộng đồng chúng sinh. 


Thế giới sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng trong vòng luẩn quẩn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa từng có do tiêu thụ quá mức và biến đổi khí hậu. Có thể chúng ta không còn tiếp tục “Kinh doanh như thường lệ" (business as usual, BAU). Thực tế cay đắng đang diễn ra này, trở nên rõ ràng hơn mỗi năm đến mức chi tiêu của "sự thoải mái" (comfort) không thể phù hợp với túi tiền nữa. Hiện tại, hầu hết các nơi trên thế giới đang chìm trong giấc mơ không ngừng tăng trưởng kinh tế, với các nước đang phát triển trên lộ trình nhanh chóng vươn tới câu lạc bộ nhà giàu của các quốc gia thịnh trị phú cường. Mọi người đều hình dung Mỹ đã dẫn đầu hệ thống tổ chức an sinh xã hội. Trong thực tế, thậm chí điều này có thể không thực hiện được, nơi đó trừ khi tôi đang thiếu thứ gì đó. Hành tinh xinh đẹp nhưng mỏng manh này sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ từ gói hỗ trợ 7,8 tỷ đô la Mỹ.


Kinh tế học đạo Phật giáo không phủ nhận mối quan hệ giữa hạnh phúc của con người và tăng trưởng kinh tế. Sẽ khó có thể tạo ra một xã hội dân chủ thực sự, trong đó công dân thuộc mọi tầng lớp xã hội được hưởng mức sống cao nếu đói nghèo chiếm ưu thế hơn thịnh vượng. Bhutan, một quốc gia Phật giáo nhỏ trên dãy Himalaya sử dụng Tổng Hạnh phúc Nội địa làm thước đo cho sự phát triển bền vững thay vì chỉ tập trung vào hoạt động kinh tế. Điều này nghe có vẻ khá dễ hiểu trên giấy tờ, nhưng nó hoạt động khá kém trên một số chỉ số hạnh phúc quốc tế. Nó không phải là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất, ngược lại các quốc gia thuộc Scandinavia (*) thường xuyên chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc.


(*)Thuật ngữ Scandinavia trong cách sử dụng địa phương bao gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Đa số các ngôn ngữ quốc gia của ba ngôn ngữ này thuộc về phương ngữ Scandinavie liên tục, và là các ngôn ngữ Bắc Đức có thể hiểu được lẫn nhau.)


Một xã hội hạnh phúc là kết quả của việc có các nguyên tắc tinh thần làm giá trị cốt lõi, được tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt, với tất cả các giới và các nhóm xã hội được trao quyền. Đây không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Chúng ta chỉ cần mở rộng sự quan tâm của mình đối với mọi người và sẵn sàng thực hiện các bước cần thiết. Chúng ta có thể không nhìn thấy một thế giới hoàn hảo, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy một thế giới mà ở đó mọi người được ăn no, mãn nguyện và được hưởng các quyền và phẩm giá cá nhân. Kinh tế học đạo Phật có thể hướng dẫn chúng ta đến một mục tiêu như vậy với sự sẵn sàng áp dụng nó như là hướng dẫn trí tuệ để xác định các giá trị cơ bản của chúng ta. 


Hướng đến Tương lai Xã hội Hạnh phúc hơn Thử vào Địa hạt Kinh tế học đạo Phật 2

Tác  giả Anam Thubten Rinpoche trưởng thành tại Tây Tạng, từ khi còn bé Ngài đã bắt đầu tu học trong chốn thiền môn, thuộc truyền thống Ninh Mã Phật giáo Tây Tạng. Trong số nhiều bậc đạo sư hướng dẫn tu học cho Ngài, như Lama Tsurlo, Khenpo Chopel, và Lama Garwang.

Ngài là người sáng lập và cố vấn tinh thần của tổ chức Dharmata Foundation (如是基金會), vân du đó đây hoằng dương chính pháp Phật đà khắp nước Mỹ và quốc tế. Ngài cũng là tác giả của nhiều bài báo, và sách bằng các ngôn ngữ Tây Tạng và tiếng Anh. Các tác phẩm bằng tiếng Ang của Ngài như "The Magic of Awareness and No Self, No Problem". . .


Tác giả Anam Thubten Rinpoche 

Dịch giả Thích Vân Phong

(Nguồn: 中文版佛門網)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2021(Xem: 1996)
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn phối hợp với Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Toàn cầu hậu kỳ Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇). Hội nghị đã mời các nhà tư vấn gốc Hoa kiều tại Bồ Đào Nha, các nhà quản trị tài chính xuyên quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh, công nghệ truyền thông, các nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực khác đồng hài hòa bên nhau để thảo luận những vấn đề cốt lõi cấp bách nhất mà cả nhân loại thế giới đang phải đối mặt.
06/12/2021(Xem: 2172)
Hiệp hội Sinh viên Đại học và Phật tử Hàn Quốc (대불련, K.B.U.F) lên án "một nguyên nhân khác gây ra xung đột dưới danh nghĩa an ủi người dân". Trong khi cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích chiến dịch chấn hưng nền kinh tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (문화체육관광부) dẫn đầu, những sinh Phật tử tại các trường Đại học đã bắt đầu nêu lên những vấn đề nóng bỏng của giới trẻ hiện nay.
01/12/2021(Xem: 3301)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 1978)
Những lời tri ân và chia buồn sâu sắc, sau sự từ giã trần gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh là một cựu Thủ tướng chính phủ và là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Quốc vương Norodom Sihamoni.
30/11/2021(Xem: 1785)
Tại Tịnh thất của Ngài, Dharamsala, Bắc Ấn Độ vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, đáp lời thỉnh cầu của Palas Athena, một tổ chức phi chính phủ Brazil, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề "Giáo dục Tâm Trí Lực vào thiên niên kỷ mới" (新千禧年的心智教育), sau đó là phần vấn đáp.
28/11/2021(Xem: 2548)
Pho tượng Phật Dhammakaya Thep Mongkol khổng lồ cao 69m được tạo dựng ngay trung tâm quận Thon Buri, thủ đô Bangkok, Thái Lan sắp được hoàn thành, thu hút sự chú ý của cộng đồng Phật tử cả trong và ngoài xứ sở chùa Vàng. Nhưng việc Khánh thành có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
27/11/2021(Xem: 2145)
Ngày 24 tháng 11 vừa qua, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow đã đến ngôi già lam Phật Quang Sơn Đông Thiền Tự, Kuala Langat, Selangor Darul Ehsan, Malaysia, và được sự tiếp đón nồng hậu bởi Trụ trì Pháp sư Giác Thành, Tổng Giáo khu Phật Quang Sơn Singapore, Malaysia, Ấn Độ; hai bên rất hoan hỷ trong trao đổi về các vấn đề tôn giáo và văn hóa, nhất trí rằng chỉ thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, để tạo hòa bình, xã hội hài hòa.
24/11/2021(Xem: 2330)
Ủy ban Quốc hội và Nghị viện nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan đã bác bỏ một dự luật quan trọng để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Điều này liên quan đến những người phụ nữ không phải tín đồ đạo Hồi, bị buộc phải cải đạo sang Hồi giáo, sau khi bị những người đàn ông tín đồ Hồi giáo bắt cóc.
23/11/2021(Xem: 5207)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
23/11/2021(Xem: 3487)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567