Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Bài ca Cây Gậy Sừng

09/01/201106:23(Xem: 4380)
10. Bài ca Cây Gậy Sừng

10

Bài ca Cây Gậy Sừng


Jetsušn và Seben Repa cùng đến Nyang Thượng trong tỉnh Tsang. Qua một vùng xa lạ, họ đến ven một làng nơi có một số người tụ tập. Mila nói với họ, “Chúng tôi hai thiền giả có lời nguyện chỉ khất thực ở “cửa nhà đầu tiên”. Có người nào nhiều đức tin xin cho tôi một ít thức ăn.”

Một người đàn ông trẻ, khoảng hơn ba mươi, hỏi, “Các thầy từ đâu tới ?”

“Chúng tôi đến Tsang từ Tây Tạng Thượng.”

“Người ta nói rằng một thiền giả tốt thì có thể rút ra những thí dụ từ bất cứ vật hay việc gì. Hãy hát cho chúng tôi một bài ca về những ý nghĩa tượng trưng của cây gậy sừng sơn dương trong tay thầy ; rồi tôi sẽ cúng thức ăn.”

Bấy giờ Jetsušn hát bài ca này :

Con cầu nguyện dưới chân Marpa, người tốt nhất trong loài người,
Ngài đã nuôi nấng con với đại bi không giới hạn
Khi đắm mình trong tịnh quang của Đại Ấn
Trong cung điện Pháp thân trống không và thoát khỏi mọi tạo tác.
Xin hãy ban phước cho tất cả chúng sanh để hướng họ đến chánh pháp !

Hãy nghe điều này, thí chủ hỏi đạo :
Cái sừng này
Mà tôi, thiền giả cầm trong tay –
Nó từ đâu có ?
Nó đến từ vùng đất phương bắc của chư thiên của sự thịnh vượng.
Nguồn gốc nó từ xứ sở chư thiên của thịnh vượng
Tượng trưng sự thịnh vượng của tôi qua tri túc.

Nó mọc trên đầu một con sơn dương.
Nó lớn trên đầu một chúng sanh
Tượng trưng thực tế quy ước.

Cái sừng thì vô tri, không có sự sống.
Sự vô tri và không có người tri giác này
Tượng trưng thực tế tối hậu.

Cắt nó từ đầu con vật
Tượng trưng sự phân ly của thân và tâm ;
Phần gốc đồ sộ của nó
Tượng trưng về sự hiểu biết về cội gốc ẩn khuất của sanh tử,
Và nhiều sống của nó
Tượng trưng những ngọn sóng chìm ngập của khổ đau
Trên đại dương sanh tử luân hồi.

Ba chỗ cong của cái sừng này
Tượng trưng sự đi lạc vào ba cảnh giới thấp
Qua những việc xấu sanh ra từ ba độc ;

Những đoạn thẳng giữa những chỗ cong
Chỉ rằng dù hiện giờ chúng ta đang lang thang trong sanh tử,
Thì mục đích tối hậu sau cùng sẽ được đạt đến.

Cái sừng này trống rỗng bên trong
Tượng trưng sự trống không của sanh tử ;
Màu sậm của nó,
Là tính bất biến của thực tại ;
Và sự bền chắc và cứng rắn của nó,
Là sự chuyên cần không thối chuyển trong Pháp
Của tôi, thiền giả repa Tây Tạng.

Mũi nhọn này ở dưới cái sừng
Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Bay như một mũi tên bắn đi
Qua không gian của sáu cõi sanh tử.

Mười cái nút của sợi dây thừng ở phần đuôi sừng
Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Đã đạt đến cung điện của pháp thân
Bằng cách du hành qua mười địa của bồ tát.

Cắm đầu sừng xuống đất
Tượng trưng sự dẫn dắt cho chúng sanh địa ngục ở bên dưới.
Hay đôi khi tôi để nằm trên mặt đất
Để chỉ sự dẫn dắt cho ma quỷ và thú vật lạc lầm.
Đôi khi tôi chỉ nó lên trời
Để tượng trưng sự thuần hóa chư thiên và bán-thiên,
Và đôi khi tôi cầm lấy nó và dạo chơi các miền
Tượng trưng sự thuần hóa và dẫn dắt loài người.
Lỗ hổng trên cán này được khoan xuyên qua gậy
Chỉ rằng tâm tôi xuyên suốt những hình tướng không chướng ngại
;
Cái bọc cán da hoẵng mềm mại này
Chỉ ra tính cách nhu nhuyễn của tâm thiền giả.
Cái dây cán gậy bền dai không thể đứt này
Chỉ rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng
Không sợ phải rơi vào những cảnh giới thấp.

Bài ca này diễn tả ý nghĩa hiện thực,
Nhưng không chắc những biểu tượng được thấu hiểu ;
Vậy thì bây giờ hãy nhận một bài ca giải thích :

Mang cây gậy sừng này
Tượng trưng sự chiến đấu của tôi với những con chó dữ của sân hận
Khi lang thang các miền không mục đích.

Bài ca ngắn này từ đôi môi tôi
Chỉ rằng tôi kiếm đồ nuôi dưỡng bằng khất thực ;
Và ngôn ngữ tượng trưng của bài ca
Chỉ ra chuyện tầm phào trẻ con của một thiền giả.

Hãy hiểu ý nghĩa của nó, chư thiên và loài người !
Hãy biến nó thành một nguồn cảm hứng cho đức hạnh !
Hãy dùng nó như một nhắc nhở cho niềm tin !

Mọi người tràn ngập xúc động và xin Mila ban phước, họ nói, “Bây giờ chúng tôi đã được gặp mặt đối mặt với Milarepa mà chúng tôi vẫn thường nghe nói.” Họ cúng dường và thỉnh cầu dạy Pháp, nhưng Mila nhịn ăn ở đó trong ba ngày rồi ra đi.


Nhân cách năng động và cuộc đời hoạt động của Mila chứng minh sự kiện rằng thành tựu giác ngộ không phải là một loại “cái chết tình cảm” như một số người tưởng tượng. Phật quả không đạt được chỉ bằng đàn áp những xúc cảm ; thật vậy, Mật thừa dùng những yếu tố thường là quấy nhiễu này như chính nhiên liệu của thực hành. Sự hiểu lầm về phương tiện phát triển cá nhân đã xảy ra ở mọi thời, thế nên Mila giải thích sự chứng đắc Phật quả nghĩa là gì. Ngài bác bỏ những ý tưởng cho rằng trẻ con và thú vật thì giác ngộ một cách tự nhiên, rằng những thần lực siêu nhiên là một dấu hiệu của chứng ngộ và sự thực hành những cấp độ nhập định đầy phúc lạc dẫn về hướng giác ngộ. Rồi ngài tóm lược hành trình của con đường đến giác ngộ và kết thúc với một chuỗi dài những chỉ bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2014(Xem: 5456)
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
27/11/2013(Xem: 50015)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 62709)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12301)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4723)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25633)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10309)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8457)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4294)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5111)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]