Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ.
Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều đại của vua Vatta Gamini thì những Tăng sĩ Phật Giáo nhóm họp tại Aloka Vihara và Tam Tạng được viết ra, ba tạng của giáo lý, được viết bằng tiếng Pali cho lần đầu tiên. Những vị ni người Tích Lan đã mở đầu Tăng đoàn của ni vào Trung Hoa năm 433 AD. Vào thế kỷ thứ 16 người Bồ Đào Nha xâm chiếm nước Tích Lan và tàn ác ngược đãi Phật giáo như những người Hòa Lan tiếp theo sau đó.
Vào đầu thế kỷ thứ 19 khi người Anh khống chế được vùng này thì Phật Giáo đã suy sụp trầm trọng, tình thế đó đã khuyến khích các hội truyền giáo người Anh tràn ngập hải đảo này. Nhưng ngược lại với tất cả những dự đoán, cộng đồng tu sĩ và dân chúng đã mang đến những cải tổ quan trọng từ năm 1860 trở đi, một phong trào đã phát khởi song song với sự tăng gia của chủ nghĩa dân tộc.
Từ đó Phật giáo đã hưng thịnh và những Tăng Sĩ Tích Lan cùng với những cư sĩ Tích Lan tha phương đã lỗi lạc trong việc truyền bá Phật Giáo Nguyên Thủy tại Á Châu, Tây Phương và ngay cả vùng Phi Châu.
Một số công trình kiến trúc kỳ diệu của Phật Giáo thế giới thuộc về xứ Tích Lan, và nghệ thuật điêu khắc của nơi này liên hệ mật thiết với nghệ thuật cổ xưa của thung lũng Krishna và thời đại kế tiếp của Pallava và vua Chola, do bởi mối quan hệ mật thiết đó là sự tồn tại giữa miền nam Ấn Độ và Tích Lan
Dựa theo sách lịch sử của Tích Lan, Ngài Mahavamsa, một người con trai của vua Ashoka, tức là Đại Đức Mahinda, đã giám sát công trình xây cất tu viện gần Anuradhapura. Đồng thời Ngài đã cho người về Ấn Độ để thỉnh xá lợi. Điều này, sử học nói rằng, bao gồm bát khuất thực của Đức Phật và xương đòn bên phải của Đức Phật. Sau đó thì xá lợi tóc, và trong thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, xá lợi răng của Đức Phật được thỉnh đến Tích Lan. Tại Kandy vào thế kỷ thứ 16, Xá lợi răng được thờ tại đây nơi mà hàng ngày có nghi lễ tôn kính xá lợi răng của Đức Phật tại Chùa Của Xá Lợi Răng..
Một ngôi tháp đã được xây lên để thờ cúng xá lợi. Cao 300 feet, tên là Ruwanweliseya hay còn gọi là; "Ngôi Tháp Vĩ Đại - Great Stupa" là một ngôi tháp quan trọng được kính trọng nhất tại Anuradhapura trung tâm miền bắc của nước Tích Lan: đã được sửa chữa lại, với một mái vòm vĩ đại, bao quanh cột trụ cũ thì vẫn được nhìn thấy bây giờ tại công viên vĩ đại của Anruadhapura. Trong những lần lễ hội lớn thì rất đông người tham dự có đến hàng ngàn người mộ đạo trong từng nhóm gia đình, họ cắm trại rất vui vẻ chung quanh thánh tích này và những nghi lễ dâng cúng tại cây Bồ Đề. Có một công trình kiến trúc quan trọng khác gần Mihintale, nơi thời vị Tăng Sĩ đầu tiên Mahinda của vua Devanampiya-Tissa. Thánh tích cũ thì ở thủ đô Polonnaruwa (vào thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên trở đi), cho thấy ảnh hưởng tế lễ của đạo Hindu và Phật Giáo Đại Thừa, chưa được sâu rộng.Source: Buddhanet.net