Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Các kinh Veda về phương diện văn học

06/01/201206:49(Xem: 7281)
6. Các kinh Veda về phương diện văn học

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

Chương I - TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ

VI. CÁC KINH VEDA VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HỌC

Tiếng sanscrit và tiếng Anh – Chữ viết – Bốn kinh Veda – Kinh Rig Veda – Một bản thánh ca về sự sáng tạo vũ trụ

Nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Aryen là một việc rất có lợi cho người phương Tây vì tiếng Sanscrit là một trong những ngôn ngữ cổ nhất trong nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu mà các ngôn ngữ của chúng ta ở trong nhóm này. Các danh từ chỉ số, các từ ngữ chỉ những liên lệ dòng họ, và các từ (mot) nhỏ đặt thêm vào trong các câu mà các nhà ngôn ngữ học gọi là copulatif (đối tiếp từ) trong các ngôn ngữ Sanscrit, Hi Lạp, La Tinh, Anh, Pháp có nhiều điểm giống nhau, làm cho ta có cảm tưởng lạ lùng này là các ngôn ngữ đó gần gũi nhau, cùng một nguồn gốc mặc dầu cách xa nhau về thời gian và không gian[18].

Không có những chứng cớ gì chắc chắn rằng cổ ngữ đó mà ông William Jones khen là “hoàn toàn hơn tiếng Hi Lạp, phong phú hơn tiếng La Tinh, tinh nhã hơn mọi thứ tiếng khác” là ngôn ngữ (langage parlé), tiếng nói của bọn xâm lăng Aryen.

Vậy thì bọn Aryen này dùng ngôn ngữ nào? Không thể biết chắc được, nhưng có thể đoán rằng họ dùng một ngôn ngữ bà con với thổ ngữ cổ Ba Tư, tức ngôn ngữ trong Thánh kinh Avesta[19]của Ba Tư. Tiếng sanscrit trong các kinh Veda và các anh hùng ca đã có những dấu hiệu của một ngôn ngữ cổ điển và văn chương, chỉ có các học giả và tu sĩ dùng tới, chính từ ngữ sanscritcó nghĩ là “sửa soạn, trong sạch, hoàn toàn, thiêng liêng”. Thời Veda, dân chúng không phải chỉ nói một thứ tiếng mà nói nhiều thứ tiếng, mỗi bộ lạc có một thổ âm Aryen. Từ xưa tới giờ, Ấn Độ chưa bao giờ có một ngôn ngữ thống nhất.

Không có đoạn nào trong các kinh Veda cho ta ngờ được rằng tác giả đã biết chữ viết. Mãi tới thế kỉ thứ VIII hoặc thứ IX trước công nguyên, bọn thương nhân Ấn, có lẽ là người Dravidien mới đem từ Tây Á về một thứ chữ viết sémitique, tựa như chữ viết phénicien mà hồi đó người Ấn gọi là “chữ của Brahma”, từ thứ chữ viết đó, sau này họ tạo ra tự mẫu Ấn. Trong nhiều thế kỉ, cơ hồ họ chỉ dùng chữ viết trong thương mại và hành chánh, không nghĩ cách dùng để sáng tác văn thơ. “Nhờ những thương nhân chứ không phải nhờ các tu sĩ mà có văn học”. Người ta có thể ngờ rằng các tôn qui của đạo Phật mãi tới thế kỉ thứ III trước công nguyên mới chép lại thành văn. Những bi kí, bi minh cổ nhất của Ấn Độ mà chúng ta được biết là của triều đại vua Açoka. Chúng ta từ mấy thế kỉ nay quen học bằng mắt, bằng những tài liệu viết hoặc in rồi, chúng ta khó hiểu được tại sao Ấn Độ đã có chữ viết từ lâu như vậy mà còn giữ hoài truyến thống cổ là truyền khẩu rồi học thuộc lòng lịch sử và văn học của họ. Các kinh Veda và các anh hùng ca đều là những bài thơ tràng thiên để nghe chứ không phải để coi, truyền lại bằng miệng từ thế hệ trước tới thế hệ sau và cứ mỗi thế hệ lại thêm thắt vào, càng ngày càng lớn lên, dài ra…[20]Veda.Chính người Ấn coi thường chữ viết nên chúng ta thiếu tài liệu và biết rất ít về Ấn Độ thời thượng cổ. Hầu hết tất cả những gì chúng ta biết về thời đó đều nhờ kinh

Nhưng kinh đó chứa những gì? Chính từ Vedacó nghĩa là tri (biết), một kinh Vedalà một cuốn sách về tri thức. Người Ấn dùng từ Vedavề số nhiều để trỏ tất cả cái di sản thiêng liêng của tri thức truyền thống về gốc gác của họ; cũng như Thánh kinhcủa chúng ta. Vedalà cả một nền văn học chứ không phải chỉ là một bộ sách. Không có tác phẩm nào hỗn độn hơn; thực là không phân minh chút nào cả. Thời xưa chắc có nhiều Vedalắm, ngày nay còn lại bốn:

I. Rig-veda(Lệ Câu Vệ Đà), Tri thức về các thánh ca tán tụng,

II. Sama-veda: (Dạ Nhu Vệ Đà), Tri thức về các giai điệu,

III. Yajur-veda, Tri thức về các lời khấn khi tế lễ,

IV. Atharva-veda, Tri thức về các thần chú,

Mỗi kinh đó chia ra làm bốn phần:

1. Mantratức thánh ca,

2. Brahmana(Phạn Chí) gồm những bài cầu nguyện, thần chú, các nghi lễ cho các tu sĩ dùng,

3. Aranyakagồm các bài để các nhà tu hành khổ hạnh dùng,

4. Upanishadgồm các bài thuyết pháp, giải thích cho các triết gia dùng[21].

Chỉ có mỗi Veda có tính cách văn học hơn tôn giáo, triết học hoặc phương thuật. Rig-Veda là một thứ tuyển tập gồm một ngàn hai mươi tám (1.028) thánh ca tán tụng các vật mà người Ấn-Aryen thờ phụng, như mặt trăng, mặt trời, vòm trời, tinh tú, gió mưa, đất, rạng đông, vân vân…[22] Hầu hết là những bài cầu nguyện có một mục đích rõ rệt, chẳng những cầu nguyện cho đàn bò sinh sôi nẩy nở, cho trúng mùa, sống lâu. Chỉ có một số ít bài có giá trị văn chương, lời đẹp hoặc hùng hồn như trong bài thánh thi (psaume) của Ki tô giáo. Vài bài có hồn thơ tự nhiên, bình dị làm cho ta nghĩ tới tình cảm ngây thơ, ngạc nhiên của một em bé. Trong một thánh ca, tác giả ngạc nhiên tại sao một con bò cái nâu mà sữa lại trắng, trong một bài khác, tác giả tự hỏi tại sao mặt trời khi hạ xuống chân trời không rớt độp xuống mặt đất… Đây là một bài điếu, giọng giống bài Thanatopsiskhóc một người chết trên chiến trường:

Tôi lấy cây cung mà anh ấy (người chết) còn nắm

Để chúng tôi được lây sức mạnh và vinh dự của anh.

Anh nằm đó, chúng tôi đứng đây, cùng là dòng giống anh dũng,

Chúng tôi đã thắng mọi tấn công của quân thù.

Anh nằm sâu vào lòng đất, đất là mẹ chúng ta,

Trải ra thăm thẳm, và che chở cho anh:

Như tấm nỉ mềm mại

Giữ cho anh khỏi thành hư vô.

Ôi đất, đất mở lòng ra, đừng đè nặng lên anh ấy.

Nên giúp đỡ anh ấy, cho anh ấy dễ dàng nằm vào lòng,

Bao lấy anh ấy như một tấm khăn liệm đi,

Như một người mẹ lấy chiếc áo quấn lấy đứa con vậy.

Một bài thơ khác trong Rig-Vedalà một đối thoại rất tự nhiên giữa hai anh em đầu tiên của nhân loại, Yama là anh, Yami là em gái. Mặc dầu tội loạn luân bị trừng trị, Yumi cũng vẫn rán quyến rũ anh, lấy lẽ rằng nàng chỉ muốn duy trì dòng giống mà thôi. Yama viện một luân lí cao hơn để chống cự lại. Nàng dùng mọi phương tiện, sau cùng đuối lí, chế nhạo sự nhu nhược của anh. Truyện còn truyền lại tới nay ngưng lại nửa chừng và chúng ta chỉ có thể đoán được phần kết thúc thôi. Nhưng bài thơ hay nhất là bài Thánh ca về sự Sáng tạo vũ trụ, thật lạ lùng, chúng ta thấy một thuyết phiếm thần tế nhị và cả một giọng hoài nghi rất tôn kính trong bộ Thánh kinh cổ nhất của dân tộc mộ đạo nhất đó:

Buổi đó, hoàn toàn chẳng có gì cả, mặt trời rực rỡ kia không có,

Mà vòm trời như cái khăn phủ mênh mông kia, cũng không có.

Vậy thì cái gì trùm lên, che phủ, chứa chất vạn vật?

Phải chăng là vực nước sâu thẳm?

Thời đó không có chết – vậy mà không có gì là bất tử,

Không phân biệt ngày và đêm,

Cái Nhất, cái Độc Nhất, không có hơi mà tự thở được,

Ngoài cái đó ra không có cái gì khác nữa.

Tối tăm, và hồi đầu cái gì cũng chìm trong

Cảnh tối tăm mù mịt – như biển cả không ánh sáng – cái mầm khuất trong cái vô

Bỗng nẩy ra, duy nhất, dưới sức nóng nung nấu.

Thế là lần đầu tiên, lòng thương yêu xuất hiện, nó là dòng suối mới

Của tinh thần, các thi sĩ suy tư và thấy được trong lòng mình

Mối liên lạc giữa cái không được tạo ra với những vật được tạo ra. Tia sáng đó

Chiếu ra, xâm chiếm hết, nó phát xuất từ trời hay từ đất?

Giống đã gieo và người ta thấy những năng lực cao cả xuất hiện

Ở dưới thấp là thiên nhiên, ở trên cao là quyền năng và ý lực.

Ai là người vén được màng bí mật? Ai là người cho ta biết

Sự sáng tạo muôn vật đó từ đâu mà có?

Chính các thần linh cũng xuất hiện sau này

- Vậy thì ai là người biết được sự sáng tạo mầu nhiệm đó từ đâu mà có?

Đấng nào đó đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó,

Là do vô tình hay hữu ý?

Đấng Tối Cao trên tầng trời cao nhất kia

Biết được – nhưng biết đâu chừng, chính Ngài cũng không biết nốt.

Có bài thơ đó rồi, thế là các tác giả các Upanishadchỉ việc nắm lấy những vấn đề nêu ra trong bài mà tạo ra tác phẩm đặc biệt nhất mà cũng tuyệt diệu nhất của tinh thần Ấn Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 12541)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
16/03/2011(Xem: 5087)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13692)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4591)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 6929)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4564)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4919)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4224)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4296)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16401)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]