Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

20/09/201016:19(Xem: 6701)
Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

I. NGUỒN GỐC:

Người phát họa ra lá cờ PhậtGiáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, HoaKỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ.

Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hềhọc hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên củatờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữngười Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trườnghợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, haingười đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott,ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên vàtrụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộcchấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapalangười Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lantràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy,ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàngngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứngkiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho haingười Phật Tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưngPhật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chứcnhững trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻolánh.

Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, vàđến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủtài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường họcPhật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.

Năm 1889, ông cùng Thượng TọaSusmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm,vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờPhật Giáo.

Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau :"Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốctế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúagiáo ."

Lá cờ này được Tích Lan công nhận vàtreo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau,tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô TíchLan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật GiáoViệt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2),Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship ofBuddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm,cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tănggià và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trongdịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đạihội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử HenrySteel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mấtngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.


II. Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ PHẬT GIÁO

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểutrưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còntượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ýnghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng háiđoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm,vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang ( chiếmdiện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chưPhật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là :

1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Địnhcăn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .

2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệmcăn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ.

3.- Đỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấncăn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .

4.- Trắng : Tượng trưng cho Tín căn,niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồngốc sanh ra muôn hạnh lành.

5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệcăn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.

6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng chotinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.


III. KẾT LUẬN:

Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôntrọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, vàcho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới.

Ghi chú :

(1) 26 nước tham dự Đại Hội và trởnên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Độ, Bhutan,Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương,Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan,Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chứcBộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3801)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
10/04/2013(Xem: 4130)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 4958)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4322)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9227)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4448)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 20364)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 17297)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 18437)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
09/04/2013(Xem: 9872)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567