Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma và mười câu hỏi

08/06/201200:17(Xem: 7117)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và mười câu hỏi

10questions_dalailamaĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ MƯỜI CÂU HỎI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Rick Ray
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 26-5-2012

Đức Đạt Lai Lạt Ma:

- Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau.
- Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn.
- Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
Tôi chỉ là một con người giản dị.
Điều này không có gì đặc biệt.
Tôi đến từ một làng quê nhỏ bé
không có nền học vấn hiện đại và không có sự cảnh giác về thế giới.
Và cũng từ 15 hay 16 tuổi
Tôi có một gánh nặng không thể tưởng.

*Hãy tưởng tượng trong một giây rằng bạn có thể gặp một người da trắng. Một người đến từ phương xa, thật mà khó tưởng tượng nổi, thật là khác biệt với nơi bạn biết, dường như là một hành tinh khác.

Trong hàng thế kỷ, những người ấy ngủ trên nóc nhà thế giới, tâm linh phong phú của họ vượt ngoài sự tưởng tượng. Nhưng vùng đất không có giá trị kinh tế. Họ ngủ và nghĩ rằng không ai muốn vùng đất ấy.

Nhưng rồi thì một ngày nọ, những kẻ xâm nhập đến và những người da trắng được cảnh báo để lìa khỏi nơi nguy hiểm.

Ngài không được sinh ra như những vị quốc vương hay nữ hoàng, nhưng là một vị thầy tu giản dị từ một gia đình nông dân. Tuệ trí của ngài đến từ thiền quán thâm sâu, từ núi, từ cây, từ gió, từ sông, và từ không gian khoáng đản mênh mang mà ngài có thể quán chiếu kiến thức tầm xa và ý nghĩa của đời sống.

Để đến đấy tôi phải thực hiện một hành trình của đời người. Tôi đã du hành xuyên Ấn Độ, xuyên Hy Mã Lạp Sơn với mười câu hỏi, nhưng trên đường đi tôi đã tìm thấy nhiều câu trả lời hơn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma:

Nếu quý vị đến để giúp đở chúng tôi, tức thời quý vị sẽ không được lợi lạc gì. Chúng tôi không có dầu mỏ. Chúng tôi không có gì để cống hiến cho quý vị. Nhưng vấn đề Tây Tạng là vấn đề đạo đức và tổ tiên của những người Hoa Kỳ như Lincoln hay Jefferson, tôi nghĩ các vị ấy kiên định với nguyên tắc đạo đức.

Chỉ đơn thuần những vũ khí nguyên tử và năng lực kinh tế của Hoa Kỳ sẽ không ... sẽ không tạo nên sự yêu mến của nhân loại.

Tôi không ngưỡng mộ vũ khí của quý vị, nhưng tôi ái mộ những nguyên tắc của quý vị về dân chủ, tự do và khai phóng. Bây giờ tôi nghĩ, chính sách của quý vị phải được hướng dẫn bằng những thứ này. Thế nên hãy để trái tim của người Mỹ lên tiếng. Điều ấy là quan trọng. Xin chân thành cảm ơn.

*Tôi không nhớ, tôi đã nhận biết Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên vào lúc nào, nhưng tôi thật biết rằng, thời khắc đầu tiên tôi thấy ngài, tôi đã cảm nhận rằng ngài không phải là người bình thường.

Được yêu mến bởi những người nổi tiếng ở Holywood và những chính trị gia ở thủ đô Hoa Sinh Tân vì đã hợp nhất tất cả những người vốn có truyền thống tôn giáo và chính trị khác biệt. Một trong những điểm mạnh nổi bật nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma là ngài luôn luôn hiện diện có thể lượng định đến bất cứ ai mà ngài cần. Khi được hỏi sự ngưỡng mộ lớn nhất là gì, ngài đáp mỗi con người mà tôi gặp.

Những chủ đề trong sách của ngài rộng rãi ... từ khoa học não bộ đến nghệ thuật hạnh phúc. Ngài có một cá tinh hơi tiếu lâm là nụ cười vang dội của ngài. Từ một trình độ nào đấy ngài là một thầy tu khiêm tốn, khiêm tốn ngay từ lúc đầu. Từ một khía cạnh khác, ngài giống như một ngôi sao nhạc "rock" của hòa bình, với vô số những người ái mộ, kính ngưỡng, và giới truyền thông khắp mọi nơi ngài đến trên thế giới. Đối với tôi ngài như Einstein, Thánh Gandhi và Martin Luther King, một trong những hành giả vì hòa bình trên thế giới hiện nay.

Ngài hạnh phúc nhất khi thực hiện những nghi thức tôn giáo. Ngài dành hầu hết những năng lượng tỉnh thức để theo đuổi một mục tiêu giác ngộ toàn vẹn nhất.

Khi du hành sang phương Tây, ngài được hộ tống với những chiếc mô tô và những đám đông quần chúng hâm mộ. Khi ngài trở lại nơi ngài lưu vong ở Ấn Độ, ngài phải đi trên xe mười tiếng đồng hồ trên những quảng đường lồi lõm từ sân bay đến tu viện của ngài ở triền núi Hy Mã Lạp Sơn.

Gặp gở ngài, thật không thể tin nổi với một con người có sức quyến rũ,sôi nổi, hay khôi hài và thông tuệ, hoàn toàn không thể có kẻ thù được?

Nhưng với tất cả những thiện ý của ngài thì ngài cũng là một người tị nạn, một công dân thế giới, nhưng không có sổ thông hành của chính quốc gia của ngài. Ngài có một kẻ thù vô cùng cường bạo, đấy là Trung Cộng. Kẻ mà ngài đã tha thứ và liên tục cố gắng để tìm ra một nền tảng chung. Với độ tuổi bảy mươi hiện nay, ngài vẫn đang tìm ra câu trả lời. Khi thế giới đang hướng về Trung Quốc ngày càng nhiều hơn, một câu trả lời dễ dàng dường như ngày càng xa vời.

Nhìn lại, làm thế nào để tôi có thể diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma được, dường như không thể tin nổi, nhưng có lẻ số mệnh đã được định sẳn như thế nào đấy. Tên tôi là Rick Ray và tôi đến Ấn Độ để chỉ đạo một bộ phim du lịch cho một công ty sản xuất Mỹ. Tôi đã ký kết hợp đồng dựng bộ phim dường như không có gì, bởi vì phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần của hợp đồng. Nhưng khi tôi đến Ấn Độ, tôi mới hay rằng hoàn toàn không ai bận tâm đến việc phỏng vấn, và nếu tôi muốn phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tôi phải tự nghĩ ra cách.

Nhưng Ấn Độ hoạt động theo cách huyền bí của nó. Ngay khi tôi từ bỏ ý nghĩ phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma cơ hội của tôi đã đến, người hướng dẫn và là tài xế của tôi ở Himachal Pradesh, nói với tôi rằng, cách duy nhất để tiếp cận với Đức Đạt Lai Lạt Ma là gởi đến ngài một lời thỉnh cầu. Khi tôi nói với ông ta rằng tôi không tin tưởng bưu điện Ấn Độ, ông nói, chúng tôi không gởi qua bưu điện, đây là Ấn Độ, chúng tôi gởi e-mail.

Vâng Đức Đạt Lai Lạt Ma có địa chỉ e-mail, và tài xế của tôi có địa chỉ ấy. Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma không có thời gian nhiều để xem internet, nhưng những tu sĩ của ngài làm việc ấy, và chỉ nội trong ngày tôi đã nhận được lời mời qua e-mail cho một cuộc phỏng vấn ở tu viện của ngài trong vòng ba tháng.

Tôi có ba tháng để du lịch khắp Ấn Độ trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra. Và bổng nhiên chưa bao giờ tôi được thấy mọi thứ trong một đời sống khác. Tôi có mười câu hỏi và bốn mươi lăm phút, và thử thách bây giờ đến với tôi là nên hỏi gì trong mười câu hỏi ấy?

Tôi đã nghe rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không dễ bị lừa phỉnh, và nhanh chóng bỏ qua một bên những ai không chân thật với sự chân thành của ngài.

Tenzin Geyche Tethong(thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma):

Ông biết không, khi ngài gặp gở và người ta gọi ngài rất sổ sàng, không nghi thức, nghi lễ, nhưng cho đến khi mà người ấy chân thành, thì Đức Thánh thiện hoàn toàn chú ý. Trái lại, ngay cả đối tượng là người rất cao cấp như lãnh tụ chính trị, tướng lãnh hay nhân viên chính quyền và ngài không có cảm nhận tốt về người ấy, ngài chấm dứt buổi gặp gở một cách nhanh chóng và chắp tay nói, cảm ơn, hẹn gặp lại lần sau. Thật sự đấy!

*Tôi quyết định gặp một vị hiền nhân mà nhiều người xem là hóa thân của Đức Phật. Tôi phải tự ướp mình trong Đạo Phật và cố gắng sống trong một tu viện Tây Tạng trong một thời gian nếu tôi có thể.

Điều mà tôi tự hỏi mình là, tôi sẽ biết Đức Phật khi tôi thấy ngài chứ? Tôi đã tưởng tượng ngài khi tôi dùng bửa trong một nhà hàng Thái Lan. Nhưng vị ấy là ai, người mà chúng ta gọi là Đức Phật?

Sĩ Đạt Ta sinh ra trước Giê-su năm trăm năm, con của một vị vua giàu có mà bây giờ là Nepal. Ngài sống một đời sống vương giả trong cung vàng điện ngọc, với cung tần mỹ nữ và những người hầu hạ. Gia đình ngài tránh để ngài thấy những sự nghèo đói khổ sở bên ngoài cung điện hoàng gia. Một ngày nọ khi đã trưởng thành ngài đã thoáng thấy sự khổ đau lần đầu tiên, và điều này đã vĩnh viễn thay đổi cuộc sống của ngài.

Tôi nghĩ rằng bất cứ khi nào bạn đến Ấn Độ, với một mức độ nào đấy bạn đang sống lại đời sống huyền bí của Đức Phật. Bất cứ bạn đến từ chốn nào, hay bạn nghĩ bạn nghèo nàn như thế nào, Ấn Độ biểu lộ sự tôn trọng hoàn toàn. Bạn có thể vĩnh viễn bị thay đổi bởi những điều ấy hay bị tác động từ con tim với những gì bạn thấy, hay bạn có thể làm như người Phật tử trẻ Sĩ Đạt Ta ngày xưa làm, tự cố gắng và tìm kiếm câu trả lời cho chính mình.Trở thành du sĩ trong thế giới này, một người tầm cầu chân lý và những trải nghiệm, một vị khổ hạnh (sadu).

Khi du hành xuyên Ấn Độ tôi đã nghĩ về hành trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi ngài đã đến, cuộc đời của ngài như thế nào, và sự kiện phi thường ngoại lệ đã đem ngài đến cuộc đời như một người khiêm tốn ngay từ đầu, để trở thành một người nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất toàn thế giới.

Tây Tạng là một đất nước ở giữa Trung Hoa và Ấn Độ trong một vùng mở rộng nhất của Hy Mã Lạp Sơn trải rộng hơn một nghìn dặm, rộng gần bằng Âu châu. Trong hàng thế kỷ người Tây Tạng được cai trị bởi một vị thánh vương bí mật được biết như Đạt Lai Lạt Ma, những vị ấy cai trị một cách đức độ và là một vị lãnh tụ thế quyền lẫn giáo quyền của Tây Tạng. Hầu hết người Tây Tạng tin tưởng rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Phật đồng thời là nguyên thủ quốc gia của họ. Cách duy nhất mà người Hoa Kỳ có thể cảm nhận điều này là tưởng tượng như sự tái sinh của Giê-su sống trong Tòa Bạch Ốc, một ý nghĩa và quyền lực như vậy của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với đồng bào của ngài.

Mặc dù niềm tin tưởng không lay chuyển của đồng bào của ngài như vậy, nhưng chính ngài tự gọi mình là một thầy tu giản dị, và nhanh chóng tuyên bố phủ nhận bất cứ điều gì hơn là một con người.

Đức Đạt Lai Lạt Ma 13 viên tịch rất sớm và cho biết lãnh tụ của thời kỳ khó khăn sắp đến. Vào lúc ấy việc tìm kiếm cho một vị Đạt Lai Lạt Ma mới bắt đầu, một tiến trình đầy những dự đoán và huyền bí.

Tenzin Geyche Tethong:

Sau khi Lạt Ma viên tịch, hay đôi khi trước khi viên tịch ngài để lại những dấu hiệu rất rõ ràng nơi ngài sẽ tái sinh.

*Để tìm ra Đức Đạt Lai Lạt Ma mới, những vị trưởng lão khởi hành như những thương gia và nhà du hành thông thường hướng đến những vùng thôn quê theo bản năng của họ. Họ cẩn thận tìm kiếm những dấu hiệu trên đám mây, trên những dòng sông, và trên những khuôn mặt con người họ gặp gở, hy vọng tìm thấy những biểu hiện cho thấy rằng họ đã đi đúng đường. Họ thực hiện những hành trình đến các ngôi nhà nghèo nàn, hay những giai tầng thấp nhất của xã hội, để chắc chắn không có sự tái sinh của ngài trong những nơi này.

Một khi có dấu hiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tìm thấy, những vị tu sĩ tiến hành một số thử nghiệm giản dị để thấy vị ấy thật sự có phải là người mà họ tìm kiếm hay không?

Tenzin Geyche Tethong:

Họ đặt một số vật dụng cá nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 lẫn lộn với những đồ vật mô phỏng, một vài thứ, như xâu chuỗi, cây gậy, cặp mắt kính,... và để cho cậu bé chọn lựa.

* Một cậu bé trong một gia đình nông dân trong một ngôi làng nhỏ bé, nghèo nàn ở Đông Bắc Tây Tạng đã chọn đúng tất cả những vật tùy thân của vị tiền nhiệm, và dường như biết nhiều hơn nhiều những dự đoán cho đại vận của vị đồng tử này.

Lhamo Dondrub sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935, vị đồng tử năng động này là đứa con thứ năm trong gia đình có bảy người con. Sau một vài thử thách nữa, các vị tu sĩ quả quyết rằng họ đã tìm ra hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đấy là năm 1938. Và vị đồng tử ấy cùng gia đình bắt đầu một hành trình dài đăng đẳng trở lại thủ đô Lhasa.

Đối với vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi, đấy là hành trình trở lại của Đức Phật. Ngài đến từ một gia đình nghèo và hướng tới một đời sống giàu sang và quyền quý... hay tương tự thế. Vấn đề rắc rối lớn cho ba trăm dặm của hành trình trở lại chỉ giống như một cậu bé trên đường du lịch. Đức Đạt Lai Lạt Ma và người anh em đã suy nghĩ trên suốt chuyến hành trình ... về nơi sẽ đến, tưởng tượng đến điện Potala vĩ đại, nơi sẽ là nhà ở của người.

Nhưng đối với vị Đạt Lai Lạt Ma năm tuổi, thì việc ấy giống như sống như trong một viện bảo tàng. Cung điện một nghìn phòng, đầy những biểu tượng thiêng liêng, xá lợi, và cổ vật dường như chán nản làm sao ấy. Ngài dành nhiều thời gian trên đỉnh Potala, dõi mắt qua ống dòm xem những đứa trẻ nô đùa gần đấy

Vào ngày 22 tháng Hai năm 1940, vị đồng tử năm tuổi được công bố là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trong ngày ấy ngài được cạo tóc và đổi tên là Tenzin Gyatso, ngài đã trở thành một vị tu sĩ và được tu tập theo thời khóa thông thường.

Trước khi diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi muốn đến thăm một tu viện Tây Tạng để tìm hiểu xem ngài đã được nuôi dưỡng như thế nào.

Văn hóa Tây Tạng tương đối dường như không thay đổi trong một vùng xa xôi ở Bắc Ấn, được biết với tên Nubra Valley. Ở đây một giải đất hẹp giữa Tây Tạng và Pakistant, truyền thống thực tập không thay đổi qua hàng nghìn năm.

Con đường trở nên dốc hơn hướng đến vùng lãnh thổ với truyền thống văn hóa Tây Tạng. Đấy là con đường tôi cảm thấy bị bắt buộc phải đi để có một khái niệm đại cương về những gì như thế nào, những gì của nền văn hóa Tây Tạng còn lại sau khi quân Trung Cộng tàn phá. Không phải tất cả mọi người đều may mắn trên chuyến hành trình như chúng tôi (khi họ gặp phải tai nạn trên đường đèo khúc khuỷu).

Và ở đây tôi đã tìm thấy, sâu trong dãy Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ một số bản chất của nền văn hóa Tây Tạng vẫn còn sống động. Trên đỉnh đồi của những con đường tôi đi qua, những lá cờ cầu nguyện phe phẩy trên cao do những người hành hương để lại, cầu nguyện cho sự an toàn trên chuyến hành trình với sự gia hộ thiêng liêng.

Và dường như rằng ở đây tôi có sự chọn lựa cho bất cứ con số tu viện nào mà tôi muốn viếng thăm cùng kiểu kiến trúc của hàng nghìn tu viện đã bị quân Trung Cộng tàn phá chỉ cách vài trăm dặm phía kia, bên trong Tây Tạng.

Những Gompa[1]ở Lhadak là thư viện và bảo tàng viện sống của văn hóa Tây Tạng.

Vào buổi sáng trên độ cao mười tám nghìn bộ, một món điểm tâm gồm có sửa con tuyết ngưu (yak) hơi tương tự như sửa bơ chua với rất nhiều muối, họ nói rằng đấy là một trong những loại thực phẩm có thể làm được từ bơ của tuyết ngưu.

Tôi bước đi ở độ cao mười lăm nghìn bộ vào buổi bình minh và leo lên cao hơn nữa để xem một cung điện thu nhỏ. Vào lúc sáu giờ sáng, những chú tiểu tập hợp lại và ca hát những bài kinh cầu nguyện chào đón mặt trời đang lên.

Mọi gia đình ở vùng này cố gắng gởi một đứa con trai vào tu viện cho một đời sống tu tập và thực hành giới luật.

Một ngày bắt đầu rất sớm, và những chú tiểu tập sự chuẩn bị buổi ăn sáng với súp và trà pha bơ cho các trưởng lão. Ở tầng trên các vị trưởng lão và các tu sĩ thực hành thiền quán đơn giản để tĩnh lặng tâm tư.

Học hỏi giáo lý là một chủ đề quan trọng của đời sống tu viện. Bằng việc nhìn vào sự hòa bình, tĩnh lặng, và tuệ trí của những bậc trưởng thượng, các tu sĩ trẻ ngưỡng vọng trau dồi cho chính mình.

Một cảm xúc tĩnh lặng lạ thường tràn ngập tu viện buổi sáng ấy và tôi cảm thấy ở đây trên nóc nhà của thế giới thế nào đấy tôi thật sự được đưa đến gần thiên đàng tịnh độ hơn.

Một sự kiện quyến rũ nhất mà tôi đã chứng kiến tại tu viện hôm ấy là việc thực hiện một mạn đà la huyền bí bằng cát, một sự trình bày vĩ đại của triết lý Đạo Phật được làm hoàn toàn bằng cát màu. Có thể mất một tháng để tạo ra một mạn đà la và đây là một nhiệm vụ vô cùng hấp dẫn, đầy những công việc tỉ mỉ, cầu nguyện, nghi thức cùng những đồ án đặc thù.

Tự chính mạn đà la là một sự quán tưởng ba chiều về một cung điện tưởng tượng, hành giả thiết lập một hành trình từ bên ngoài đến trung tâm như chúng ta trải qua trong cuộc sống.

Ở phương Tây, việc làm nổ lực như vậy đáng đặt lên một bức tường gần đấy nếu không hiến tặng cho viện bảo tàng địa phương. Nhưng ở đây thì không thế, chẳng bao lâu sau khi hoàn tất, nó sẽ được cẩn thận triệt hạ và cát sẽ được đổ vào một dòng sông gần đấy. Ý nghĩa được nêu lên là mọi vật trên thế gian đều là vô thường, và việc luyến ái với chúng, căn bản chỉ tạo nên mất mát, khổ đau.

Làm thế nào để Đức Đạt Lai Lạt Ma là một chú tiểu hồn nhiên của tu viện sẽ phải biết rằng cung điện của ngài, thế giới của ngài, bạn hữu của ngài và ngay cả non sông của ngài sẽ bị quét sạch như cát của mạn đà la tạo nên một sự mất mát lớn lao và đau thương vô hạn cho đồng bào của ngài.

Vào năm 1950, chỉ ba tháng sau khi Hồng Quân Trung Cộng chiếm lĩnh Hoa Lục, chủ tịch Mao đã tuyên bố một phương án đưa Hồng Quân giải phóng Tây Tạng để xóa bỏ sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma.

Tháng Mười năm 1950, quân Trung Cộng đã vượt qua hàng quân phòng thủ ngoại vi Tây Tạng và hướng về thủ đô Lhasa. Lúc ấy Đức Đạt Lai Lạt Ma mới mười lăm tuổi và chỉ có một ít kiến thức kinh nghiệm chính trị. Tuy thế, ngài đã gát lại tuổi thiếu niên, và lập tức chuẩn bị đảm trách việc lãnh đạo thực thụ chính quyền Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể thấy chính quyền Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa là giải pháp cho nhiều vấn đề mà chính phủ Tây Tạng đối diện, ngài được Mao và các những người xã hội chủ nghĩa tôn trọng và ngài biết rằng Tây Tạng cần phải theo kịp với thế giới hiện đại. Mong ước của ngài là mặt đối mặt thương thảo chân thành với thái độ đường hoàng. Nhưng vào năm 1951, Mao ép buộc đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ký một thỏa ước 17 điểm thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Hoa, và Hồng Quân Trung Cộng đã tiến vào trung tâm của thủ đô Lhasa.

Lúc đầu Hồng Quân được tôn trọng, nhưng sự hiện diện của họ đã thành một gánh nặng kinh khủng cho kinh tế của Tây Tạng. Hàng chục nghìn Hồng Quân cần được nuôi ăn. Quân đội ít ỏi của Tây Tạng bị giải giới, bị đưa vào nhà tù, bị tra tấn hay bị giết hại.

Biết Đức Đạt Lai Lạt Ma thích thú với nền văn minh và kỷ thuật hiện đại, Mao mời ngài (cùng Đức Ban Thiền Lạt Ma) đến Bắc Kinh vào năm 1953. Mao dùng những phương tiện truyền thông cho sự kiện này để thuyết phục đồng bào của ngài rằng Tây Tạng đã gia nhập vào nhà nước Trung Hoa. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân cơ hội này để giải thích tính đặc thù của Tây Tạng với cá nhân Mao. Ngài tin Mao là một người tốt và hợp lý. Và sau khi lìa Mao, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin tưởng rằng Bắc Kinh thật sự sẽ để yên cho nền văn hóa Tây Tạng và chỉ cải thiện trong việc xây dựng. Nhưng trong cuộc gặp gở sau cùng với Mao, vị lãnh tụ cộng sản liên hệ với ngài rằng, tôn giáo là thuốc độc và làm trì trệ trong mọi quốc gia, Mao nói thế. Bổng nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận ra rằng Mao là kẻ nguy hiểm cho Đạo Phật và những rắc rối sâu xa cho Tây Tạng sắp xảy ra. Ngài trở lại Lhasa sau một năm đi xa của một người gặp khó khăn.

Biết rằng Hoa Kỳ có thể là một sự hổ trợ lớn cho việc bảo vệ tự do và khai phóng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp đở để tự vệ đối với sự chiếm đóng của Trung Cộng. Ngài không nhận được sự trả lời nào từ phía Hoa Kỳ, một quốc gia Ki Tô Giáo, chỉ thấy một chút giá trị đối với bảo tồn nền văn hóa và tín ngưỡng quý báu của Tây Tạng và những lãnh đạo chính trị và kinh tế chi thấy một ít giá trị nhỏ nhoi về kinh tế của xứ sở Tây Tạng cho việc bảo vệ.

Tiếp theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thỉnh cầu quốc gia lân bang phía Nam, Ấn Độ nơi phát sinh Đạo Phật. Lời phát biểu của ngài đã được những người Trung Cộng viết sẳn, nhưng khi ra khỏi biên giới ngài đã vứt bỏ nó và nói ra từ con tim, đất nước ngài cần giúp đở. Bất cứ nơi nào ngài đến, vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi đều quay phim như một người trai trẻ thích thú khám phá thế giới chung quanh, nhưng thế giới ấp sắp rung chuyển và sụp đổ.

Trở lại Lhasa, được nghe về sự tàn bạo của quân Trung Cộng. Vào ngày 10 tháng Ba năm 1959, sau khi được giới quân sự Trung Cộng mời dự một buổi một buổi trình diễn kịch nghệ trong doanh trại quân sự, một mình ngài không một người cận vệ đi theo, thật đáng nghi ngờ, ba mươi nghìn người đã tuần hành chung quanh vị Thánh Vương của họ để bảo vệ ngài. Để đáp lại quân Trung Cộng bắt đầu tấn công cung điện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bên trong cung điện, sự bối rối bùng vở. Đêm hôm ấy, một người lính đơn độc với súng trường trên vai vượt qua rừng người tuần hành và lính Trung Cộng. Người lính đơn độc ấy là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cùng với gia đình và những người thân hữu bên cạnh hướng về biên giới Ấn Độ.

Vào ngày tiếp theo quân Trung Cộng đã phá hủy cung điện Mùa hè - Norbulingka của Đức Đạt Lai Lạt Ma (vì ngở ngài vẫn còn bên trong) và bắn súng máy vào đám đông bên ngoài và sau hàng tuần hàng tháng khủng hoảng, tám mươi bảy nghìn người đã bị tàn sát.

Sau một cuộc hành trình dài và khó khăn gian khổ vượt qua những giải đất bùn cùng những cơn bảo tuyết và khổ sở vì ... những cơn cảm lạnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma phủ nhận tất cả những thỏa thuận với nhà cầm quyền Bắc Kinh và tuyên bố thành lập chính phủ lưu vong.

Lạt ma Tezin Bagdro (cựu tù nhân chính trị của Trung Cộng): Vào năm 1959, chủ tịch Mao đã chỉ đạo một cuộc chiếm đóng bạo lực đối với Tây Tạng và họ đã giết đồng bào tôi, một triệu hai trăm nghìn người bị sát hại, sáu nghìn tu viện bị phá hủy. Họ cần mãnh đất của chúng tôi, nhưng họ không cần đồng bào tôi.

*Khi tiến tới cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Trung Cộng một cách hệ thống đã phá hủy toàn bộ những tác phẩm nghệ thuật, sách vở, những gì nổi bật cổ xưa và tôn giáo.

Khi đến Bắc Ấn, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy nhẹ nhàng vô biên. Trong không khí dân chủ của Ấn Độ, ngài có thể phát biểu một cách tự do những suy nghĩ của ngài. Chẳng bao lâu, hơn một trăm nghìn người tị nạn đã vượt thoát qua núi đồi theo chân ngài, trốn thoát sự đàn áp của chính quyền Trung Cộng.

Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng Tây Tạng được trang trọng đề nghị tạm cư tại một thị trấn nhỏ, được biết là Dharamsala, về sau đã trở thành thủ đô tị nạn của người Tây Tạng và tồn tại hơn bốn mươi năm qua. Và chính ở đấy tôi có chương trình gặp gở và phỏng vấn Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.

Rõ ràng ngay thời khắc bạn đến Dharamsala, đây không phải là một thị trấn Ấn Độ bình thường. Những nhà văn, nhà thơ, nhà làm phim, và những người hippy chia sẻ thị trấn cùng với những người Tây Tạng trẻ hiện đại, nhiều người quá trẻ để nhớ về quê hương của họ. Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma và những đạo sư Tây Tạng là những phẩm vật kỷ niệm bán chạy nhất.

Người tị nạn vẫn tìm cách đến thị trấn này vượt qua những núi non cao ngất từ Tây Tạng, đi bộ hơn một nghìn hai trăm dặm. Mỗi người được cấp quy chế tị nạn chính trị, một nơi để ở và ngủ, và một cuộc yết kiến cá nhân với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi không du hành, xuất hiện công khai với thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma sống ở đây trong một tu viện khiêm tốn nhìn về phía thị trấn. Đức Đạt Lai Lạt Ma thức dậy lúc bốn giờ mỗi buổi sáng, cho một buổi tu tập rất nhiệt tình, dùng điểm tâm ngon lành, nghe đài BBC, và rồi thì gặp gở khách viếng thăm vào buổi sáng. Ngài nghiên cứu đầy những sách vở, và thích thú với vật lý lượng tử, vũ trụ học, thần kinh học giải phẩu. Ngài tin tưởng chúng sinh có thể hiện hữu ở những hành tinh khác bên ngoài thái dương hệ của chúng ta. Ngài cũng tin tưởng mạnh mẽ trong những nghiên cứu cá nhân, thẩm tra lại lý thuyết tôn giáo, và khi đối diện với sự mâu thuẩn, ngài thường thiên về khoa học.

Một tư tưởng gia bình thường, Đức Thánh Thiện được biết cũng tham gia trong việc nghiên cứu sự hoạt động bên trong bất cứ thứ gì và mọi thứ ngài biết qua bao gồm đồng hồ đeo tay, máy chụp hình, và xe cộ. Thường thì mỗi ngày, ngài dùng thời gian để cố vấn và an ủy những người tị nạn.

Tu viện thật là uy nghiêm, và tôi phải thú nhận rằng tôi càng khiếp đảm hơn với kết quả của cuộc phỏng vấn. Tôi biết rằng nếu tôi bị Đức Đạt Lai Lạt Ma từ chối sau một hành trình cá nhân dài đăng đẳng, đấy sẽ là một thời khắc sỉ nhục nhất trong đời của tôi. Tôi quyết định không để việc ấy xảy ra.

Vì vậy, khi thời khắc đến, giây phút cuối cùng đã điểm, tôi không có ý kiến về những gì sẽ xảy ra. Máy quay phim đã hoạt động, câu hỏi của tôi đã sẳn sàng, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay về phía tôi mĩm cười, và tôi bắt đầu:

Rick: Tôi đã du lịch khắp thế giới trong rất nhiều năm, khoảng hai mươi năm. Và tôi từng khám phá những nền văn hóa, xã hội và con người. Tôi thật may mắn trong mười năm gần đây khi được yêu cầu làm những phim tài liệu về những xứ sở khác nhau, đến ở đấy, để thật sự khám phá và thấu hiểu.

*Tôi đã nói với Đức Thánh Thiện rằng mọi nơi tôi đến trên thế giới kể cả Ấn Độ, tôi luôn luôn chú ý thấy niềm hạnh phúc hơn của những người tôi gặp gở, nơi nghèo nhất. Bạn có thể đến những khu ổ chuột tệ hại nhất ở Calcuta, Bombay để thấy những nụ cười mĩm rạng rở hơn trên khuôn mặt họ, và bạn sẽ thấy trong những người giàu và những kẻ có đặc quyền...Người giàu biết rằng có nhiều tiền hơn nhưng không thể giải quyết những vấn đề rắc rối của họ. Dường như rằng nếu chúng ta chỉ có chút ít trong đời sống, chúng ta cũng chỉ có chút ít để lo lắng về nó. Trái lại nếu chúng ta có quá nhiều, dường như chúng ta có quá nhiều để mất mát. Tôi chờ đợi để thấy những nụ cười giống như vậy của những người giàu có ở Ấn Độ như tôi đã thấy trong hiện tại. Do vậy, tại sao Ấn Độ dường như giàu có hơn Hoa Kỳ ở những trình độ nào đó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tham lam quá. Khát vọng không giới hạn cũng là cội nguồn của rắc rối, gốc rể của khổ đau, con người cũng vậy. Nếu chúng ta luôn luôn giữ cảm giác "một cái nữa, một cái nữa, một cái nữa", cho đến ngày cuối cùng, con người ấy không bao giờ thỏa mãn. Luôn luôn muốn nữa nữa nữa. Thế thì về tinh thần mà nói, đấy là một người rất nghèo. Luôn luôn đói khát..., luôn luôn muốn và muốn. Và người nào đấy, đến từ một gia đình nghèo nhưng nhu cầu hằng ngày là đầy đủ, nên luôn luôn hạnh phúc. Như vậy, tôi nghĩ về tinh thần mà nói thật sự là một người giàu có. Nên tôi nghĩ toại nguyện cũng rất quantrọng.

*Dường như đúng là người Ấn và người Tạng toại nguyện, ngay cả khi họ sống và làm việc những thứ mà không bao giờ người Mỹ bình thường nào nghĩ đến việc làm như thế. Nhưng ngay cả hơn thế nữa, đời sống thật sự khó khăn ở nơi này, nhưng tỉ lệ tội ác, lạm dụng ma túy, và giết người cực kỳ thấp so với những quốc gia phương Tây.

Ấn Độ và Tây Tạng không có chuyện nhà tù vượt quá sức chứa vì quá đông tù nhân do bạo động. Người Tây phương dường như giận dữ quá nhanh, trong khi những người ở nơi này dường như nhẫn nhục vô hạn. Có phải họ cam chịu với số phận hay câu trả lời phức tạp hơn thế.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Rồi thì sự tự giác cũng quan trọng. Sự khao khát của chúng ta. Nếu tất cả những khao khát của chúng ta mà không có kỷ luật tự giác, rồi thì, chúng ta muốn giết ai đấy, chúng ta muốn trộm cắp của người nào đấy, chúng ta muốn hãm hiếp người nào đấy, chúng ta muốn nói dối, và rồi thì chúng ta muốn lấy, nếu chúng ta đối diện những vấn đề rắc rối nhỏ bé nào đấy, rồi thì chúng ta muốn dùng ma túy hay rượu chè... Đấy là sự tự tàn phá, nên nhằm để cứu mình khỏi sự tự tàn phá, chúng ta cần một nguyên tắc tự giác nào đấy, đấy là sự kỷ luật tự giác, không phải mệnh lệnh từ bên ngoài. Nhưng hãy phân tích - giá trị nó là gì ... hậu quả nó là gì....rồi thì, hôm qua tôi cải vả với người nào đó, tôi đánh mất sự điềm tĩnh của tôi, và trong thời khắc ấy, tôi phải quyết định giết người nào đó, nhưng nếu tôi giết người ấy; và rồi cuối cùng, nếu may mắn, ta có thể sống còn; nếu ta có tiền của hay có thế lực nào khác bằng không thì phải vào tù. Chúng ta cũng có một tai tiếng xấu, một kẻ giết người. Nên, nghĩ về những hậu quả này,..., thế rồi tự giác. Thay vì chúng ta cảm thấy giận dữ, nhưng hãy sử dụng sự thông minh này (chỉ vào đầu). Đấy là một việc tiêu cực .. thay vì tham dục của tôi, thì là kỷ luật tự giác.

*Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc là phải có một sự tự giác vô biên để chứng kiến cách mà chính quyền Trung Cộng tàn phá một cách có hệ thống đời sống và nền văn hóa của người Tây Tạng ngay trên quê hương của họ.

Hàng chục nghìn di dân người Hoa đã được đưa đến sống ở Tây Tạng và chiếm đất đai. Chùa viện đã bị phá đổ, văn hóa quá khứ bị chôn vùi nhân danh hiện đại hóa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thành phố Lhasa đã được mở rộng rất nhiều. Bây giờ toàn bộ thung lủng đã trở thành như thị trấn hay thành phố này, rất nhiều tòa nhà. Đáng buồn thay khi chúng tôi hỏi, ai ở trong tòa nhà ấy,... hầu hết họ là những người Hoa. Do bởi dân số người Hoa nên đấy là cửa hàng người Hoa và nhà hàng người Hoa. Ông thấy đấy, nơi công cộng bị bắt buộc phải nói tiếng Hoa. Nếu chúng tôi nói tiếng Tạng, người Hoa nhìn xuống. Vô tình hay cố ý thì hoàn cảnh diệt chủng văn hóa thật sự đang xảy ra.

*Một trong những vấn đề có tính cách áp lực cấp bách hiện nay đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma là việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa Tây Tạng trong hoàn cảnh lưu vong trước khi nó bị biến mất một cách hoàn toàn vĩnh viễn.. Âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật, múa đã hoặc là bị phá hủy hay cấm đoán một cách khéo léo bởi người Trung Cộng được tổ chức bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cộng đồng Tây Tạng. Và tuy thế trong nhiều vùng thế giới nhiều bản sắc văn hóa đang co cụm và chết dần. Tôi đã hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc bảo tồn quan trọng như thế nào trong bảo tồn một di sản văn hóa.

Rick: Tôi đã từng thấy những nền văn hóa bản địa như Tây Tạng chẳng hạn, dường như hiện nay, truyền hình, internet, và cách mạng truyền thông đã thâm nhập khắp mọi nơi và sự mở rộng văn hóa là gì trong việc bảo tồn lối sống truyền thống, v.v... và sự thực hành tôn giáo. Và sự mở rộng để vươn ra của chúng như thế nào để có tác động với thế giới bên ngoài và ảnh hưởng với thế giới ra sao?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Tôi nghĩ... tôi tin, một cách chắc chắn trong truyền thống của chúng tôi, trong di sản văn hóa của chúng tôi, chắc chắn một số rất hữu ích và thật sự đáng để duy trì trong thế giới hiện tại. Một số di sản văn hóa, một số truyền thống, trong thực tế, đã lỗi thời, nên cho vào quên lãng. Nên trong nền văn hóa Tây Tạng, sự suy nghĩ hay thói quen trên căn bản giai cấp, giai cấp cao và giai cấp thấp, thứ này đã lỗi thời. Và rồi người phụ nữ, quyền lợi của những góa phụ. Người chồng chết, rồi người vọ không thể tái giá hay những thứ này, những thực hành này ... đã lỗi thời. Rồi thì có những truyền thống khác là quan trọng đáng để duy trì. Tổng quát mà nói, ở phương Đông, những quan hệ gần gũi với gia đình. [Mối quan hệ] giữa cha và con và rồi thì sự tôn trọng những hình thức khác của đời sống ở Ấn Độ. Vấn đề đối diện với môi trường như thế nào, cư xử thế nào đối với thú vật. Rồi thì sự hòa hiệp tôn giáo ... sự bao dung tôn giáo. Những thứ này thật sự, tôi nghĩ là một thí dụ tốt đẹp cho cộng đồng thế giới, cho nhân loại.

Tenzin Geyche Tethong: Ở đây một lần nữa tôi thật sự ngạc nhiên với tâm hồn vô cung cởi mở của ngài về sự bao dung tôn giáo, về ý kiến của ngài, là ngài tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta nên tôn trọng tất cả mọi tôn giáo quan trọng trên thế giới. Rằng mọi tôn giáo đều có thể cống hiến cho sự cát tường của tín đồ họ, mọi tôn giáo đều hổ trợ tín đồ của họ giảm thiểu tiêu cực, khuyến khích yêu thương, hiểu biết và bao dung là những thứ mà Đạo Phật cũng dạy như vậy. Ngài nói mọi tôn giáo đều có thể làm như thế và chuyển hóa con người trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta có mọi lý do để có sự tôn trọng này. Và nếu chúng ta nhìn vào những lãnh tụ của những tôn giáo khác, chúng ta có thể thấy họ không quá cởi mở, không quá bao dung với những truyền thống tôn giáo khác. Tôi thấy vô cùng ngạc nhiên với điều này!

*Trong những bộ phim trước đây tôi đã viếng thăm hầu như khắp mọi quốc gia ở Trung Đông. Trái lại tôi luôn luôn ngạc nhiên, mức độ sâu xa như thế nào, những con người hợp lý hóa đến thế nào để biện hộ cho sự thù hận, sự thuần túy chủng tộc, tôn giáo, lối sống, và tình dục nhân danh Thượng Đế. Tôi đi đến sự mất lòng tin trong việc diễn dịch thánh kinh và tất cả mọi nền tảng tin tưởng của tôn giáo. Tôi chân thành tin tưởng rằng niềm tin tôn giáo đã là nguyên nhân cho sự chết chóc và tàn phá trên thế giới hơn là chửa trị. Tôi buộc phải hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự quán sát này.

Rick: Ngài biết không, bộ phim gần đây nhất của tôi là về Jerusalem. Tôi đã dành một thời gian dài ở Jerusalem để nghiên cứu về sự xung đột trong ba nghìn năm ở đấy giữa người Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo. Quan điểm của ngài về Trung Đông là thế nào, hy vọng cho tương lai ở đấy thế nào, và cách nào đấy mà Đạo Phật có thể có tác động hay ảnh hưởng cho Trung Đông?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi đã đến Jerusalem hai lần. Tôi đã thấy một số người Hồi Giáo rất cởi mở từ những cộng đồng địa phương và một số người Do Thái. Có những người thật sự thực hiện mọi nổ lực cho hòa bình... hòa hiệp với niềm tin tâm linh của chính họ. Nhưng rồi thôi thật sự tin rằng tất mọi tôn giáo quan trọng của thế giới đều cùng có khả năng để tạo lập hòa hiệp, để thiết lập niềm hòa bình của tâm hồn. Nên đôi khi những con người với cảm nhận rất chân thành, nhưng đôi khi sự ảnh hưởng của họ bị giới hạn bởi vì những nhà chính trị hay những người khác qua thái độ của họ... qua lời nói của họ nên những vấn đề nào đó trở nên phức tạp hơn. Nên nổ lực những người [tích cực] này tiếp tục rất giới hạn. Quá nhiều cảm xúc. Tôi nghĩ là cảm xúc tiêu cực. Thất vọng... thù oán... sân hận... Tôi nghĩ đó là chướng ngại lớn nhất. Nên tôi nghĩ như bước thứ nhất, có quá nhiều cảm xúc, quá nhiều cảm xúc tiêu cực. Điều này phải nên được hạ xuống... giảm xuống. Hãy quên đi những thứ ấy. Vào lúc này, tôi nghĩ [nên là] lễ hội nhiều hơn,... vui chơi (picnic) nhiều hơn! (Cười) Hãy để cho họ quên đi những thứ khó khăn này... những cảm xúc này và kết bạn cá nhân. Rồi thì mới bắt đầu nói về những thứ nghiêm trọng này.

*Vậy thì lễ hội là câu trả lời cho hòa bình ở Trung Đông. Chúng thật sự trải đầy trong thời biểu Tây Tạng và làm Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn bận rộn khi ngài ở Dharamsala.

Bảo tồn truyền thống là nhân tố duy nhất từ những hoạt động chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhưng lại là một thứ để sẽ quy tụ tất cả mọi người Tây Tạng cho những trường hợp vui tươi, đoàn kết, và họp mặt. Dường như thế hệ mới sống lại với niềm tự hào của đất nước họ, cho tâm linh chính trị và tinh thần của họ, chắc chắn sẽ làm ấm lòng ngay cả của vị lãnh tụ thiêng liêng.

Có thể sẽ ngạc nhiên để biết rằng với tất cả những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn tả về lễ hội như câu trả lời cho hòa bình khắp thế giới nhưng chính cá nhân ngài không thích chúng đặc biệt khi chúng trong những lễ nghi trọng thể của ngài.

Tenzin Geyche Tethong: Ngài thật sự không thích tất cả những lễ lạc và nghi thức này. Và lạ thay trong truyền thống Tây Tạng có rất nhiều lễ lạc và nghi thức và tôi nghĩ đồng bào tôi thích chúng và thực hiện rất tốt....một số màu sắc thật sặc sở và trang nghiêm. Và chúng cũng thật sự xinh xắn! Nhưng ngài không thích ngoại trừ chúng thật sự nổi bật về tâm linh. Nếu ngài có chúng trong cách này ngài luôn luôn tỉnh thức với nghi thứcmột cách trang trọng. Một số người có những lời phát biểu thật dễ thương... và ngài nhìn vào những người bên cạnh, ngài thường làm như thế với nhiều viên chức chính quyền trong những trường hợp trang trọng đôi khi tự phát...Ngài rất khó đổi, bất cứ điều gì đột nhiên làm ngài cười, đôi khi có thể hơi ngượng ngùng. Một điều khác là ngài cũng thường cười về chính ngài.

Một câu hỏi (tại National Press Club): Nếu ngài là Tổng thống Hoa Kỳ, ngài làm thế nào để thuyết phục người Trung Hoa rời Tây Tạng?Xin hãy nói một cách rành mạch.(Mọi người cười)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Dùng cây này! (mọi người cười)

*Không nơi nào cảm nhận con người của Đức Đạt Lai Lạt Ma biểu hiện hơn là những trường hợp lễ lạc của những tôn giáo khác, nơi mà ngài nói đùa, cười, và hôn lãnh đạo của những tôn giáo thế giới như những người bạn của thời thơ ấu.

Tenzin Geyche Tethong: Thánh Đường Ki Tô Giáo sắp xếp tổ chức theo cung cách người dự lễ theo trật tự thế nào, ai tiếp theo ai, bước chân trên bục lễ thế nào tất cả như thế, [nhưng đối với ngài khi tháp tùng lễ] đôi khi bước ra khỏi đội ngũ ấy vẩy tay chào, bắt tay, ôm hôm người tham dự. Điều ấy thường xảy ra. Nhưng trải qua nhiều năm, những thứ ấy, tôi nghĩ những thứ ấy xảy ra ở Ấn Độ lẫn rất nhiều lần ở các quốc gia ở phương Tây, ngài hành động không theo nghi thức và cư xử một cách tự nhiên.

Đức Đạt Lai Lạt Ma (nói với các phóng viên): Tôi cảm kích sự thích thú hay sự quan tâm của quý vị cũng như quý vị muốn trải nghiệm những tin tức quan trọng mới, nhưng tôi không có gì để cống hiến. Cảm ơn. Good bye!

*Như một lãnh tụ chính trị nhanh chóng phán đoán, nhưng cũng nhanh như ngài thừa nhận rằng ngài sai, một phẩm chất khiêm cung không thường phối hợp với với những chính trị gia ở bất cứ quốc gia nào.

Tenzin Geyche Tethong: Tôi thấy cũng rất ngạc nhiên về điều này. Dĩ nhiên vô số người tự cho là quan trọng, rất khó khăn thừa nhận rằng họ sai. Nếu ông đưa ra một lý do hợp lý tại sao ngài sai, ngài lập tức chấp nhận nó.

*Trong những lần thăm viếng Hoa Kỳ và Âu châu đầu tiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma từ chối đi vé hạng nhất. Như một thầy tu khiêm tốn du hành trên thế giới, ngài không muốn ở trong những khách sạn đắc tiền hay dùng tiền cho sự thoải mái riêng của ngài. Không như bất cứ lãnh tụ thế giới nào khác, ngài đi bằng vé hạng thường và gặp giới truyền thông cùng những người hâm mộ ở cửa thông thường.

Tenzin Geyche Tethong: [ngài nói rằng] Điều này thật sự làm tôi thích thú, và chẳng hề gì đối với bộ phận nào mà tôi đi ra khỏi máy bay. Và nếu tôi đi bằng vé rẻ vẫn làm tôi hoan hỉ khi được chào đón.

*Khi ngài du hành trên thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở nên cảnh giác với hệ thống môi trường sinh quyển của Trái Đất. Trải qua hàng năm, ngài trở thành một người vận động cho môi trường tạo áp lực lên các nhà lãnh đạo tôn giáo hành động trong việc hạn chế dân số đã quá đông trên hành tinh của chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nhằm để trở thành một con người tốt, kinh tế bây giờ cũng liên hệ, môi trường cũng liên hệ. Vì những tài nguyên thiên nhiên là có hạn. Vì vậy môi trường bây giờ trở nên mong manh hơn, nên vấn đề là dân số con người. Chất lượng quan trọng hơn là số lượng. (cười) Những người Phật tử chúng tôi tin đời sống mỗi con người là quý giá. Nên hãy nhìn vào mỗi cá nhân, mỗi con người - vâng, đời sống rất quý giá. Nhưng bây giờ đời sống quý giá ấy quá nhiều! Bây giờ vấn đề là - toàn bộ sự sống còn của con người quý giá bây giờ là đáng ngờ[phải hỏi lại]. Thế nên lựa chọn duy nhất là - giới hạn con số, đời sống hạnh phúc ... đời sống đầy đủ ý nghĩa. Quá nhiều người [nạn nhân mãn] làm đời sống khốn khó và luôn luôn bắt nạt kẻ khác, bóc lột kẻ khác,... thật là vô ích (there is no use). (cười)

*Một trong những câu hỏi mà tôi muốn hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhất là về Trung Hoa. Làm sao người ta tìm thấy cuộc sống đầy đủ ý nghĩa trong một xã hội xuất phát từ sự theo dõi nghiêm nhặt về sự sống của một quốc gia đông đảo dân số nhất trên Trái Đất. Một quốc gia với một nền kinh tế mới khổng lồ mà mọi nước đều muốn có quan hệ kinh tế.

Trung Hoa đã được tăng trưởng như nhấc bổng về kinh tế, nhưng dân chủ và tự do ngôn luận bị bỏ lại phía sau. Một cách đặc biệt đối với cộng đồng Tây Tạng ở thủ phủ Lhasa, những người thấy nền văn hóa của họ đang bị xóa nhòa khi Trung Hoa phát triển. Lhasa ngày nay bị hạ xuống vị thế một công viên vui chơi cho những người Hoa nghĩ hè, mãi dâm sinh sôi trên đường phố, và không khí ưu thế của người Hoa du lịch chiếm lĩnh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Do bởi số lượng người Hoa đông đảo nên tự động nó tạo nên một hoàn cảnh cho dù cố ý hay vô tình văn hóa Tây Tạng bị thu hẹp lại. Rồi thì cảnh sát mặc thường phục ở mọi nơi. Rồi những người mặc đồ hành khất, mặc đồ tăng hay ni... những thứ như thế. Một loại trật tự mới hiện diện tại Lhasa bây giờ, và có những máy ghi hình được đặt khắp nơi ở đấy. Bây giờ thứ này, trong con mắt công cộng, đặc biệt đối với người ngoại quốc hầu như không thấy cảnh sát Trung Cộng. Sau đó họ kiểm soát lại, và những người mà khuôn mặt họ hiện diện trong ấy sẽ bị bắt.

*Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma bị cấm đoán khắp mọi tu viện ở Tây Tạng, sở hữu một tấm hình của Đức Thánh Thiện, nói về ngài ở nơi công cộng có thể đem đến kết quả bị thẩm vấn tra hỏi và bị bỏ tù.

Đã thấy chế độ khắc nghiệt của chính quyền Trung Cộng ở Tây Tạng, tôi đã sẳn sàng để không bao giờ mua bất cứ sản phẩm gì "Made in China" và khuyến khích bạn bè tôi tẩy chay bất cứ công ty nào làm ăn với Trung Cộng.

Tôi thật là ngạc nhiên không ngờ bằng việc biết Đức Đạt Lai Lạt Ma một cách thiện chí dấn thân năng động với nhà cầm quyền Bắc Kinh và người Trung Hoa như một giải pháp cho vấn đề Tây Tạng.

Tenzin Geyche Tethong: Ngay từ lúc đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thiện chí trong việc đối thoại với Bắc Kinh, ngài nói rằng sẽ sai lầm nếu cô lập Trung Cộng. Phản ứng lúc trước của tôi dĩ nhiên sẽ là lập tức trừng phạt kinh tế, một loại lên án Trung Cộng. Nhưng tôi nghĩ về lâu về dài như thế sẽ không lợi ích. Hơn hai mươi năm trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hướng dẫn và giáo dục người Tây Tạng rằng không có lý do gì để căm ghét người Hoa hay toàn bộ Trung Hoa. Ngay năm 1959, có những cảm nhận thù hận chống lại người Hoa vô cùng. Tôi nghĩ có thể nói đại đa số người Tây Tạng muốn làm điều gì đó, kể cả bạo động để giành lại tự do cho Tây Tạng.

*Mặc dù có những cảm xúc biểu tình chống đối khắp cả thế giới bày tỏ thiện chí cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn kiên nhẫn và tuyên bố không có sự bạo động nào nhân danh ngài.

Ngưỡng mộ một anh hùng mà ngài chưa bao gặp mặt, Thánh Gandhi, ngài nghĩ có thể chống đối bằng phương pháp hòa bình như phương tiện để đánh động cảm xúc Trung Hoa.

Rick: Dường như có sự song hành giữa Âu châu ảnh hưởng Tây Tạng, và Gandhi tác động Ấn Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vâng có những sự tương đồng cũng như những sự khác biệt. Trong thời gian đấu tranh của Thánh Gandhi cho tự do. Dĩ nhiên chủ nghĩa đế quốc Anh là tệ hại nhưng vẫn có hệ thống tư pháp độc lậ,p tự do ngôn luận. Và từ nhà tù, ông thấy, ngài vẫn có thể kêu gọi. Ngài vẫn có thể làm đơn khiếu tố với lý lẻ. Bất cứ ngài cảm nhận gì, ngài có thể biểu lộ. (cười) Trong trường hợp của chúng tôi... không như thế! (cười) Luôn luôn họ đối diện bằng súng. Nên đấy là một sự khác biệt lớn lao...

*Trải qua hàng năm Trung Cộng đã đàn áp, tra tấn, tù đày một cách tàn bạo những ai đòi hỏi độc lập cho Tây Tạng. Trung Hoa và Tây Tạng sống gần như trong sự sợ hãi liên tục. Trung Cộng đã trấn áp bất cứ đề nghị nào cho tự do và độc lập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Nhà cầm quyền Trung Cộng dùng sức mạnh...súng ống, nhưng đấy là một dấu hiệu của yếu kém. Vì thế... tôi nghĩ sức mạnh của sự thật, sức mạnh từ súng đạn là ngắn hạn, rất chính xác,..., rất năng lực. Nhưng về lâu về dài, năng lực của súng đạn không thể duy trì. Sức mạnh của sự thật, thời gian trôi qua, thậm chí gia tăng. Nên đấy là tin tưởng căn bản của tôi.

*Tôi không thể không suy nghĩ thế giới chúng ta sống sẽ ra sao, nếu những lãnh tụ khác khẳng định giải pháp hòa bình cho những vấn đề quốc tế và thực hiện kiễu mẫu ấy một cách năng động về kiên nhẫn và tuệ trí cho chính đồng loại của họ.

Dường như qua hành động của lãnh tụ của họ, người Tây Tạng có thể thấy con đường dài, họ có thể thấy mục tiêu ngay cả nó là xa thẳm trong tương lai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi nghĩ chính sách, hay phương pháp của tôi là con đường trung đạo. Nên đó không phải là chiến thắng của một phía, và thất bại của phía kia. Không phải thế. Lợi ích hổ tươngcho cả Hoa - Tạng.

*Và bây giờ là thách thức của Đức Thánh Thiện để thuyết phục đồng bào của ngài tha thứ và tiến về phía trước với lạc quan.

Lạt ma Tezin Bagdro: Câu chuyện của tôi là câu chuyện rất khổ đau. Sáng ngày 18/4/1988, cảnh sát Trung Cộng đến nhà tôi họ bắt tôi. Đầu tiên họ đánh vào đầu tôi bằng một cây súng và họ bỏ tù tôi. Bên trong là nhiều người Tạng treo trên tường. Họ tra tấn những tu sĩ...những người khác, những người bình thường bị tra tấn. Nhiều khuôn mặt, mũi, và khắp mọi chỗ đầy máu. Họ tra tấn chúng tôi. Tôi đã nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi nói rằng bây giờ tôi không muốn là tu sĩ. Tôi muốn chiến đấu bây giờ. Tôi nghĩ rằng hòa bình không thể hiện thực. Bây giờ chúng tôi phải chiến đấu. Chúng tôi cần vũ khí. Chiến đấu. Ngay bây giờ. Đức Đạt Lai Lạt Ma ôm tôi và nói. "Việc bạo động này...không thể thành công. Bạo động chống lại tôn giáo của chúng ta. Bạo động sẽ không làm thay đổi tình trạng của chúng ta. Hòa bình...mĩm cười...ấm áp...chia sẻ...và giải thích. Việc này có sức mạnh hơn". Tôi đã nói chuyện trong hai giờ đồng hồ. Bây giờ tôi đã thay đổi nhiều. Bây giờ tôi đã mĩm cười trở lại.

* Vào năm 1989, hội đồng Nobel đã ban tặng ngài giải thưởng Nobel hòa bình cho sự khẳng định bất bạo động của ngài. Ngài đã nhân cơ hội để nhắc nhở thế giới về vấn đề của ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi không phải là một người đặc biệt, nhưng tôi tin tưởng giải thưởng là một sự công nhận về giá trị chân thật của lòng vị tha, từ ái, bi mẫn và bất bạo động. Tôi nhận giải thưởng với lòng biết ơn sâu xa nhân danh những người bị đàn áp khắp nơi và cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hành động cho hòa bình thế giới.

*Ông thầy tu giản dị với tiếng tăm vang lừng khắp thế giới sống hằng ngày với ít hơn mười đô la trong tu viện ở Dharamsala. Số tiền từ giải Nobel làm ngài trở thành một người giàu có. Hành động đầu tiên của ngài là trao tặng tất cả cho từ thiện.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi muốn làm việc gì đó cho những người trên cùng hành tin này, những người đang đối diện với đói kém.

*Trong thị trấn Dharamsala, người ta thì thầm rằng phương thức đối kháng bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thất bại và cách duy nhất để lôi kéo sự chú ý của quốc tế ngày nay là qua sức mạnh.

Tenzin Geyche Tethong: Một cách cảm xúc hầu hết những người Tây Tạng kể cả tôi muốn thấy sự độc lập của Tây Tạng không gì cả với Trung Cộng. Nhưng từ một quan điểm thực tiển, tôi nghĩ rằng rất khó mà đạt được, tối thiểu là vào lúc này.

*Trong khi những cuộc biểu tình nhỏ khắp thế giới được nghe biết ở địa phương với thiện chí cho Tây Tạng, các cơ quan Trung Cộng kiểm soát thông tin đang hành động theo cách của Trung Cộng. Internet Google và Yahoo đối với hàng triệu người Trung Hoa lệ thuộc vào tin tức mới đây đã đồng ý kiểm duyệt đối với công cụ tìm kiếm ở Hoa Lục nhằm để có thể thâm nhập vào thị trường rộng rãi này " So Long, Dalai Lama: Google Adapts to China". Tìm kiếm về Đức Đạt Lai Lạt Ma ở trang Yahoo người ta chỉ thấy những kết quả mà nhà cầm quyền Bắc Kinh muốn có, tất cả những đề tài phê phán Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính thể của ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Sức mạnh của sự thật của phải thông qua cởi mở và qua thông tin, qua, tôi nghĩ là tự do ngôn luận,... tự do thông tin. Tôi nghĩ sự cởi mở, không thể kiểm soát tin tức. Đối với họ là nguy hiểm, đối với chúng tôi luôn luôn là lợi ích. Sự phê phán, không phải tất cả những anh chị em người Hoa, mà chỉ là về phía một số anh chị em người Hoa đối diện với những tin tức lừa dối về vấn đề Tây Tạng, những thông tin bóp méo về Đạt Lai Lạt Ma, về phía chúng tôi. Chúng tôi luôn luôn cởi mở... chân thành... trung thực. Chúng tôi không cần dối trá về bất cứ điều gì, bất cứ tin tức bóp méo nào. Điều gì thật sự xảy ra? Vấn đề của chúng tôi chỉ là vấn đề thế ấy. Chúng tôi không có gì để che dấu!

*Vào năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn đồng tử sáu tuổi Gedhun Choekyi Nyimalà hậu thân Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10. Đức Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật then chốt trong việc công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sinh sau này. Gedhun Choekyi Nyima và gia đình đã biến mất ngay trong ngày được công bố. Trung Cộng đã bắt giữ và giam cầm Đức Ban Thiền Lạt Ma 11, và ngài bây giờ là tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới.

Nhà đương cục Bắc Kinh thay vì thế đã chọn cậu bé Gyaincain Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma cho họ, bởi vì Ban Thiền Lạt Ma này sẽ công nhận hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau này. Những người thuộc trung ương đảng Trung Cộng đã đặt để người làm Ban Thiền Lạt Ma, hoàn toàn áp đặt lên ý chí của người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma không cảm thấy gì ngoài lòng bi mẫn đối với cậu bé mà Trung Cộng chỉ định làm Ban Thiền Lạt Ma.

Đối với Gedhun Choekyi Nyima không ai thấy và nghe về vị đồng tử này trong hàng năm. Do bị giam cầm ngài không được học hỏi và rèn luyện trong những năm tháng ấy như những lạt ma trẻ thông thường.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thế giới tự do có một nghĩa vụ đạo đức và cũng vì sự quan tâm của chính chúng tôi rằng Trung Hoa không chỉ đi vào xu thế chủ đạo của cộng đồng thế giới bằng lãnh vực kinh tế, nhưng cũng phải đưa Trung Hoa vào trong xu hướng dân chủ của thế giới. Bây giờ điều đó vô cùng quan trọng, là điều ông thấy, chính người Trung Hoa cũng muốn. Ngày nay, một đặc trưng - giới lãnh đạo hàng đầu, Trung Cộng, sự quan tâm duy nhất của họ là sức mạnh nhân danh ổn định. Hòa bình và ổn định. Hòa bình và ổn định dĩ nhiên là quan trọng, nhưng dưới sự thống trị của đàn áp của Bắc Kinh là không tốt đẹp!

Rick: Ngài biết không, một ý kiến nữa mà tôi rất bối rối để nhận ra, ý ấy là nếu ngài thật sự là một người bất bạo động, ngài sẽ không bao giờ đứng lên chống lại phía bạo động, xấu xa, độc ác, bạo ngược, hung tàn như Khmer Rouge, hay Hitler, hay những sự kiện ở Bosnia - Croatia. Vậy thì ở điểm nào ngài từ bỏ bạo động? Điểm nào ngài chống lại những gì thật sự là xấu ác nhân danh cho những gì gọi là chính đáng?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Một cách căn bản, phương pháp bất bạo động là điều tuyệt vời nhất - hay phương pháp thật sự để giải quyết rắc rối. Nhưng do bởi hiểm họa tức thời nào đấy, thì nên tự bảo vệ nhằm để đối phó vấn nạn ấy tuần sau, hay năm sau, nếu bạn chết hôm nay thế thì không ai nhận thức nó cách ấy. Nên tôi nghĩ như một lượng định để bảo vệ chính mình rồi thì...có thể... khi bạn đề cập... ai đấy sắp giết hại, sắp ngược đãi, thế thì, nếu các hoàn cảnh đề xuất là không có cách nào khác thế thì, tôi nghĩ.. chỉ cố gắng để đánh trả lại. Nhưng chỉ để bảo vệ. Nên, do vậy, nếu ông nhìn thực tế ngày nay, mọi thứ liên hệ hổ tương, mọi thứ liên kết tương hợp. Nên quan tâm của tôi rất liên hệ với lưu tâm của họ. Lưu tâm của họ về lâu về dài mối quan tâm của tôi cũng liên hệ thật sự. Do thế, sự tàn phá lân bang của bạn, tàn phá cái gọi là kẻ thù của bạn thật sự là tàn phá chính bạn.

Sự sống còn của chúng ta, tương lai của chúng ta liên kết rất nhiều đến mỗi người khác.

Vì thế cho nên, khái niệm chiến tranh tiêu diệt kẻ thù của bạn là một kiễu mẫu xưa cũ... lỗi thời.

*Sẽ có một Đạt Lai Lạt Ma khác nữa chứ? Ngài sẽ đến từ nơi nào đó ở Ấn Độ được lựa chọn theo truyền thống hay ngài được đề xuất và áp đặt bởi chính quyền Trung Cộng vì mục tiêu chính trị.

Tenzin Geyche Tethong: Theo như sự quan tâm của ngài, ngài đã tuyên bố rất rõ rằng, thể chế Đạt Lai Lạt Ma có được tiếp tục hay không hoàn toàn tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng.

*Điều gì sẽ trở thành Đạt Lai Lạt Ma 14? Ngài sẽ về chốn nào vào lúc kết cuộc? Ngài sẽ đi theo cách của những lãnh tụ Phật Giáo xưa kia của Tây Tạng, những người nặc danh còn lại, hay được ghi dấu chỉ trên những nấm mộ đá cổ xưa. Ngài có lẫn tránh chứ?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Như một thầy tu Đạo Phật, nguyện ước thật sự của tôi bây giờ, tôi mong ước được ngơi nghĩ trong một vùng xa xôi như một con thú bị thương. Và tất cả mọi năng lượng...tất cả thời gian tập trung trong sự thực tập tâm linh và sử dụng bộ não của tôi trong cách tối đa trong lãnh vực tâm linh mà không có nhiều dự đoán. Nếu quá nhiều dự đoán, rồi thì đến ngày cuối cùng tôi có thể sẽ hối hận. Nên không có nhiều dự đoán, nhưng dành thêm vài năm nữa.

Cảm ơn nhé!

*Bộ phim này được hiến tặng cho người Tây Tạng để vinh danh cho sự chiến đấu của họ chống lại sự chiếm đóng của Trung Cộng và đến sự hướng dẫn kiên nhẫn của lãnh tụ tâm linh của họ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng.

Nguyện cầu tuệ trí của ngài sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.

Nguyên tác: 10 Questions For The Dalai Lama (2006)
Ẩn Tâm Lộ ngày 6/6/2012
http://www.youtube.com/watch?v=-R5l5IWN7qs&feature=related


[1]Gompa: đại học tu viện được xây dựng theo đồ hình mạn đà la phổ biến ở Tây Tạng, Bhutan, Nepal và Ấn Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5453)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5536)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 4939)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13468)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10140)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5114)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4835)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12827)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5581)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5454)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]