Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phong hóa của hạng tại gia

14/03/201105:45(Xem: 6535)
3. Phong hóa của hạng tại gia

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III.PHONG HÓA NHÀ PHẬT

3. Phong hóa của hạng tại gia

Phong hóa của tại gia cư sĩ, gom vào mấy chữ này: Tam qui, Ngũ giới.

Người tu Phật tại gia phần đông đều có chịu lễ thế độ nơi một ngôi chùa. Một hay là vài vị sư thay mặt cho giáo hội tăng già, nhận cho họ xưng: Qui y Phật! Qui y Pháp! Qui y Tăng! Vị thầy truyền giới tùy theo nhận xét mà trao giới cho, hoặc một, hai, ba, bốn giới, hay năm giới, nhưng thường là năm giới. Năm giới là: 1. Không sát sanh, 2. Không trộm cắp 3. Không tà dâm 4. Không nói dối 5. Không uống rượu. Vị thầy truyền giới cũng sẽ đặt cho đệ tử một cái tên đạo, gọi là pháp danh. Từ hôm ấy, người thọ giới phải trọn đời gởi mình vào đức cả từ bi của Phật; nương mình nơi đạo pháp quảng đại, từ bi, hỷ xả của Phật; và trao mình vào giáo hội Tăng già cao thượng mà Phật đã lập ra.

Lại có nhiều người, tuy không làm lễ thế độ với một nhà sư, mà cũng cầm bằng có qui y thọ giới. Ấy là những người lập tâm phát nguyện với đức A-di-đà. Đến ngày lành, họ lập bàn thờ Phật A-di-đà, thành tâm mà khấn nguyện với đức A-di-đà, cầu ngài chứng minh cho họ phát nguyện qui y. Kể từ ngày ấy, họ được nhập vào hàng đệ tử Phật, họ trì trai giữ giới và niệm đức A-di-đà. Nếu họ tinh tấn mà tu hành, đến ngày lâm chung họ cũng sẽ được về Phật quốc theo chí hướng của họ. Dưới đây là mười ngày trong năm có thể làm lễ phát nguyện tu trì theo tông Tịnh độ.

Tháng giêng, ngày mồng một, lúc tảng sáng.

Tháng hai, ngày mồng chín, lúc năm giờ sáng.

Tháng ba, ngày mồng bảy, lúc mười giờ tối.

Tháng tư, ngày mồng tám, lúc chín giờ rưỡi tối.

Tháng năm, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Tháng sáu, ngày mồng bảy, lúc mười giờ rưỡi tối.

Tháng bảy, ngày mồng tám, lúc giữa trưa.

Tháng chín, ngày mồng chín, lúc giữa trưa.

Tháng mười, ngày mồng một, lúc giữa trưa.

Tháng mười một, ngày mười bảy, vía A-di-đà, suốt ngày.

Tháng chạp, ngày mồng ba, lúc mặt trời lặn.

Những ngày giờ ấy, kẻ chưa phát nguyện thì phát nguyện rất phải lúc, vì thế nào cũng được chư Phật chứng minh.

Làm lễ đức Phật A-di-đà, đứng về hướng Đông mà lạy về hướng Tây, tượng ngài để về hướng Tây. Sau khi ấy, mình trở nên người tu tại gia, cư sĩ.

Cả đời, bao giờ người cư sĩ cũng nhớ công đức Phật, kính trọng, ngưỡng mộ Phật, tự phó thác mình vào sự cứu vớt của Phật, nghĩ rằng lúc nào sức Phật cũng bao bọc, gia hộ cho mình. Ấy là qui y Phật.

Trọn cả đời, siêng năng học pháp Phật, đọc, tụng kinh điển, suy nghĩ cho thấu đáo và ăn ở theo giáo pháp của Phật. Ấy là qui y Pháp.

Trọn cả đời, ghi nhớ công đức của các vị cao tăng, thường thăm viếng những vị xuất gia có đức hạnh, tưởng đến chư thánh, chư đại đệ tử của Phật, tu tập theo các vị đức độ trong giáo hội thanh tịnh, cao cả của Phật. Ấy là qui y Tăng.

Niệm tưởng đức Phật A-di-đà, nhớ ơn đức Phật Thích-ca, không quên ngôi Tam bảo tức là thọ trì Tam quy y vậy.

Kẻ tại gia thường thường giữ năm giới, có sự châm chế cho phù hợp với đa số mọi người. Chẳng hạn như giới thứ ba cấm tà dâm, chứ không cấm sự chung chạ của vợ chồng. Cư gia có người nguyện giữ tám giới trọn đời. Tám giới là năm giới, cọng thêm vào ba giới nữa: 1. Không dùng các loại hương hoa, phấn sáp mà trang điểm 2. Không xem các loại ca, vũ, nhạc, kịch 3. Không ngồi, nằm trên giường ghế cao, rộng và phải ăn chay đúng ngọ. Lại có người tinh tấn mà giữ luôn mười giới theo hạng xuất gia sa-di và trì tuyệt dục.

Kẻ qui y giữ giới thường trì trai, như vậy cho tiện bề niệm Phật. Tùy theo sức, trong tháng họ ăn chay một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày, mười ngày, hay ăn thường xuyên luôn. Những người ăn luôn, trường trai càng tốt. Muốn vừa với sức khỏe, nên nguyện dùng chay lần hồi, từ một ngày, hai ngày, bốn ngày, sáu ngày mà tăng dần lên. Song dầu cho ăn trường hay ăn kỳ, về những ngày ăn chay, nên niệm nhớ công đức của Phật, giữ giới lành cho trọn vẹn và lấy lòng từ bi hỷ xả mà đối đãi với chúng sanh. Chẳng chờ đến ngày chay, mà ngày thường, mình cũng nên niệm Phật và cư xử hiền lành với mọi người và mọi vật. Kẻ thiện nam tín nữ bao giờ cũng ăn ở cho hiền hòa, thuận thảo. Cái thân cho trong sạch, lời nói cho chính đính, cái ý cho thanh bai, cố giữ như vậy thì tạo ra được mười nghiệp lành về thân, miệng, ý:

1. Không sát sanh hại mạng; cần phải phóng sanh, cứu người.

2. Không trộm cắp; cần phải bố thí.

3. Không tà dâm; cần phải cung kính.

(Ba nghiệp trên đây là về thân)

4. Không nói dối; cần phải nói thật.

5. Không nói sai lệch, dua nịnh, tục tĩu, nhơ nhớp; cần phải nói lời có nghĩa lý, hữu ích.

6. Không nói lời ác độc, thóa mạ, chửi mắng người khác; cần phải nói lời êm ái, dịu dàng.

7. Không nói hai lưỡi, nói đâm thọc hai đầu để gây chia rẽ, thêm bớt không chừng; cần phải nói sự hòa hiệp.

(Bốn nghiệp trên đây là về miệng)

8. Không tham muốn trái lẽ; phải tưởng sự bất tịnh, sáu trần đều chẳng sạch.

9. Không sân hận; phải tưởng sự từ bi, ở cho nhẫn nhục.

10. Không si mê, tin bậy; phải có lòng chánh tín, qui y chánh pháp.

(Ba nghiệp trên đây là về ý)

Những người cư gia thọ Tam qui, Ngũ giới và giữ gìn thân, miệng, ý theo Mười điều lành thì tạo ra căn lành cũng là vô tận rồi. Tuy ban đầu còn sai lệch, chớ về sau dần dần cũng quen, và họ sẽ trở nên người thiện phước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8322)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4873)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6092)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10303)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6138)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7604)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7312)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6007)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5894)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4684)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]