Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng

19/01/201105:56(Xem: 10698)
Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543


CÁICHẾT TRONG
PHẬTGIÁO TÂY TẠNG**

Từthời bình minh của nhân loại, người ta đã tự hỏi vềbiến cố không mong muốn là cái chết, trong khuôn khổ tôngiáo cũng như ở ngoài nó.

Tronglời dạy trước hết của mình, đức Phật đã dạy BốnChân Lý Cao Thượng. Chân lý thứ nhất kêu gọi sự chú ýcủa chúng ta về thực tế của khổ đau, và đó là một điểmcăn bản phải thừa nhận. Ba hình thức của khổ đau là :khổ của khổ, khổ của biến dịch và khổ truyền khắpmà người ta phải chịu vì bị đặt dưới ách của nhữngphản ứng bị điều kiện hóa bởi một tiến trình nhiễmô. Một khi biết được khổ, chúng ta còn phải khám phá nhữngnguyên nhân của nó, rồi loại bỏ chúng. Bước tiến cốtở trau dồi vài sự chỉnh đốn của tâm thức để đưa đếnsự dừng lại của khổ, nghĩa là sự tắt lụi những nguyênnhân của khổ. Đó là bốn Chân Lý Cao Quý : khổ, những nguyênnhân của nó, sự dập tắt khổ và những nguyên nhân củanó, và những con đường dẫn đến sự tắt lụi.

BốnChân Lý Cao Quý có mười sáu điểm – bốn điểm cho mỗicái. Sự khổ đau thật sự chính là bản chất vô thường,khổ, trống không và không có tự ngã. Người ta phân biệthai loại vô thường, một hình thức biểu lộ và một hìnhthức vi tế. Loại vô thường vi tế này là một hiện tượngđược các nhà bác học biết khá rõ khi họ nghiên cứu nhữngtiến trình của nó trong các hạt căn bản. Những quan sátcho phép họ nhận ra rằng, trái với vẻ bên ngoài, trong mộtđồ vật cứng đặc như một cái bàn, ở bề ngoài thì giốngnhư hôm qua, có những chuyển biến liên tục ở mức độnhững hạt căn bản tạo thành vật đó. Những hạt này tanrã từng khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, cũng y nhưcách hiện hữu trong khoảnh khắc của những tri giác bên trongcủa chính người quan sát. Điều chúng ta gọi là vô thườngvi tế là tiến trình tan rã từ khoảnh khắc này sang khoảnhkhắc khác, trong khi vô thường biểu lộ nói đến sự hủydiệt của một đồ vật hay đến cái chết của một sinhvật.

Chúngta có nhiều lợi lạc khi nhớ đến cái chết. Vì, như tôiđã nói, khi người ta ý thức được khổ đau và tìm kiếmnhững nguyên nhân của nó, người ta sẵn sàng đối diệnvới nó. Một ngày nào đó, cái chết sẽ ở trước mặt.Dầu không đáng ưa, những phản ứng từ nhân đến quả giữanhững hành động bị ô nhiễm và những phiền não ký sinhđã làm cho cái chết thành một điều kiện của chính đờisống. Càng sớm nghĩ đến nó, các bạn càng sửa soạn tốthơn, và điều đó sẽ giúp bạn vào lúc quyết định. Thếnên cần nghĩ đến cái chết của mình.

Sựgiải thích của Bác sĩ Ian Stevenson, giáo sư của đại họcVirginia đây, về sự tái sanh soi sáng cho chủ đề này1. Nếucác bạn loại bỏ khả năng của sự tái sanh, sự thiền địnhvề cái chết và vô thường trở nên kém quan trọng với bạn: thật vậy, nó căn cứ trên quy tắc một sự tương tụccủa tâm thức sau khi thân thể tan rã. Sự sửa soạn cho cáichết có thể là một giúp đỡ lớn lao cho bạn. Chắc chắnbạn sẽ không bị lo âu xâm chiếm và hoàn toàn kinh khiếptrong tiến trình cuối cùng ; ít ra tâm hồn bạn không làmtệ hơn tình thế vào lúc đó.

Trongviễn cảnh một dòng hiện sinh, tính chất của đời sau tùythuộc vào đời này, vì những việc thiện do một lối sốngđúng đắn trong đời này sẽ thọ nhận trong đời sau. Ngượclại, giận dữ, tham luyến… dẫn chúng ta đến những cáiquá độ mà chúng ta phải chịu trong tương lai. Những phảnứng tình thức nặng nề này một phần là do ý niệm thườngcòn. Những yếu tố khác, như là ý niệm về một hiện hữucó tự tánh của những sự vật, bèn nhảy vào cuộc chơi.Khi làm cho niềm tin vào sự thường còn của bạn lung lay,bạn đã giảm bớt bao nhiêu sự luyến ái của bạn vào cuộcđời này ; cho đến một ngày tính cách vô thường của mọihình thức đời sống sẽ thấm nhuần thường trực tâm thứcbạn. Từ đó, bạn biết rằng trong bản chất tất cả đềuhướng đến sự tan rã và bạn sẽ ít bị thương tổn hơntrong lúc đối mặt với cái chết. Để chiến thắng nó mộtcách triệt để, các bạn phải chấm dứt những mối phiềnnão của bạn, vì sự tắt mất của chúng cũng chấm dứtđồng thời cả sự sanh và sự chết. Về phần điều phụcnhững phiền não ký sinh, các bạn phải nỗ lực ; cái đàtrớn cần thiết này thì thiền định về cái chết và vôthường sẽ cung cấp cho bạn, nó làm nảy sanh nơi bạn mộttình cảm chống đối. Thứ tình cảm này, đến lượt nó,sẽ thúc đẩy các bạn tìm kiếm những kỹ thuật để chiếnthắng cái chết. Hơn nữa, sự thiền định về chủ đềnày sẽ cho các bạn một sự thụt lui trước những bận tâmnhỏ bé giới hạn trong những mục đích của cuộc đời này.

Cáichết nhất định sẽ đến. Nếu các bạn dành những thìgiờ tốt nhất cho những sự vật phù phiếm mà chểnh mảngkhông chuẩn bị, thì khi thời điểm ấy, các bạn sẽ khôngnghĩ đến điều gì khác hơn là nỗi tuyệt vọng của cácbạn ; nỗi sợ hãi của các bạn sẽ như mất một dịp maysự nghiệp nào đó. Đấy sẽ là một tai hại lớn. Nếu cácbạn thường nghĩ đến nó, bạn biết rằng cái chết sắpđến, bạn có đủ thời giờ quen với ý tưởng ấy mộtcách nhẹ nhàng và khi nó hiện đến, các bạn sẽ thanh thảnhơn – mặc dầu chính tai tôi đã nghe từ những người sănsóc cho người sắp chết rằng một số người bệnh khôngbiết gì về những đời sau đôi khi chết bình an hơn nhữngngười tín đồ lo lắng cho đời tới của họ.

Khisự chấm dứt đến gần, cần xoay những tư tưởng về sựthực hành. Tình trạng tâm thức vào giờ phút này là quyếtđịnh cho cái tiếp theo. Những giây phút cuối cùng này mangmột năng lực đến nỗi công đức có được trong suốt cuộcđời không sánh kịp. Từ đó là tính chất quan trọng củaviệc nghiên cứu cái chết và làm quen với nó.

Bồtát thừa – và hơn nữa là Mật thừa – chứa đựng nhữnggiáo huấn về ba loại thân, những thuộc tính của một vịPhậtđã đạt đến chánh quả : Pháp thân (thân chân lý), Báo thânvà Hóa thân. Ba thân này có mối tương quan với tiến trìnhba phần mà chúng ta biết một cách tự nhiên trong điều kiệnbình thường : cái chết, trung ấm và tái sanh. Ba con đườngđược đề nghị, chỉ bày làm thế nào rút tỉa lợi lạctừ các tình trạng bình thường này, chúng là phiên bản thôcủa những yếu tố giác ngộ. Những luận giải về nhữngbản văn này, lãnh vực đặc biệt của tantra yoga tối thượng,nhấn mạnh vào một sự hiểu biết cặn kẽ tiến trình củacái chết, xem như một điểm then chốt.

Vềsự chuẩn bị, nó được diễn tả trong các kinh và các tantra.Trong các tantra, nó là đối tượng cho những bình luận ởmức độ ba tantra cấp dưới – hoạt động, thực hiện vàyoga tantra – và cho những lời dạy dành cho tantra yoga tốithượng.

Cáichết được định nghĩa ra sao ? Trong Viên Ngọc của HiểuBiết (Abhidharmakosha : A tỳ đạt ma Câu Xá), theo Vasubandhu,cuộc sống là cái giá nâng đỡ của nhiệt và tâm thức,sự dừng lại của hoạt động này là cái chết. Thời gianthân thể vật chất và tâm thức kết hợp là đời sống,sự tách lìa chúng tạo ra cái chết. Về ba mức độ biểulộ của thân và tâm, tức là mức độ thô, tế và rất vitế, cái chết là sự chia lìa giữa tâm thức và thân xácbởi vì không thể có sự chia lìa giữa tâm thức vi tế nhấtvà yếu tố vật chất vi tế nhất. Vật chất vi tế này chỉlà năng lực bên trong – hay khí – dùng để chuyên chở nhữngcách loại của tâm thức.

Nhiềuđiều kiện dẫn đến cái chết được phát biểu : kiệtkệ hy vọng về cuộc sống, cạn kiệt phước đức và cáichết bất ngờ. Cái này có thể ví dụ một người uốngrượu, say, lái xe đi và tự tử trên xa lộ.

Trongnhững giây phút cuối cùng, người ta có thể mơ hồ khámphá ra loại tái sanh nào đang chờ đợi người hấp hối khiquan sát hơi nóng tụ lại ở một vài nơi của thân thể.Có những trường hợp nó tụ lại ở phần trên thân và rờibỏ thân bằng cách đi xuống dưới. Đó là một dấu hiệurất xấu. Hay ngược lại thì người ta có thể chờ đợimột tái sanh thuận lợi.

Mộtsố người chết yên bình, một số khác bị sự kinh hãi.Những thị kiến thích thú hay khó chịu lúc đó xuất hiệnvới tâm thức người đang chết. Trong tantra yoga tối thượng,tiến trình cái chết được diễn tả theo hệ thống Mậtthừa. Ở đó cái chết được định nghĩa như là sự dừnglại của những khí (hay năng lực) thô, do đó có lợi íchkhi hiểu rõ cơ cấu của thân xác, bởi vì cái chết đếntheo sau sự suy hoại của những năng lực khí bên trong, màsự vận hành của khí này liên hệ với thân xác. Thân xácđược diễn tả chủ yếu bằng những kinh mạch, khí trongthân và những giọt căn bản. Hệ thống theo Kinh thừa tínhcó tám mươi ngàn kinh mạch, và hệ thống theo Mật thừa cóbảy mươi hai ngàn, mà ba kinh mạch chính là kinh mạch trungương, kinh mạch này đi từ trán lên đỉnh đầu và chạytiếp xuống chót xương sống. Hai cái kia theo một dòng ởbên phải và bên trái.

Ngườita tìm thấy những giải thích chi tiết về những năng lựcphát động có rất nhiều này, nhưng mười loại là chính: năm khí chính và năm khí phụ. Về những giọt căn bản,đó là những chất đỏ và chất trắng. Bình minh của tịnhquang là dấu hiệu của sự tháo gỡ mối nút của tiến trìnhcái chết, đó là điều xảy ra chung cho tất cả mọi người.Tuy nhiên, những ảo ảnh có thể thay đổi theo từng người,tùy thuộc vào sự vận chuyển của các khí và liên hệ đếncác giọt trong kinh mạch. Những khác biệt nhỏ cũng quan sátđược từ người này qua người khác ; chúng là dấu hiệucủa những khác biệt tối thiểu trên bình diện sinh lý.

Trongnhững giai đoạn của tiến trình, hai mươi lăm yếu tố lầnlượt tan rã. Đó là hai mươi lăm hiện tượng thô :

–năm uẩn : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
–bốn đại : đất, nước, lửa, không khí.
–sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
–năm trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc.
–năm trí bình thường : trí căn bản như gương soi ; trí bìnhđẳng ; trí căn bản phân biệt ; trí căn bản thành tựu nhữnghoạt động và trí căn bản về bản tánh của các hiện tượng.

Nhữngyếu tố này sẽ tan rã theo những giai đoạn liên tiếp nhau,có thể quan sát được bởi những triệu chứng hiển lộnơi người sắp chết ; còn người này, về phần anh ta, làchứng nhân của những biến cố bên trong. Nhưng những dấuhiệu này chỉ diễn ra theo cách tiệm tiến và trong trật tựbình thường nếu các yếu tố không bị quá hư hoại vì bệnhtật và với điều kiện không phải là một cái chết tainạn bất ngờ. Trong ví dụ tai nạn trên xa lộ, tám giai đoạnxảy ra nhanh chóng đến nỗi người ta không có thì giờ ápdụng một kỹ thuật nào. Đó là một tổn thất gấp đôi.Không chỉ cuộc đời bị mất sớm, mà cùng với nó cơ hộiđể thực hành cái đi song đôi với những giai đoạn tiếpnhau của sự tan rã. Một cái chết tự nhiên là có lợi, trongđó những triệu chứng biểu lộ theo trật tự và tiệm tiến.

Tiếntrình bắt đầu với sự tan rã của sắc uẩn. Tổng quát,sắc uẩn bắt đầu phân tán, địa đại yếu đi. Chính xáchơn, nó không thể làm chỗ nương dựa cho cái biết nữa.Vào lúc địa đại tan biến, thủy đại trở thành một chỗnương dựa của hiểu biết minh bạch. Đó là ý nghĩa củacâu “sự tan biến của địa đại vào thủy đại”. Ởgiai đoạn này, về triệu chứng bên ngoài, người ta nhậnra tay chân mảnh khảnh hơn, mặt tiều tụy, da xám tối. Ngườichết bây giờ có cảm giác thân thể mình vùi dưới đất.Sự thấy rối loạn. Bên trong, theo Tantra Guhya-samaja, nó cócảm tưởng thấy một ảo ảnh. Còn Tantra Kalachakra diễn tảlà một đám khói. Sự khác biệt này do sự kiện là nhữngnhà tiền phong của hai tantra khác biệt này không có cùng mộtcấu trúc sinh lý như nhau. Cấu trúc các kinh mạch, các nănglực sinh động (khí) và các giọt căn bản có thể khác nhauđôi chút. Những khác biệt tối thiểu này biểu lộ nhấtlà trong số những kinh mạch thành hình cánh hoa xung quanh luânxa đỉnh đầu và luân xa cổ họng. Nhưng ngoài điểm này,cả hai đều diễn tả sáu luân xa bằng những lời rất chitiết, và bốn cái khác theo một hình thức giản lược.

Sauđó, đến lượt thọ uẩn tan rã. Trong giai đoạn thứ hainày, thủy đại suy yếu, tâm thức mất chỗ nương dựa vàonó, và hỏa đại (yếu tố nhiệt trong thân thể) trở nênnổi rõ. Những dấu hiệu bên ngoài là sự mất nước củathân, miệng đặc biệt khô, mắt kém ướt, cái nhìn mấtsự linh hoạt. Theo Tantra Guhyasamaja, dấu hiệu bên trong làmột ảo ảnh về khói.

Tronggiai đoạn thứ ba, tưởng uẩn tan rã. Vì hỏa đại yếu đi,lấy mất chỗ dựa của tâm thức và cho phép phong đại trởnên thống trị. Bên ngoài, nhiệt rút lui và cảm giác hơinóng giảm dần. Người chết không nhận ra người chung quanhnữa. Bên trong có một ảo ảnh những con đôm đốm, giốngnhư những bó tăm lửa.

Vớigiai đoạn thứ tư, hành uẩn tan biến. Phong đại yếu đi,tâm thức mất chỗ dựa vào nó. Triệu chứng bên ngoài làhơi thở dừng lại, dấu hiệu bên trong là một cảm tưởngngọn lửa cháy đỏ. Những ảo ảnh trước, đôm đốm, khói…càng lúc càng nhạt, nhường chỗ cho ánh sáng màu đỏ này.Tim ngừng đập, hơi thở ngừng. Bình thường, vào giai đoạnnày, một y sĩ tuyên bố là người ấy đã chết theo y học.Nhưng theo chúng tôi, tiến trình chưa chấm dứt ; nếu cáctri giác giác quan tắt mất, ý thức của chúng ta vẫn còn– nhưng không có nghĩa rằng bạn còn có thể trở lại vớithân xác.

Tâmthức có nhiều mức độ, những mức độ nhiều hay kém thô,những cái khác nhiều hay kém vi tế. Mọi bản văn không kêcùng một con số về những mức độ của tâm thức. Theo mộtsố, có chín, số khác nói có tám, sáu hay chỉ một. Theo luậnđề ưu thắng hơn, thì có sáu. Những Bản Văn Di Cảo củaphái Duy Thức kể ra tám cái : năm thức giác quan, ý thức,một thức ký sinh và một thức dung chứa. Người ta cũng tìmthấy hai thức cuối này trong nhiều bản văn khác, trong đóchúng mang một ý nghĩa khác không liên hệ gì với những luậnđề của phái này.

Ngoàira, người ta phân biệt trong tâm thức những thức chính, nềntảng và những yếu tố hoạt động của thức. Toàn bộ nhữngcái trước thuộc về người hiểu biết một sự vật, trongkhi những cái sau làm những phân biệt liên quan đến nhữngđặc tính của sự vật. Tự bản chất, tâm thức chỉ làsáng tỏ và hiểu biết thấm thấu qua mọi khả năng, hiệudụng của thức. Đó là một thực thể thuần sáng tỏ màkhông gì che chướng được. Hoạt dụng của nó là biết,và tất cả mọi biểu lộ hình tướng đối với nó là mộtchỗ dựa cho sự hiểu biết.

Vídụ, để có sự thấy, ba điều kiện phải hợp lại : mộttiềm năng – khả năng cảm giác thuộc về vật chất –một đối tượng để quan sát – một hình thể thấy được,màu sắc, đường nét – và cuối cùng, một điều kiện cótừ trước và trực tiếp tức thì, nghĩa là một khoảnh khắctâm thức có trước. Khi những yếu tố này có mặt, tâm thứcnắm bắt được một hình thể thấy được. Mỗi thứ trongba yếu tố hoàn thành một chức năng khác biệt : sự kiệntâm thức là một thực thể sáng tỏ và hiểu biết là nhờđiều kiện có trước và trực tiếp tức thì. Sự kiện nónắm bắt một hình thể, mà không phải một âm thanh là dođiều kiện của tiềm năng – khả năng thấy –, và sựkiện nó diễn thành một hình ảnh, một màu sắc, một hìnhthể là do đối tượng quan sát – chính sự vật. Tri giácbình thường hoạt động như vậy.

Bâygiờ chúng ta trở lại tiến trình cái chết. Những căn củanhững khả năng cảm giác bình thường – thấy, nghe… –tự hư hoại, và do đó những khả năng của tâm thức liênkết với chúng cũng ngừng. Tuy nhiên, bốn mức độ theo thứtự từ thô đến tế còn hoạt động trong tâm thức sắpsửa tan biến theo bốn giai đoạn cuối cùng, tiếp theo sựtan rã của những đại đã xảy ra trong bốn giai đoạn đầu.

Mứcđộ thô nhất tan rã trước tiên, bắt đầu bằng tám mươiý niệm.1 Chúng gồm thành ba nhóm, mỗi nhóm biểu thị mộttrong ba mức độ, thứ tự rất vi tế : ba mươi ba cái làđặc trưng của cái thấy biết một màu trắng rực rỡ, bốnmươi cái là đặc trưng của cái thấy biết màu đỏ chóilan tỏa, và bảy cái là đặc trưng của cái thấy biết màuđen rực rỡ, gần với sự hoàn tất. Mức độ biến đổicủa năng lực bên trong – khí dùng để vận hành những ýniệm này – soi sáng cho chúng ta về những chuyển động củanăng lực tương ứng với ba mức độ rất vi tế của tâmthức.

Khitám mươi ý niệm cũng như năng lực điều động của chúngtan biến, dấu hiệu bên trong là sự cảm biết một cái thấymàu trắng, giống như một bầu trời mùa thu trong trẻo ngậptràn ánh trăng. Không có dấu hiệu bên ngoài nào biểu lộnữa.

Khicảm nhận cái thấy màu trắng rực rỡ và năng lực chuyênchở nó tan biến, một cái thấy khác xuất hiện, vi tế hơn: sự cảm nhận màu đỏ chói lan rộng. Người ta ví nó vớimột bầu trời mùa thu trong trẻo trong đó chỉ có màu đỏcam của mặt trời. Khi cảm nhận màu đỏ rực rỡ lan rộngnày tan biến cùng với năng lực chuyên chở nó, một cái kháckhởi ra còn vi tế hơn nữa : ý thức về một màu đen rựcrỡ gần với sự hoàn tất. Cái này giống như bóng đêm sâuthẳm của một bầu trời mùa thu thuần khiết trong buổi đầuhôm. Lúc ban đầu của giai đoạn này, các bạn còn ý thức,rồi khả năng của bạn giảm dần và cuối cùng, các bạnchìm vào trong một loại vô thức.

Khicảm nhận một màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất vànăng lực điều động nó tan biến, cái thấy biết vi tếnhất hết thảy hiển lộ ra : tịnh quang của cái chết. Chínhlúc đó đời sống đã thực sự dừng lại. Nó được vínhư một bình minh vô nhiễm trong một bầu trời mùa thu trốngvắng mọi dấu vết. Người ta gọi nó là tâm thức căn bản,bởi vì nó là nguồn gốc của mọi thức khác. Những thứcnày thì chợt có chợt không, trong khi tâm thức căn bản thìhiện hữu từ vô thủy, thường trực có mặt trong mỗi mộtchúng sanh, trong mọi đời cũng như trong Phật tánh. Tantra yogatối thượng đã trình bày một sự phong phú trong chi tiếtvề các yếu tố này mà người ta không thể tìm thấy ởđâu khác.

Quantrọng là phải tỉnh thức trong những giai đoạn tan rã này.Nếu các bạn thành công trong sự việc đó, các bạn có nhữngdịp may để bảo tồn trí nhớ về những hiểu biết đãthâu hoạch trong đời này cho tới đời sau. Khả năng nàytuân theo cùng với quy luật khi bạn ngủ buổi tối với mộtý thức rõ ràng về giờ giấc chính xác bạn muốn thức dậyvà về việc gì chính xác phải làm khi thức dậy. Mặc dầubạn đã quên nó khi ngủ, sự quyết định đã có từ trướcsẽ hoàn thành nhiệm vụ của nó và bạn thức giấc đúnggiờ đã định, và nhớ lại tức thì điều cần phải làm.Tiến trình cũng như thế trong các giai đoạn tan rã. Khi nàobạn còn ý thức, bạn phải chú ý bảo tồn toàn vẹn sựlinh hoạt của tâm thức. Người nào trải qua một cái chếttự nhiên và trạng thái thân xác không bị hủy hoại sẽở khoảng ba ngày trong tâm thức tinh tế nhất, tâm thức tịnhquang, và trong suốt thời gian đó, tâm thức ở trong thân xác.

Mộtsố người đặc biệt, có kinh nghiệm trong những thực hànhnày, đã đích thân chứng nghiệm bản tánh của tâm thứchọ là gì, và đã chú tâm làm chủ được những kinh mạch,những năng lực và những hạt. Khi chết, công việc này đãcho phép họ nhận ra những giai đoạn khác nhau của tiến trìnhvà tham dự một cách hoàn toàn có ý thức vào sự xuất hiệncủa tịnh quang. Nhờ vào sự kiểm soát của họ, họ đãcó thể kéo dài trạng thái này tùy ý, ở như thế từ mộttuần đến một tháng. Từ khi chúng tôi lưu vong qua Ấn Độvào năm 1959, hiện tượng này đã xảy ra đúng một chụclần đối với người Tây Tạng. Một vài người đã ở mườilăm ngày trong tịnh quang, thân xác phơi bày trong tiết đạithử của mùa hè Ấn Độ. Họ có vẻ như đang ngủ. Ngoàisự kiện họ không thở, bề ngoài họ chẳng giống gì mộtxác chết đã hết sự sống. Không có một mùi nào toát ra.

Vàomột lúc nhất định, một chuyển động nhỏ xảy ra trongtâm thức tịnh quang. Nó tức khắc dừng lại và ra khỏi vỏbọc cũ kỹ là xác thân. Bấy giờ bắt đầu tiến trình ngượclại, từ ý thức về màu đen rực rỡ gần với sự hoàntất, trải qua màu đỏ chói lan rộng, cái thấy một màu trắngrực rỡ, ánh sáng của một ngọn đèn dầu, rồi những cáithấy đôm đốm, khói và ảo ảnh. Khi người ta phải thọsanh trong cõi dục hay cõi sắc, một giai đoạn đi qua trungấm (antarabhava, bardo) xảy ra, điều không có trường hợpsanh vào cõi vô sắc.

Tìnhtrạng trung ấm bắt đầu khi thấy màu đen gần với sự hoàntất và chấm dứt với sự đi vào trong hoàn cảnh sống mới,nó cũng khởi đầu với tám dấu hiệu như trước tịnh quangcủa cái chết. Nếu bạn phải tái sanh trong một bào thai,sự liên kết với đời sống mới trong bụng mẹ cũng đồngthời với sự xuất hiện cái thấy màu đen, ngay sau tịnhquang của cái chết nó chấm dứt tình trạng trung ấm : vậythì, trong một ý nghĩa nào, đời sống bắt đầu với tâmthức tịnh quang.

Tổngquát, trạng thái hiện sinh bình thường tùy thuộc vào mứcđộ thô nhất của tâm thức ; còn cái chết liên hệ vớimức độ vi tế nhất, và tình trạng trung ấm là ở giữahai mức độ, như tên nó đã diễn tả. Cũng thế, trong mộtchu kỳ hai mươi bốn giờ, trạng thái thức bình thường thuộcvề mức độ thô nhất của tâm thức, giấc ngủ sâu thuộcvề mức độ vi tế nhất và trạng thái mộng thuộc về mứcđộ trung gian. Trong trường hợp bất tỉnh, tâm thức cũngqua một giai đoạn vi tế hơn. Vậy thì, trong một ngày bìnhthường, chúng ta trải qua những giai đoạn khác nhau này mặcdù kém toàn triệt hơn trong tiến trình chết.

Đểkết luận, điều cốt yếu là các bạn học nhận ra bảntánh căn bản của tâm thức các bạn – người thấu rõ tịnhquang. Nhưng để cho nó biểu lộ với bạn trong sự minh bạchcực kỳ tinh tế này, trước hết các bạn phải có một tiếpcận quy ước, để tập trung mọi chú ý vào chính tâm thứcvà dần dần trở nên chứng nhân của thực thể tâm thức.Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn những tin tức, nhữngchuyển đạt của tâm thức và khả năng này sẽ giúp bạndừng lại những tư tưởng rong ruổi. Vậy thì, khi nhữngtư tưởng cuối cùng biến mất, những trạng thái vi tế hơnsẽ biểu lộ một cách tự nhiên. Nếu các bạn đạt đếnmức độ vi tế của tâm thức của hiện sinh bạn, nó sẽtrở nên một nguồn trí huệ. Sự hiểu biết sâu xa này làvũ khí mạnh mẽ nhất có thể có được, nó sẽ chặt phăngvô minh cùng với sự khổ đau mà vô minh sanh ra. Bước tiếnbộ này đem đến cho người cầu đạo một trường mênh môngnhững hiểu biết và nhiều thực hành thực tiễn.

Câuhỏi : Ngài đã nói rằng tiến trình chuẩn bị cho cái chếtphần lớn cốt ở trải nghiệm đang khi còn sống những dấuhiệu tiền khởi để có thể sửa soạn tốt đẹp giây phútsẽ đến. Liệu có một kỹ thuật nào để dẫn dắt tâmthức một người sống tự lìa bỏ thân xác vật chất củanó ? Ngài có thấy một sự tương đồng giữa sự kiện nàyvới những kinh nghiệm mà một số người Tây phương đãcó khi họ đã bước qua cái chết chỉ một sợi tóc và họcó cảm tưởng đã lìa cái vỏ bao bọc vật chất để khoácvào một vỏ bao khác vi tế hơn ?

Trảlời : Người ta thấy những trường hợp tách lìa thể xácvới tâm thức, đó là hậu quả của những thói quen đã sởđắc trong thực hành ở những kiếp trước. Những dấu vếtnày biểu lộ như một “năng khiếu” trong đời hiện tại.Những trường hợp khác là sự kiện của một sự thực hànhtrong kiếp này. Phải xác định rằng một thân thể đặcbiệt của giấc mộng không chỉ là một cái thấy của tâmthức, mà là một thân thể vi tế có thực, có thể tách lìakhỏi thân xác thường dùng và nếm trải những kinh nghiệmtrong thế giới bên ngoài cũng bình thường như chúng ta đanglàm. Tôi không thể xác định thân xác đang ngủ tiếp tụcthở hay nó đang ở trong một trạng thái thiền định sâuxa trong đó hơi thở bên ngoài đã ngừng lại. Nhưng dầu gì,thân thể vi tế có thể đi khắp nơi. Nó không biết nhữnggiới hạn đặt ra cho thân thể vật chất, những khoảng cáchkhông phải là một chướng ngại ; các bạn có thể, nếucác bạn muốn, đi đến những biên giới của không gian, đạtđến bất kỳ nơi chốn nào và trở về trong thân xác bạntheo ý muốn. Hiện tượng này có thể xảy ra trong những kinhnghiệm chết nhất thời hay trong khi bệnh nặng.

Câuhỏi : Nhiều người Tây phương, như tôi, đã đọc Tử thưTây Tạng. Chúng tôi cảm thấy rất có ấn tượng về cácvị thần hiền hòa và hung nộ mà người ta sẽ gặp trongtrạng thái trung ấm. Nhưng tất nhiên chúng tôi chưa đi vàosự thực hành của Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi đã chưanhận những lễ quán đảnh, những sự cho phép thực hành,cũng như những giáo huấn. Theo Ngài, chúng tôi có sẽ thấytrong trạng thái Bardo xuất hiện những nhân vật tương tựkhông, ngay cả khi chúng tôi không có một ý niệm nào vềhình tướng của họ ?

Trảlời : Tôi không tin điều đó. Trên nguyên tắc, trong nhữngdiễn tả những vị thần hiền hòa và hung nộ, cuốn Tửthư Tây Tạng nhằm gởi đến một người đệ tử quen thuộcvới sự thực hành này. Nếu người ấy không thành công tựgiải thoát bằng cách nhận ra những trạng thái trước khichết và dùng chúng như một phương tiện lấy đà, anh ta sẽgặp gỡ trong mỗi giai đoạn của trung ấm những vị thầnhiền hòa và hung nộ bằng cách hình dung họ theo một lượcđồ và một dáng vẻ đã có sẵn trong sự thực hành quenthuộc. Khi cố gắng gợi ra hình ảnh của họ, thiền giảtìm cách tỉnh giác trong trung ấm. Anh ta cần phải thấu suốtthực thể của chủ thể hiểu biết nền tảng, thâm nhậptâm thức uyên nguyên, bản chất linh hoạt và sáng tỏ củatâm thức – một phương pháp đặc trưng của phái Nyingma,trong sự thực hành Đại Toàn Thiện. Sức mạnh của thóiquen có được khi tiêm nhiễm những vị thần này lúc sinhthời sẽ làm sống động trở lại sự chú tâm. Đó là đốmlửa mở ra sự vận hành của những hình ảnh, và những màntiếp nối nhau, trao cho người cầu đạo mọi cơ hội đểtỉnh giác với tâm thức và chứng ngộ bản tánh tối hậucủa tâm thức.

Câuhỏi : Xin Ngài có thể cho vài xác định về rig-pa (tâm thứcnền tảng hay trí huệ bổn nguyên) trong tương quan với cáibình thường hàng ngày ?

Trảlời : Có một vài khoảnh khắc, tâm thức bổn nguyên củabạn biểu lộ trong trạng thái ý thức bình thường, nhưngbạn không nhận ra nó. Sự thấu hiểu của bạn còn chưa tớimức. Cốt yếu là nhận ra được yếu tố linh tuệ sáng suốtnày. Những thiền giả tinh thông lão luyện đã nhấn mạnhvào sự quan trọng của đức tin và sự tôn kính đối vớigiáo pháp, với những lời dạy của một vị lạt ma có mộtkinh nghiệm trực tiếp về cái ấy. Một kinh nghiệm như thếsẽ ở ngoài tầm tay các bạn chừng nào bạn chưa nhận rabản tánh căn bản của tâm thức. Trái lại, nếu bạn quansát nó hàng ngày, nếu bạn phân tích bản tánh sáng tỏ vàthấu suốt của nó, các bạn sẽ tiến đến gần nó mỗingày. Hãy thực hành vào buổi sáng, lúc còn sớm, khi tâm thứctrong sáng nhất.

Câuhỏi : Ngài có nghĩ rằng đọc một bản dịch cuốn Tử thưTây Tạng là tốt khi nó được thực hiện bởi những ngườiTây phương, nếu người đọc tụng có sự trong sạch nhưyêu cầu ? Sự đọc ấy có một hiệu quả cho người chếtchưa từng nhập môn trong sự thực hành này không ?

Trảlời : Tổng quát, khi người ta chưa được sẵn sàng nhờmột lễ quán đảnh, nhờ thiền định… thì quả là khó.Nếu người hấp hối biết khá rõ những bản văn về tiếntrình cái chết, sự đọc tụng sẽ giúp cho người ấy. Nhưngnhu cầu trước tiên của một người hấp hối là cần phảicó một kết thúc êm ả. Tránh làm cho họ có thể bị rốiloạn hay khó chịu. Hãy làm sao đừng gây nên một xúc độngnào ở họ. Về phần họ, người chết phải cố gắng giữmột tâm thức trong sáng.

Câuhỏi : Làm sao để phát triển khả năng tỉnh giác ?

Trảlời : Trước khi tâm thức bình thường tan rã, phải đánhthức một khả năng mạnh mẽ chú ý tỉnh thức ; nhưng trướctiên bạn phải quen thuộc với tiến trình cái chết trong nhữnglần thiền định với những thực tập kích thích nảy sanhnhững trạng thái ấy. Đó là điều chính tôi đang làm. Sáuhay bảy lần trong ngày, tôi trải qua những giai đoạn củacái chết trong sự thực hành thiền định của tôi. Về kếtquả thì… hãy chờ xem, tôi không biết mình có thành côngkhông, nhưng ít ra tôi đã làm điều cần thiết để thựctập những khả năng định tâm và phân tích của tôi. Nếucác bạn phải tiến hành một trận chiến ở một xứ nàokhông biết, chẳng phải các bạn cắm đầu vào một bảnđồ để xác định đất đai, đồi, sông, hồ… để cóthể nhận ra những nơi chốn và biết bạn phải làm gì mộtkhi bạn đến đó ? Khi người ta đã quen thuộc lâu ngày vớiđiều phải xảy tới, người ta không trốn tránh công việc,người ta không bối rối lo âu.

 

 

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7027)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 6184)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9299)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10322)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7519)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5941)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 61661)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4318)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]