Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Bố thí

14/03/201105:45(Xem: 7686)
1. Bố thí

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV.SÁU BA-LA-MẬT

Trong mấy năm thuyết pháp đầu, đức Phật còn phân biệt ba thừa, nên ngài để riêng sáu Ba-la-mật hay Lục độ mà chỉ dạy cho các vị Bồ-tát. Ngài khuyên chư Bồ-tát thi hành sáu đại hạnh ấy để mau lên bậc Chánh giác, Phật Thế Tôn. Về sau, ngài mở rộng giáo lý ra, không còn phân biệt Ba thừa, bấy giờ ngài mới khuyên Đại chúng vừa xuất gia và tại gia đều nên hành trì sáu môn Ba-la-mật. Vì ngài muốn cho ai nấy đều vững vàng mà bước tới cõi huệ, có hy vọng mà trông lên quả vị Phật. Vậy thì ai nấy cũng khá chuyên cần các hạnh lớn ấy, nhất là những người có ý chí, chư vị Bồ-tát, thường hành để mau thành Phật đạo. Sáu môn ba-la-mật ấy là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.

1. Bố thí

Thực hành một cái trong sáu đại hạnh cho thật hoàn toàn, cũng đủ được phước đức rất nhiều, phước ấy đưa nhà đạo lên quả vị Đại Bồ-tát. Huống chi thực hành luôn sáu đại hạnh ấy, có thể thẳng đến quả vị Phật Như Lai. Trong sáu cái đức lớn vô cùng này, đức bố thí là đứng đầu. Những ai xả thân mà lo đời, không kể mạng mình để giúp ích cho chúng sanh, những kẻ ấy đều hưởng được công đức cao siêu, đều chứng lên bậc Đại Bồ-tát và sắp tới bậc Phật Như Lai. Kìa đức Quán Thế Âm Bồ-tát từ bi thay! Bao lần ngài vì chúng sanh mà cứu độ chẳng thôi!

Biết bao chúng sanh nhờ ngài bố thí mà thoát khỏi nạn nguy: trong những cơn hỏa tai, thủy ách, trong những lúc ngục tù, trăn trối, trong những khi thuyền đắm, tàu chìm, trong những cảnh cướp giât, chiến tranh, người ta đều nhờ ngài mà được yên ổn! Cho đến có kẻ dữ muốn hại, ác thú đón đường, bùa chú ếm thư, người ta cũng nhờ ngài mà dứt sự lo sợ. Bởi vậy cho nên trong cõi Ta-bà này, ai nấy đều xưng ngài Quán Thế Âm là Thí Vô úy giả.

Lại như đức Thích-ca Mâu-ni, nhờ bố thí cho đời mà mau lên bậc Thế Tôn. Xem lại những đời trước của ngài, đều là những sự từ bi bố thí. Hóa sanh trong hạng nào, ngài cũng nêu gương đại từ trong hạng đó. Từng làm các loại cầm thú, ngài đem thân mình ra mà trang trải, để cứu cho đồng loại trong mấy lúc nguy. Và trong những đời làm người của ngài, ngài cũng không hề quên xả thân vì chúng.

Hủy mạng mình đặng cứu lấy bầy cọp đói; đem thân mình ra nạp để thế mạng cho chim câu đang lâm nạn; từ trên đền cao xả thân nhảy xuống để hóa làm cá linh cứu bệnh cho nhân dân... Biết bao tích lành của ngài! Sự bố thí của ngài lên đến cực điểm. Ở đời, có ai đem vợ, đem con mà cho người ta không? Chỉ có ngài mà thôi. Tiền của bố thí hết, có con ngựa kéo xe đi cũng bố thí, rồi ngài ra mà kéo lấy xe. Kế xe cũng cho người ta nữa. Rồi có kẻ lại hỏi xin hai đứa con đặng đem về làm nô lệ, ngài cũng cho luôn. Đến khi có kẻ lại hỏi xin vợ, ngài cũng chẳng từ. Nhờ tấm lòng bố thí vô cùng vô tận, ngài mới mau lên quả Phật. Sự từ bi bố thí của ngài thật quá sức tin của nhiều người. Mà ngài có làm chuyện quá sức tin như vậy, ngài mới lên được cái địa vị chẳng ai mong mỏi được: Phật Như Lai, Thầy chung của chúng sanh, cao hơn các bậc trong trời đất.

Chúng ta đây, bởi chúng ta còn giữ lấy cái ta mãi, bởi chúng ta còn trọng cái thân mạng mãi, nên chúng ta còn làm chúng sanh mãi, còn luân chuyển trong các đường hèn mãi. Lắm người, dẫu gặp chuyện đại sự đáng ra ơn, mà một mảy lông cũng chẳng để mất! Như vậy mà mong vinh vang, phúc hậu sao cho được? Bao người vì sự bủn xỉn, nhỏ nhen, mà bị hành hạ trong các chốn nguy. Thế mà họ chưa tỉnh hồn. Ở đời, trong khi ta sống vì ta, ta phải cần tưởng tới thiên hạ nữa. Nên xét lại cảnh ngộ của những kẻ khác, đặng tìm dịp mà giúp họ luôn. Ta nên mau mau mà thi hành sự bố thí vì chúng sanh vậy.

Nhưng muốn thành tựu đức bố thí, chúng ta phải bố thí với tấm lòng từ bi, thành thật, trong sạch, quảng đại.

Như đợi đến có người nài nỉ, khẩn cầu, mới chịu cho ra một cách miễn cưỡng, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chớ như nhận biết ý của kẻ đang cần dùng, biết trước cảnh người thiếu hụt, cùng là luôn tìm dịp mà trợ giúp cho mọi người, tự mình khai tâm mà cho một cách vui vẻ, đó mới thật là đức bố thí.

Lại như cho rồi mà nghĩ lại tiếc, giận, đó chỉ là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn như cho rồi mà chẳng tiếc, đó mới thật là đức bố thí.

Như những kẻ giàu có mà thấy xa hiểu rộng, thấu đạt cái tánh vô thường của sự vật, thường nghĩ rằng: “Của cải này nếu chất chứa thêm mãi, rồi có ngày nào đó cũng phải hết, gặp khi trộm cướp vơ vét cũng sạch, hỏa hoạn đốt cháy cũng rụi, bão lụt lôi cuốn cũng tiêu”. Nghĩ vậy, hằng vui lòng bố thí một cách rộng lượng. Đó mới là đức bố thí của Bồ-tát vậy.

Như bố thí, cúng dường mà mong quả báo phước lạc ở đời này và ở đời sau, mong cho được thêm giàu có sang trọng, mong được hưởng cảnh tiên, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn bố thí mà chẳng cầu sự báo ứng, đó mới thật là bố thí vậy.

Chí như vì sợ sệt mà cho, vì danh tiếng mà cho, vì việc giao thiệp mà cho, vì lòng tự cao mà cho, vì muốn hơn người mà cho, vì cầu thân thế mà cho, những việc ấy chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chẳng khác chi sự đổi chác ở chợ búa! Cũng chẳng khác chi trồng cây mà mong được hoa thơm, quả ngọt, cùng mong cho có bóng mát hoặc có cây để cất nhà!

Bực Bồ-tát thành tựu đức bố thí, chẳng có những tâm tưởng ấy. Trong khi bố thí hoặc cúng dường, người chẳng nhìn thấy người cho, kẻ nhận; chẳng thấy món mình cho, dầu tiền, dầu vật; chẳng kể là có phước hoặc chẳng có phước; chẳng thấy nhân hoặc quả; chẳng thấy nhiều hoặc ít; chẳng hề khinh rẻ người xin. Vì làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì cầu cho chúng sanh hết phiền não, đau khổ, cho nên lúc nào người cũng vui lòng bố thí: bố thí bằng vật chất, từ manh quần tấm áo, bát cơm tô canh, mền chiếu ván giường, thuốc thang trị bệnh, cho đến vàng bạc châu báu, vợ con tôi tớ, thành quách đền đài! Lại bố thí bằng tinh thần, dạy cho các pháp lý, tỉnh ngộ cho chúng sanh bằng các lẽ thế gian và xuất thế gian, dìu dắt họ bằng sự hiểu biết vô biên của mình!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2019(Xem: 5540)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 6831)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12005)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 7471)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 15342)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 7399)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 40156)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8157)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 3524)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
18/10/2017(Xem: 6595)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567