Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Đạo Phật ở Á Đông

14/03/201105:45(Xem: 6668)
V. Đạo Phật ở Á Đông

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V.ĐẠO PHẬT Ở Á ĐÔNG

1. Đạo Phật ở Ấn Độ

Đạo Phật phát nguyên ở Ấn Độ. Nhà sáng lập là đức Thích Tôn khởi sự truyền đạo ở Ấn Độ hồi khoảng thế kỷ thứ sáu, thứ năm trước Dương lịch. Ở giữa thời cuộc rối ren vì xã hội phân chia ra nhiều đẳng cấp trên dưới rất cách biệt nhau, mà có nhà đại sĩ giải thoát cho, khiến các hạng người đều được tự do mà vào giáo hội của ngài, khi vào đó thì ai nấy đều được an hòa, bình đẳng, như vậy thì ai chẳng tình nguyện xin theo? Bởi vậy cho nên nhà truyền bá tư tưởng, đấng cứu nhân độ thế đi đến đâu, thì thiên hạ kéo theo đến đó. Từ ngày đức Thích-ca thành Phật rồi khởi sự đi giảng đạo lý, cứu khổ cho chúng sanh, thì số tín đồ ngày một thêm đông. Lại nhờ ngài đi từng tỉnh, từng xứ, đến đâu cũng mở ra cuộc diễn giải về đạo nghĩa, cho nên bá tánh rất hoan nghinh. Lại từ đó đến sau, có nhiều vị vua chúa thích hợp với đạo lý Từ, Bi, Hỷ, Xả, bèn theo đạo Phật và sẵn lòng tán trợ cho một cách mạnh mẽ.

Nhờ vậy mà dân chúng đua nhau quy y. Vua vì lòng từ mà theo, thì dân lại vì chủ nghĩa bình đẳng mà hoan nghinh, nên chẳng bao lâu khắp cõi Ấn Độ, người ta đều thờ chung đạo Phật.

Qua đến đời vua A-dục, nhằm thế kỷ thứ ba trước Dương lịch, đạo Phật thịnh hành đến cực điểm. Nhà vua có tiếng là người hiểu rõ đạo lý, và tin đạo Phật vô cùng. Ngài bênh vực đạo Phật, vừa giúp các Sư, xây dựng chùa tháp, tán trợ bổn đạo các nơi. Ngài có một cô công chúa và một vị hoàng tử, đều qui y Tam bảo, và được lịnh ngài phái xuống miền Tích Lan (Ceylan) truyền bá Phật lý cho nhân dân.

Sau đời A-dục, con cháu ngài các vua sau cũng còn hoan nghinh đạo Phật. Vài trăm năm sau, có một người cháu vua A-dục làm vua ở xứ Kachemir, có đem đạo Phật về truyền trong xứ. Ấy là nhằm giữa thế kỷ thứ nhất theo Dương lịch.

Bên Ấn Độ, còn một đạo rất mạnh mẽ có từ trước khi Phật ra đời, ấy là đạo Bà-la-môn. Đạo Bà la môn vừa lòng các nhà vua chúa, quan quyền hơn đạo Phật. Bởi vì từ đời này sang đời kia, đạo ấy chủ trương phân chia giai cấp, nên việc cai trị được dễ dàng và làm lợi cho hạng tu sĩ và hạng vua quan. Đạo bà-la-môn phân giai cấp như thế này: giai cấp được xem là cao quý hơn hết, về tinh thần và đạo đức, là các thầy bà-la-môn. Kế đó, nắm phần cao trổi về chánh trị và xã hội là hạng vua quan. Ở dưới nữa, là những người bán buôn, thầy thợ. Thứ tư là hạng làm ruộng, làm rẫy. Lại có hạng mạt chủng làm các nghề vất vả, hạ tiện. Quen theo chế độ đó, dân chúng đều tôn trọng, tùng phục hạng vua quan và hạng bà-la-môn, họ tôn trọng hai hạng đó, nhất là hạng bà-la-môn, một cách hoàn toàn tự nhiên vì sanh ra vốn dĩ đã vậy rồi. Bởi vậy nên các nhà tai mắt có thế lực trong nước không muốn truyền bá đạo từ bi, bình đẳng giữa chúng sanh, tức là đạo Phật. Họ tìm mọi cách mà ngăn cản sức phát triển của đạo Phật.

Trong khi đạo Phật hưng thạnh thì đạo Bà-la-môn cũng không suy yếu hẳn. Trong phái Bà-la-môn, các tu sĩ toàn là người có thế lực đối với sự cai trị trong nước về đạo đức và về chánh trị. Họ không muốn để cho một đạo khác được bành trướng lên mạnh mẽ mà đánh đổ đạo của họ. Họ oán ghét đạo Phật đã làm giảm oai quyền của họ. Họ đã quen áp chế và bóc lột từ xưa, đâu có chịu từ bỏ quyền hạn, đâu có đồng ý rằng mọi người đều bình đẳng. Cho đến có nhiều vị vua vì sự giảm mất thế lực ấy mà hành phạt những người đạo Phật, làm khổ các tăng sĩ và đập phá chùa chiền, tháp miếu.

Nhờ chủ nghĩa bình đẳng mà ngày xưa đạo Phật được thạnh hành trên cõi Ấn Độ. Nhưng cũng bởi cái chủ nghĩa từ bi và bình đẳng ấy mà đạo Phật đã có thời bị tàn hủy đến nỗi không còn bao nhiêu dấu tích ở Ấn Độ.

Tuy vậy, cũng có ít nhà vua công bình. Dẫu họ theo về đạo Bà-la-môn, nhưng họ cũng kính chuộng đạo Phật và hàng tăng sĩ Phật giáo. Những người quen với đạo Bà la môn đều nghĩ rằng họ chẳng cần theo đạo Phật. Mà bởi Phật lo giải thóat cho các hạng chúng sanh, dầu hèn mạt, sa đọa tới đâu, ngài cũng không bỏ, nên đa số trong nước ưa đạo Phật hơn. Chẳng những lo độ cho một cõi Ấn Độ mà thôi, các sư lại còn đem đạo Phật truyền bá qua các nước khác nữa.

Phật pháp truyền sang các nước láng giềng, các vị vua chúa rất hoan nghênh. Bởi ảnh hưởng đạo Phật đối với các nước ngoài rất đẹp cho nên nhiều nhà sư ngoại quốc dốc lòng vượt qua bao nhiêu sự gian khổ mà vào Ấn Độ và Tây Tạng. Như năm 629, một nhà sư người Trung Quốc là Huyền Trang có đến Ấn Độ và Tây Tạng để khảo rõ đạo lý nhà Phật, và có viếng các nơi mà đức Phật tổ từng thuyết pháp với tín đồ. Ngày nay, đạo Phật ở các nước chiếm được một địa vị tôn trọng. Song ở Ấn Độ thì suy yếu đi nhiều, vì ở đó có đạo Bà-la-môn thay thế. Tuy vậy chớ chư tăng ở Ấn Độ hiện thời cũng có tu trì kỹ lưỡng như xưa, Giáo hội cũng còn nghiêm nghị. Cư sĩ vẫn còn trọng mộ chư tăng vì các ngài vẫn giữ gìn tịnh hạnh rất đúng đắn.

Ở chỗ đất phát nguyện, ở nơi Phật giáng thế, bao giờ cũng còn rất nhiều duyên lành của ngôi Tam bảo, thường hộ trợ cho những người tu hành. Nhất là có bốn nơi thánh tích đến giờ vẫn còn dấu vết từ bi, tịnh lạc của đức Thế Tôn: 1. Nơi Phật giáng thế, là vườn Lam-tỳ-ni, 2. Nơi Phật ngồi thiền mà thành đạo, là cội cây Bồ-đề. 3. Nơi Phật thuyết pháp lần đầu, tức là Chuyển pháp luân, gần thành Ba-la-nại, trong vườn Lộc, 4. Nơi Phật nhập Niết-bàn. Chư thiện nam tín nữ, chư vị tăng ni, ai có lòng thành mà viếng bốn chỗ thánh tích ấy thì cuộc tương lai về tinh thần sẽ được nhiều duyên lành hộ trợ.

Cõi Ấn Độ, nhất là xứ Ca-tỳ-la-vệ là chỗ trung tâm của thế giới. Phật chọn xứ ấy mà giáng thế. Đạo ngài phát ra nơi chỗ trung tâm, bắt từ đó mà lan truyền ra. Trước hết, đạo lan truyền ra khắp cõi Ấn Độ. Sau nữa, ngọn đuốc huệ ấy mới tỏ ra khắp cả hoàn cầu.

Cho nên hiện nay, chẳng những ở Ấn Độ, mà khắp cõi Á Đông và khắp năm châu trên thế giới, đâu đâu người ta cũng đều yêu mộ Phật và đạo lý của Phật. Và ở các nước Âu Mỹ, hoan nghênh đạo Phật nhất là những người thuộc hạng thượng lưu trí thức, các nhà học giả, các vị triết học, giáo sư. Hạng ấy vì chuộng giáo lý từ bi, thâm thúy, vô tư, tự tại, giải thoát của Phật nên sẵn lòng truyền rộng ra. Ấy cũng như trước kia ở cõi Ấn Độ và nơi cõi Á Đông, các nhà cao thượng, học sĩ trong nước đã yêu chuộng và truyền bá đạo Phật ra với chúng dân vậy.

Cái đạo từ bi, bình đẳng, hỷ xả ấy, cái đạo có nền phong hóa thuần lạc ấy, cái đạo có nền triết học và siêu hình học cao thâm với biết bao Kinh điển ấy, một bề thì tràn lan ra khắp hoàn cầu, một bề còn giữ qui cũ nới chốn bổn thổ.

Ở Ấn Độ, vẫn còn những nhà đại đức, trưởng lão tu hành chứng quả, tiếp trợ chúng sanh. Lại gần đó, ở xứ Tây Tạng, đạo Phật cải cách ra Lạt-ma giáo, là đạo chung của dân chúng và vua quan, có hiến pháp đúng đắn, có cuộc sắp đặt hoàn chỉnh, và từng giúp các sự nhiêu ích cho chúng sanh. Chính nơi Tây Tạng, có nhiều vị sư được thọ giữ cái bí truyền, rất được cư sĩ bổn đạo kính vì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 12610)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
16/03/2011(Xem: 5102)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13734)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4621)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 6978)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4591)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4954)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4255)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4324)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16534)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]