Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo lý nhà Phật

14/03/201105:40(Xem: 13735)
Đạo lý nhà Phật

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Tác giả: Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 160 trang

310

MẤY LỜI ĐẦU

“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”.

Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.

Sau khi lăn lóc nơi trần gian thế sự, mỏi gối chồn chân vì bã lợi danh, chìm nổi nơi bể ái sóng tình, rồi ngồi nghĩ lại cái đời mình, bao người lấy làm ngao ngán! Bấy giờ tưởng đạo lý nhà Phật với mình cũng như chiếu bông gối dựa đối với người buồn ngủ, tha hồ mà ôm ấp lấy!

Sau khi xem kinh sử của các nhà đạo đức Đông Tây, và rõ biết nhiều chủ nghĩa duy kỷ, hẹp hòi, bó buộc con người vào những nỗi vô vị, khắt khe, rồi mới thấy được đạo lý Từ Bi Hỷ Xả của Phật, bao người rất lấy làm ưa chịu, bèn mộ xem kinh Phật, vừa lấy lòng từ mà bủa khắp chúng sanh, lại vừa tha hồ mà suy xét, thẩm nghĩ các lý thuần!

Sau khi xem sách vở của lắm nhà hiền triết xưa nay, thấy pha lẫn nhiều phần của đạo Phật, lại thấy lắm nhà thông thái chịu ảnh hưởng văn minh, triết lý và học thuật nhà Phật mà được vinh danh, bao người lấy làm vui mà thấy nhân loại hưởng nhờ đạo Phật, một nền đạo đức bao la, siêu việt thăm thẳm, mênh mông!

Vì các lý ấy cho nên kẻ hèn nầy rất vui lòng mà học Phật. Học Phật, hiện thời biết bao người nhận rằng mình là người học Phật! Trong mấy năm nay, từ năm 1930, từng nghiên cứu kinh sách và giao thiệp với các hạng người học Phật, tôi nhờ đó mà được tấn bước về đường đức hạnh. Và cũng do nơi đó mà có những cảm tưởng dưới đây để dâng lên các nhà học Phật, cư sĩ hoặc xuất gia.

Tôi từng gặp lắm nhà đáng trọng, mà cũng từng biết lắm nhà đáng khuyên. Tôi từng thấy lắm người ít học mà thông, lại cũng từng nhận ra lắm người cao tài mà dốt. Xét ra, trong những người nhà Phật mà mình biết, kẻ được bề nầy thì mất bề kia, kẻ được bề kia lại mất bề nọ. Lắm người lại mất nhiều bề, hoặc là khuyết điểm những bề chánh đáng. Cho nên bước đường tấn đức vì đó mà hóa ra lâu. Những bề đó, những điều kiện đó, đại để tôi biên ra dưới đây.

DUNG HÒA - Tôi thấy nhiều người thiếu cái đức dung hòa. Ấy là mất đi một điều kiện đại khái của người học Phật. Thiếu dung hòa, tức là hay câu chấp. Thành ra có cái sở kiến hẹp hòi, đạo Phật gọi những người nầy là kẻ “chấp trước”. Giả như mình trọng cái lý nào, hoặc cách hành đạo nào mà thấy người khác không theo sở ý, sở hành của mình, thì mình chẳng bằng lòng, vội cho người ta là kém, thấp. Ta phải dưỡng cho có cái đức nhu hòa thiện thuận, đặng vừa ý với sự luận biện, lý thuyết, lối hành đạo của mọi người, miễn các sự ấy có giúp được cho họ thì thôi. Đối với những người khác tôn giáo, trí lý họ nhiều khi ta còn dung nạp được, huống hồ đối với người trong đạo Phật ? Vậy tôi mong cho các bạn tu hành đắc cái đức dung hòa đặng tiện giúp mình trong đời học đạo!

ĐỨC TIN - Tôi lại thấy lắm người, trong khi xem kinh sách, hay đem lòng nghi. Đức Phật là cha lành của chúng sanh, ngài đắc đạo đến Quả hoàn toàn thì đâu còn luống dối. Thế mà lắm người xem kinh do ngài thuyết, thường hay nghi ngờ, có khi chê bai, bài bác nữa. Chư Bồ tát đều là hạng người thương đời, đâu có dạy sai, thế mà nhiều kẻ chẳng vừa ý nên nghi kỵ, chẳng tin. Sự nghi kỵ là một cái trở lực lớn của con nhà đạo Phật. Nhiều lúc, khi đọc ta chưa hiểu; mà về sau ta hiểu cũng có. Hoặc đang khi đọc ta chưa thấy ra chỗ hay; mà về sau, một đôi năm sau cũng có, ta nhận ra là những lý huyền vi, bí ẩn. Lắm khi những tích tìm thường, những vật dễ hiểu, thế mà lại là những biểu hiệu chứa lấy những chỗ kín đáo cho kẻ hữu tâm. Vậy nên xem qua tích Phật, đọc qua kinh Phật, các bạn nếu chưa hiểu, chưa thấu, chưa nhận thì hãy để qua một bên lòng, còn có ngày đắc nhập chớ chẳng không. Chớ nên nghi kỵ, bài bác, sự ấy làm cho mình chậm bước, lại còn tạo ta chung quanh mình những kẻ sẽ lầm lộn như mình.

PHƯƠNG TIỆN - Các nhà học Phật cần phải có cái đức bao quát nầy, tức là phương tiện. Nhiều khi ta phải xét người bằng cái đức ấy. Tu Phật, học Phật cũng tùy theo cảnh thế; mỗi người tùy hành cái phương thế tiện cho mình. Vậy các bạn hãy vì cái phương tiện mà rộng xét cho người. Đạo Phật xoay về bên Đại thừa thì không có bó buộc người ta vào khuôn mẫu, mỗi người có thể tự tạo ra một cách tu tập cho hợp với địa vị, thân thế, hoàn cảnh của mình. Miễn sao cho được tiến bước lên đường Huệ, Phước là đạt mục đích rồi. Bao người học Phật thấy chỗ phương tiện, bèn cứ giữ phận sự mình, cách sinh hoạt mình, trong lúc ấy họ vẫn lo trau dồi tâm tánh và giúp ích cho đồng loại, chúng sanh! Bởi thế cho nên bực xuất gia thong dong nơi am tự, vị cư sĩ nhàn lạc lúc tuổi già, đã đành là những người học Phật; mà viên quan thiếu niên đang bôn ba trên hoạn lộ, kẻ cày sâu cuốc bẩm dưới bóng trời hè, người thợ thuyền vất vả trong buổi khó khăn, cho đến kẻ sanh ra giữa lò thịt, tiệm rượu, lầu xanh... cũng có thể là những người học Phật được hết! Họ cũng tạo thêm công đức vô lượng vô biên, độ cho bọn người trụy lạc chung quanh họ. Vì phương tiện, họ không chê bỏ hoàn cảnh của họ. Như vậy cũng là cao thượng chớ sao ?

TỪ BI HỶ XẢ - Chúng ta còn phải cho những đức nầy thâm nhập ở tâm. Chẳng phải ăn chay giữ giới là đủ, mà phải nuôi dưỡng các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả cho bám chặt vào tâm mình, thành ra bản tánh tự nhiên của mình. Như vậy, mình trông ra vũ trụ một cách thuần nhã, mình ngó lại chúng sanh một cách yêu thương, mình sẵn lòng mà khuyên dỗ và tha thứ cho người. Không tức bực về xã hội, lại còn lo bồi bổ những chỗ khuyết điểm trong xã hội, để giúp sự nhiêu ích cho chúng sanh, bao giờ mình cũng đưa tay ra mà nắm lấy tay người, để họ cùng bước lên đường lành, lại cầu cho họ bước mau tới trước mình là khác. Kìa gương đức Phật Thích-ca đã vui lòng hộ giúp cho bao người được thành Phật trước ngài! Và đức Văn-thù-sư-lỵ còn là ở địa vị Bồ-tát, song ngài đã từng giáo hóa, độ cho bao người khác thành Phật rồi!

Kẻ hèn này có những mối cảm tưởng ấy, xin nêu lên cùng độc giả các bài học Phật, và cầu cho ai nấy đều đắc nhập những đức: Dung hòa, Đức tin, Phương tiện và Từ Bi Hỷ Xả.


Kính tựa,

Đ . T . C

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2023(Xem: 4680)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
15/02/2023(Xem: 13132)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
18/10/2022(Xem: 4116)
Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hoà Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
08/10/2022(Xem: 3510)
Kính bạch Hòa Thượng Như Điển, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !
29/09/2022(Xem: 3412)
Trước khi bàn vào nội dung của đề tài này, chúng ta thử tìm hiểu xem thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay như thế nào. Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cái xấu mỗi lúc mỗi gia tăng thì chắc chắn xã hội đó có vấn đề. Sau đây là một số mặt không tốt của xã hội Việt Nam bây giờ: -Nạn đổ vỡ gia đình:
03/09/2022(Xem: 5866)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
26/08/2022(Xem: 4740)
Vào lúc 11 giờ 55 phút trưa, ngày thứ năm 25/8/2022, chúng con đang dùng cơm trưa thì nghe tiếng bấm chuông liên tục, cấp bách… ra coi thì 1 người chạy xe ngoài đường, dừng xe lại, đến bấm chuông báo tin và chỉ lên nóc chùa, thấy khói bóc ra, con liền kêu ngay cứu hoả… khoảng 10 phút sau thì đội cứu hoả đến, trong thời gian đó chùa cũng tận dụng những bình chữa lửa tại chùa đang có, kéo nước xịt nhưng không thấm thía vào đâu vì lửa bóc từ trong mái ngói mà ra…
22/08/2022(Xem: 3023)
Mình đã vừa mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo. Sách này được dịch Việt từ tiếng Anh do tác giả John Powers biên tập từ nhiều bài viết của các chuyên gia Phật học trên thế giới. Cảm ơn Thái Hà Books đã mời dịch giả và xuất bản cuốn này.
05/08/2022(Xem: 3262)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ & NEPAL Nov 2022 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 16 ngày Từ Tuesday, 01 November đến ngày Thursday, 17 November-2022 GHI DANH: 22 July 2022 Hạn chót là ngày 01-Oct- 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng.
02/08/2022(Xem: 3285)
Sam Lim, MP Australia Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]