Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Những Hình Ảnh từ Tantra Mẹ

27/04/201106:53(Xem: 4596)
5. Những Hình Ảnh từ Tantra Mẹ

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN MỘT

Bản Tánh của Giấc Mộng
 
5. Những Hình Ảnh từ Tantra Mẹ

Trong những giáo lý Đại Toàn Thiện (Dzogchen), chủ đề luôn luôn là chúng ta có nhận biết hay không bản tánh chân thật của chúng ta và có hiểu hay không rằng những phản chiếu của bản tánh ấy biểu lộ như kinh nghiệm. Giấc mộng là một phản chiếu của tự tâm chúng ta. Điều này dễ tin sau khi chúng ta tỉnh dậy, như chư Phật biết – sau khi các ngài giác ngộ rằng những thực thể và đối tượng của sanh tử là như huyễn. Và cũng như dùng sự thực hành để nhận biết bản chất huyễn của giấc mộng khi ngủ, chúng ta phải thực hành để chứng ngộ bản chất huyễn của đời sống lúc thức. Với một hiểu biết nào đó về những giấc mộng khởi lên như thế nào, sẽ dễ hiểu hơn “huyễn” và “vô tự tánh” có nghĩa là gì, và điều quan trọng là cũng dễ áp dụng cái hiểu này vào kinh nghiệm của chúng ta hơn. Tiến trình theo đó kinh nghiệm khởi lên thì như nhau trong mộng cũng như lúc thức. Thế giới là giấc mộng, thầy dạy và giáo lý là một giấc mộng, kết quả của sự thực hành của chúng ta là một giấc mộng ; không có nơi nào mà giấc mộng bị phá vỡ cho đến khi nào chúng ta được giải thoát vào tánh giác rigpa thanh tịnh. Cho đến khi đó, chúng ta tiếp tục mộng thành chính chúng ta và những cuộc đời của chúng ta trong cả hai chiều kích giấc mộng và thế giới “vật chất.”

Không biết làm thế nào làm việc với tư tưởng có nghĩa là người ta bị những tư tưởng kiểm soát, cai trị. Biết làm thế nào làm việc với tư tưởng nghĩa là tư tưởng được đem vào tỉnh giác và được sử dụng hoặc cho những mục tiêu tích cực và hành động đức hạnh hay được giải thoát vào trong tinh túy trống không của nó. Đây là cách tư tưởng được dùng trong con đường như thế nào. Cùng cách đó, chúng ta có thể đem mê lầm vọng tưởng, khổ đau và bất kỳ kinh nghiệm nào vào con đường. Nhưng để làm thế, chúng ta phải hiểu rằng tinh túy, bản tánh của tất cả mọi cái khởi sanh là trống không. Khi chúng ta làm được như vậy, bấy giờ mỗi một khoảnh khắc của đời sống là tự do, giải thoát và mọi kinh nghiệm là thực hành tâm linh: mọi âm thanh là thần chú, mọi hình sắc là tánh không thanh tịnh, và mọi khổ đau là giáo lý. Đây là cái có nghĩa là “chuyển hóa vào con đường.”

Trực tiếp thấu hiểu rằng giận dữ không có căn cứ khách quan nào cả mà chỉ là một phản chiếu của tâm thức, như một giấc mộng, nút thắt của giận dữ mở ra và nó không cột trói được nữa. Khi chúng ta chứng ngộ rằng cái làm cho chúng ta sợ như một con rắn chỉ là một sợi dây thừng mà ta đã tri giác lầm, quyền lực của hình tướng của nó biến mất. Hiểu rằng những hình tướng là sự sáng rỡ trống không dẫn đến sự nhận biết rằng tâm thức và kinh nghiệm là một thể thống nhất.

Có một từ Tây Tạng, lhun drub, dịch là “sự toàn thiện tự nhiên.” Nó có nghĩa là không có người tạo tác tạo ra cái gì cả. Mọi sự thì đúng y như chúng vốn là, tự nhiên khởi lên từ nền tảng như một biểu lộ toàn thiện của tánh không và sự sáng tỏ. Một viên pha lê không làm ra ánh sáng : chức năng tự nhiên của nó là đơn giản phát ra ánh sáng. Tấm gương không chọn lựa khuôn mặt để phản chiếu: bản chất của nó là phản chiếu mọi sự. Khi chúng ta hiểu rằng mọi sự đang sanh khởi, gồm cả cảm thức quy ước của chúng ta về cái ngã, chỉ là một phóng chiếu của tâm thức, ngay khi ấy chúng ta giải thoát. Không có cái hiểu này thì cũng như chúng ta cho một ảo ảnh là thật, một tiếng vang là một âm thanh không phải của chúng ta phát ra. Cảm thức chia cách thật là mạnh mẽ và chúng ta trở thành bị mắc bẫy trong một thứ nhị nguyên huyễn ảo.

Tantra Mẹ, một trong những bản văn quan trọng nhất của đạo Bošn, cho chúng ta những thí dụ, những tương tợ và những ẩn dụ mà chúng ta có thể suy nghĩ cân nhắc để hiểu tốt hơn bản chất huyễn ảo của cả giấc mộng và đời sống lúc thức.

Phản ảnh. Giấc mộng là một phóng chiếu của tâm thức của chính chúng ta. Nó không khác với tâm thức, như một tia sáng của mặt trời không khác với ánh sáng của mặt trời. Không biết điều này, chúng ta dấn thân vào giấc mộng như thể nó là thực, như một con sư tử gầm gừ với chính cái mặt của nó phản chiếu trong nước. Trong một giấc mộng, bầu trời là tâm thức chúng ta, núi non là tâm thức chúng ta ; những bông hoa, sô-cô-la ta ăn, người khác, tất cả là tự tâm chúng ta phản ảnh trở lại cho chúng ta.

Sấm chớp. Trong bầu trời đêm, sấm chớp lóe lên. Thình lình những núi non được chiếu sáng, mỗi đỉnh núi có vẻ là một vật thể riêng biệt, nhưng cái chúng ta thực sự kinh nghiệm
là một tia chớp độc nhất của ánh sáng phản chiếu trở lại mắt chúng ta. Cũng thế, những đối tượng có vẻ riêng biệt trong một giấc mộng thực ra là ánh sáng độc nhất của tâm thức chúng ta, ánh sáng của rigpa.

Cầu vồng. Như một cầu vồng, giấc mộng có thể đẹp đẽ và hấp dẫn. Nhưng nó không có bản chất ; nó là một sự phô diễn của ánh sáng và tùy thuộc vào vị trí gần xa của người quan sát. Nếu chúng ta đuổi bắt nó; không có cái gì ở đó cả. Giấc mộng giống như cầu vồng, là một phối hợp những điều kiện từ đó mọi ảo tưởng khởi sanh.

Mặt trăng. Giấc mộng giống như một mặt trăng phản chiếu trong nhiều chỗ có nước khác nhau – trong ao, giếng, biển, sông – và trong nhiều cửa sổ khác nhau của một thành phố, và trong nhiều thủy tinh khác nhau. Mặt trăng không phân thành vô số. Duy nhất chỉ có một mặt trăng, cũng như nhiều đối tượng của một giấc mộng chỉ là một bản tánh, một tinh túy.

Ảo thuật. Một nhà ảo thuật có thể làm cho một hòn đá độc nhất trước tiên xuất nhiện như là một con voi, rồi một con rắn, rồi một con cọp. Nhưng những đối tượng khác nhau ấy chỉ là huyễn, như những đối tượng trong một giấc mộng được làm ra từ ánh sáng của tâm thức.

Ảo ảnh. Do những nguyên nhân phụ chúng ta có thể thấy một ảo ảnh trong sa mạc, một thành phố hay một cái hồ. Nhưng khi đến gần chúng ta chúng ta không tìm thấy cái gì ở đó cả. Khi chúng ta xét nghiệm những hình ảnh của một giấc mộng, chúng cũng như ảo ảnh, chỉ là những ảo tưởng không có bản chất, chỉ là trò chơi của ánh sáng.

Tiếng vang. Nếu chúng ta tạo ra một âm thanh ầm ĩ nơi có những điều kiện cho những vang dội, một âm thanh ầm ĩ trở lại chúng ta; một âm thanh êm ả trở lại một âm thanh êm ả; và một tiếng kêu lạ lùng trở về với chúng ta là một tiếng kêu lạ lùng. Âm thanh chúng ta nghe trở lại là âm thanh chúng ta làm ra, cũng như nội dung của một giấc mộng có vẻ độc lập với chúng ta nhưng chỉ là nội dung phóng chiếu của tâm thức chúng ta trở lại với chúng ta.

Những thí dụ này nhấn mạnh sự không có hiện hữu tự thân (vô tự tánh) và sự thống nhất của kinh nghiệm và người kinh nghiệm. Trong kinh điển chúng ta gọi điều này là “tánh không”, trong tantra là “huyễn”, và trong Đại Toàn Thiện là “khối đơn nhất”. Cái ngã và đối tượng của kinh nghiệm không phải là hai sự vật. Thế giới bên trong và bên ngoài là sự biểu lộ của chính chúng ta. Chúng ta đều chia xẻ cùng một thế giới vì chúng ta chia xẻ cùng một nghiệp tập thể. Chúng ta thấy những hiện tượng của kinh nghiệm như thế nào sẽ xác định những loại kinh nghiệm chúng ta có và chúng ta phản ứng với kinh nghiệm như thế nào. Chúng ta tin vào cái nhìn thấy của chúng ta về các thực thể như là chúng có hiện hữu nội tại bẩm sinh và chúng sống như những chúng sanh và sự vật riêng biệt. Khi chúng ta tin có cái gì đó thực sự ở kia, bấy giờ nó hiện hữu ! Niềm tin ấy có quyền lực tác động đến chúng ta. Chúng ta tạo ra cái thế giới mà chúng ta sẽ phản ứng với nó.

Khi chúng ta thôi hiện hữu, cái thế giới chúng ta tạo ra sẽ tan biến, chứ không phải cái thế giới những người khác đang ở. Tri giác của chúng ta và cách thức chúng ta thấy mọi sự sẽ diệt mất đối với chúng ta. Nếu chúng ta làm tan biến tâm thức ý niệm của chúng ta, sự thanh tịnh nền tảng sẽ biểu lộ một cách tự nhiên. Khi chúng ta trực tiếp biết rằng không có hiện hữu nội tại bẩm sinh trong bản ngã chúng ta và trong thế giới, bấy giờ bất cứ cái gì khởi lên trong kinh nghiệm đều không có quyền lực nào trên chúng ta. Khi con sư tử lầm phản ảnh của nó trong nước là cái gì thật, nó hoảng hốt và gầm gừ; khi chúng ta hiểu bản chất huyễn của cái phản ảnh, chúng ta không phản ứng với sợ hãi nữa. Không có cái hiểu chân thật, chúng ta phản ứng với những phóng chiếu như huyễn của tự tâm chúng ta bằng bám nắm và ghét bỏ và tạo ra nghiệp. Khi chúng ta biết bản tánh chân thật và trống không, chúng ta tự do.

VIỆC DẠY NHỮNG ẨN DỤ

Tantra Mẹ nói rằng vô minh của giấc ngủ bình thường thì giống như một phòng tối. Tỉnh giác là ngọn lửa của một cây đèn. Khi ngọn đèn được thắp lên, bóng tối bị trừ diệt và căn phòng được sáng tỏ.

Giáo huấn qua những biểu tượng và ẩn dụ là cách quyền năng nhất để thông tin những giáo lý tâm linh trong ngôn ngữ. Nhưng chính một cách dùng ngôn ngữ mà chúng ta phải học để hiểu. Thường thường, tôi thấy rằng những học trò gặp những khó khăn với những ẩn dụ, thế nên tôi muốn thêm vào phần ghi chú này về cách làm sao tốt nhất để làm việc với những ẩn dụ và hình ảnh tượng trưng.

Trong những giáo lý dùng ngôn ngữ để gợi lên kinh nghiệm giác quan thì hữu dụng hơn là những giải thích về những ý niệm kỹ thuật và trừu tượng. Dù kinh nghiệm đích thực không thể được thông tin dễ dàng trong bất kỳ ngôn ngữ nào, những hình ảnh được dùng trong những giáo lý là ích lợi khi chúng được tri giác hơn là chỉ bằng tâm thức ý niệm. Những ẩn dụ này cần phải được kinh nghiệm, như những hình ảnh trong thi ca. Chúng cần được ngẫm nghĩ, suy tư, thể nghiệm và hội nhập vào kinh nghiệm.

Chẳng hạn, khi chúng ta nghe nói từ “lửa”, chúng ta có thể ít chú ý. Nhưng bám vào nó, cho phép hình ảnh nổi lên đằng sau danh từ, chúng ta thấy lửa, chúng ta biết sức nóng. Bởi vì chúng ta đều biết lửa hơn là chỉ biết một ý niệm trừu tượng – bởi vì tất cả chúng ta đều đã thấy ngọn lửa và cảm thấy sức nóng của nó trên da – từ ngữ gợi lên một kinh nghiệm giác quan tưởng tượng. Một ngọn lửa cháy trong trí tưởng tượng của chúng ta.

Nếu chúng ta nói “chanh” và để cho trái ấy nổi lên từ danh từ, miệng chúng ta chảy nước, lưỡi chúng ta co rút vì chua. Với “sô-cô-la”, hầu như chúng ta có vị ngọt. Ngôn ngữ là tượng trưng. Để có ý nghĩa, nó kêu gọi trí nhớ, cảm thức và tưởng tượng. Khi những ẩn dụ và biểu tượng được dùng trong giáo lý, tốt nhất là cho phép chúng tác động chúng ta theo cách này. Chớ chỉ nghĩ những lời “một ngọn lửa trong chỗ tối”, hay “một phản chiếu trong một tấm gương”. Hãy dùng những giác quan, thân thể và tưởng tượng của bạn để hiểu. Chúng ta phải vượt khỏi hình ảnh, nhưng hình ảnh có thể chỉ cho chúng ta hướng đúng.

Khi chúng ta vào một cái nhà thắp sáng bởi một ngọn đèn, chúng ta không khảo sát ngọn đèn, sợi bấc và dầu. Chúng ta chỉ kinh nghiệm sự sáng rỡ của căn phòng. Hãy cố gắng làm như vậy với việc dạy những ẩn dụ. Tâm thức chúng ta, đã tập luyện làm việc với sự trừu tượng hóa và luận lý, nắm lấy một ẩn dụ và phân tích nó. Chúng ta hỏi quá nhiều về ẩn dụ. Chúng ta muốn biết làm sao ngọn đèn được đặt trong phòng, làm sao ngọn lửa được thắp, như thế nào gió bắt đầu. Chúng ta muốn biết tấm gương là loại gì, làm bằng gì, cái gì đứng ngoài tấm gương để được phản chiếu. Thay vì thế, hãy để bạn ở trong hình ảnh ; hãy cố gắng tìm thấy kinh nghiệm dấu kín trong từ ngữ. Có bóng tối. Một ngọn đèn được thắp lên. Chúng ta đều biết kinh nghiệm này với thân thể và giác quan chúng ta. Bóng tối được thay thế bằng quang minh, nó thì sáng tỏ, không có chất thể, được biết trực tiếp. Một ngọn gió nổi lên và ngọn lửa bị thổi tắt. Chúng ta biết cảm thấy cái gì khi ánh sáng bị bóng tối đánh bại.


 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2024(Xem: 3467)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
29/06/2024(Xem: 3694)
Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.
28/02/2024(Xem: 4008)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
31/12/2023(Xem: 2905)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 3047)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
26/10/2023(Xem: 4292)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
09/08/2023(Xem: 2729)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
19/04/2023(Xem: 3498)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
17/03/2023(Xem: 3127)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]