Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Thừa Tây Tạng

23/10/201018:02(Xem: 12204)
Mật Thừa Tây Tạng

MẬT THỪA TÂY TẠNG

Tantra in Tibet
Tsongkapa, Đức Dalai Lama và Jeffrey Hopkins
Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins.(*)
Việt dịch: 1999 Thiện Tri Thức.
Người dịch : An Phong.

Đồng biên tập bản văn của Tsongkapa và bản văn của Dalai Lama: Lati Rinpochay. Phụ tá biên tập bản văn của Tsongkapa : Geshe Gedušn Lodroš. Phụ tá biên tập bản văn của Dalai Lama : Barbara Frye. Nhà xuất bản Snow Lion - Ithaca, New York USA 1987.

Tantra in Tibet: In lần thứ nhất : 1977 George Allen & Unwin, London 1987 Snow Lion - Việt dịch : 1999 Thiện Tri Thức. Người dịch : An Phong.

Xuất bản dưới sự bảo trợ của Thư viện những Tác Phẩm và Văn Thư Tây Tạng với sự cho phép của Đức Dalai Lama như là để phát lộ truyền thống truyền miệng. Nguyện bất kỳ công đức nào trong việc giới thiệu cuốn sách về tantra này phụng sự cho sự lợi lạc của mỗi một chúng sanh khắp cả không gian.


Ghi chú của người biên tập

Đảnh lễ Vajradhara.

Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy. Năm 1972 khi tôi ở Dharamsala, Bắc Ấn, với học bổng nghiên cứu Fulbright, Đức Dalai Lama yêu cầu tôi dịch Đại Diễn giải về Mật thừa, phần thứ nhất của nó chính là phần hai của cuốn sách này. Phần thứ nhất cuốn sách là bình giải của riêng Đức Dalai Lama, ngài đã bằng lòng đưa một cách khả ái vào tháng Tám năm 1974, khi tôi trở lại Dharamsala. Bình giải của ngài được thâu âm, dịch và xuất bản, cung cấp một cái nhìn vô giá vào tantra nói chung và công trình của Tsongkapa nói riêng. Trình bày truyền thống truyền miệng phong phú của Tây Tạng, lời nói của ngài phát lộ sự sử dụng thực tế và bi mẫn cao siêu thứ khoa học xưa cổ của việc phát triển tâm linh này.

Phần thứ ba của cuốn sách là một bổ sung ngắn mà tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ ba điểm then chốt của giáo lý của Tsongkapa. Phần bổ sung được rút từ những lời dạy truyền miệng của Kemsur Lekden (1900-71), trụ trì Trường Mật giáo của Lhasa Hạ, và của Giáo sư Geshe Gedušn Lodroš Đại học Hamburg cũng như từ những giải thích tổng quát về tantra được tìm thấy trong mỗi phái của bốn phái Phật giáo Tây Tạng :

Nyingma

Kho Tàng quý báu của Tối Thượng thừa và Kho Tàng những Yếu Chỉ của Longchenrapjam.

Kagyu

Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra, Hấp Dẫn Người Trí của Padmakarpo.

Sakya

Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra của Sošnam-tsemo ;
Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra – những thuyết giải rút gọn, trung bình và giảng rộng của Butošn.

Geluk

Trình Bày về Giáo lý tổng quát và Bốn Bộ Tantra của Losangchoškygyetsen ;
Thuật ngữ học khởi sanh trong Mật thừa, Bộ phận kinh điển của những Vị Mang Giữ Tri Thức của Longdol Ngak-wanglosang ;
Những ghi chú linh tinh từ Giải nghĩa Đại Diễn Giải về Mật thừa của Pháp sư Jonay của Pabongkapa.

Hai phần đầu được dịch lại bằng miệng thành tiếng Tây Tạng cho Lati Rinpochay, một giáo sư triết học và lama về tantra từ tu viện của Dalai Lama ở Dharamsala, để sửa chữa và hiệu đính. Geshe Gedušn Lodroš, một học giả Tây Tạng lúc ấy đang dạy ở Đại học Hamburg, đã cung cấp thông tin và thuyết giải vô giá cho việc dịch bản văn của Tsongkapa. Barbara Frye, một sinh viên về Phật giáo Tây Tạng trong nhiều năm, đã cung cấp những giúp đỡ trọng yếu trong việc biên tập bình giải của Dalai Lama.

Một hướng dẫn cho bản văn của Tsongkapa, theo cách chia riêng của ngài về các nội dung, được làm thành bản sơ đồ mục lục trong phần phụ lục. Những bộ phận tám chương và tên trong bình giải của Dalai Lama và trong bản văn của Tsongkapa được thêm vào cho dễ hiểu. Sự phiên âm cho chữ Sanskrit được nhắm đến sự dễ dàng cho phát âm, dùng sh, sïh và ch hơn là sù, sï, và c. Với lần đầu mỗi tên Ấn, chữ Sanskrit được đưa vào, nếu dùng được. Thường thường Tsongkapa chỉ nhắc đến tên hay tác giả của một công trình, trong khi cả hai đều được đưa ra trong bản dịch để dự phòng nhu cầu kiểm tra lại. Những tiêu đề Sanskrit và Tây Tạng đầy đủ được tìm thấy trong bản thống kê sách tham thảo, nó được sắp xếp theo vần chữ cái theo tên kinh và tantra bằng tiếng Anh và theo những tác giả của các công trình khác. Những ngữ nguyên của những từ then chốt được đưa ra trong một bảng thuật ngữ ở phần chót.

JEFFREY HOPKINS .(*)
Charlottesville, Virginia

Tạ ơn
Chúng tôi muốn được cám ơn Ông Gerald Yorke bởi nhiều gợi ý
đã làm hoàn mỹ thêm phần dịch ra Anh ngữ của chương II.


NỘI DUNG

Ghi chú của người biên tập
I TINH TÚY CỦA TANTRA
bởi Tenzin Gyatso, Đức Dalai Lama thứ mười bốn
Tantra cho thực hành
Quy y
Tiểu thừa và Đại thừa
Kim Cương thừa
Tịnh Quang
Sự Vĩ Đại của Mật thừa
Làm sáng tỏ
Quán đảnh
II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA
bởi Tsongkapa
Những Lý Do cho đức tin
Những con đường đi đến Phật tánh
Kim Cương thừa
Yoga Hóa thần Bổn tôn
Phương Tiện trong Bốn Tantra
Một Mục Tiêu
Nhận dạng Bốn Tantra
Chuẩn bị cho Mật thừa
III PHỤ LỤC
bởi Jeffrey Hopkins
Tánh Không
Chuyển hóa
Mục đích của Bốn Tantra
Những điểm tinh yếu
Chú thích
Thuật ngữ


(*) Jeffrey Hopkins is Professor Emeritus of Tibetan and Buddhist Studies at the University of Virginia, where he has taught Tibetan Studies and Tibetan language since 1973. At the University of Virginia he served as Director of the Center for South Asian Studies for twelve years and founded a program in Buddhist Studies. His more than twenty-five books include Emptiness in the Mind-Only School (1999), Cultivating Compassion (2001), and, as translator-editor, His Holiness the Dalai Lama's How to Practice (2002). From 1979 to 1989 he served as His Holiness's chief interpreter into English.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 7315)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 8096)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 15781)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4134)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 4845)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 6715)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5151)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
19/12/2012(Xem: 5027)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
01/12/2012(Xem: 12867)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567