Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Dân tộc Ấn -Aryen

06/01/201206:49(Xem: 6245)
3. Dân tộc Ấn -Aryen

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

Chương I - TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ

III. DÂN TỘC ẤN-ARYEN

Thổ dân… - Dân tộc xâm lăng – Chế độ cộng đồng ở làng – Các tập cấp – Chiến sĩ – Tu sĩ – Thương nhân – công nhân – Thợ - Bọn ngoại cấp: ở ngoài tập cấp.

Mặc dầu có những phát kiến gần đây ở miền Sindh[9] và miền Mysore, chúng ta cũng vẫn lờ mờ cảm thấy rằng từ cái thời rực rỡ của văn minh Mohejo Daro cho tới khi người Aryen vô Ấn Độ, sự hiểu biết của ta có một lỗ hổng lớn, nói như vầy thì đúng hơn: sự hiểu biết của chúng ta về dĩ vãng chỉ là một lỗ hỏng trong cái dốt mênh mông của ta thôi. Trong số những vật ta tìm được ở miền Indus, có một con dấu gồm hai rắn, đó là biểu tượng cổ nhất của dân tộc Ấn Độ, dân tộc Naga thờ rắn mà người Aryen đã gặp ở Bắc Ấn Độ, và hiện nay còn một số ít sống heo hắt trong những nơi hẻo lánh nhất trên rừng núi miền đó. Tiến về phương Nam, dân chúng có nước da sậm hơn, mũi lớn, rộng ngày nay chúng ta gọi là dân Dravidien, mặc dù không hiểu nghĩa tiếng này. Khi bị người Aryen xâm chiếm, dân tộc Dravidien đã văn minh rồi, bọn thương nhân can trường của họ đã vượt biển tới Sumérie, Babylone, và thành phố của họ đã rực rỡ, lối sống đã phong nhã. Hình như người Aryen đã mượn của họ chế độ cộng đồng ở làng xóm, chính sách điền địa và thuế khoá. Ngày nay miền Deccan vẫn còn giữ được huyết thống, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Draviden.

Cuộc xâm lăng đó của người Aryen chỉ là một giai đoạn của một trào lưu nam tiến cứ xuất hiện đều đều, đó là một trào lưu chính trong lịch sử nhân loại cứ nhịp nhàng lên xuống, tạo nên nhiều nền văn minh rồi lại huỷ diệt những nền văn minh đó: người Aryen ồ ạt xâm lăng người Crétois và Egéen, người Germain xâm lăng người La Mã, người Lombard xâm lăng người Ý và người Anh xâm chiếm khắp thế giới. Thời nào cũng vậy, phương bắc cũng sản xuất nhiều nhà lãnh tụ, nhiều danh tướng, phương Nam sản xuất nhiều nghệ sĩ và các vị thánh, còn hạng người hiền lành thì được sung sướng.

Bọn Aryen xâm lăng đó gốc gác ở đâu? Họ cho cái tên Aryen đó có nghĩa là cao thượng, quí phái (tiếng Sanscrit aryalà cao thượng, quí phái) nhưng có lẽ đó chỉ là một cách giải thích bịa ra cho môn ngôn ngữ học hóc búa thêm một chút vui tươi[10]. Dù sao thì cũng có thể gần tin chắc rằng họ gốc gác ở bờ biển Caspienne và người Ba Tư cùng huyết thống với họ, hồi xưa gọi miền bờ biển đó là Airyana-vaejo – nhà của người Aryen[11]. Gần đúng vào thời người Aryen Kassite chiếm Babylone thì người Aryen Védique bắt đầu xâm nhập Ấn Độ.

Sự thực những người Aryen đó là dân di trú hơn là kẻ xâm lăng (cũng như người Germain khi chiếm Ý). Nhưng họ khoẻ mạnh, dai sức, ăn uống nhiều, thô bạo, can đảm, chiến đấu giỏi, cho nên chẳng bao lâu làm chủ cả Bắc Ấn. Họ dùng cung tên, chủ tướng mặc áo giáp, chiến xa, sử dụng rìu búa và giáo mác. Họ còn thô lỗ quá, không biết giả nhân giả nghĩa tuyên bố rằng cai trị Ấn Độ để khai hoá Ấn Độ. Họ chỉ muốn chiếm được đất cày, nhiều đồng cỏ cho bò, ngựa, và khi ra trận họ hò hét không phải để đề cao tinh thần dân tộc, quốc gia gì cả, mà chỉ để hô hào “chiếm cho được nhiều bò”. Lần lần họ tiến qua phía Đông sông Indus và dọc theo sông Gange cho tới khi làm chủ được hoàn toàn cõi Hindoustan[12].

Qua giai đoạn xâm lăng rồi, tới giai đoạn tổ chức khai thác, cày bừa. Các bộ lạc của họ họp nhau lại thành những tiểu quốc, mỗi tiểu quốc có một ông vua mà quyền hành bị một hội đồng chiến sĩ hạn chế, mỗi bộ lạc cũng có một người cầm đầu gọi là rajamà quyền hành cũng bị một hội đồng bộ lạc hạn chế, sau cùng mỗi bộ lạc gồm nhiều làng cộng đồng tương đối tự trị do một hội đồng gia tộc cai trị. Phật Thích Ca có lần hỏi Ananda (A Nan), đệ tử thân tín của Ngài: “Con có nghe các người Vajjian thường tụ họp với nhau và dự các buổi họp công cộng của thị tộc họ không?... Ananda này, các người Vajjian mà còn tụ họp với nhau, còn dự các cuộc họp thị tộc như vậy ngày nào thì chắc chắn là họ còn thịnh vượng ngày nấy chứ không suy vi đâu”.

Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryen cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn sự chủng ngoại kết hôn, nghĩa là không được kết hôn với người trong họ gần mà cũng không được kết hôn với người ngoài thị tộc. Từ những qui tắc đó mà phát sinh ra chế độ đặc biệt nhất dưới đây của Ấn Độ: bị chìm ngập trong số thổ dân đông hơn họ nhiều mà họ khinh là một giống thấp hèn hơn họ, người Aryen phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho khỏi bị lai, nếu không thì chỉ một hai thế kỉ sẽ bị thổ dân đồng hoá, thu hút hết mà mất giống. Đầu tiên, sự phân chia đẳng cấp dựa theo màu da[13]: một bên là giống mũi dài, một bên là giống người mũi tẹt, một bên là dân Aryen, một bên là dân tộc Naga và Dravidien, phải theo qui tắc kết hôn với người cùng dòng giống. Ngày nay có biết bao tập cấp dựng trên di truyền, dòng giống, nghề nghiệp, thời cổ không có vậy. Ngay người Aryen thời xưa, hôn nhân cũng được tự do giữa kẻ sang người hèn, miễn là cùng dòng giống mà đừng là bà con gần gũi quá.

Cũng vào khoảng mà Ấn Độ từ thời Veda (2000-1000) chuyển qua thời đại “anh hùng” (1000-500), nghĩa là từ những hoàn cảnh sinh hoạt tả trong các kinh Veda chuyển qua những hoàn cảnh sinh hoạt tả trong các tập anh hùng ca Mahabharata và Ramayana, thì các nghề nghiệp cũng hoá ra chuyên môn và càng ngày càng có tính cách cha truyền con nối, do đó mà sự phân chia tập cấp[14] càng hoá ra nghiêm khắc hơn. Ở trên cao nhất là tập cấp Kshatriya, tức chiến sĩ, họ cho chết trên sa trường mới là vinh, chết trên giường là có tội.

Trong các buổi đầu, chính vua chúa cử hành các cuộc lễ tôn giáo (vua cũng là giáo trưởng): các người Brahamane [Bà La Môn], tức tu sĩ, chỉ đóng các vai phụ. Trong tập Ramayana, một Kshatriya cực lực phản đối cuộc kết hôn của một “thiếu nữ cao khiết” dòng chiến sĩ với một “tu sĩ Bà La Môn bẻm mép”, các sách đạo Jaïn cũng chấp nhận rằng tập cấp Kshatriya cao quí hơn cả, còn các sách đạo Phật cho bọn Bà La Môn là “ti tiện” nữa. Ngay ở Ấn Độ, tập tục cũng có thể thay đổi.

Nhưng lần hết chiến tranh tới hoà bình, cần phát triển canh nông mà tôn giáo rất có ích cho canh nông, chỉ cho dân cách cầu Trời phù hộ cho khỏi bị các tai vạ bất ngờ, cho nên càng ngày càng quan trọng về phương diện xã hội, các điển lễ càng ngày càng phiền phức thêm, bây giờ cần có một hạng người chuyên môn làm trung gian giữa người và các vị quỉ thần, nên tập cấp Bà La Môn đông lên, giàu có lên, uy quyền tăng lên. Lãnh nhiệm vụ giáo dục thanh niên, họ truyền miệng lại lịch sử, văn học và các luật lệ của giòng giống cho các thế hệ sau, thành thử họ có thể tái tạo lại dĩ vãng và chuẩn bị tương lai theo ý họ, họ dạy dỗ các thế hệ mới, bắt mỗi thời phải tôn trọng thêm các tu sĩ, rốt cuộc họ tạo được uy tín cho tập cấp họ, và lần lượt họ vượt lên trên các tập cấp khác trong xã hội Ấn Độ. Ngay từ thời Phật Thích Ca họ đã phá được ưu thế của tập cấp Kshatriya, cho rằng thấp kém hơn họ, tình thế muốn đảo lộn, Phật Thích Ca bảo hai quan điểm đó (của tập cấp Bà La Môn và của tập cấp Kshatriya) đều có lí một phần. Tuy nhiên thời Phật Thích Ca, bọn Kshatriya chưa chịu nhận uy thế tinh thần của bọn Bà La Môn và chính trong phong trào Phật giáo, do một Kshatriya gây nên, chiến đấu với bọn Bà La Môn cả ngàn năm để giành quyền tối thượng về tôn giáo tại Ấn Độ.

Ở dưới tập cấp thiểu số thống trị đó, các giới: Vaisya gồm những thương nhân và dân tự do (nghĩa là không phải là nô lệ), mà trước thời Phật Thích Ca, chưa thành một tập cấp rõ rệt, giới Shudra hay lao động gồm đại đa số dân chúng, và sau cùng là giới Paria, ti tiện, ở ngoài các tập cấp, gồm những bộ lạc thổ dân không cải tổ, như bộ lạc Chandala, những tù binh, những kẻ bị tội mà thành nô lệ. Nhóm người “ngoại tập cấp”, mới đầu không nhiều gì lắm, là tổ tiên của bốn chục triệu tiện dân (intouchable) ở Ấn Độ hiện nay.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5455)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5536)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 4939)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13473)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10141)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5115)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4835)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12827)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5581)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5454)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]