Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Cung Vọng Tưởng Niệm Ân Sư (Hòa Thượng Thích Giải Quảng, 1944-2024)

09/01/202508:44(Xem: 134)
Thành Kính Cung Vọng Tưởng Niệm Ân Sư (Hòa Thượng Thích Giải Quảng, 1944-2024)

ht thich giai quang (16)

THÀNH KÍNH CUNG VỌNG

 TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Nam Mô Lịch đại chư vị Tổ Sư Hòa Thượng.

Kính bạch hiện tiền chư tôn đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Đồng Hương Phật tử,

Kính bạch chư Tôn Đức, Kính thưa chư liệt vị.

Trước hết, chúng con thành tâm cảm niệm ân đức quý Ngài dành thời gian quang lâm về Tu Viện Từ Ân chứng minh và cầu nguyện trong buổi lễ Tưởng Nguyện Ân Sư chúng con hôm nay.  Chân thành cám ơn tất cả quý Đồng hương Phật tử đã dành thời gian về cùng chung lo hiếu đạo. Trong giờ phút trang nghiêm và lắng đọng này kính xin quý Ngài, cho phép chúng con có đôi lời bộc bạch với Thầy chúng con, bậc Ân Sư vô vàn tôn kính của chúng con.

Kính lạy giác linh Thầy,

Chúng con dẫu biết:

“Sinh như thể đắp chăn đông

Thác như cởi áo hạ nồng khác chi,

Xưa nay các pháp hữu vi

Không sao tránh khỏi hiệp ly vô thường”

Gần năm tuần thất trôi qua, nhưng trong tâm khảm của chúng con vẫn chưa thể nào chấp nhận được đây là sự thật, dẫu cho bài học vô thường mà chúng con học từ những ngày mới vào chùa, được Thầy dìu dắt, dẫu biết rằng đức Thế Tôn còn Song Lâm Thị Tịch, chư Tổ vẫn vào cõi Niết bàn, nhưng nỗi đau vẫn cứ nằm trong tận cõi lòng con. Hôm nay, từ nơi đất nước Úc xa xôi, con kính cẩn hướng vọng quê hương nguồn cội, nơi chùa Quảng Hiệp thân thương, cúi đầu đảnh lễ Tôn Sư, kính mong Giác linh Thầy quang lâm đạo tràng từ bi chứng giám.

Kể từ lúc biết được sức khỏe của Thầy sẽ không còn bao lâu nữa, và nhất là khi Thầy cho biết thời điểm Thầy sẽ về với Phật, trong lòng con tuy có phần mừng vì công hạnh của Thầy đã châu viên, nhưng từ trong sâu thẳm cõi lòng, con lo sợ, hồi hộp khi biết thời gian Thầy trụ thế không còn bao lâu nữa. Nhiều lúc con mong thời gian có thể chậm lại, trái đất ngừng quay, để con được gần Thầy nhiều hơn giữa cõi đời tạm bợ này.

Khi được tin Thầy trở bệnh, nhận thấy thời gian đã gần tới như Thầy đã báo trước, con thu xếp về ngay, trên chiếc máy bay trở về quê hương với lòng đầy lo lắng, ước mong về kịp để được hầu cận Thầy trong những giây phút cuối, khi máy bay hạ cánh, được tin Thầy vừa mới Tây quy, lòng con chua xót đến nghẹn lòng.

 

Thầy đi rồi

Thế giới rỗng không

Tim con quặn thắt lệ hoen nồng

Ước gì hóa vào cõi hư không

để tiễn Thầy trong tịch tịnh.

Từ phi trường Sài gòn về chùa chỉ mấy tiếng đồng hồ, nhưng sao thời gian như kéo dài vô tận, bao nhiêu ký ức cuộn chảy trong con suốt lộ trình hơn 30 năm từ lúc nương Thầy vào chùa xuất gia tu học cho đến ngày nay. Thầy ân cần dạy dỗ từ những lời kinh câu kệ, từng bộ Hán ngữ căn bản cho đến từng công việc nhỏ trong chùa và tập dần cho con lối sống thiền môn.

ht thich giai quang (62)

ht thich giai quang (60)ht thich giai quang (61)

Trong hoàn cảnh lúc đó, mọi thứ đều thiếu thốn khó khăn, cuộc sống vật chất gần như không có gì, hạnh phúc thật bình dị, khi được gần bên Thầy, những lúc cùng Thầy ra đồng cuốc đất, gặt lúa, hay những lúc làm vườn, thậm chí là những lúc bị Thầy la rầy trách phạt, tất cả là một khung trời tươi mát đầy ấp kỷ niệm của đời con, những câu truyện cổ Phật giáo, ngụ ngôn, những chương hồi của kiếm hiệp lịch sử như dìu con qua từng cung bậc cảm xúc, cho con những cái nhìn về cuộc sống, về xã hội nhân sinh, và đặc biệt như những viên kẹo bổ dưỡng ngọt ngào của tình Thầy trò cao cả .

Lúc đó Thầy vừa là bậc Ân Sư dìu dắt học đạo, là người Cha, người Mẹ chăm sóc cho con trong cuộc sống đời thường.

Con còn nhớ, có lần chùa hết gạo, Thầy trò phải ăn bắp thay cơm mấy ngày, đời con không thể nào quên được gương mặt hạnh phúc tràn đầy niềm vui của Thầy khi Thầy chở bao gạo trên chiếc xe đạp cộc cạch về chùa giữa trưa hè nóng bức.

Thầy vội kêu Hạnh Trí đi nấu cơm, Thầy kêu các con ăn no đi, bữa cơm tuy vô cùng đạm bạc nhưng con nghĩ đó là những bữa cơm ngon nhất trong cuộc đời con bằng dưỡng chất tình thương của Thầy.

Thầy nhẫn nại, siêng năng tinh tấn đến lạ thường, từ 3 giờ sáng đến tối, con chưa từng thấy Thầy ngừng làm công việc, mặc cho thời tiết thế nào, trên chiếc xe đạp, hay chiếc xe honda cũ kỹ, trên từng nẻo đường của mưa sa gió bụi, thậm chí bị tai nạn giao thông, Thầy không hề từ nan, truyền trao kiến thức Phật học cho nhiều thế hệ Tăng Ni. Sau giờ dạy về đến chùa là công việc đồng án, chăm lo từng thửa ruộng vườn tiêu… chưa nói đến bên cạnh đó còn biết bao áp lực đời thường, thời cuộc…

Sáng sớm mưa phùn cơn gió lạnh

Thầy nào đâu ngại giữa phong ba

Trưa nóng bức giữa đường đời trăm ngã

Thầy ung dung bước nhẹ giữa ta bà.

 

Kính lạy Giác linh Thầy!

Con thật mừng vui năm 2017, Thầy hứa khả qua thăm Úc, ngày đón Thầy về Từ Ân con hạnh phúc vô biên, cảm giác như được sống lại trong thời hành điệu, được gần gũi bên Thầy, cảm giác như nguồn mạch thiêng liêng của ân đức chư Tổ Sư, Sư Ông Thọ Sơn đang chiếu diệu nơi đây. Và trong giờ phút này, chúng con đang cảm nhận được pháp thân Thầy đang hiện diện, Thầy đang hiện hữu trong con bằng tất cả niềm tôn kính.

Cả cuộc đời Thầy tận tụy với Đạo pháp, với quê hương, với bao thế hệ Tăng Ni hậu học, và chúng con, hơn hai mươi huynh đệ chúng con được may mắn là pháp tử của Thầy, được Thầy dạy dỗ trên bước đường tu học. Riêng bản thân con, từ nhỏ do nhiều hạn chế về sức khỏe, khả năng và luôn tự nhận mình kém cõi, an phận, chỉ là người công quả ở chùa để gieo duyên lành trong kiếp mai sau, nhưng lúc nào Thầy cũng khuyên nhủ, sách tấn, khích lệ con từng bước tự tin với chính mình để cố gắng tu học tốt hơn.
 

Dù được nhiều lần Thầy khuyên dạy, cũng là cơ duyên Phật pháp, hành đạo phương xa, nhưng con nhiều lúc vẫn tự trách mình, sớm hôm không được ở gần bên hầu cận chăm sóc Ân Sư nhất là trong giai đoạn lúc thân thể Thầy không còn khỏe mạnh.

Cách đây mấy tháng, khi được tin Thầy bệnh nặng, Hơn hai tuần lễ gần gũi, hầu cận bên Thầy, con càng cảm nhận được tình thương và sở chứng tâm linh của Thầy. Con mới về đến, chưa kịp nói gì là Thầy sợ con đói, kiêu lo đi en ( ăn ) cơm trước đi, cứ dặn Hạnh Lạc coi lo cơm giùm vì Hạnh Phẩm ở xa về chưa biết chỗ nấu. Con thật xúc động lắm, cảm giác thật ấm áp khi về gần được bên Thầy.

Những khối u từ gan đã di căn đến chân, làm cho chân Thầy sưng phù, nhưng Thầy vẫn cố gắng từng bước chân chậm rãi đi tới lui mà không muốn người khác dìu đỡ, mỗi lần con hỏi Sư Phụ đau nhiều lắm không? Thầy đều trả lời không đau. Con biết Thầy không muốn cho chúng con lo lắng.  Có đêm, con biết cơn đau đang tìm đến Thầy, nhưng Thầy vẫn điềm tĩnh, ngồi xếp bằng và trì chú đại bi, âm thanh của Thầy lúc đó đối với con vượt trên mọi ngôn từ, âm vang đó như vào sâu thẳm tâm tư của con, một sự tinh tấn tuyệt cùng của bậc Đại sư luôn miên mật công phu, mặc cho thân bệnh đến giai đoạn bốn đại chuân bị phân tán, hư hoại. 

 Kính lạy Giác linh Thầy!

Tình thương Thầy như sơn hà đại địa,

Ân đức Thầy như biển rộng mênh mông

Giờ đây, trong đạo Tràng Tu Viện Từ Ân nơi Úc quốc, chúng con xin cung kính hướng về quê hương Lý Sơn cảm niệm ân đức Song Thân của Thầy, tác thành một người con ưu tú của quê hương, thành kính đảnh lễ Sư Ông Thọ Sơn và chư vị Tổ sư cho chúng con bậc minh sư thông tuệ đức độ để học hỏi, tôn thờ, trong đời này và nguyện cũng được làm học trò của Thầy trong những kiếp mai sau.

Bằng tất cả tấm lòng hiếu đạo, kính dâng lên Thầy bữa cơm dân dã, chút muối mặn của quê nhà Lý Sơn, chút tiêu cay của Quảng Hiệp, chung trà của Hải Lâm được nấu từ giếng nước của Thọ Sơn thanh khiết, cùng hòa quyện hương vị với chén cơm thanh đạm của Từ Ân Melbourne.

Chúng con kính nguyện Giác Linh Thầy cao đăng thượng phẩm, vì đại nguyện độ tha, tái hiện đàm hoa, lợi lạc hữu tình, trong đó có những pháp tử, phật tử hữu duyên được tiếp tục học đạo tu học với Thầy.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhất Thế, Chúc Thánh Pháp Phái, Khai kiến Quảng Hiệp, Quảng Phước Nhị Tự, húy thượng Như hạ Nghĩa, tự Giải Quảng, Trương Công Hòa Thượng Giác Linh Tôn Sư, Thùy Từ chứng Giám.

 

Lễ Tưởng Nguyện Tôn Sư

Tu Viện Từ Ân, thứ bảy ngày 14 tháng 12 năm 2024.

 

Pháp tử Thích Thị Lạc, tự Hạnh Phẩm

Cung vọng cẩn bái

 


ht giai quang-10ht giai quang-9ht giai quang-8ht giai quang-7ht giai quang-6ht giai quang-5ht giai quang-4ht giai quang-3ht giai quang-2ht giai quang-1

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2020(Xem: 8347)
Hòa Thương Thích Như Điển đã làm lễ khánh thọ lần thứ 70 trong năm qua. Thầy đã mang truyền thống dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam sang nước Đức và là người truyền thừa có ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo tại đây. Đồng thời, Thầy đã đóng góp triệt để cho sự hội nhập của người Việt trong nước Đức – và do đó cũng là một đoạn đường quan trọng cho tính đa dạng của Phật Giáo trong đất nước này. Trong bài tiểu luận này, ông Olaf Beuchling đã vinh danh cuộc sống và những Phật sự của vị Pháp Sư đồng thời giới thiệu tổng quan dòng Thiền Lâm Tế Việt Nam.] Người ta đứng chen chúc trong khuôn viên an bình của ngôi Chùa Viên Giác tại Hannover: Có hàng ngàn người khách hiện diện trong những ngày hè của tháng sáu năm 2019. Họ đến hỷ chúc 70 năm khánh thọ của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác – Thầy Thích Như Điển, vị Tỳ Kheo người Đức gốc Việt.
02/03/2020(Xem: 7501)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2440 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose được Sư Bà Thích Đàm Lựusáng lập vào năm 1980.Sư Bà người làng Tam Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà. Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tuỵ, chăm lo việc đạo việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối.
26/02/2020(Xem: 7366)
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thườn
16/02/2020(Xem: 7473)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
11/02/2020(Xem: 8194)
Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Chánh (1947-2020)
05/02/2020(Xem: 6489)
Tôi cố tìm một tựa đề cho đúng với ý nghĩa bài viết này để tán dương hai sự kiện trùng hợp trong một ngày thật trọng đại này ( ngày 16 âm lịch tháng giêng năm Canh Tý nhằm ngày 10 /02/2020 ) thế nhưng cuối cùng chỉ đành hạ bút với 4 chữ "BẤT KHẢ TƯ NGHÌ" như các bạn đã thấy ....Và các bạn có biết hai sự kiện trọng đại gì là gì không ...kính xin được tỏ bày niềm hân hoan nhất để tiết lộ cho các bạn được rõ : Do một nhân duyên được gia nhập vào group Viber " Đại gia đình Quảng Đức " mà tôi đã đọc được Thông báo về Lễ Mừng khánh Tuế Đại thọ Đức Trưởng lão Tăng Giáo Trưởng HT.Thích Huyền Tôn, trụ trì Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự tại Melbourne và được biết Ngài đã trụ thế 93 năm, 86 đạo lạp và 72 hạ lạp .....và hiện còn rất sáng suốt so với những người cùng tuổi ngoài đời và trong Đạo.
05/02/2020(Xem: 6409)
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi. Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như: Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế. Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần. Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế. Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
19/01/2020(Xem: 9599)
Kính Báo. Trưởng Lão Hoà Thượng đạo hiệu thượng DIỆU hạ TÁNH- Viện chủ Tổ Đình Quốc Ân Huế vừa viên tịch lúc 14:30 ngày hôm nay, 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi ( thứ sáu, ngày 17/1/2020). Trụ thế tròn 90 tuổi. - Lễ Nhập Kim Quan: 8h30 ngày 24/12/Kỷ Hợi (thứ bảy, 18/1/2020).
15/01/2020(Xem: 8181)
Mùa Xuân lại về trên xứ Úc, mừng năm mới Canh Tý 2020, Phật lịch 2564, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi xin có lời ân cần thăm hỏi và kính chúc mừng năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Chư vị Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Đoàn thể, Cơ quan, quý Đồng hương, chư Phật tử trong và ngoài Úc Châu.
03/01/2020(Xem: 7923)
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam: Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn Biểu đồ VI.1: Thiền Nhật Bản – Cội nguồn của Phong Trào Ngũ Sơn Thập Sát Biểu đồ VI.2: Thiền Nhật Bản – Việc truyền bá thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Nhật Biểu đồ VI.3: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế I Biểu đồ VI.4: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.5: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.6: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch I – Dòng Nam Phố Thiệu Minh Biểu đồ VI.7: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch II – Dòng Bạch Ẩn Biểu đồ VI.8: Thiền Nhật Bản – Đạo Nguyên và Tông Tào Động Biểu đồ VII.1: Thiền tông Việt Nam – Thiền phái Tì-ni-đa Lưu-c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]