Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản tánh sáng ngời của tâm thức

19/01/201105:47(Xem: 11082)
Bản tánh sáng ngời của tâm thức

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

BẢNTÁNH SÁNG NGỜI
CỦATÂM THỨC*

Thậtlàmột ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sốngbằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàntoàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thóiquen nhường bước cho những xúc động xung đột như giậndữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, cóthể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cáchchánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểulộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọicơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngựtrị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay ngườidễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bìnhthản.

Vàingười tỏ ra dè dặt : nếu tâm thức không tự do để đirông đây đó, chẳng phải người ta đã mất đi sự tự domà người ta đã có khi tự điều phục sao ? Không. Sự việckhông xảy ra như vậy. Nếu tâm thức bạn quân bình một cáchđúng đắn, bạn tự do ngay lúc này, và nếu nó cư xử sai,bạn bắt buộc phải thuần phục nó.

Nhữngngười khác tự hỏi : người ta có thể hoàn toàn chấm dứtnhững phiền não hay chỉ có thể đè nén chúng ?

Đốivới Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộtừ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làmô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ làngoại sanh. Chúng can thiệp một cách có chừng mực và nhưvậy có thể tách khỏi tâm thức. Nhưng bản tánh tối hậunội tại ở tâm thức chính là tánh Không của nó.

Nếunhững tình cảm như ghét thuộc về bản tánh của nó, tâmthức bắt buộc phải ghét một cách tiên thiên. Rõ ràng khôngphải là như vậy. Chúng ta chỉ hình thành giận dữ trong mộtvài trường hợp, ngoài ra nó không hiện hữu. Sự thù ghétvà tâm thức quả thật là hai thứ khác biệt – dù cho ởtrong nền tảng, cái này và cái kia đều là bản tánh sángtỏ và thông hiểu bởi vì chúng đều thuộc về nguồn cộicủa tâm.

Thậtra, sự thù ghét căn cứ trên cái gì ? Trên những quá khích,phóng đại làm méo mó thực tại : chúng ta phải phủ lênnhững hiện tượng một lớp vẹc ni làm cho chúng ta thấychúng xấu hay đáng ghét. Từ đó, chúng ta hình thành cơn giậnđối với tất cả thứ gì dựng lên giữa chúng ta và hammuốn của chúng ta. Vậy thì tâm thức không có lý do gì đểnâng đỡ cho sự thù ghét đó. Trái lại, rất đỗi hợp lýđể mà thương yêu. Khi ác ý chống đối lại thiện tâm,cái này thế nào rồi cũng lôi cuốn nó theo mình.

Nếuchúng ta kiên trì trong một cách cư xử đúng đắn, nghiêmnhặt, với thời gian những phản ứng tai hại và vô căn cứsẽ càng ngày càng hiếm. Những thái độ đúng đắn, đặtnền trên cái chân thực sẽ đến với chúng ta một cách tựnhiên. Khi các bạn tập nhảy xa, thành tích của các bạn tùythuộc vào thân thể các bạn. Nó tuân theo những bó buộccủa vật chất ; vật chất đặt ra những hạn chế cho sựmềm dẻo của thân. Tâm thức, tự nó, chỉ là sự sáng sủavà hiểu biết. Nó không chỉ không biết đến những giớihạn thuộc loại này, mà với một sự tập luyện dần dà,mọi phẩm tính quy định sự quân bình của nó chỉ có cáchlà nở bừng nơi tâm thức.

Aicũng biết khả năng bao la của mình trong việc ghi nhớ, sốthông tin khó tin nổi mà họ có khả năng cất chứa trong mộttiến trình có phương pháp. Bây giờ, bạn chỉ nhớ giữ đượcít bởi vì bạn chỉ dùng những mức độ sơ khai nhất củatâm thức. Nhưng khi bạn biết tìm kiếm chiều kích vi tếnhất của nó, các bạn sẽ nhớ được rất nhiều.

Nhữngyếu tố quân bình có một tiềm năng phát triển vô tận.Chỉ cần chúng ta biết rút ra sự lợi lạc. Chúng ta càngđặt mình vào phía những thái độ tốt lành, chúng là nhữngđối trọng chống lại sự độc hại của những phiền não,thì những cái này càng ít có thể làm hại chúng ta. Và nếuchúng ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn thôi tác hại đến chúngta.

Thếnên, phải nói rằng : tâm thức của chúng ta chỉ là quangminh và hiểu biết, với nó tất cả chúng ta đều có chấtthể căn bản quyết định cho sự đạt được Phật tánh.

Tưtưởng Phật giáo đặt nền trên yếu tố này, nó bày tỏkhả năng toàn giác tiềm ẩn trong tâm thức, khả năng đóđược tỏ rõ bởi bản tánh quang minh và hiểu biết củatâm thức. Luận đề này cho phép đề xướng rằng nhữngthái độ hài hòa có thể nhân lên đến vô tận.

Vậythì cực kỳ quan trọng nên chăm chú hàng ngày vào sự tìmkiếm bản chất quy ước của tâm thức, để học cách nhậnra nó và tập trung vào nó.

Cácbạn chớ chán nản vì khó khăn. Những tư tưởng đến nhưhơi nước làm mờ sự trong sáng tự nhiên của gương tâmvà tấm màn tạo bằng những tư tưởng ấy ngăn cản cácbạn nhận ra nó.

Đểbắt đầu, chớ bằng lòng đi theo trí nhớ trong những hồiức của nó. Chớ phóng mình theo những chuyện tương lai. Hãyđể cho tâm thức trôi chảy trong sắc độ riêng của nó,không khoác vào ý niệm. Hãy quan sát nó trong trạng thái yênnghỉ, trần truồng, trinh bạch với mọi tư tưởng.

Nếucác bạn còn chưa quen với sự thực hành này, ban đầu hìnhnhư với các bạn có đôi chút khó khăn ; nhưng đến mộtlúc tâm thức được nhìn thấy như nước trong trẻo. Hãyở như thế. Quan sát dòng tư tưởng không có hình thể nàymà không tưởng tượng gì cả.

Sựthiền định này được yêu cầu làm vào sáng sớm, khi tâmthức tỉnh thức và trong sáng. Lúc này là tốt nhất vì cácgiác quan chưa hoàn toàn hoạt động. Nếu bạn ăn ít vào tốihôm trước và không ngủ quá nhiều, tâm thức sẽ thanh nhẹvà sắc bén hơn vào lúc thức giấc. Dần dần, nó sẽ cóđược sự an định vững vàng, sự chú ý và trí nhớ sángtỏ và chính xác.

Sựthực hành này có thể làm cho các tri giác của bạn thêm sắcbén. Hãy tỉnh giác trong sự thực hành đó suốt cả ngày.Trong thời gian không lâu, các bạn sẽ nhận thấy những tưtưởng thanh thản và êm ả hơn. Khả năng trí nhớ của cácbạn khi mở rộng sẽ kích thích khả năng thấu thị phátsanh từ một sự chú tâm rất tinh tế. Về lâu dài, tâm thứccác bạn sẽ có một sự sắc bén và sống động khiến nótỏ ra có hiệu quả trong vài lãnh vực nào đó.

Nếucác bạn chỉ làm một thời thiền định ngắn trong mỗi ngày,tâm thức các bạn sẽ mất thói quen phân tán. Nó sẽ trầmmình trong sự quan sát chỉ một đối tượng. Các bạn sẽphong phú đáng kể nhờ đó.

Trítưởng tượng làm các bạn xoay vòng vô tận, mong ước điềuthích, chối bỏ điều không thích, và tất cả những thứtheo đó cuối cùng sẽ có thể êm dịu trở lại. Một khoảnglặng nhỏ trong cái vô niệm, đó là một chút an nghỉ. Đấyđã là những khoảng trống vắng để nghỉ ngơi…


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8309)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4858)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10299)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6138)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7597)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7287)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6004)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5891)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4676)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]