Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngã và vô ngã

19/01/201105:56(Xem: 9348)
Ngã và vô ngã

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

NGÃVÀ VÔ NGÃ*

Lịchsự,lịch thiệp, ngoại giao là những phẩm chất đáng biểudương thật, nhưng chúng nằm ở bề ngoài. Trong khi một tâmhồn cởi mở, thẳng thắn và thành thật cho phép chúng tađi sâu rất nhiều trong những mối liên lạc của chúng ta.Để những mối dây tình bạn có thể kết chặt, trước hếtcần phải hiểu nhau. Không vậy thì khó mà thiết lập mộtkhông khí tin cậy, trở nên gần gũi và còn nan giải hơn làduy trì hòa bình. Những phẩm chất của tấm lòng thì thiếtyếu để tiếp thông tốt đẹp. Ngày nay, những mối tươngquan đã phi nhân bản thêm đôi chút. Điều này kéo theo mộtsự thiếu tôn trọng đối với con người, và người ta điđến chỗ nhìn con người như họ không hơn gì bánh xe trongbộ máy.

Nếuchúng ta đến chỗ mất đi ý nghĩa về giá trị con người,đó sẽ là một thảm họa thật sự. Không có một tài sảnnào có thể so sánh với một con người. Tiền bạc đượctạo ra để phụng sự con người, ngược lại là không đúng.Nếu chúng ta chỉ mong mỏi sự phát triển vật chất mà khôngđể ý đến những giá trị và phẩm giá con người, chúngta chỉ rút ra được sự phiền muộn, stress, khổ tâm và tuyệtvọng.

Chúngta hãy ý thức hơn sự kiện làm người có nghĩa là gì. Chúngta hãy nhớ rằng điều ấy nói lên vô số khả tính. Sựcương quyết, can đảm, tự tin là những yếu tố mạnh mẽcủa thành công. Không có chúng, công việc đơn giản nhấtcũng thất bại. Với sự can đảm, nghiêm túc và chăm chỉ,các bạn có thể thực hiện những điều vượt quá tưởngtượng, cái không thể trở thành cái có thể. Ý chí thì vôcùng quan trọng.
Làmthếnào phát triển nó ? Trong lãnh vực này, kỹ thuật cơkhí thì bất lực, tiền bạc cũng thế. Người ta chỉ cóthể trông chờ vào năng lực bên trong của mình đặt nềntảng trên một ý thức rõ ràng về giá trị và phẩm giácủa con người. Khi người ta hiểu đàn ông và đàn bà thìquý giá hơn bất cứ thứ tài sản vật chất nào ra sao, ngườita biết được giá trị của đời người. Lòng bi và lòngtốt với tất cả ý nghĩa của chúng khởi từ đó.

Bảnchất con người là hướng về hạnh phúc và từ chối khổđau. Mỗi người làm tất cả những gì có thể làm để đạtđến đó và điều ấy là hoàn toàn chính đáng. Về mặtnày, dù chúng ta giàu hay nghèo, thông thái hay ít học, Tâyphương hay Đông phương, có tôn giáo hay không tôn giáo, Phậtgiáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hay Hồi giáo… chúng takhông khác biệt, chúng ta đều như nhau.

Vídụ, về phần tôi, tôi đến từ Đông phương và chính xáchơn là từ Tây Tạng. Trong xứ ấy, những hoàn cảnh sốngrất khác với các bạn ở Tây phương. Nhưng tự trong nềntảng của tôi, tôi là một người ; các bạn cũng thế ; chúngta giống nhau. Nếu nhìn trái đất nhỏ bé này từ không gian,chúng ta sẽ không thấy có biên giới nào. Mọi hàng rào hoàntoàn là nhân tạo. Chúng ta tạo ra những phân biệt từ màuda, từ nơi chốn địa lý… và từ đó chúng ta có cảm giácbị chia cách. Vì thế mà có những xung đột, tranh cãi, cảđến những cuộc chiến tranh. Trong một cái nhìn rộng lớnhơn, tất cả chúng ta là anh chị em của nhau.

Khisống với đồng loại, cần có một thái độ anh em đốivới những người khác ; đó là một điều tốt đẹp chohọ và cho chính chúng ta. Đời sống hàng ngày trôi chảy thanhbình hơn, chúng ta cũng duy trì sự bình an của mình. Nói thếkhông phải là chúng ta thành công trong mọi sự ; tự nhiênphải có nếm mùi thất bại, nhưng sự thanh thản của chúngta sẽ không bị chao động. Khi người ta thiết yếu quan tâmđến số phận của những người khác, thất bại không thểlàm chúng ta mất vững chãi, những vấn đề không bao giờlà không thể vượt qua được. Các bạn không mất sự bìnhtĩnh trước các trở ngại và những gì tham dự vào đờisống hàng ngày của các bạn tự để cho sự bình an và khôngkhí thanh bình toát ra từ các bạn xâm chiếm lấy.

Tráilại, nếu các bạn nhường chỗ cho căng thẳng và giận dữ,sự yên bình của bạn sẽ chấm dứt. Những tình cảm xungđột cháy bùng, ham muốn và tức giận quấy rầy giấc ngủcác bạn, bạn không thể ăn gì ngay trước những món ăn sởthích. Các bạn muốn thỏa mãn sự giận dữ của mình. Nhữngngười thân, những con mèo, những con chó của bạn cũng phảichịu đựng việc đó. Thậm chí bạn sẵn sàng tống bạnbè ra khỏi cửa. Thanh bình bị hủy hoại. Đó là kết quảcủa giận dữ. Chúng ta biết tất cả những điều đó. Tấtcả đều nặng nề, những sự bùng nổ của sân hận, khôngmang lại cho chúng ta một cởi mở nhẹ nhàng nào, lại làmcho hỗn loạn. Những bạn bè, người chung quanh, người thâncũng tránh chúng ta.

Tháiđộ bên trong là cái quyết định trong đời sống cá nhâncũng như trong đời sống xã hội.

Nhữngtiến bộ của khoa học và kỹ thuật mở cho chúng ta khônggian. Kỳ diệu biết bao ! Những lãnh vực này đã làm tôisay mê từ tuổi thơ ấu, chúng đầy sự bổ ích cho nhân loại.Nhưng sự khám phá bên trong cũng xứng đáng cho những cốgắng của chúng ta. Trong lãnh vực tâm thức, còn những khoảngkhông gian bao la để khám phá, thám hiểm. “Tôi là ai ? Bảnchất của tâm thức tôi là gì ? Một ý tưởng tốt lành tửtế có lợi ra sao ? Một tư tưởng ác tâm có lợi ích gì?” Hãy thường trực sự đối thoại này với chính các bạn.Chớ bỏ qua những câu hỏi này.

Sựsuy nghĩ này sẽ làm rõ chiều kích của tâm thức các bạn,nó thật sự là một kẻ phá đám và cần thiết phải làmchủ nó. Các bạn sẽ nhận ra rằng chiều kích kia là lợilạc cho các bạn, cho những người khác, và nó xứng đángđược phát triển rộng rãi hơn nữa. Tự kiểm nghiệm theocách ấy thì hoàn toàn thú vị. Tôi chỉ là một nhà sư Phậtgiáo, và mặc dầu kinh nghiệm của tôi không phải là đặcbiệt, tôi có thể thưởng thức những lợi lạc của mộtthái độ từ bi, kính mến đối với những con người. Đãnhiều năm, tôi thử trau dồi những đức tính này và mặcdầu những hoàn cảnh khó khăn, tôi thấy rằng con đườngđi ấy đã làm tôi thành một người sung sướng. Nếu tôiđể thì giờ để thở than cho số phận mình, điều ấy khôngmấy hiệu quả. Một người trĩu nặng buồn phiền không cósức mạnh nào đối với thực tại. Nhưng biết chấp nhậnnhững cú của số phận không có nghĩa là buông tay. Chúngta làm mọi cách để vượt lên bi kịch của chúng ta bằngcách hoàn toàn bình an và vững vàng. Tôi nói với các bạnkinh nghiệm của tôi như tôi đã làm thế khắp nơi chỗ nàotôi đã đến. Với tất cả các bạn của tôi, tôi nói sựquan trọng của từ và bi. Những từ này có thể đã bị làmô danh, nhưng cái mà chúng chứa đựng thì đầy giá trị.Vả lại, nói đến tình thương, lòng bi mẫn và lòng tốtthì dễ dàng. Nhưng đó không phải là những danh từ. Chúngchỉ có ý nghĩa thật sự khi chúng diễn dịch ra trong mỗimột cử chỉ của đời sống thường nhật. Lúc đó ngườita mới biết tất cả giá trị của chúng. Hãy thử áp dụngchúng nếu bạn muốn, còn không thì chớ nghĩ đến nữa.

Banđầu khi đến Tây phương, tôi không có mục tiêu rõ ràngnào, nếu không nói là để thay đổi cảnh quan. Dần dần,tôi đi đến chỗ khuyến khích sự thực hành từ bi và cổvũ cho những trao đổi giữa các tôn giáo để có một sựhiểu biết lẫn nhau tốt hơn. Thời gian sau này, tôi đã gặpnhững đại diện của các tôn giáo khác nhau. Những điểmcăn bản chung đã kết nối họ : tình thương và tình anh em.Tất cả hướng về cùng một mục đích : hạnh phúc củanhân loại. Dầu có những sự khác biệt triết lý, tôi thànhthật kính trọng tất cả tôn giáo khi chúng truyền vào chocác tín đồ của mình những phương pháp để đạt đượcbình an.

Khingười ta tham thiền về lòng bi, cần phải nhờ đến tríhuệ. Trí huệ có khả năng phát triển lòng bi đến vô biên,vì khi làm cho chúng ta thâm nhập bản tánh của những hiệntượng, nó cho phép chúng ta chấm dứt những phiền não ngănchận sự phát triển của lòng bi. Thật vậy, những phiềnnão làm biến dạng thực tại bằng cách che phủ thực tạibằng những ý niệm tốt, xấu thái quá so với cái thực sựlà. Tóm lại, một khi bạo lực của tham muốn hay thù hậnđã qua đi, chúng ta lại thấy cái đã gây ra mối kích độngrõ ràng khác hẳn đến nỗi chúng ta tự cười mình. Phươngtiện để đoạn tuyệt với cái thấy sai lầm này và đểtránh những phản ứng xấu mà nó gây ra cốt ở hiểu thấuthực tại tối hậu của những hiện tượng và khám phá rằngtất cả đều không có tự ngã.

Khingười ta tìm cách thâm nhập thực tại tối hậu của nhữnghiện tượng, sự tìm kiếm liên quan đến hai mặt : con người(ngã) và hiện tượng (pháp). Bản tánh tối hậu thì rấtkhó chứng nghiệm đối với những hiện tượng, trước tiênchúng ta quan tâm đến sự khám phá bản chất thật của conngười.

Đểđến đó, câu hỏi đầu tiên đặt ra là : cái gì là con người? Cái gì là cái ngã ? Triết học Phật giáo chủ trương luậnđề vô ngã. Nghĩa là cái ngã không hiện hữu chăng ? Trongtrường hợp đó, những cá nhân thì không hiện hữu, và cũngkhông có người nào để tư duy về vô ngã và cũng không cóai để gởi đến lòng bi. Vậy mà kinh nghiệm lại cho chúngta một sự cải chính thường trực : có những con người,và họ có một cái ngã. Thế thì, lý thuyết vô ngã này cónghĩa gì ? Chẳng phải đấy là một mâu thuẫn khổng lồsao ? Hoàn toàn không. Hãy tham thảo kinh nghiệm riêng của cácbạn, hãy quan sát cái ngã của các bạn và các bạn sẽ hiểutại sao đấy không là mâu thuẫn.

Bạncảm thấy cái ngã của bạn thế nào khi bạn thư giãn ? Bạncó nhận thấy nó như khi đang căng thẳng nóng nảy hay làkhác ? Hãy giả thiết, ví dụ người ta đến tố cáo bạnmột trọng tội mà bạn không có : “Chính anh đã phạm vàoviệc ấy !” Bạn thấy gì trong nội tâm khi bạn nghĩ : “Tôi! Nhưng điều đó không đúng !” Cái ngã này xuất hiện vớibạn như thế nào ? Một cách khác để vạch ra cái ngã làgợi lại kỷ niệm về một kẻ thù và nghĩ đến sự saitrái người đó đã làm cho bạn. Lúc ấy kẻ thù hiện ratrong tâm thức bạn rõ ràng như nó hiện hữu thật sự, cụthể đến nỗi bạn có thể dùng ngón tay để chỉ ra nó.Tất cả những hiện tượng khác cũng như vậy : chúng dườngnhư hiện hữu tự chúng, nhưng chẳng có gì cả. Cái hìnhnhư hiện diện tự nó được gọi là “ngã”, và sự khônghiện diện của một cái ngã như thế là cái chúng ta hiểulà “vô ngã”, dầu nó thuộc về chủ thể hay hiện tượngkhác.

Chúngta có cái ngã – hay là con người mình – với rất nhiềuhình ảnh. Dưới một góc độ, nó hình như thường hằng,nhất tính, hiện hữu bởi những phương tiện riêng của nó; trong trường hợp này, nó xuất hiện như một thực thểphân biệt với tâm thức và thân thể, như người sử dụnghay người sở hữu tâm thức và thân thể. Hai thứ này bấygiờ được xem là những dụng cụ hay tài sản của nó. Khôngcó luận đề Phật giáo nào chấp nhận thực tại của mộtcái ngã như thế. Một hay hai phụ phái của trường phái ĐạiGiảng Luận (Vaibhashika) có vài điểm khác biệt, nhưng đóchỉ là những ngoại lệ.

Dướimột phương diện khác, cái ngã giống như một thực thểcó chất thể và tự chủ, nhưng trong trường hợp này nócũng cùng bản chất với thân và tâm. Quan niệm này đáp ứngđồng thời cho những hình thức của ý thức bẩm sinh vàsở đắc.

Ngườita có thể nghĩ rằng cái ngã rốt ráo là không thực hữu,nhưng nó hiện hữu bởi tính cách quy ước của nó. Và cuốicùng, có quan niệm bẩm sinh có cái ngã. Quan niệm sai lầmnày cho chúng ta thấy cái ngã theo cách rất cụ thể. Cái nhìnsai lầm này không do từ giáo dục cũng không do một hệ thốngtư tưởng đặc biệt nào, nó tác động với tất cả mọingười.

Đấylà những hình ảnh chúng ta có về cái ngã, nhưng, theo nhữngluận đề khác nhau của đạo Phật, không có một cái ngãnào như vậy, từ những mức độ thô sơ nhất đến nhữngmức độ tinh tế nhất. Huyền thoại tưởng tượng về sựhiện hữu của nó là điều mà chúng ta gọi là vô ngã.

Thếthì cái tôi được chấp nhận một cách quy ước và cảmthức về nó khi tôi được thuận lợi hay khó khăn do nhữngbiến cố là cái gì ? Những học phái tư tưởng Phật giáotrả lời khác nhau cho câu hỏi này. Với một số phái, đólà ý thức ; với số khác, đó là những khả năng tâm thức; một số xem thấy trong cái ngã một “tâm thức làm nềntảng cho mọi sự” (a lại gia thức), phân biệt với nhữngkhả năng tâm thức.

Nhữngtư tưởng sâu xa nhất nằm trong Trung Đạo của những nhàHệ Quả Luận (Prasangika-Madhyamika). Theo phái này, con ngườihay cái ngã là một sự gọi tên, đặt tên suông cho các uẩncủa tâm và thân. Hiểu rằng tâm thức là vi tế hơn và tồntại vượt qua cuộc sống của thân thể, thì cái ngã hay conngười chỉ là một sự đặt tên suông cho dòng liên tụccủa tâm thức.

Cáitôi lập tức đến trong tâm thức ngoài mọi phân tích, khichúng ta nói : “Tôi đi, tôi ở lại…” không gì khác hơnlà cái tôi tương đối, tùy thuộc theo danh xưng này, và đólà tất cả những gì người ta có thể chấp nhận. Bởi vìnó được đặt tên theo những hợp thể tâm và thân, cho nêncái tôi là tùy thuộc. Vậy thì tùy thuộc và độc lập tạothành một sự phân hai và rõ ràng là mâu thuẫn nhau. Ví dụ,ngựa và người loại trừ lẫn nhau, nhưng không phân hai cũngkhông rõ ràng mâu thuẫn, như trong trường hợp người chẳngphải là người. Cũng thế, tùy thuộc và độc lập loạitrừ lẫn nhau, bởi vì mọi sự được quan sát hoặc là cáinày, hoặc là cái kia, và không có một khả năng thứ ba nào.

Cáitôi thì tùy thuộc một cách danh xưng, nó được nhận thấynhư một bản ngã độc lập hiện hữu bởi những phươngtiện riêng của nó, cái tôi ấy thì không hiện hữu ở bấtcứ phương diện nào, bởi thế chúng ta gọi nó là vô ngãcủa cá thể con người. Nhưng chính từ một nền tảng hiệnhữu – cái tôi tương đối – mà chúng ta có thể nói đếnmột cái vô ngã. Khi người ta đã hiểu rõ vô ngã là cáigì, người ta đương nhiên hiểu sự hiện hữu của nền tảngcủa nó. Bởi vì tính chất tùy thuộc của một nền tảnghiện hữu như vậy được nêu ra để giải thích nền tảngấy là không có một hiện hữu riêng biệt, là vô tự tánh,đã rõ ràng tánh Không không thể nhầm lẫn với hư vô.

Khitánh Không của vô tự tánh sáng tỏ trong bối cảnh của duyênsanh, người ta tránh khỏi quan điểm cực đoan về một sựkhông hiện hữu. Và khi người ta hiểu rằng một sự vậtlà không có tự tánh bởi vì nó là một duyên sanh, quan điểmcực đoan chấp hữu được tránh thoát. Người ta phải vượtcả hai nhị biên cực đoan này để có thể có một cái nhìnTrung Đạo. Chính như thế mà những trường phái Phật giáokhác nhau nhận ra bản ngã trong những phương diện thô cũngnhư tế nhất của nó và dùng nó như một căn bản – haymột cơ sở – để hiểu rõ thực tại. Tất cả những cáchthức cảm thấy một cái tôi giả tạo này mà không căn cứtrên tìm tòi hay phân tích là kết quả của tiến trình bẩmsinh từ hồi rất thơ ấu. Những quan niệm sai lầm thô sơnhất, do bẩm sinh hay do sở đắc về cái tôi thì phân biệtvới những quan niệm sai lầm vi tế nhất, bởi vì những cáinày vẫn dai dẳng tồn tại trong những lúc mà các bạn biết– khi tri giác về cái đúng không bị thoái hóa – rằng nhữngquan niệm thô sơ nhất là sai lầm. Trái lại, khi các bạný thức cái ngã tưởng tượng ở một mức độ rất vi tếvà các bạn trụ trong ấy, những mức độ ý thức thô hơnluôn hướng về sai lầm sẽ không hiện hành nữa.

Tổngquát, sự thiền định phân tích, sự tư duy và phán đoánlà những phương tiện bạn có để khám phá vô ngã. TrongTrung Đạo Luận, Nagarjuna trình bày vài kiểu phán đoán quyếttrạch cho phép khởi từ những quan điểm khác nhau để chứngminh rằng tất cả các pháp đều vô tự tánh. Trong ChươngNhững Câu Hỏi của Kashyapa, trích từ Kinh Đống Ngọc (Ratnakuta),ngài nói, trong bối cảnh ba cửa giải thoát, rằng các sắc(các hình tướng) không phải không vì tánh Không mà vì chínhchúng là Không. Vậy thì, những hiện tượng không phải trốngkhông các vật gì khác, mà trống không tự ngã.

Tâmkinh cũng tuyên thuyết “Sắc tức là Không ; Không tức làsắc”. “Sắc tức là Không” nghĩa là cách thế hiện hữutối hậu của các sắc là một trống không mọi tự tánhmột cách tự nhiên. Biết rằng các sắc là duyên sanh, chúngkhông tự hữu, tức là tùy thuộc.

Khôngtức là sắc nghĩa là tính chất tối hậu của tánh Khôngliên hệ với sự thiếu vắng tự hữu, tự trị của tấtcả những gì hiện hữu nhờ vào những yếu tố khác. Nóicách khác, cái Không bổn nhiên vô tự tánh này làm cho cácsắc có thể có được, và những sắc là trò chơi của tánhKhông bởi vì chúng lập nên từ nó và tùy thuộc vào nhữngnhân duyên. Biết rằng các sắc thật sự là cái không cónền tảng đích thật, Không tức là sắc ; và các sắc xuấthiện như là những phóng tưởng của tánh Không.

Bởivì các sắc có tính chất là không có độc lập, chúng rốtráo trống không mọi độc lập, vậy thì chúng là trò chơicủa tánh Không. Đấy cũng như lưng và lòng bàn tay. Khi nhìnmột phía, có cái Không vô tự tánh, bản tánh tối hậu, khilật lại, có hình tướng, chất thể của tánh Không. Cảhai chỉ là một thực tại. Vậy thì, sắc tức là Không vàKhông tức là sắc. Khi thiền quán ý nghĩa của tánh Khôngtheo cách này, người ta tiến từng bước trên những con đường.Trong Tâm Kinh, sự tiến bộ biểu lộ trong thần chú : “Gategate paragate parasamgate bodhi svaha” (Vượt qua, vượt qua, vượtqua bên kia, hoàn toàn vượt qua bên kia, hãy ở như thế tronggiác ngộ).

Chữgate đầu tiên liên hệ đến con đường tích tập ; chữ thứhai, con đường sửa soạn. Trong hai giai đoạn này, sự tiếpcận tánh Không còn mang dấu vết nhị nguyên : có trí huệ,cái soi thấu tánh Không và có tánh Không được soi chiếu.Paragate : “vượt qua bên kia”, chỉ ra sự băng qua từ mứcđộ thế gian đến mức độ siêu thế gian của con đườngthấy (kiến đạo vị). Khi vượt qua giai đoạn này, tri giácnhị nguyên tan biến. Parasamgate : “hoàn toàn vượt qua bênkia” chỉ ra con đường thiền định suốt trong đó các bạnthực hành để làm quen càng ngày càng nhiều với tánh Khôngmà các bạn đã có một tiếp cận trực tiếp đầu tiên trêncon đường thấy. Để kết thúc, cái nhìn chính đáng (chánhkiến) cho phép các bạn siêu vượt vòng sanh tử luân hồivà thực hiện giác ngộ (bodhi), cái trạng thái biến bạnthành một nguồn an lạc và giải thoát cho tất cả.

Câuhỏi : Nếu cái ngã không có, ai là người chuyển di từ đờinày sang đời khác ?

Trảlời : Cái ngã đơn thuần, hay cái tôi đơn thuần thì khôngcó tự tánh. Mặc dầu tâm thức liên kết chặt chẽ vớivật chất, nhưng vật chất không có đặc tính sinh ra mộthiện tượng thuần quang minh và hiểu biết. Phải tìm kiếmnguyên nhân của tâm thức trong cái hiện hữu trước nó, trongmột chuỗi thuần quang minh và hiểu biết ở trước. Vậydòng tâm thức chính nó cũng không có bắt đầu không có chấmdứt. Và chính trên dòng tương tục này mà cái tôi đượcđặt tên. Cái bị bác bỏ là cái hiện hữu tự nó, cái tựtánh của nó.

Câuhỏi : Ham muốn đóng vai trò gì trong bản chất của cái ngã?

Trảlời : Chúng ta biết hai loại ham muốn : những ham muốn ảovọng khởi từ huyễn hóa không liên quan gì với thực tại,và những ham muốn căn cứ trên lý trí và thông minh về cáiđang hiện hữu.

Hammuốn nảy sanh từ đam mê đem lại cho chúng ta một số phiềnnão, còn cái ham muốn do lý trí sinh ra dẫn chúng ta đến giảithoát và toàn giác. Để sống hàng ngày, chúng ta cần đếncái ham muốn có lý trí. Nhưng chúng ta phải học cách kiểmsoát những ham muốn phi lý đặt nền tảng trên đam mê.

Câuhỏi : Ngài có nằm mơ lúc ban đêm không ?

Trảlời : Hẳn nhiên có. Vả lại, khi người ta thực hành thiềnđịnh, trong trạng thái mộng người ta phải học nhận biếtđó chính là giấc mộng.

Đểkết luận, tôi muốn nói với các bạn sinh viên mà tươnglai sẽ dựa vào họ, rằng nếu sự thu hoạch kiến thức làmột điều tốt đẹp lớn lao, thì tâm thức áp dụng kiếnthức đó lại còn quan trọng hơn. Nếu chúng ta dùng trí thôngminh của mình mà không đặt tấm lòng vào đấy, tất cảkhoa học của chúng ta chỉ phụng sự cho việc làm tăng thêmkhổ đau. Cần thiết giữ gìn một sự thăng bằng hòa điệugiữa trí thông minh và tính mẫn cảm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2021(Xem: 1897)
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn phối hợp với Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Toàn cầu hậu kỳ Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇). Hội nghị đã mời các nhà tư vấn gốc Hoa kiều tại Bồ Đào Nha, các nhà quản trị tài chính xuyên quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh, công nghệ truyền thông, các nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực khác đồng hài hòa bên nhau để thảo luận những vấn đề cốt lõi cấp bách nhất mà cả nhân loại thế giới đang phải đối mặt.
06/12/2021(Xem: 2085)
Hiệp hội Sinh viên Đại học và Phật tử Hàn Quốc (대불련, K.B.U.F) lên án "một nguyên nhân khác gây ra xung đột dưới danh nghĩa an ủi người dân". Trong khi cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích chiến dịch chấn hưng nền kinh tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (문화체육관광부) dẫn đầu, những sinh Phật tử tại các trường Đại học đã bắt đầu nêu lên những vấn đề nóng bỏng của giới trẻ hiện nay.
01/12/2021(Xem: 2988)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 1904)
Những lời tri ân và chia buồn sâu sắc, sau sự từ giã trần gian của Ngài Hoàng thân Campuchia Norodom Ranariddh là một cựu Thủ tướng chính phủ và là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Quốc vương Norodom Sihamoni.
30/11/2021(Xem: 1700)
Tại Tịnh thất của Ngài, Dharamsala, Bắc Ấn Độ vào ngày 24 tháng 11 vừa qua, đáp lời thỉnh cầu của Palas Athena, một tổ chức phi chính phủ Brazil, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại trực tuyến với chủ đề "Giáo dục Tâm Trí Lực vào thiên niên kỷ mới" (新千禧年的心智教育), sau đó là phần vấn đáp.
28/11/2021(Xem: 2419)
Pho tượng Phật Dhammakaya Thep Mongkol khổng lồ cao 69m được tạo dựng ngay trung tâm quận Thon Buri, thủ đô Bangkok, Thái Lan sắp được hoàn thành, thu hút sự chú ý của cộng đồng Phật tử cả trong và ngoài xứ sở chùa Vàng. Nhưng việc Khánh thành có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
27/11/2021(Xem: 2059)
Ngày 24 tháng 11 vừa qua, Cao ủy Pakistan tại Malaysia bà Anna Barlow đã đến ngôi già lam Phật Quang Sơn Đông Thiền Tự, Kuala Langat, Selangor Darul Ehsan, Malaysia, và được sự tiếp đón nồng hậu bởi Trụ trì Pháp sư Giác Thành, Tổng Giáo khu Phật Quang Sơn Singapore, Malaysia, Ấn Độ; hai bên rất hoan hỷ trong trao đổi về các vấn đề tôn giáo và văn hóa, nhất trí rằng chỉ thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, để tạo hòa bình, xã hội hài hòa.
24/11/2021(Xem: 3419)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
24/11/2021(Xem: 2237)
Ủy ban Quốc hội và Nghị viện nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan đã bác bỏ một dự luật quan trọng để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Điều này liên quan đến những người phụ nữ không phải tín đồ đạo Hồi, bị buộc phải cải đạo sang Hồi giáo, sau khi bị những người đàn ông tín đồ Hồi giáo bắt cóc.
23/11/2021(Xem: 5001)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567