Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Những biểu tượng cho Kinh Nghiệm Thiền

09/01/201106:19(Xem: 3902)
5. Những biểu tượng cho Kinh Nghiệm Thiền

5

Những biểu tượng cho Kinh Nghiệm Thiền


Sau khi làm cái nhà mùa đông ở Lachi, Jetsušn Milarepa và vài đệ tử đến bình nguyên Gungthang ở mùa hè, trú ngụ trong Động Răng Ngựa Đá Trắng.

Một hôm Mila và Rechungpa đi lên phía Thượng Yerpo để cho thân thể được tĩnh dưỡng. Rechungpa yên lặng chắp tay hướng về lama của mình và họ cùng ngồi xuống nghỉ một lúc.

Những con kên kên bay lượn trên đầu họ. Những con gà gô kêu bên phải họ. Những con nai thận trọng gặm cỏ bên trái họ trong khi con của chúng chơi đùa. Và phía dưới họ là một thác nước ào ào phóng mình vào sông Tsangpo.

Thấy thế, Mila vui thích hát bài ca này :

Con lạy dưới chân lama tôn kính của con.

Hãy nghe đây con, Rechung Dorje Drak,
Những con kên kên này, hàng xóm chúng ta, vua của loài chim,
Kên kên bay lượn trong bầu trời,
Tìm thức ăn trên ba đỉnh núi này,
Và nghỉ ngơi trên sườn Núi Đỏ.

Mọi thứ ấy là những biểu tượng của cái thấy Thiền :
Cái thấy ấy không có chu vi hay trung tâm.
Chim kên kên của sự thấu hiểu tánh Không
Từ bi bay lượn tìm kiếm thức ăn là sự lợi lạc cho người khác
Và ngủ trên núi đá của sự hợp nhất tối hậu.

An lạc thay những thiền giả hoàn toàn hiến mình vào Pháp.
Con có hiểu nghĩa ta nói không, Rechungpa ?
Nhìn xem đó, lòng chúng ta vui sướng.

Những con gà gô này, hàng xóm chúng ta, những con chim thần thánh,
Kêu lảnh lót từ những bụi cây bên sông trên núi,
Tìm trái cây trong đồng cỏ cao nguyên,
Và ngủ trong những lùm cây của Núi Đất Sét.

Mọi thứ ấy là những biểu tượng của thiền định :
Con chim duyên dáng này của trạng thái thiền tự nhiên.
Kêu êm ái với tiếng giọng của hiện thể nguyên sơ,
Ăn trong đám cỏ của tịch tĩnh không chao động,
Và ngủ trong trạng thái quán chiếu tự sáng tỏ.

An lạc thay thiền giả đã đạt đến chân tánh của tâm.
Con có hiểu nghĩa ta nói không, Rechungpa ?
Nhìn xem đó, lòng chúng ta vui sướng.

Những con nai cảnh giác này, hàng xóm chúng ta,
Bỏ ba đỉnh núi cằn cỗi này
Đi xuống ăn cỏ trong cánh đồng xanh non.
Ở đó chúng vui chơi trong những điều kiện thoải mái,
Và ngủ ở Núi Hùng Vĩ.

Mọi thứ ấy là biểu tượng của thực hành Thiền :
Sự tự do tự nhiên bắt gặp trong thực hành
Là sự tỉnh giác cân nhắc kinh nghiệm tốt và xấu.
Nó đi xuống những cánh đồng cỏ của từ và bi,
Vui chơi với sự lợi lạc của tất cả chúng sanh,
Và thân thiết với ngọn núi của sự hồi hướng bình đẳng.

An lạc thay thiền giả mà tâm thức tỉnh giác.
Con có hiểu nghĩa ta nói không, Rechungpa ?
Nhìn xem đó, lòng chúng ta vui sướng.

Nước chúng ta uống, dòng sông núi mát lạnh này,
Tự khởi nguồn trong những đồng cỏ của Núi Trắng,
Chảy đầy chỗ trũng của Núi Đất Sét,
Và tiếp tục trôi không dứt qua.

Mọi thứ này là biểu tượng của những kết quả Thiền :
Những kết quả ấy, những thân vốn sẵn đủ của Phật,
Chính chúng tự khởi lên như kết quả trên nền tảng,
Lắp đầy chỗ trũng của sự khẩn cầu trong sạch,
Và làm đầy lợi lạc cho chúng sanh đến hết thời sanh tử.

An lạc thay thiền giả tự do khỏi lo âu.
Con có hiểu nghĩa ta nói không, Rechungpa ?
Nhìn xem đó, lòng chúng ta vui sướng.

Trong hang Núi Trắng, chỗ tu hành của thầy,
Thầy phát sanh sức mạnh chú tâm vượt khỏi thiền định.
Những chiến sĩ và dakini tụ lại như mây
Thầy trải qua đêm tỉnh giác, trong tánh Giác phúc lạc.
No nê với mọi loại điềm triệu tốt lành.
Ban ngày, sự chứng ngộ thấu suốt chiếu sáng như kinh nghiệm phúc lạc ;
Thiền định như thế, thầy là Đại Thiền giả Repa.

Hãy thả bay trong gió những quan tâm tới cuộc đời này,
Và in vào trong con thời gian chết khi nào không biết.
Nhớ sự khổ đau của sanh tử,
Thì tại sao còn mong đợi điều vô ích ?

Hãy sống đời người trong thung lũng vô ngã,
Hãy giữ chắc chỗ ngồi của lòng can đảm không lay chuyển,
Và đáp ứng những lợi lạc của chính con và của những người khác.

Con có hiểu nghĩa ta nói không, Rechungpa ?
Mila đã xem thấy điều này và lòng nó vui sướng.

Con xin dâng tặng bài ca sùng mộ này, hỡi lama tôn kính !
Xin hãy dự phần trong bữa tiệc âm thanh này, hỡi những dakini !
Hãy cất đi sự ngăn che của các ngươi, những loài phi nhân !
Hãy trông nom bài ca tốt lành này của lòng sùng mộ !

Sự hướng dẫn tối hậu là tự tánh của chính mình ; hay nói rõ hơn, đó là cách mà kinh nghiệm của đời con người và sự thực hành được thấu hiểu và được dùng cho lợi lạc lớn lao tốt đẹp nhất. Chính nó là sự chỉ dẫn duy nhất đích thực cho việc ở đâu và đi đâu. Các đệ tử của Mila muốn hành hương đến một thắng tích danh tiếng, bởi thế Mila chỉ ra sự không thích hợp của những thủ tục hình thức này và giải thích cái gì là quan trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2011(Xem: 12355)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4079)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 5968)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4056)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4326)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 3681)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 3809)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 14858)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 3703)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 6775)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567