Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 1: Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn

05/01/201202:25(Xem: 5768)
Tiết 1: Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG II. NGUỒN GỐCTHÍCH CA THẾ TÔN

TIẾT I. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI THÍCH TÔN

- Áo Nghĩa Thư với Phật Giáo

Ở tiết ba của chương một có đề cập đến sự xuất hiện của Áo Nghĩa Thư là do xu thế theo tư trào của thời đại. Do đó, mà nội dung Áo Nghĩa Thư như mũi nhọn đâm ngược vào truyền thống. Đại loại mà nói, thì Phật Giáo cũng có thể gọi là đã từng chịu sự hun đúc bởi Áo Nghĩa Thư. Chẳng hạn như khi nói về “nghiệp”. Trong cổ Áo Nghĩa Thư, nghiệp thuộc mật giáo nên không thể công khai. Nhưng đến thời đức Phật thì nghiệp trở thành tư tưởng được các giáo phái thừa nhận; hoặc như thuyết “luân hồi” cũng đã manh nha từ thời đại Phạn thư, nhưng về sau mới hoàn chỉnh và được thừa nhận. Vào thời đại ban đầu của Áo Nghĩa Thư, thì thuyết “giải thoát” mới là mục đích cuối cùng. Như thế đủ để suy định rằng tuy Áo Nghĩa Thư là mật giáo thuộc về nội bộ của Bà La Môn giáo ở đây là nội bộ Ấn Độ nên có thể đức Phật chưa đích thân thâm hiểu về nó, nhưng không thể nói vì lý do mà đức Phật chưa từng gián tiếp chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do của Áo Nghĩa Thư, dù rằng thuyết về nghiệp, luân hồi, giải thoát là do chính đức Phật thuyết giảng, cho dù nội dung không giống với Áo Nghĩa Thư. Nhưng không thể vì thế mà nói rằng đức Phật chẳng chút tơ hào quan hệ với Áo Nghĩa Thư.

- Điều gì tạo nên tư trào thời đại?

Nói đến tư trào thời đại đương thời, trước tiên nên tìm hiểu rõ sự biến thiên của xã hội và dân tộc Ấn Độ. Người Aryan lấy địa phương Câu La làm trung tâm để kiến lập nền văn hóa tư tưởng của Bà La Môn giáo. Giống các nước như: Tú La Sắc Na (Suracena), đều lấy nơi này làm trung tâm.

Như vậy, đến thời này pháp điển của Bà La Môn một nửa được coi là của người Aryan, nửa còn lại là các chủng tộc hạ đẳng, còn man khai. Lại nữa, tại lưu vực sông Hằng, đặc biệt là nước Ma Kiệt Đà, nơi sản sinh nền văn hóa tư tưởng mới. Theo “Bao Đạt Da Na Pháp Điển” (Bandhayàna Dharma Sùtra), thì người Ma Kiệt Đà dường như có sự pha trộn giữa giai cấp Phệ Xá với giai cấp Thủ Đà La, mà tổ tiên họ là người Aryan thuộc chủng tánh Vệ Xá - Họ cũng tranh dành phần cư trú tại địa phương Câu La của người Aryan. Họ là những người Aryan đến Ấn Độ sớm hơn. Trải qua thời gian lâu dài, họ thông hôn với tộc người hạ tiện Dravidian, và cũng từ đó họ trở thành một chủng tộc mới và độc lập.

Chủng tộc độc lập này lấy nước Ma Kiệt Đà làm trung tâm. Đến thời đại đức Phật, Ấn Độ ước có mười sáu nước lớn. Kinh Trung A Hàm quyển năm mươi lăm, kinh 202 - Trì Trai kinh (1) chép là, trong số các nước lớn, như nước Ma Kiệt Đà lấy thành Vương Xá làm kinh đô, nước Kiều Tát La lấy thành Xá Vệ làm kinh đô, nước Ta Di lấy Kiều Thường Di làm kinh đô, nước Bạt Kỳ lấy Tỳ Xá Ly làm kinh đô v.v… các nước vừa nêu là những nước cường thịnh nên được lưu danh.

Tại các “tân bang quốc” này, tuy vẫn chịu ảnh hưởng văn hóa truyền thống Bà La Môn, nhưng là những bang quốc trổi dậy với nền văn hóa tự do. Nền văn hóa tự do này nhận được sự bảo hộ của các bậc vương giả. Do đó, đây là khu vực tuy cũng có quan niệm về bốn chủng tánh, nhưng lại lấy giai cấp Sát Đế Lợi đặt lên trên giai cấp Bà La Môn. Các bậc vương giả bảo hộ tư trào tự do tư tưởng không hẳn là họ xuất thân từ huyết thống của giai cấp Sát Đế Lợi, nhưng họ lại cư xử ở cương vị chủng tánh Sát Đế Lợi là để nhằm bảo lãnh bốn chủng tánh. Nhân đó, phàm hễ là tư tưởng mới thì liền được trọng thị, trong khi đó quan niệm “Bà La Môn chí thượng” lại phải chịu sự khảo nghiệm hết sức gay gắt. Đó là do tư trào phản Vệ Đà được các vương gia che chở.

- Phản Vệ Đà của Sa Môn đoàn.

Như đã giới thiệu danh xưng của sáu phái triết học; trong sáu phái, không phái nào là không thừa nhận giá trị Vệ Đà, vì thế mà truyền thống học phái rất thịnh hành. Nhưng truyền thống đó bị phái cách tân của Sa môn đoàn phủ nhận.

Thực sự mà nói, thì thời gian trước đức Phật một trăm năm, và sau đức Phật hai trăm năm, tư tưởng giới ở Ấn Độ là cực kỳ hỗn tạp. Qui nạp lại mà nói, đại khái có thể phân thành bốn loại: 1. Bà La Môn giáo chính thống - 2. Tín ngưỡng theo tập tục, hệ tín ngưỡng này lấy Sử thi làm tư tưởng trung tâm, đó là Phạm thiên, Duy Tu Nô, và Thấp Bà là ba vị thần chính của Bà La Môn giáo được thông tục hóa - 3. Triết học, chẳng hạn như đại bộ phận của sáu phái triết học đã thành lập - 4. Phản Vệ Đà của Sa môn đoàn.

Các phái phản Vệ Đà đều có chủ nghĩa “đặc chủng” và có tổ chức giáo đoàn. Các giáo đoàn dưa ra kiến giải khu biệt với Bà La Môn, và họ mệnh danh là Sa Môn (S’ramana - cần tức). Do đó, mà vào thời đức Phật, có ý kiến rằng mỗi khi giới thiệu các phái, người ta gọi hoặc là Sa Môn hoặc Bà La Môn, ngược lại các phái cũng gọi đức Phật là Đại Sa Môn, hoặc có khi thêm cả họ của đức Phật vào, và gọi là Sa Môn Cù Đàm.

Đương thời tại Ấn Độ có rất nhiều đoàn Sa Môn; kinh Phật chép có chín mươi sáu thứ ngoại đạo, trong đó có nhiều ngoại đạo cũng xưng là Sa Môn; như lục sư ngoại đạo chẳng hạn.

- Lục Sư Ngọai Đạo

Lục sư ngoại đạo được nói đến rất nhiều trong các kinh, luật tiểu thừa. Xin lấy kinh thứ hai mươi bảy - kinh Sa Môn Quả - trong kinh Trường A Hàm để giới thiệu về tên gọi của Lục sư ngoại đạo;

1. Bất Lan Ca Diếp (Pùrana - Kàssapa):

Nhóm ngoại đạo này hoài nghi về Luân lý, phủ định cả nghiệp thiện nghiệp ác, cho rằng thiện ác nên căn cứ vào sự tương ứng. Do đó, họ đề xướng Vô tác dụng Luận.

2. Mạc Già Lê Cù Xá Lợi (Makkali Gosàla):

Đó là tên vị tổ của tà mệnh ngoại đạo. Nhóm ngoại đạo này đề xướng “Vô nhân nhi hữu luận” (Có là có chứ không có nguyên nhân). Nhóm này là một phái của Kỳ Na giáo. Ngoài Kỳ Na giáo, đây là nhóm ngoại đạo mạnh nhất so với năm nhóm còn lại.

3. A Kỳ Đa Si Khâm Bà La (Ajita Kes’akambala):

Nhóm này phủ định thuyết linh hồn, và đề xướng “Duy vật luận”. Chủ trương lấy khoái lạc làm mục đích, bài xích tất cả mọi quan niệm nghiêm túc về luân lý. Nên được gọi là Thuận thế ngoại đạo.

4. Ba Phù Đà Ca Chiên Na (Pakudha Kacàyana):

Nhóm này chủ trương “Tâm vật vĩnh bất tiêu diệt”, và đề xướng “Thế gian thường tồn luận”.

5. Tán Nhã Di Tì La Lê Phí (Sãnjaya Belathiputta):

Là phái ngụy biện, hoặc còn có tên là Bộ Nang Luận Giả; ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta) và ngài Mục Kiền Liên (Mahàmaudgalyàyana). Cả hai đều xuất thân từ phái này, sau mới qui y Phật.

6. Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (Nigantha Nataputta):

Thỉ tổ của Kỳ Na giáo là Ma Ha Tỳ Lô (Mahà - Vira), ông ra đời trước đức Phật, và cũng xuất thân là vị vương tử. Phái này dùng “mệnh” (Jiva) và “phi mệnh” (Ajiva) tạo thành nhị nguyên luận để thuyết minh tất cả mọi vấn đề. Do đó, họ đề xướng “Vô thần luận”, phủ định quan niệm Thượng đế là đấng tạo vật. Điểm đặc sắc của phái này là giữ giới bất sát sinh rất nghiêm mật, và tu khổ hạnh một cách cực đoan. Ấn Độ là đất nước rộng truyền hạnh tu khổ hạnh cấm dục. Do đó, khi Phật Giáo bị chìm vào tả đạo của Mật giáo, và tiến hành việc ”nam nữ đại lạc” nên sau đó bị diệt vong. Trong khi Kỳ Na giáo trải qua hơn hai nghìn năm trăm năm và hiện nay vẫn còn lưu hành tại Ấn Độ.

Cứ theo kinh Phật mà xét, thì Lục sư ngoại đạo có thể nói là không có gì tốt lành. Thực tế khi khảo sát tư tưởng của họ, cố nhiên họ không theo kịp tính hợp lý của Phật Giáo, và cũng chưa kết tập kinh điển của họ như Phật Giáo đã kết tập. Điều đó phản ánh được rằng thời ấy giữa Phật Giáo và Lục sư ngoại đạo có xung đột nhau như tường vách khó nhìn thấy nhau. Người Phật tử có chánh tín không thể dung chấp ý thức hương quyện mang tính hàng hai.

- Sáu Mươi Hai Kiến.

Tư tưởng của hàng ngoại đạo đương thời, tổng quát là gồm các đoàn Sa Môn, và học thuyết Bà La Môn. Chỉnh lý và phân loại, có cả thảy sáu mươi hai kiến giải. Xin đọc kinh Trường A Hàm, quyển mười bốn, kinh thứ hai mươi mốt “Phạm Động Kinh”(2). Trong kinh có xâu kết sáu mươi hai kiến giải, và chia thành hai thuyết với mười sáu loại:

I. NÓI VỀ ĐỜI QUÁ KHỨ, HOẶC CÒN GỌI LÀ “BẢN KIẾP BẢN KIẾN”. GỒM NĂM LOẠI VỚI MƯỜI KIẾN.

1. Thế gian thường trụ luận, thường kiến luận, có bốn thứ.

2. Thế gian thường bán vô thường luận, có bốn thứ.

3. Thế gian hữu biên vô biên luận, có bốn thứ.

4. Dị vấn dị đáp luận, có bốn thứ.

5. Vô nhân nhi hữu luận, tức Vô nhân luận, có 2 thứ.

II. NÓI VỀ ĐỜI VỊ LAI, HOẶC CÒN GỌI LÀ “VỊ THẾ VỊ KIẾP” CÓ NĂM LOẠI VÀ BỐN MƯƠI KIẾN.

1. Thế gian hữu tưởng luận, có mười sáu kiến giải.

2. Thế gian vô tưởng luận, có tám kiến giải.

3. Thế gian phi hữu tướng phi vô tướng luận, có tám kiến giải.

4. Chúng sinh đoạn diệt vô dư luận, tức Đoạn kiến luận, có bảy kiến giải.

5. Hiện pháp Niết bàn luận, tức không luận là ở trạng thái nào, chỉ nhằm vào đời hiện tại, lấy đó làm cảnh giới tối cao. Có năm kiến giải.

Thời ấy tư tưởng của Bà La Môn thì quá cố hữu khiến người đời phải phản đối. Tư tưởng của các đoàn Sa Môn tuy mới, như quá cấp tiến, khiến người ta có xu hướng thiên kiến một cách cực đoan. Với nhân tâm thế đạo, thì thái quá cũng như bất cập, cả hai đều không nên. Do vậy mới xuất hiện sự tích đấng Thích Tôn ứng hóa ở cõi nhân gian. Đặc biệt là đức Phật với trí tuệ vô hạn, và bi tâm vô lượng đã khởi xướng chánh giáo trung đạo một cách vững chắc. Lấy đó bài trừ mọi thiên kiến của các phái ngoại đạo. Do đó, trong thời gian dài ngoại đạo bị tổn hại (dẹp tan), và Phật pháp đã đem đến cho nhân loại khí tượng mới, như ánh sáng chiếu xa vạn dặm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7520)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 10632)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9895)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6092)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4435)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30708)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6657)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9562)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5627)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4193)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]