Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Tôi Sử Dụng Thần Nhãn

27/02/201116:17(Xem: 3718)
Chương 12: Tôi Sử Dụng Thần Nhãn

TÂY TẠNG HUYỀN BÍ

Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt

Chương 12

Tôi Sử Dụng Thần Nhãn

Một buổi sáng, tôi đang lúc rảnh rang, Minh Gia Đại Đức đến tìm tôi và nói:

- Chúng ta hãy đi chơi một vòng. Thầy có một việc để cho con làm.

Tôi rất vui mừng với ý nghĩ được đi dạo chơi với Sư Phụ. Chúng tôi xuống dưới chân đồi, và sau khi đi vòng quanh nhiều đường phố ở thủ đô Lhassa, chúng tôi đi ngang qua trụ sở của Phái Bộ Ngoại Giao Trung Hoa. Sư Phụ tôi vừa đi vừa nói:

- Một phái đoàn Trung Hoa vừa mới đến, chúng ta hãy nhìn qua mỗi nhân viên phái đoàn để xem họ là người như thế nào.

Ấn tượng của tôi đầu tiên rõ ràng là không thuận lợi. Ở bên trong trụ sở của phái bộ, các nhân viên Trung Hoa đi bách bộ qua lại trong các phòng, vẻ mặt tự đắc, hoặc đang lui cui mở các rương trắp, và các thùng đồ đạc. Tôi nhận thấy họ có một số khí giới khá nhiều, đủ để võ trang một đạo binh nhỏ. Vóc người nhỏ thó của tôi cho phép tôi mở một cuộc "dò thám" dễ dàng hơn một người lớn. Thật vậy, tôi đã lén bò lại gần một cửa sổ mở, xuyên qua đó tôi có thể rình xem họ cho đến khi một người trong bọn họ ngẩng đầu lên. Khi người ấy nhìn thấy tôi, y nổi giận thốt lên một câu nguyền rủa bằng tiếng Trung Hoa, có tính cách xúc phạm đến tổ tiên của tôi. Y còn nhìn quanh tìm một vật gì để ném tôi, nhưng tôi đã rút lui trước khi y có thể hạ thủ.

Trên đường về, tôi nói với Minh Gia Đại Đức:

- Sư Phụ biết không, họ có những vầng hào quang màu đỏ! Và họ có một lối vung dao găm rất dễ sợ!

Sư Phụ tôi có vẻ trầm tư trên suốt con đường về. Sau buổi ăn chiều, người nói với tôi:

- Thầy đã suy nghĩ nhiều về phái đoàn Trung Hoa, và thầy sẽ đề nghị với đấng Khôn Lường (một trong những danh từ sùng kính để chỉ đức Đạt Lai Lạt Ma) hãy sử dụng năng khiếu Thần Nhãn của con. Trong trường hợp đó, con có thể quan sát họ xuyên qua một bức bình phong được chăng?

Tôi đáp:

- Nếu Sư Phụ nghĩ rằng con có thể, thì chắc chắn con sẽ làm được.

Tôi không gặp Sư Phụ tôi suốt cả ngày hôm sau; qua ngày kế đó, người để tôi làm việc suốt buổi sáng và sau buổi ăn trưa, người nói với tôi:

- Lâm Bá, trưa nay chúng ta sẽ đi chơi một vòng. Đây là một cái khăn choàng tốt hảo hạng. Không phải cần có thần thông mới biết rằng chúng ta sẽ đi đâu. Con có mười phút để chuẩn bị, rồi sau đó hãy đến gặp thầy. Thầy cần phải nói trước với vị Sử Trưởng.

Một lần nữa, chúng tôi lại noi theo con đường cheo leo đi xuống chân núi. Một con đường tắt xuyên qua sườn núi phía tây nam đưa chúng tôi đến vườn Ngọc Uyển gần bên điện Potala rất mau chóng. Đức Đạt Lai Lạt Ma rất thích khu vườn này, tại đây Ngài thường đến thượng ngoạn trong những giờ nhàn rỗi. Trong vườn Ngọc Uyển có một cái hồ sen nhân tạo rất đẹp, với hai cù lao, trên mỗi cù lao có dựng lên một nơi nhà mát để nghĩ hè. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường đến những cù lao trên hồ sen này, tại đây Ngài tham thiền nhiều giờ mỗi ngày. Bên trong vườn Ngọc Uyển, có dinh trại của toán Ngự Lâm Quân gồm độ năm trăm người có phận sự bảo vệ an ninh cho Ngài. Đó là nơi tôi cùng với Sư Phụ tôi đến viếng lần đầu tiên trong ngày hôm đó.

Sau khi đã đi qua những khu vườn sầm uất, chúng tôi bước qua một cánh cửa rất đẹp đưa vào một khoảnh vườn bên trong. Những thứ chim đủ loại lông cánh đủ màu sặc sỡ đang ăn dưới đất. Chúng không màng nhìn thầy trò tôi, nên chúng tôi cũng không muốn làm quấy rầy chúng. Mặt hồ phẳng lặng chiếu sáng như một tấm gương trong. Con đường lót đá đã được quét vôi trắng và chúng tôi noi theo để đi tới cái cù lao xa nhất, tại đây đấng Khôn Lường đang đắm chìm trong một cơn thiền định thâm sâu. Khi chúng tôi bước đến gần, Ngài ngước mắt lên và mỉm cười với chúng tôi. Chúng tôi liền quì xuống, đặt cái khăn choàng dưới chân Ngài và Ngài mời chúng tôi ngồi xuống trước mặt. Kế đó Ngài gõ chuông để ra hiệu cho một vị Lạt Ma hầu cận dâng trà, một thủ tục thông thường trước khi bắt đầu mọi câu chuyện. Trong khi chờ đợi, Ngài nói chuyện với tôi về những loài thú cầm của Ngài nuôi trong vườn Ngọc Uyển và hứa sẽ cho tôi xem sau này.

Vị quan hầu cận dâng trà xong, vừa lui ra thì đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn tôi và nói:

- Đạo hữu Minh Gia có nói cho biết rằng con không ưa những hào quang của phái đoàn Trung Hoa. Người nói rằng tất cả bọn họ đều có mang đầy đủ khí giới. Trong các cuộc thử thách bí mật hay công khai trước đây, năng khiếu Thần Nhãn của con đã tỏ ra chính xác và không hề lầm lẫn. Vậy con nghĩ sao về những người ấy?

Câu hỏi của Ngài làm cho tôi bối rối. Tôi không thích nói cho ai nghe trừ phi với Sư Phụ tôi những gì tôi nhìn thấy trong hào quang của thiên hạ, và những màu sắc ấy có ý nghĩa gì đối với tôi. Thật vậy, tôi nghĩ rằng nếu một người không thể nhìn thấy và tự diễn đạt lấy ý nghĩa các hào quang ấy cho riêng mình thì điều đó có nghĩa là người ấy không có cái định mệnh được biết những gì tôi biết. Nhưng làm sao tôi dám nói điều ấy với vị Nguyên Thủ quốc gia? Nhất là một vị Nguyên Thủ không có năng khiếu Thần Nhãn? Tôi bèn đáp:

- Vạn bạch Thái Tuế, con rất vụng về trong việc nhìn xem hào quang của người khác, và bởi đó con không đủ tư các cách xứng đáng để bày tỏ một ý kiến nào hết.

Tôi không tiến thêm được bao nhiêu, vì đấng Thậm Thâm lại nói tiếp:

- Con thuộc về thành phần những người bẩm sinh ra đã có những khả năng thiên phú. Những khả năng đó đã được phát triển nhờ sự luyện tập theo các pháp môn bí truyền. Con có bổn phận phải nói. Con đã được nuôi nấng dạy dỗ chỉ vì mục đích đó mà thôi. Ta nghe đây.

- Vạn bạch Thái Tuế, những nhân viên trong phái đoàn Trung Hoa đều có những ý đồ rất sảo trá quỷ quyệt. Những màu sắc trong hào quang của họ biểu lộ một ý địng lường gạt và phản bội.

Tôi không nói nhiều nữa, nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma có vẻ hài lòng. Ngài nói:

- Tốt lắm, con đã lập lại đúng y như những lời con đã nói với đạo hữu Minh Gia. Ngày mai, con sẽ đứng núp phía sau tấm bình phong này và con sẽ quan sát phái đoàn Trung Hoa khi họ đến đây. Chúng ta cần biết rõ ý đồ của họ. Con hãy đi núp ngay bây giờ thử xem có ai nhìn thấy không?

Tôi bèn tuân lịnh đứng núp sau bình phong, các sư sãi nô bộc cũng rời những con sư tử đá chận thêm ở phía ngoài để cho tôi được hoàn kín đáo. Người ta thử tập dượt qua một lần cuộc viếng thăm này, những vị Lạt Ma đóng vai trò của phái đoàn Trung Hoa. Họ cố gắng tìm ra chỗ tôi ẩn núp. Tôi nhìn thấy tư tưởng của một người trong bọn:

- Nếu mình tìm thấy nó, mình sẽ được thăng thưởng.

Nhưng rốt cuộc y cũng chẳng được gì. Sau cùng, đấng Thậm Thâm tỏ ý hài lòng và gọi tôi ra. Sau vài phút nói chuyện, Ngài dặn chúng tôi hãy trở lại vào ngày hôm sau vì phái đoàn Trung Hoa sẽ tìm cách bắt buộc Ngài ký một hiệp ước. Với ý nghĩ đó, chúng tôi từ biệt Ngài và trở về tu viện Chakpori.

Ngày hôm sau vào khoảng mười một giờ, chúng tôi đã có mặt tại vườn Ngọc Uyển. Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp đón tôi với một nụ cười và nói rằng tôi phải ăn uống trước đã (điều này lúc nào tôi cũng sẵn sàng!) trước khi vào núp phía sau tấm bình phong. Theo lịnh Ngài, người ta dọn ra cho tôi một bữa ăn thịnh soạn, với những đồ thực phẩm nhập cảng từ bên Ấn Độ, mà tôi chưa được biết tên gọi là gì. Điều mà tôi biết, là lần đầu tiên tôi được ăn một bữa ăn lạ miệng và hoàn toàn khác hẳn với các món ăn cũ rích là trà bơ, tsampa và củ cải; sau khi đã ăn uống hả lòng, tôi cảm thấy hăng hái hơn để có thể đương đầu với cái viễn cảnh phải ngồi yên bất dộng trong một thời gian. Sự ngồi yên bất động hoàn toàn, điều kiện tất yếu của môn thiền định, không có gì là khó khăn đối với các vị Lạt Ma. Từ thưở ấu thơ, nói đúng ra là từ năm tôi lên bẩy, người ta đã tập cho tôi nhồi yên không cử động trong nhiều giờ. Để thực tập, người ta đặt một cái đèn thắp bằng bơ lên đầu tôi và tôi phải ngồi trong tư thế liên hoa cho đến khi chất bơ trong đèn đã cạn, tức là suốt mười hai giờ. Như vậy, ngồi yên không cử động suốt ba hay bốn tiếng đồng hồ không phải là một điều khó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng ngồi trong tư thế liên hoa đối diện với tôi, trên một chiếc ngai độ hai thước cao hơn mặt đất. Ngài ngồi yên không cử động; tôi cũng vậy. Thình lình, những tiếng kêu và nhiều tiếng chào bằng tiếng Trung Hoa từ đằng xa vọng đến tai chúng tôi, sau đó tôi nghe nói rằng y phục của phái đoàn Trung Hoa có nhiều chỗ độn lên rất khả nghi, và người ta đã phải lục soát trong mình họ để tước khí giới. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của quân ngự lâm, họ được đưa vào nội cung và chừng tôi nhìn thấy họ noi theo con đường lót đá đi đến trước tư dinh. Một vị Lạt Ma cao cấp cất tiếng ngân nga: Om! Mani padme Hum, nhưng phái đoàn Trung Hoa, thay vì phải lập lại câu châm ngôn ấy như nghi lễ bắt buộc, đã đáp lễ bằng tiếng Trung Hoa:

- A Di Đà Phật!

Từ chỗ tôi ẩn núp, tôi nhìn thấy hào quang của họ chiếu sáng. Tôi quan sát những màu sắc xám lợt thỉnh thoảng lại phóng ra những tia màu đỏ bầm, biểu lộ những giòng tư tưởng oán ghét, hận thù. Hào quang của họ có những lằn và những vệt ngang màu rất xấu xa, chớ không có những màu sắc trong sáng và tinh khiết của những tư tưởng thanh cao. Những hào quang màu sắc đục ngầu và xấu xí của họ biểu lộ những tâm hồn đầy dục vọng vật chất và tội lỗi. Đó chính là những người được diễn tả rất đúng bởi câu sáo ngữ "Khẩu Phật, tâm xà." Tôi nhìn đức Đạt Lai Lạt Ma, hào quang của Ngài biểu lộ sự buồn rầu, vì Ngài đang nhớ lại cái thời kỳ xa xưa khi Ngài lưu vong sang sứ Trung Hoa. Tác phong của Ngài làm cho tôi rất cảm mến; xứ Tây Tạng chưa hề có một vị Quốc vương xứng đáng hơn Ngài. Ngài có một tính chất cương nghị, thậm chí có khi rất nóng nảy, vì có những tia đỏ xẹt ngang qua hào quang của Ngài, nhưng lịch sự sẽ nhắc nhở rằng Ngài là vị Đạt Lai Lạt Ma cao cả nhất mà Ngài đã từng quên mình trọn vẹn trong công việc phụng sự xứ sở. Tôi có một lòng kính yêu thật sự đối Ngài và trong lòng tôi Ngài chiếm được một ưu thế sau Minh Gia Đại Đức, Sư Phụ tôi.

Cuộc hội kiến kéo dài mà không mang lại một kết quả hữu ích, vì những người ấy đến đây không phải với tư cách là bạn mà là thù. Họ có những ý nghĩ đã định sẵn, cùng những phương pháp để thực hiện những ý đồ của họ. Họ muốn chiếm thêm đất đai lãnh thổ, điều khiển nền chánh trị của Tây Tạng, và trên hết là... vàng! Vàng đã từng là mục tiêu tham vọng của họ tự muôn đời, vàng có đến hằng bao nhiêu trăm tấn ở Tây Tạng, ở xứ này nó được coi như một loại kim khí linh thiêng. Theo sự tín ngưỡng của dân bản xứ, đào mỏ tìm vàng tức là làm mất đi cái khí thiêng của xứ sở, xúc phạm đến Thần Linh, nên không ai có ý định làm việc ấy. Ở Tây Tạng có những sông rạch ở đó người ta có thể đãi cát lấy vàng do giòng nước cuốn trôi xuống từ trên núi. Trong vùng Chang Tang, tôi đã thấy vàng đọng lại như cát ở các bờ suối. Thứ vàng này đem nấu tan ra, sẽ dùng làm đồ trang trí các đền thờ, vì loại kim khí linh thiêng này tự nhiên là để dùng vào những mục đích linh thiêng. Những ngọn đèn thắp bằng bơ cũng làm toàn bằng vàng. Nhưng có điều là chất vàng quá mềm nên sau một thời gian các đồ dùng đều méo và mất hình thể.

Diện tích xứ Tây Tạng lớn gấp bảy lần nước Pháp. Nhiều vùng rộng lớn vẫn chưa được thám hiểm, tôi được biết rằng ở đó người ta tìm ra rất nhiều vàng, bạc và uranium. Người Tây Tạng không bao giờ để cho người Tây Phương tìm đến các mỏ khoáng chất trong xứ họ, mặc dầu có những vận động ráo riết của những người này, vì họ có một câu châm ngôn cổ nói rằng: "Ở đâu có người Tây Phương, là ở đó có chiến tranh." Trong quyển sách này, khi tôi nói đến những cái kèn vàng, đĩa vàng, và "thi hài bọc vàng," xin đọc giả đừng nên quên rằng ở Tây Tạng, vàng không phải là một loại kim khí hiếm có mà là loại kim khí linh thiêng. Xứ Tây Tạng có thể là một kho tài nguyên phong phú vô tận mở rộng cửa cho toàn thể thế giới nếu nhân loại chịu hợp nhất và làm việc trong nền hòa bình, thay vì tự tiêu diệt lấy nhau trong cái ảo vọng tranh giành thế lực.

Một buổi sáng, tôi đang ngồi chép một bản kinh bút tự để đưa cho thợ khắc chữ, thì Minh Gia Đại Đức đến tìm tôi và nói:

- Lâm Bá, con hãy gác lại việc ấy. Đấng Khôn Lường có cho gọi chúng ta đến vườn Ngọc Uyển để quan sát cái hào quang của một người ngoại quốc đến từ thế giới Phương Tây. Con hãy đi mau, vì Ngài muốn nói chuyện riêng với chúng ta trước khi tiếp khách. Không cần đem theo khăn choàng và không cần nghi lễ chi cả. Con chỉ cần sửa soạn đi gấp, thế thôi!

Tôi nhìn Sư Phụ một giây và đáp:

- Bạch Sư Phụ, để con vào thay áo, rồi con sẽ sẵn sàng.

Tôi không mất nhiều thời giờ để sửa soạn y phục chỉnh tề. Chúng tôi bước ra khỏi tu viện và trong giây lát chúng tôi đã có mặt tại vườn Ngọc Uyển. Nhưng quân canh gác vừa xua tay định bảo chúng tôi đi chỗ khác chơi, nhưng khi họ nhìn ra Minh Gia Đại Đức, họ liền thay đổi thái độ ngay tức khắc và mau mắn dẫn đường đưa chúng tôi vào nội cung, tại đây đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi sẵn chờ đợi chúng tôi. Không có khăn choàng để làm lễ ra mắt, tôi cảm thấy tôi có vẻ vụng về lúng túng vì tôi không biết dùng hai bàn tay tôi làm gì? Đấng Thậm Thâm vừa mỉm cười nhìn chúng tôi và nói:

- Minh Gia hãy an tọa, và con nữa, Lâm Bá. Quý vị đã không mất nhiều thời giờ.

Chúng tôi ngồi xuống và đợi Ngài mở lời trước. Ngài ngồi tĩnh tọa và định tâm trong một lúc, dường như để sắp đặt những tư tưởng của Ngài cho có trật tự. Kế đó, Ngài nói:

- Trước đây đã lâu, quân mọi lông đỏ (người Anh) đã xâm chiếm xứ sở chúng ta. Khi đó ta đi qua Mông Cổ, giai đoạn đầu của một chuyến viễn du dài hạn. Năm Canh Tuất (1910), quân Trung Hoa lại xâm lăng xứ chúng ta, cuộc xâm lăng này là hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công của quân Anh. Lần này ta lại lên đường qua Ấn Độ và chính trong dịp đó ta đã gặp vị sứ thần Anh Quốc mà ta sẽ tiếp kiến ngày hôm nay. Ta nói những điều đó là để cho con, Lâm Bá, vì Minh Gia đã tháp tùng theo ta trong những dịp xuất ngoại đó. Người Anh đã hứa hẹn với ta nhiều điều mà rốt cuộc họ không giữ lời hứa. Hôm nay, ta muốn biết xem người sứ giả này có thành thật hay không. Lâm Bá, con sẽ không hiểu những lời nói của ông ta; như vậy, những lời ấy sẽ không ảnh hưởng gì đến con. Con hãy đứng núp sau tấm bình phong này, con có thể quan sát mọi sự mà không ai biết. Con hãy nhìn xem hào quang của ông ta và đưa ra nhận xét của con như Sư Phụ con đã dạy. Bây giờ, Minh Gia đạo hữu hãy chỉ chỗ trú ẩn cho Lâm Bá, vì y đã quen thuộc với sự chỉ dẫn của đạo hữu hơn là của ta, và ta tin chắc rằng y coi đạo hữu còn cao hơn vị Đạt Lai Lạt Ma nữa kìa!

Núp phía sau bình phong, tôi không ngớt nhìn chung quanh, quan sát các loài chim và các nhánh cây đẩy đưa theo chiều gió. Thỉnh thoảng tôi lén nhai vài miếng tsampa mà tôi đã đem theo. Thình lình có tiếng động mạnh của cánh cửa vườn trong: Những vị Lạt Ma mặc áo vàng trong nhóm các quan hầu cận của đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào cùng với một người da trắng ăn mặc một cách thật lố bịch dị kỳ. Tôi phải khó khăn lắm mới giữ được sự yên tĩnh, không thôi tôi sẽ bật cười đến chết mất thôi. Người ấy tác cao lớn và hơi gầy. Ông ta có mái tóc trắng, cặp lông mày thưa, đôi mắt rất sâu, và một đôi môi khép chặt, có vẻ đanh thép.

Nhưng còn bộ y phục của người này! Nó được cắt trong một loại hàng màu xanh đậm, phía trước có một hàng nút bằng đồng bóng loáng. Bộ y phục này chắc hẳn là công trình của một thợ may rất dở, vì cái cổ áo quá lớn đến nỗi người ta phải lật nó ra ngoài, ngoài ra lại còn vài miếng vải vuông vá lên hai bên hông. Tôi tự hỏi có phải chăng người Tây Phương cũng ăn mặc vá từng miếng như áo cà sa của các sư sãi bên phương Đông theo gương đức Phật ngày xưa? Xin nói thêm rằng hồi đó, tôi chưa biết gì về cái cổ áo lật (rờ ve) và cái túi áo tây!

Ở Tây Tạng, những người nho nhã không phải là dân lao động đều mặc áo rộng, tay rất dài che lấp cả hai bàn tay. Trái lại, tay áo của người sứ giả này rất ngắn và chỉ dài đến cườm tay thôi. Tôi thầm nghĩ:

- Tuy vậy, chắc người này không phải là một bác thợ cầy vì hai bàn tay của ông ta có vẻ rất mềm mại. Có lẽ là ông ta không biết cách ăn mặc, thế thôi...

Cái áo của ông ta chỉ dài đến nửa thân mình. Tôi thầm nghĩ chắc là ông ta nghèo lắm. Quần của ông ta mặc quá chật và rõ ràng là quá dài, vì gấu quần lại vén ngược lên. Tôi tự nghĩ:

- "Trong bộ y phục này, chắc hẳn là ông ta cảm thấy lúng túng trước mặt đấng Thậm Thâm." Tôi lại tự hỏi rằng không biết có người nào cũng vừa tầm thước với ông, có thể cho ông ta mượn đỡ một bộ y phục thích đáng.

Khi đó, tôi nhìn hai bàn chân ông ấy. Thật là một điều rất lạ lùng: Hai bàn chân ông ta bị nhốt trong một vật rất dị kỳ màu đen và bóng loáng dường như là được bao phủ bằng một lớp nước đá! Những vật này thật là khác hẳn với những đôi ủng bằng nỉ của người Tây Tạng chúng tôi thường dùng. Tôi chưa hề thấy bao giờ những vật dị kỳ như thế!

Sau khi, tôi ghi nhận những màu sắc trên hào quang của ông ta, cùng với sự kết luận của tôi. Vị sứ giả đôi khi nói chuyện bằng tiếng Tây Tạng, với một giọng khá đúng đối với một người ngoại quốc, rồi lại thốt ra một tràng âm thanh lạ lùng mà tôi chưa hề nghe bao giờ. Về sau, người ta mới nói cho tôi biết rằng đó là tiếng Anh.

Khi ông ta thò tay vào cái túi vá ở bên hông và lấy ra một mảnh vải trắng nhỏ, tôi lấy làm ngạc nhiên. Dưới đôi mắt kinh ngạc của tôi, ông ta đưa mảnh vải trắng ấy lên trước mũi và miệng phát ra một tiếng động giống như tiếng kèn. Tôi thầm nghĩ:

- "Chắc hẳn đó là một cách chào đấng Khôn Lường!" (Người Tây Tạng không có thói quen dùng khăn tay.) Ông ta "chào" xong, liền cẩn thận đút mảnh vải trắng vào chỗ cũ. Kế đó, ông ta đưa tay vào bâu trong áo rồi lấy ra nhiều tờ giấy thuộc một loại mà tôi chưa hề thấy bao giờ. Thứ giấy bên Tây Tạng hơi dầy, nhám và màu vàng, còn loại giấy này trắng mỏng và láng. Tôi tự hỏi:

- "Làm sao người ta có thể viết trên một tờ giấy như vậy? Không có gì trên đó để giữ lại cây viết chì, vì giấy trơn quá!"

Khi đó, người khách lấy ra một cây viết và viết lên trên giấy những hàng chữ nguệch ngoạc không thể tưởng tượng. Tôi cho rằng ông ta không biết viết, có lẽ ông ta chỉ làm bộ cho có dáng vậy thôi!

Ông ta chắc chắn là có tật nên bắt buộc phải ngồi trên một tấm gỗ đặt trên bốn chân, và để hai chân thòng xuống đất. Xương sống ông ta chắc bị tật nên ông ta phải dựa lưng vào hai mảnh gỗ đóng chặt vào phía sau chỗ ngồi. Tôi cảm thấy động lòng thương hại ông ta: Không những quần áo ông ta chật hẹp và ngắn cũn cỡn trông thật buồn cười, ông ta không biết viết và thỉnh thoảng lại làm ra vẻ lịch sự bằng cách thổi một tiếng vào một thứ kèn bằng vải, mà ông ta lại còn không thể ngồi vững vàng như mọi người, mà phải dựa lưng cho đỡ mỏi và để hai chân thòng xuống lủng lẳng trong khoảng không! Ông cử động luôn luôn, ngồi chéo chân rồi lại bỏ chân xuống. Thình lình, tôi lấy làm vô cùng kinh ngạc mà thấy ông ta đưa chân trái lên, bàn chân chỉa thẳng về phía đức Đạt Lai Lạt Ma, một cử chỉ vô cùng hỗn láo và vô lễ đối với người Tây Tạng. Nhưng có lẽ ông ta chợt nghĩ ra điều đó, vì ông ta lại đổi qua tư thế khác. Đấng Thậm Thâm dành cho ông ta một sự tiếp đãi trọng hậu bằng cách cũng ngồi trên một cái ghế gỗ, và cũng để hai chân thòng xuống như ông ta. Vị sứ giả này có một cái tên rất lạ Charles A. Bell, có nghĩa là "Cái chuông."

Những màu sắc trên hào quang của ông ta biểu lộ một tìng trạng sức khỏe suy kém: Có lẽ khí hậu của sứ này không hạp với thể chất của ông ta. Ông ta dường như thật tình muốn giúp đỡ, phụng sự, nhưng theo những màu sắc hào quang cho thấy thì ông ta hiển nhiên là không muốn làm một việc mạo hiểm có thể liên lụy đến thanh danh mình, nếu ông ta làm mất lòng chính phủ Anh. Ông ta muốn áp dụng một chánh sách nào đó, nhưng vì chính phủ Anh không chịu nghe theo, nên ông ta chỉ còn cách là hy vọng rằng tương lai sẽ chứng minh cho sự thiện chí của mình.

Chúng tôi đã có những tài liệu chính xác về vị sứ thần Charles Bell. Chúng tôi đã thu nhập được những dữ kiện cần thiết, ngày sinh tháng đẻ, cùng những điểm quan trọng trong đời ông ta, nói tóm lại là tất cả những gì có thể giúp cho chúng tôi tiên đoán được tương lai của ông ta. Các nhà Chiêm Tinh đã phát hiện rằng trong một tiền kiếp, ông ta đã sống ở Tây Tạng và trong kiếp đó ông ta đã mong ước được đầu thai qua bên Tây Phương với hy vọng là sẽ góp phần vào công việc tạo nên nhịp cầu thông cảm giữa Đông Phương và Tây Phương. Gần đây, có người cho tôi hay rằng chính ông ta nói đến vấn đề ấy trong một của những tác phẩm của mình. Chúng tôi tin chắc rằng nếu ông ta có thể ảnh hưởng đến chánh phủ Anh như ý ông ta muốn, thì sau này đã không xảy ra cuộc xâm lăng của quân Trung Hoa. Tuy nhiên, cuộc xâm lăng này đã được tiên tri từ trước, và những lời tiên tri bao giờ cũng được thực hiện.

Chánh phủ Anh có vẻ rất ngờ vực: Họ sợ rằng xứ Tây Tạng sẽ liên minh với Nga Xô, điều này thật không có lợi cho họ chút nào. Anh Quốc từ chối không chịu ký hiệp ước với Tây Tạng và đồng thời cũng không muốn cho xứ này thiết lập những bang giao thân hữu với những nước khác. Xứ Sikkim, xứ Bhutan, và các nước khác đều có thể ký hiệp ước với Anh Quốc, nhưng Tây Tạng thì không. Bởi đó, người Anh bắt đầu tháo mồ hôi hột lo thảo kế hoạch để xâm chiếm lãnh thổ xứ Tây Tạng. Sứ giả Charles Bell có mặt tại chỗ vẫn biết rằng chánh phủ Tây Tạng không hề muốn liên kết với bất cứ một quốc gia nào. Họ chỉ muốn sống tự do, độc lập, và tránh mọi tiếp xúc với người ngoại quốc, vì những người này trong quá khứ chỉ có đem lại cho họ những tai họa tàn phá và đau khổ.

Đấng Khôn Lường tỏ vẻ rất hài lòng khi tôi trình bày những điều nhận xét của tôi, sau khi sứ giả Bell đã lui gót, nhưng Ngài lại nghĩ đến việc bắt tôi phải làm việc nhiều hơn. Ngài nói:

- À, phải đấy, chúng ta cần phát triển khả năng của con nhiều hơn nữa. Khả năng đó sẽ giúp ích cho con rất nhiều khi con sống ở các xứ phương xa. Chúng ta sẽ để cho con thụ huấn bằng một phương pháp thôi miên ráo riết hơn, để cho con được thâu nhập một số kiến thức tối đa.

Ngài gõ chuông gọi quan hầu cận và nói:

- Ta muốn gặp Minh Gia Đại Đức. Hãy mời người vào ngay lập tức.

Vài phút sau, Sư Phụ tôi đã khoan thai bước đến. Tôi tự hỏi ai là người có thể hối thúc Sư Phụ tôi đi mau! Nhưng vì đức Đạt Lai Lạt Ma coi Sư Phụ tôi như một bạn hữu, nên Ngài không muốn hối thúc người.

Sư Phụ ngồi gần bên tôi, trước mặt đấng Thậm Thâm. Một người hầu cận mau mắn dâng trà và vài món thực phẩm của Ấn Độ. Khi chúng tôi đã an tọa đức Đạt Lai Lạt Ma cất tiếng nói:

- Hỡi Minh Gia đạo huynh, đạo huynh đã không lầm, vì Lâm Bá rất giỏi. Y có thể tiến bộ hơn nữa, và nhất định phải tiến. Vậy Đạo Huynh hãy lấy mọi quyết định cần thiết để cho y được một sự thụ huấn nhanh chóng và toàn hảo đến mức tối đa. Đạo Huynh hãy sử dụng mọi tất cả mọi phương tiện có sẵn, vì, như chúng ta thường được cho biết trước, những ngày đen tối và tai họa dồn dập sẽ đến với sứ sở chúng ta, nên chúng ta cần có một người tài giỏi có thể biên soạn những bộ kinh sách Huyền Môn cổ truyền.

Như thế, hằng ngày tôi càng bận rộn hơn với nhiều công việc. Từ đó, tôi thường được gọi gấp vào điện để "nhận xét" những hào quang các vị thượng khách của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tôi đã trở nên một nhân vật quen thuộc của điện Potala và vườn Ngọc Uyển. Ở điện Potala, tôi có thể sử dụng những ống viễn vọng kính mà tôi rất thích. Một trong những ống kính này, một loại kính lớn để xem thiên văn dựng trên một cái giá có ba chân, làm tôi thích thú nhất và tôi đã từng trải qua nhiều giờ để quan sát mặt trăng và các bầu tinh tú cho đến khuya.

Cùng với Minh Gia Đại Đức, tôi thường đến Lhassa để nhìn xem nhân vật của thủ đô. Với những năng khiếu thần thông siêu đẳng và những kinh nghiệm rộng rãi của Sư Phụ về người và vật, và Người có thể kiểm soát được những nhận xét của tôi.

 

Chương 2

Lời Tiên Tri

- Vân Kỳ, anh bứng hết tóc của tôi! Dừng tay lại, không thì đầu tôi sẽ sói như một ông sãi.

 

- Hãy để yên, Lâm Bá. Cái bín tóc của cậu phải được thắt cho ngay và thoa bơ cho láng bóng, nếu không thì bà lớn sẽ trừng phạt tôi.

 

- Hãy nhẹ tay một chút, Vân Kỳ, anh vặn cổ tôi đau quá!

 

- Không sao đâu, tôi phải làm gấp mới được.

 

Tôi ngồi dưới đất và một kẻ nô lệ phũ phàng với hai bàn tay chuối mắn, vặn cái bín tóc tôi như người ta vặn cái "Maniven" quay máy xe hơi! Sau cùng cái bín tóc tôi trở nên cứng đơ như một con yak bị rét cóng và sáng ngời như ánh trăng rằm trên mặt hồ.

 

Mẹ tôi bận rộn quay cuồng như cơn gió lốc; bà ta di chuyển trong nhà mau lẹ dường như người có phép phân thân ở nhiều chỗ cùng một lúc. Có những chỉ thị vào giờ chót, những sự chuẩn bị cuối cùng, và rất nhiều lời lăng xăng dường như một mệnh phụ bốn mươi cái xuân. Cha tôi trốn cảnh náo nhiệt ồn ào đó bằng cách bế môn và rút lui vào phòng riêng của mình.

 

Mẹ tôi quyết định đưa chúng tôi đến JoKang, ngôi đền lớn ở thủ đô Lhassa; đó hẳn là vì mẹ tôi muốn cho cuộc lễ tiếp tân được diễn ra trong một bầu không khí tôn giáo. Vào lúc mười giờ sáng, một tiếng cồng với ba âm điệu khác nhau điểm giờ tựu họp. Chúng tôi tất cả đều cưỡi ngựa, cha tôi, mẹ tôi, Yaso và tôi cùng vài người trong thân quyến sửa soạn lên đường. Chúng tôi noi theo con đường LingKhor, và đi vòng quanh dưới chân điện Potala, một tòa cung điện lâu đài nguy nga tráng lệ của vị Đạt Lai Lạt Ma, độ một trăm ba mươi thước bề cao và bốn trăm thước chiều dài. Sau khi đi qua làng Shô, và đi ngựa mất nửa giờ trên đồng bằng Kyi Chu, chúng tôi đã đến trước cửa đền. Chung quanh đền là những ngôi nhà trọ, cửa tiệm và chuồng ngựa đợi khách hàng trong những đám người hành hương. Từ ngày được dựng lên trước đây mười ba thế kỷ, ngôi đền Jo Kang vẫn luôn luôn tiếp đón khách hành hương. Ngôi đền cổ đã biểu lộ những nét tàn phá của thời gian. Các viên tảng đá dưới nền đã bày ra những đường nứt nẻ sâu đến nhiều phân tây do những bước chân dẫm lên của hàng ngàn tín đồ. Những tượng thần bằng vàng của nền tôn giáo Tây Tạng được xếp thành hàng dài dọc theo các vách tường. Những màn lưới sắt dầy và kiên cố giữ gìn những pho tượng nầy đối với những tín đồ mà lòng tham có thể mạnh hơn là lòng tôn sùng. Những tượng thần lớn nhất phần nhiều đều tràn ngập đến quá nửa thân mình với hàng đống ngọc quý và châu báo mà những người sùng tín cầu xin ân huệ thiêng liêng đã đặt lên đó. Trên những chân đèn bằng vàng khối, những ngọn bạch lạp được thấp thường xuyên, tỏa ra ánh sáng không bao giờ tắt đã từ mười ba thế kỷ.

 

Từ những góc âm u của ngôi đền vọng đến tay chúng tôi những tiếng chuông gân, tiếng cồng và tiếng tù và thổi vang tai. Chúng tôi noi theo con đường vòng trước chánh điện theo như truyền thống bắt buộc, và sau khi đã lễ bái xong, chúng tôi bước lên trên nóc bằng của ngôi đền. Nơi đây chỉ có một số ít người có đặc quyền được lên. Cha tôi, với tư cách Bảo Thế của Giáo Hội, luôn luôn có mặt ở tại đây mỗi khi đến viếng ngôi đền nầy.

 

Tiện đây, tôi xin nói sơ lược về nền chính trị của xứ Tây Tạng. Đứng đầu quốc gia và Giáo Hội là đức Đạt Lai Lạt Ma, tục gọi là Phật Sống Tây Tạng. Ngài vừa là vị nguyên thủ quốc gia cầm quyền chính trị, vừa là nhà lãnh đạo tôn giáo, vừa là vị Thẩm Phán tối cao cầm cán cân công lý của dân Tây Tạng. Mọi người dân bất cứ sang hèn đều có thể thỉnh cầu đến ngài. Nếu một sự khiếu nại hay đơn thỉnh nguyện có lý do chính đáng, hoặc trong trường hợp có sự bất công oan ức, vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ xét xử để thỏa mãn các nguyện vọng và san bằng mọi nỗi bất công. Thật không phải là quá đáng mà nói rằng tất cả mọi người, không trừ một ai, đều yêu mến và kính trọng ngài. Ngài là vị quốc vương có quyền hành tuyệt đối. Ngài sử dụng uy quyền thế lực của ngài vì hạnh phúc của dân chúng, chứ không bao giờ vì những mục đích ích kỷ. Ngài đã tiên đoán sự xâm lăng của quân Trung Cộng từ nhiều năm về trước. Ngài cũng biết rằng nền tự do của xứ Tây Tạng tạm thời sẽ trải qua một thời kỳ xuống dốc. Vì bởi những lý do đó mà một số ít người trong giới tu sĩ được một sự thụ huấn đặc biệt, để cho những kiến thức Huyền Môn mà các nhà đạo sĩ thời xưa đã góp nhặt từ nhiều thế kỷ sẽ khỏi phải bị mai một và đắm chìm trong quên lãng.

 

Dưới quyền lãnh đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma có hai Hội Đồng: Một là Hội Đồng Tôn Giáo, gồm có bốn vị cao tăng ở cấp đẳng Lạt Ma. Những vị này đều chịu trách nhiệm trước đấng Thậm Thâm (một danh hiệu khác của đức Đạt Lai Lạt Ma. Người ta thường gọi ngài là đức Thái Tuế, đấng Thậm Thâm Le Très Profond, đấng Khôn Lường, I’Inappréciable). về những vấn đề liên quan đến các tổ chức tu viện Lạt Ma Giáo (lamaseries) và đạo viên trong xứ. Tất cả những vấn đề tâm linh và tôn giáo đều phải qua tay các vị ấy phát lạc.

 

Kế đó là Hội Đồng Nội Các, gồm có bốn vị Tổng Trưởng trong số đó có ba vị thuộc thành phần dân chính và một vị là tu sĩ. Các vị này nắm quyền cai trị toàn xứ và đảm trách việc hòa hợp Quốc Gia vào Giáo Hội thành một khối duy nhất.

 

Hai viên chức chánh phủ mà người ta có thể gọi là các vị Thủ Tướng, làm "Ủy viên liên lạc" với hai Hội Đồng trên, và đệ trình những ý kiến của hai Hội Đồng này lên cho đức Đạt Lai Lạt Ma. Hai vị ấy đóng một vai trò quan trọng trong những phiên họp rất hiếm của Quốc Hội, gồm năm mươi nghị viện đại diện cho các gia đình quý tộc và những tu viện lớn nhất của thủ đô Lhassa. Quốc Hội chỉ nhóm trong những trường hợp rất khẩn cấp, như hồi năm 1904 khi đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong tị nạn sang Mông Cổ trước sự xâm lăng của quân đội Anh. Về điểm này, tưởng cần giải thích rõ rằng sự lưu vong tị nạn của đức Đạt Lai Lạt Ma không có nghĩa là Ngài chạy trốn. Chiến tranh ở xứ Tây Tạng có thể ví như một cuộc chơi cờ tướng: Bên nào ông tướng bị bắt thì bên đó thua. Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị Quốc Vương của xứ Tây Tạng. Không có ngài, thì mọi sự chiến đấu đều trở nên vô ích: Ngài phải được ẩn trú an toàn để bảo vệ sự hợp nhất của xứ sở.

 

Số nghị sĩ Quốc Hội có thể lên đến bốn trăm người khi nào những thân hào nhân sĩ ở các tỉnh tham dự đông đủ các phiên nhóm.

 

Với thời gian qua, đức Đạt Lai Lạt Ma càng gia tăng quyền hành của ngài và không cần đến sự giúp đỡ ý kiến của những Hội Đồng hay của Quốc Hội nữa. Xứ Tây Tạng chưa bao giờ có được một sự cai trị anh minh và sáng suốt như thế.

 

Từ trên nóc đền nhìn ra xa, là một phong cảnh vô cùng ngoạn mục. Nằm về phía đông là vùng đồng bằng Lhassa xanh tươi, rải rác có những cụm rừng nhỏ với những lùm nhỏ uốn khúc, phản chiếu ánh nắng mặt trời như những con rắn bạc, trước khi chảy vào sông Tsang Pô ở cách đó sáu mươi cây số. Ở phía bắc và nam, những dãy núi cao dựng lên chơm chởm như thành quách bao bọc chung quanh các vùng thung lũng và cao nguyên Tây Tạng, làm cho dân tộc xứ này sống biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nhiều tu viện Lạt Ma Giáo được dựng lên trên các triền núi. Ở trên những ngọn núi cao hơn, có những đạo viện nhỏ nhô lên một cách nguy hiểm trên những sườn núi cheo leo bên bờ vực thẳm. Về phía tây, hai ngọn núi song đôi của điện Potala và tu viện Chakpori nhô lên ở đằng xa. Giữa hai ngọn núi này, cánh cửa Tây Môn chiếu sáng ngời trong ánh sáng bình minh còn sương mờ lạnh lẽo. Màu đỏ sậm của nền trời càng nổi bật lên một cách dị thường, tương phản với màu tuyết trắng tinh bao phủ các dãy núi nhô lên ở phía chân trời.

 

Trên đầu chúng tôi, những đám mây lợt lướt nhẹ trong không gian. Trong thành phố, ở gần bên, toà Thị Sảnh day lưng vào mặt bắc của ngôi đền. Sở Ngân Khố ở sát bên cạnh, cùng với những gian hàng, cửa tiệm và chợ búa mà người ta có thể mua đủ mọi thứ, thượng vàng hạ cám. Cách đó không xa, ở về phía đông, là một tu viện của nữ giới và vùng cư trú của Âm Công.

 

Những khách hành hương đã tấp nập trước cửa đền, một trong những nơi thánh địa lớn nhất của Phật Giáo. Chúng tôi nghe tiếng nói chuyện không ngớt và những tiếng động ồn ào của các tín đồ hành hương đến từ những vùng xa xôi với những đồ lễ vật mà họ đem cúng dâng với hy vọng được Ơn Trên ban ân huệ. Có người đem theo những con thú mà họ đã mua lại ở lò sát sinh với những số tiền nhỏ nhoi khiêm tốn của họ. Cứu sống một sinh vật dầu đó là một con thú hay một người, là một nghiệp tốt rất lớn về phương diện tâm linh.

 

Trong khi chúng tôi nhìn xem những cảnh tượng cổ điển đó, chúng tôi nghe những tiếng kinh kệ ngân nga của các sư sãi, có những giọng thâm trầm của các vị sư già chen lẫn với những giọng thanh, nhẹ của những chú tiểu sơ cơ. Tiếng trống và những tiếng kèn cũng trỗi dậy vang tai.

 

Những sư sãi không bận rộn công việc, chạy tới lui lăng xăng không ngớt. Vài vị mặc áo màu vàng, những vị khác mặc màu tím, nhưng phần đông mặc áo tràng màu đỏ lợt của những "Sư sãi thường", màu hoàn kim và màu đỏ sậm dành cho các sư sãi trong điện Potala. Những chú tiểu sơ cơ và các sư sãi cảnh binh mặc áo già sậm cũng qua lại lăng xăng. Hầu hết đều có một điểm chung: Áo của họ dầu cũ hay mới, đều là áo cà sa vá từng miếng như của Đức Phật ngày xưa.

 

Những sư sãi có phận sự trong điện Potala mặc một chiếc áo vàng ngắn, không tay, ở bên ngoài áo dài của họ. Màu hoàng kim được coi như một màu linh thiêng ở Tây Tạng (nó không bao giờ phai, bởi nó là một màu tinh khiết), và đó là màu chánh thức của đức Đạt Lai Lạt Ma. Những sư sãi hay các vị Lạt Ma cao cấp hầu cận bên ngoài, có quyền mặc áo ngắn màu vàng phủ ngoài áo của họ.

 

Từ trên nóc đền Jokang chúng tôi đi về phía điện Potala thì thấy có nhiều vị áo vàng đi qua lại. Chúng tôi ngước mắt nhìn lên thì thấy những ngọn cờ tôn giáo phất phơ trước gió và những mái bầu của ngôi đền chiếu lóng lánh dưới ánh mặt trời.

 

Nền trời đỏ thắm trông tuyệt đẹp với những làn mây nhẹ và dài, coi dường như một bức tranh vẽ. Chúng tôi vừa đang ngắm cảnh mà cảm thấy say sưa ngây ngất, thì mẹ tôi đã gián đoạn cái giây phút huyền diệu đó mà nói:

 

- Thôi ta đi kẻo mất thời giờ. Mình phải về xem chừng kẻo bọn gia nô nó làm hư việc.

 

Chúng tôi bèn lên ngựa trở về nhà theo con đường Lingkhor, mỗi bước chân ngựa vang trên mặt đường lộ càng đưa tôi đến gần, điều mà tôi gọi là một cuộc "thử thách", nhưng mẹ tôi thì coi như là ngày Đại Nhật của mình.

 

Về đến nhà, mẹ tôi xem qua tất cả mọi việc một lần cuối cùng,

 

và chúng tôi liền ăn uống một bữa no bụng để chuẩn bị chờ những gì sắp đến. Thật vậy, chúng tôi biết rằng trong những dịp như thế, những quan khách được thiết đãi ăn uống no say, còn những người nhà thì phải lo tiếp đãi mà thôi, chớ không được ăn uống gì cả.

 

Tiếng nhạc trống vang rền báo hiệu các sư sãi nhạc công đã đến, họ liền được đưa vào khu vườn phía sau nhà. Họ có mang theo những kèn loa, kèn ống, trống, tù và, và đeo chụp chõa trên cổ. Họ vừa bước vào khu vườn, vừa nói chuyện huyên thuyên và gọi đem rượu bia uống cho thấm giọng để lấy hứng. Những tiếng rít chát chúa và tiếng thổi điếc tai của những kèn loa, chiếm trọn mất nửa giờ: Các sư sãi đang "lên dẩy" và thử lại những nhạc khí của họ.

 

Vị quan khách đầu tiên đã đến, với một đoàn tùy tùng cưỡi ngựa theo hầu và cầm những ngọn cờ hiệu bay phất phơ trước gió, gây nên những tiếng động ồn ào ngoài sân. Những cổng sắt mở toang và các gia nô nhà tôi đứng sắp hàng hai bên cửa vào để nghinh tiếp những người mới đến. Vị quản gia cùng với hai người phụ tá đứng kèm hai bên, mỗi người cầm nơi tay hàng tá những khăn choàng cổ bằng lụa mà người Tây Tạng dùng để dâng cho khách như một cách chào hỏi theo phong tục bổn sứ. Có tất cả tám loại khăn choàng để dâng cho các vị khách tùy chức vị hay cấp bậc cao thấp, và người ta phải biết dâng cái nào cho thích hợp kẻo mang lỗi bất kính. Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ban cho và thu nhận những khăn choàng thượng hảo hạng. Những khăn choàng này tên gọi là Khata, và đây là nghi thức để dâng biếu: Nếu người gia trưởng có cấp bậc ngang hàng với khách, thì y đứng thụt lại ở phía sau, và đưa hai tay thẳng tới trước. Người khách cũng làm y như vậy. Kế đó, người gia trưởng vái chào và đặt cái khăn choàng lên hai cườm tay của vị quý khách, người này cũng đáp lễ, rồi gỡ hai cườm tay ra, cầm lấy khăn choàng trở qua lộn lại nơi tay để tỏ ra mình chấp nhận món quà biếu, và giao cái khăn cho một người hầu cận.

 

Nếu người biếu khăn là người ở đẳng cấp rất thấp, thì y quì xuống, le lưỡi ra chào (nghi thức này tương đương với cử chỉ ngả nón chào của người phương Tây) và đặt cái khăn choàng dưới chân khách, kế đó khách đáp lễ bằng cách đặt cái khăn choàng riêng của mình vòng quanh cổ người gia trưởng.

 

Ở Tây Tạng, mọi quà biếu đều có kèm theo một cái khăn choàng thích nghi, hoặc những thơ khen tặng hay văn bằng tưởng lệ cũng vậy. Những khăn choàng của chánh phủ màu vàng, còn những khăn choàng khác màu trắng. Nếu đức Đạt Lai Lạt Ma muốn ban một danh dự lớn lao cho một người nào, ngài đặt nơi cổ người ấy một khăn choàng cột bằng một sợi chỉ tơ đỏ có ba vòng. Và nếu trong khi đó ngài đưa hai bàn tay ra, lòng bàn tay lật ngửa lên trời, thì đó là một cái danh dự rất đặc biệt! Thật vậy, người Tây Tạng tin chắc rằng quá khứ và tương lai đều có ghi trên những đường chỉ trong lòng bàn tay. Đức Đạt Lai Lạt Ma, bằng cách lật ngửa hai bàn tay của Ngài, tỏ lòng ưu ái và thiện cảm đậm đà nhất. Về sau, tôi được Ngài ban cho cái danh dự đó hai lần.

 

Đây nói về người quản gia đứng tiếp đón khách trước cửa với hai người phụ tá ở hai bên. Y chào khách và nhận khăn choàng của khách rồi đưa qua cho người phụ tá đứng bên tả. Trong khi đó người phụ tá đứng bên hữu đưa cho y một khăn choàng thích nghi mà y đặt lên cườm tay hay lên cổ của người khách, tùy theo cấp bậc tương xứng. Tất cả những khăn choàng này đều được sử dụng lại rất nhiều lần.

 

Vị quản gia và hai người phụ tá mỗi lúc càng thêm bận rộn, vì quan khách đến mỗi lúc càng đông. Dầu cho họ đến từ những trang trại láng giềng, từ thành phố Lhassa, hay từ những vùng ngoại ô, những đoàn kỵ mã tùy tùng của họ luôn luôn đến bằng Lingkhor, rồi đi vào con đường nhỏ thuộc địa phận của gia tộc chúng tôi, ở dưới bóng mát của điện Potala. Những bà mệnh phụ phu nhân phải đi bằng ngựa trong nhiều giờ, dùng một cái mặt nạ bằng da để che mặt cho khỏi bị những ngọn gió lốc có quến đầy cát bụi. Trên các mặt nạ ấy thường có phác họa những nét chân dung của vị chủ nhân. Khi đến nơi, các bà mới lột mặt nạ ra và đồng thời cởi luôn cái áo tơi bằng da con Yak. Những bức chân dung ấy luôn luôn làm tôi thích thú: Các bà càng già và xấu, thì những bức chân dung vẽ trên mặt nạ lại càng trẻ và đẹp!

 

Một sự hoạt động tấp nập diễn ra trong nhà tôi. Những gia nô không ngớt đem ra những tấm nệm cho khách ngồi. Ở Tây Tạng người ta không ngồi trên ghế, mà ngồi trên tấm nệm độ một thước vuông và dày độ hai mươi phân. Ban đêm, người ta ghép nhiều tấm nệm lại để làm chỗ ngủ, và chúng tôi thấy nằm ngồi trên nệm thoải mái dễ chịu hơn là ngồi trên ghế bành hay nằm trên giường.

 

Khi khách vừa đến, họ được mời dùng trà pha bơ; và kế đó họ được đưa vào phòng ăn. Tại đây, đủ các thức ăn đã dọn sẵn và khách có thể ăn uống tùy thích trong khi chờ đợi cuộc tiếp tân thật sự bắt đầu. Bốn mươi vị phu nhân thuộc gia đình quyền quý đã đến cùng với những vị quý bà tâm phúc của họ. Trong khi mẹ tôi đang tiếp đón một nhóm các bà mệnh phụ này, thì một nhóm các bà khác đi dạo khắp nơi trong nhà, ngắm nhìn bàn ghế và thưởng thức trị giá các đồ vật trang hoàng. Thật chẳng khác nào một cuộc "xâm lăng" vĩ đại: Các bà khách có mặt ở khắp nơi, đủ các hình dạng, đủ các màu sắc, đủ mọi hạng tuổi. Có vài bà xuất hiện ở những chỗ bất ngờ nhất và không chút do dự, cất tiếng hỏi bọn gia nô giá tiền của món đồ này, hay giá trị của món vật khác. Nói tóm lại, các bà xử sự như tất cả mọi người đàn bà khác trên thế giới. Đó cũng là sự thường tình. Chị Yaso của tôi đủng đỉnh trong một bộ lễ phục mới toanh và bới đầu theo kiểu mới nhất, hay ít ra đó là chị nghĩ như vậy. Tôi thì cho rằng kiểu tóc của chị thật lố lăng, nhưng tôi luôn luôn vẫn có óc chỉ trích những việc làm của nữ giới. Dầu sao, có điều chắc chắn là ngày hôm đó tôi thấy các bà có vẻ tự do xâm lăng một cách độc đáo.

 

Để làm cho cuộc tiếp tân càng sôi nổi đình đám hơn nữa, những cô gái kiểu mẫu cũng có mặt trong hàng quan khách. Ở Tây Tạng, một vị phu nhân thuộc dòng sang phải có rất nhiều y phục sang trọng và đồ nữ trang quý giá. Những bộ y phục này cần phải được triển lãm vào những dịp giao tế công cộng, nhưng vì người ta không thể làm như vậy nếu không thay đổi y phục thường xuyên, nên những cô gái được huấn luyện đặc biệt, gọi là "chủng nữ, " được dùng làm kiểu mẫu. Bởi đó, những cô chủng nữ này khoác vào những bộ y phục và đeo đồ nữ trang của mẹ tôi, và vừa ngồi len lỏi trong đám quan khách vừa uống những chén trà pha bơ nhiều đến nỗi đếm không hết, trước khi đi thay bộ y phục khác và đeo những đồ nữ trang khác. Lẫn lộn trong hàng quan khách, các cô ấy cũng giúp đỡ mẹ tôi trong vai trò nữ chủ nhân. Trong một ngày, các cô "chủng nữ" đó có thể thay đổi y phục và nữ trang đến năm sáu lần.

 

Các quý khách bên nam giới thì chú ý nhiều hơn đến những trò chơi tiêu khiển ở trong vườn. Người ta đã cho một đoàn trò xiếc đến để giúp vui. Ba người trong đoàn này cầm dựng đứng một cây sào cao năm thước, trên chót hết có một người nữa chổng ngược đầu và giữ thăng bằng trên đỉnh cây sào. Khi đó, cây sào bị giật ra thình lình và người làm trò xiếc nhẹ mình rơi xuống đất trên hai chân như một con mèo. Những đứa trẻ con nhìn xem trò xiếc này bèn rủ nhau ra một chỗ vắng để bắt chước. Chúng tìm được một cây sào cao độ hai, ba thước và cầm dựng đứng lên. Một đứa trẻ gan lì nhất trèo lên. Nhưng ơ kìa, khi y thử chổng ngược đầu lên cây sào, y mất thăng bằng và rơi xuống như một tảng đá lên đầu những đứa khác. Nhưng may thay, những đứa này có một cái sọ khá cứng, và ngoài ra những cục u to bằng những quả trứng vịt, không ai bị thương nặng.

 

Mẹ tôi xuất hiện trong khu vườn, người hướng dẫn một nhóm các bà phu nhân muốn xem các trò biểu diễn và nghe nhạc. Điều này không khó, vì các sư sãi nhạc công đã có đủ thời giờ để sưởi ấm lòng bằng những chầu rượu bia dồi dào thỏa thích.

 

Mẹ tôi ăn mặc một cách long trọng đặc biệt: Áo kỵ mã "Bolero" ngắn màu vàng tím, trên một cái "Jupe" bằng nỉ màu đỏ sậm dài đến gót chân. Những đôi ủng rất cao bằng nỉ trắng tinh với những gót đỏ thắm và những sợi dây ủng rất đẹp làm nổi bật màu y phục một cách rất mỹ thuật. Bên trong chiếc áo kỵ mã, mẹ tôi mặc một áo lót bằng lụa đỏ. Phủ bên ngoài là một cái khăn choàng bằng lụa thêu vắt ngang trước ngực từ vai bên mặt qua hông bên trái và cột lại ở bên hông với một cái khoen bằng vàng khối. Cái khăn choàng này thòng xuống đến tận lưng, có màu đỏ thắm ở phía trên dây lưng, và chuyển qua màu vàng lợt đến màu vàng nghệ rất đậm.

 

Mẹ tôi đeo trên cổ ba gói bùa cột bằng một sợi dây vàng, mà mẹ tội không lúc nào rời. Ba gói bùa này là những món quà cưới của mẹ tội, hai gói là quà tặng của gia đình, và gói thứ ba, một danh dự đặc biệt, là quà tặng của đức Đạt Lai Lạt Ma. Mẹ tôi cũng đeo đồ nữ trang rất quý giá, vì ở Tây Tạng những đồ nữ trang của một vị phu nhân nhiều hay ít tùy ở cấp đẳng của họ trong xã hội. Bởi đó, một người chồng phải tặng đồ vàng ngọc cho vợ mỗi khi được thăng quan tiến chức.

 

Phải mất nhiều ngày để làm đầu tóc của mẹ tôi, với tất cả một trăm lẻ tám lọn tóc. Số một trăm lẻ tám là một số linh thiêng, và những phụ nữ có nhiều tóc để có thể kết thành bấy nhiêu lọn rất được hâm mộ. Đầu tóc của mẹ tôi chia làm hai phần có một đường chẻ ở giữa, được kết lại bởi một cái mão bằng cây đặt trên đỉnh đầu như một cái nón. Mão này sơn màu đỏ thắm, có nhận kim cương chiếu lóng lánh, cẩn vàng và ngọc thạch. Mẹ tôi đeo một đôi hoa tai bằng san hô rất lớn và nặng đến nỗi để cho trái tai khỏi bị quá căng và có thể đứt ra, người phải giữ nó lại bằng một sợi chỉ đỏ quấn chung quanh vành tai, và đầu sợi chỉ thòng xuống gần đụng tới dây lưng. Tôi ngắm nhìn mẹ tôi mà phải nhìn nhận rằng mẹ tôi rất đẹp. Tuy nhiên, với đôi bông tai nặng như thế, mẹ tôi làm sao quay đầu lại phía sau?

 

Những quan khách đi bắt bộ dạo chơi, vừa ngắm cảnh trong các khu vườn vừa trằm trồ khen ngợi. Những vị khách ngồi riêng từng nhóm để trao đổi những câu chuyện vặt. Nhất là các bà thì không để lở mất một phút nào mà không nói chuyện của người láng giềng...

 

Nhưng thật sự, tất cả đều đợi chờ đến phần chính của buổi tiếp tân, kỳ dư các mục khác trong chương trình chỉ là một sự chuẩn bị tinh thần để đưa họ đến cái giờ phút quan trọng khi các nhà đạo sĩ chiêm tinh nói tiên tri về bước đường tương lai của tôi. Cuộc đời tôi sau này sẽ tùy thuộc nơi quyết định của họ.

 

Ngày đã sắp tàn, khi ánh tà dương kéo dài những bóng đen của mọi vật và cây cỏ trên mặt đất, các quan khách đều tỏ ra uể oải đối với các trò giúp vui và tiêu khiển. Bửa tiệc no say đặt họ trong một trạng thái thụ cảm. Những kẻ gia nô mệt mỏi vẫn còn đem thêm thức ăn lên bàn khi những dĩa chén đã cạn, nhưng sau cùng mọi người đã ăn uống no đủ với giờ khắc trôi qua. Những người làm trò xiếc giúp vui cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hết người nọ đến người kia, họ lần lần rút lui, đi vào nhà bếp nghỉ ngơi và gọi thêm một chầu rượu bia cuối cùng.

 

Các nhạc công vẫn còn sắc diện tươi tắn, thổi kèn loa, đánh chụp chõa và đánh trống một cách đầy hứng khởi. Trên những tàn cây to, loài chim sợ hãi vì tiếng động ồn ào đã rời khỏi những tổ quen thuộc của chúng.

 

Không phải chỉ có chim là biết sợ sệt. Những con mèo cũng đã biến mất dạng và ẩn núp trong những chỗ kín đáo từ khi những quan khách đầu tiên cùng các đoàn tùy tùng rầm rộ đến nhà. Những con chó ngao đen lớn của nhà tôi cũng êm hơi lắng tiếng, giấc ngủ đã khớp mỏ chúng. Chúng đã ăn uống no bụng đến mức không còn sức để ăn nữa.

 

Trời càng tối dần trong những khu vườn. Mùi hương thơm ngát xông lên từ những bình lư hương khói trầm nghi ngút. Những khu vườn của cha tôi nổi tiếng khắp sứ Tây Tạng vì những kỳ hoa dị thảo và những hòn non bộ vĩ đại nhập cảng từ Trung Hoa. Có những cây lê, cây táo, cây mơ lùn thấp, bên cạnh những cây cổ thụ cao lớn, trên tàn cây có cắm cờ xí bay phất phơ dưới ngọn gió nhẹ ban chiều.

 

Sau cùng, vầng hồng đã khuất dạng sau những dãy núi Tuyết Sơn xa tít tận chân trời: Một ngày đã chấm dứt. Từ những tu viện Lạc Ma giáo vọng đến tiếng kèn điểm giờ khắc trôi qua; hằng trăm ngọn đèn bơ đã được thắp sáng khắp nơi, trên các cành cây, dưới những mái nhà, và có những ngọn đèn khác thả lướt nhẹ trên mặt nước êm đềm của ao sen trong vườn nhà. Chỗ này, có ngọn đèn bị kẹt trong các lá sen chẳng khác nào những chiếc tàu bị kẹt trên bãi cát, và chỗ kia, vài ngọn đèn trôi lênh đênh phiêu bạt về cái cù lao nơi đó những con hạc sẽ trú ngụ lúc ban đêm.

 

Một tiếng cồng vừa điểm, mọi người quay đầu nhìn lại: Một cuộc diễn hành từ đằng xa sắp sửa đến gần. Trong khu vườn nhà, đã dựng sẵn một cái lều rất lớn, màn treo trướng rũ. Cửa lều mở rộng, bên trong có đặt một cái sàn gỗ và bốn cái đôn Tây Tạng làm chỗ ngồi.

 

Đoàn người diễn hành bước đến trước liều, do bốn người gia nhân của nhà tôi cầm đuốc dẫn đường. Theo sau họ là bốn người nhạc công thổi kèn loa bằng bạc. Kế đó, cha tôi, mẹ tôi, bước lên sàn gỗ cùng với hai vị trưởng lão, là những bậc giáo sĩ kiêm chức Thiên Giám Quan, đảm nhiệm việc tiên tri các điều họa phước của quốc gia.

 

Những vị trưởng lão này, xuất xứ từ vùng Nechung, là những nhà chiêm tinh giỏi nhất của xứ Tây Tạng. Những lời tiên tri của các vị nhiều lần tỏ ra đã chính xác và đúng như các sự việc đã xảy ra về sau. Một tuần lễ trước đó, đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời các vị đến để nhìn xem tương lai của một đứa trẻ lên bảy tuổi. Hai vị ấy đã lấy lá số của tôi và nghiên cứu cặn kẽ từng ly từng tí trong nhiều ngày những ảnh hưởng của các vì tinh tú.

 

Hai vị Lạt Ma đem theo lá số chiêm tinh và những bảng đoán số. Hai vị khác tiến đến và đỡ hai vị Thiên Giám Quan già bước lên sàn gỗ, trên đó hai vị này ngồi sát cạnh nhau như hai pho tượng bằng ngà. Những chiếc áo rộng bằng lụa Trung Hoa màu vàng lại càng làm nổi bật tuổi tác cao niên của họ. Họ đội trên đầu chiếc mão lớn của các đạo sĩ mà trọng lượng có vẻ quá nặng đối với những cái cổ nhăn nheo của họ. Các quan khách đều vây chung quanh cái sàn gỗ và ngồi trên những tấm nệm trải dưới đất. Những câu chuyện đều ngưng bặt, mọi người đều lắng tai nghe lời phán quyết của vị niên trưởng trong hai vị Thiên Giám Quan lão thành. Vị niên trưởng bắt đầu nói bằng một giọng nhẹ nhàng:

 

- "Lha dre mig cho nang chig". Quỷ thần và nhân gian cùng bị chi phối như nhau bởi những định luật huyền bí trong vũ trụ. (Ý nói: Người ta có thể tiên đoán việc tương lai.)

 

Bằng một giọng trầm, vị Thiên Giám Quan cao niên nói tiên tri suốt một tiếng đồng hồ. Kế đó, người nghỉ ngơi trong mười phút, và lại nói thêm một giờ nữa, khi đó, người tiếp tục vạch trần tương lai của tôi dưới những nét đại cương.

 

- "Lạ quá, thật là kỳ diệu!" Toàn thể cử tọa bất giác thốt lên trong khi họ đang đắm chìm trong một cơn thích thú mê ly.

 

Như thế, người ta đã nói cho tôi biết trước tương lai của tôi: "Sau một giai đoạn thử thách cam go gian khổ, đương số sẽ là một đứa trẻ lên bảy tuổi, sẽ bước chân vào tu viện để được thụ huấn như một tu sĩ kiêm y sĩ giải phẫu. Y sẽ gặp nhiều nghịch cảnh gian lao, sẽ rời khỏi xứ sở và sống ở ngoại quốc. Y sẽ mất hết tất cả, sẽ phải làm lại cuộc đời từ con số không và sau cùng y sẽ thành công".

 

Cuộc tiên tri đã bế mạc, các quan khách cũng đã giải tán lần lần. Những vị khách ở xa còn nán lại nhà tôi một đêm để sáng ngày hôm sau lên đường. Những người khác trở về ngay đêm đó cùng với gia nhân tùy tùng của họ dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Họ tựu hợp ở ngoài sân, giữa những tiếng ngựa khua móng sắt trên nền đá và những tiếng người kêu gọi lẫn nhau.

 

Một lần nữa, cái cổng sắt nặng nề lại mở toang ầm ĩ để cho đoàn người ngựa đi qua. Tiếng chân ngựa khua vang và những giọng nói chuyện trò của họ nghe đã thưa dần, và sau cùng chỉ còn lại cái im lặng của ban đêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 3802)
BBC News đã vinh danh nhà hoạt động xã hội Phật giáo, nữ Cư sĩ Phật tử Manjula Pradeep, một nhà hoạt động Nhân quyền, hoạt động vì quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi nói riêng là người Dalits và Phụ nữ trong gần ba thập kỷ ở Ấn Độ.
10/12/2021(Xem: 3148)
Cuộc họp báo khẩn để thành lập Ủy ban Cứu nguy tình trạng Chính phủ Công giáo Roma thiên vị tôn giáo, xuyên tạc Phật giáo được tổ chức tại Văn phòng Trung ương Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul vào lúc 16 giờ ngày 2/12/2021. Ủy ban Hành động liên nghị đã quyết định với một phản ứng kịp thời, dứt khoác đối với sự cố liên tiếp bởi thành kiến, thiên vị tôn giáo của chính quyền Công giáo Roma.
08/12/2021(Xem: 2523)
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn phối hợp với Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Toàn cầu hậu kỳ Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇). Hội nghị đã mời các nhà tư vấn gốc Hoa kiều tại Bồ Đào Nha, các nhà quản trị tài chính xuyên quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh, công nghệ truyền thông, các nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực khác đồng hài hòa bên nhau để thảo luận những vấn đề cốt lõi cấp bách nhất mà cả nhân loại thế giới đang phải đối mặt.
06/12/2021(Xem: 2792)
Hiệp hội Sinh viên Đại học và Phật tử Hàn Quốc (대불련, K.B.U.F) lên án "một nguyên nhân khác gây ra xung đột dưới danh nghĩa an ủi người dân". Trong khi cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích chiến dịch chấn hưng nền kinh tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (문화체육관광부) dẫn đầu, những sinh Phật tử tại các trường Đại học đã bắt đầu nêu lên những vấn đề nóng bỏng của giới trẻ hiện nay.
01/12/2021(Xem: 5169)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 2632)
Những lời tri ân và chia buồn sâu sắc, sau sự từ giã trần gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh là một cựu Thủ tướng chính phủ và là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Quốc vương Norodom Sihamoni.
30/11/2021(Xem: 2481)
Tại Tịnh thất của Ngài, Dharamsala, Bắc Ấn Độ vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, đáp lời thỉnh cầu của Palas Athena, một tổ chức phi chính phủ Brazil, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề "Giáo dục Tâm Trí Lực vào thiên niên kỷ mới" (新千禧年的心智教育), sau đó là phần vấn đáp.
28/11/2021(Xem: 3318)
Pho tượng Phật Dhammakaya Thep Mongkol khổng lồ cao 69m được tạo dựng ngay trung tâm quận Thon Buri, thủ đô Bangkok, Thái Lan sắp được hoàn thành, thu hút sự chú ý của cộng đồng Phật tử cả trong và ngoài xứ sở chùa Vàng. Nhưng việc Khánh thành có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
27/11/2021(Xem: 2768)
Ngày 24 tháng 11 vừa qua, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow đã đến ngôi già lam Phật Quang Sơn Đông Thiền Tự, Kuala Langat, Selangor Darul Ehsan, Malaysia, và được sự tiếp đón nồng hậu bởi Trụ trì Pháp sư Giác Thành, Tổng Giáo khu Phật Quang Sơn Singapore, Malaysia, Ấn Độ; hai bên rất hoan hỷ trong trao đổi về các vấn đề tôn giáo và văn hóa, nhất trí rằng chỉ thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, để tạo hòa bình, xã hội hài hòa.
24/11/2021(Xem: 4454)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]