Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)

15/12/202419:24(Xem: 885)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)



ht thich giai quang (03)ht thich giai quang (02)ht thich giai quang (01)

ht thich giai quang (41)

Tiểu Sử

Hòa Thượng THÍCH  GIẢI QUẢNG

( 1944 – 2024 )

 (  Trưởng Môn phong tổ đình Thọ Sơn – Quảng Ngãi.

Khai sơn chùa Quảng Hiệp – chùa Quảng Phước, Đồng Nai )

 

Hòa Thượng Thích Giải Quảng, thế danh Trương Đình Ân, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1944 ( nhằm  mồng 3 tháng giêng năm Giáp Thân), tại xã  Bình Yến, huyện Lý Sơn Tỉnh Quảng Ngãi, trong gia đình có tám  Anh Chị Em, Hòa Thượng là con trai Út trong nhà.

Thân phụ là Cụ Ông Trương Hiển, pháp danh Như Tuệ, Cụ Bà là Nguyễn Thị Hãnh, pháp danh Như Nguyện, đồng nguyên quán tại xã Bình Yến, Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Thuở nhỏ Hoà Thượng đã biểu lộ là một người con vô cùng hiếu thảo, một cậu bé thông minh chăm học, và đặc biệt thường theo Cha Mẹ đến Tổ Đình  Hải Lâm vào mỗi ngày Sóc Vọng. Tổ Đình Hải Lâm do cố đại lão Hoà Thượng Thích Khánh Tín chúng con thường xưng gọi là Sư Ông, khai sơn năm 1928, đây là ngôi Chùa rất gần nhà song thân của Thầy, nhờ cơ duyên đó đã gieo hạt nhân duyên cho Thầy hướng đến đời sống tâm linh cho phương trời cao rộng sau này.

Thế nhưng thật tiếc thương! năm Thầy mới chưa đầy 10 tuổi ( 1954), cụ Ông Thân Sinh của Thầy qua đời, trong nỗi đau buồn của đại gia đình chưa được bao lâu thì sau đó mấy năm Cụ Bà Thân Sinh cũng từ giã cõi đời, Lúc đó Thầy mới được 14 tuổi ( 1958). Đau đớn tột cùng, nỗi thân phận của người con mồ côi trong biển đời mênh mông vô tận.

Cũng trong thời gian này (1958), cơ duyên cố đại lão Hoà Thượng Thích Khánh Tín từ trong Tổ Đình Thọ Sơn ra đảo. Thầy đến đảnh lễ Sư Ông và như cơ duyên nhiều đời được định sẵn, lòng chánh tín xuất gia được khơi dậy, Thầy xin Sư Ông xuất gia, sau đó được sự đồng ý của các Anh Chị trong nhà, Thầy vào Tổ Đình Thọ Sơn tại xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi, phát tâm công quả, lập hạnh tịnh nhân tu học. Thầy thọ Tam Quy Ngũ Giới và được Sư Ông Thích Khánh Tín ban cho pháp danh là Như Nghĩa, do yêu thích pháp danh học Phật nên Thầy dùng pháp danh thay cho thế danh.

Sau 3 năm tinh tấn công quả, tu học vào ngày lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, ngày 19 tháng 2 năm Tân Sửu (1961), Thầy chính thức được Sư Ông Thích Khánh Tín thế phát xuất gia. Từ đây, Thầy đã phát tâm tinh tấn dõng mãnh tu học, sớm hôm công quả tu bồi phước đức. Do vậy Thầy được Sư Ông Thích Khánh Tín và quý Sư Bác như Hòa Thượng Thích Giải An, Hòa Thượng Thích Như Hậu, Hòa Thượng Thích Như Thành,v.v.. lúc sinh thời vô cùng thương yêu và tận tâm trực tiếp dạy dỗ theo Thiền lâm quy cũ, nội điển... Cũng trong thời điểm này Thầy đã hoàn tất chương trình tú tài toàn phần tại trường tỉnh. Thời bấy giờ, Thầy là niềm tự hào của người con hải đảo.

Từ năm 1965 đến năm 1969, Ngài được Bổn sư gởi ra ngụ tại chùa Tịnh Quang, quận Liên Chiểu, tu học với Hòa thượng Thích Tịnh Giác, học Phật học tại Học Viện Phổ Đà.

Ngày 1 tháng 8 năm 1969 (PL 2513), Ngài thọ giới sa-di tại giới đàn chùa tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi (nay là chùa Pháp Hóa) do chính Hòa thượng Bổn sư làm đàn đầu truyền giới. Sau khi thọ giới Sa Di Thầy được ban cho pháp tự Giải Quảng. Và điều đặc biệt là Thầy đậu thủ khoa trong kỳ thi sát hạch giới tử.  Với bản tánh thông minh thế học và từng bước thẩm sâu Phật học, nên Thầy rất được chư Tăng Ni  thương mến.

Trong ba ngày 19, 20, 21 tháng 9 năm Quý Sửu ( ngày 14,15,16 tháng 10 năm 1973),  Phật lịch 2017, tại Đại Giới Đàn Phước Huệ, Phật Học Viện Trung Phần, Nha Trang do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức, Hòa Thượng Đàn đầu- Hòa Thượng Thích Phúc Hộ, Yết Ma-a-xà lê Hòa Thượng Thích Giác Tánh, Giáo Thọ A-xà lê Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm. Thầy được đăng đàn thọ cụ túc giới chính thức bước vào hàng ngũ chúng trung tôn, nối pháp đời 41 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh.

 

Từ năm 1973-1975, Thầy nhập chúng tu học tại tu viện Quảng Hương Già Lam, quận Gò Vấp, Sài Gòn và theo học chương trình cử nhân Phật học tại viện đại học Vạn Hạnh.

Tháng 6 năm 1975, Thầy trở về Tổ Đình Thọ Sơn, Quảng Ngãi, ngày 8 tháng 11 năm 1975 (Mồng 6 tháng 10 năm Ất Mão), Thầy được Sư Ông Thích Khánh Tín bổ nhiệm làm phó trụ trì chùa Hải Lâm tại quê nhà Lý Sơn.

Từ năm 1979- 1981: Do hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh, Thầy bị đưa đi kinh tế mới tại vùng núi Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề cơ cực. Thế nhưng, Thầy lại tạo duyên Phật pháp cho rất nhiều người, sáng rẫy chiều nương, đêm đến bên bếp lửa hồng Thầy kể truyện Phật giáo, chia sẻ Phật lý cơ bản cho những người hữu duyên, dạy cho những em nhỏ thất học được biết đọc biết viết.

Năm 1981-1984: Thầy vào lại Quảng Hương Già Lam theo học khóa Phật học Cao Đẳng Chuyên Khoa do Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ chủ trương với sự giảng dạy của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Lê Mạnh Thát v.v...

Ngày 2 tháng 4 năm 1984 (tức ngày 2 tháng 3 năm Giáp Tý) đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Trí Thủ thị tịch tại Quảng Hương Già Lam. Ngày 8 tháng 5 năm 1984, Thầy  rời Sài gòn về xã Phước Thái, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, gần nhà hai người anh ruột (Trương Đình Quý, Trương Đình Trọng), tạo mãi một mảnh đất nhỏ, làm một cốc lá, và sau này Thầy từng bước gây dựng Tịnh Thất Quảng Phước như ngày nay.

Ngày 20 tháng 8 năm năm 1984 ( ngày 24 tháng 7 năm Giáp Tý), Thầy được một số đạo hữu Phật tử tại ấp 3, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai mời về hướng dẫn tu học, và từ đây ngôi Chùa Quảng Hiệp được hình thành. Lúc đầu chỉ vỏn vẹn mảnh đất nhỏ khoảng chừng 600 mét vuông, với ngôi chánh điện là 16 tấm tôn cũ, vách nền đều bằng đất, mỗi lần mưa gió to thường ướt đẫm, Thầy nghỉ tại phía sau nhà Tổ với chiếc giường nhỏ và cái bàn cũ thô sơ.

Lễ Vía Bồ Tát Quán Thế Âm, ngày 19 tháng 9 năm Giáp Tý ( ngày 13 tháng 10 năm 1984), do thấy nhu cầu bức thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày của Thầy, Thầy  cùng quý Phật tử làm một căn nhà nhỏ bên cạnh bằng cây gỗ đơn sơ, mái lá. Chính căn nhà này trải suốt thời gian 40 năm tròn đã 3 lần chồng từng mái lá lợp lên và lớp tôn cũng gần như hư hoại. Thầy vẫn ở vậy, mặc cho gió nóng nắng mưa, từ những ngày đầu thành lập chùa cho đến khi Thầy viên tịch. Ngôi nhà nhỏ ấy trở thành ngôi phương trượng đậm dấu ấn tâm linh của bậc chân tu qua nhiều thế hệ Tăng Ni và Phật tử khắp nơi.

 

Kể từ năm 1986 đến năm 2015, Thầy chuyên đảm trách bộ môn Hán Ngữ Cổ Đại, và Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Ấn Độ, Trung Hoa cho các trường Cao Trung Phật Học Tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Bên cạnh đó, Thầy còn là Giáo Thọ Sư của nhiều chùa, tự viện, hạ trường trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, điển hình như Thiền Viện Thường Chiếu, Tu Viện Phật Ân, Tu Viện Phước Hoa, Chùa Phước Hải, Thiền Viện Liễu Đức ( Đồng Nai ),  Chùa Niết Bàn,  chùa Từ Nhãn, Chùa Bát Nhã ( Bà Rịa Vũng Tàu)chùa Quán Thế Âm ( Sài gòn),v.v… Với trí nhớ siêu việt, và  sự uyên thâm Phật pháp, Thầy  đã tận tâm trao truyền đến các thế hệ Tăng Ni hậu học, mà ngày hôm nay nhiều vị đã thành tài, phụng sự đạo pháp và quê hương.

Thầy còn được cung thỉnh vào Hội Đồng Thập Sư của nhiều  Đại giới đàn tỉnh Đồng Nai.

Năm 1993, Hòa thượng Bổn sư viên tịch, Thầy về chốn tổ Thọ Sơn cư tang. Từ đó hằng năm, mỗi ngày húy nhật Tôn sư, Thầy chưa bao giờ vắng mặt, thậm chí lễ húy nhật của quý Ngài trong môn phong Thọ Sơn Thầy luôn dành thời gian thăm viếng; một điều đặc biệt là Thầy chọn phương tiện di chuyển về quê trên chiếc xe đò bình dị như ngày nào.

Vì tâm huyết với đạo Pháp, vì hạnh nguyện giáo hoá độ tha không ngừng nghỉ; ngày mồng 8 tháng 10 năm Quý Dậu (ngày 21 tháng 11 năm 1993),  chính thức đặt viên đá xây dựng chánh điện chùa Quảng Hiệp làm chỗ cho tứ chúng tu học. Trong những năm tháng xây dựng và kiến tạo, dù trải qua không biết bao nhiêu gian lao vất vả của thời buổi kinh tế khó khăn, nhưng Thầy vẫn cứ mài miệt chắc chiu vun trồng hạnh nguyện. Ngày 7 tháng 1 năm 1996 (nhằm ngày 17 tháng 11 năm Ất Hợi), lễ khánh thành ngôi bảo điện chùa Quảng Hiệp, công trình so với thời điểm hiện tại thì thật sự rất khiêm tốn, nhưng xét trong thời điểm ấy thì thật là một sự cố gắng, tận tâm tận lực của Thầy và tứ chúng. 

Năm 2003, Hòa thượng Thích Giải An viên tịch, Thầy được cung thỉnh làm trưởng môn phong Tổ đình Thọ Sơn, Quảng Ngãi. Thầy đã ân cần ủy cử pháp đệ Thích Như Quang, Thích Giải Cầu thay Thầy chăm sóc chốn Tổ.

 

Năm 2010, chi phái Lâm Tế Chúc Thánh tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập, Thầy  được chư tôn đức cung thỉnh đảm nhiệm Phó Ban điều hành thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

Từ năm 2012, Thầy là thành viên của Hội Đồng Tăng Già Bản Thệ cho đến khi viên tịch.

Ngày 19/12/2017, Thầy đến  Úc Châu, thăm viếng một số tự viện của chư tôn đức Tăng Ni, đặc biệt tham dự lễ húy nhật Tổ Sư  Minh Hải Pháp Bảo  do Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Úc Châu tổ chức tại Tu Viện Từ Ân.

Tuy hoàn cảnh tại chùa còn nhiều khó khăn, nhưng Thầy luôn đặt hạnh nguyện tiếp Tăng độ chúng tu học lên hàng đầu. Tính đến nay, hàng đệ tử xuất gia của thầy được hơn 20 vị cả Tăng và Ni, hầu hết đã trưởng thành và hiện đang trụ trì các tự viện trong cũng như ngoài nước; còn đối với hàng Phật Tử tại gia thì trừ những vị tuổi già sức yếu, hay đã qua đời  phần đông vẫn về Chùa sinh hoạt như thường lệ, điều đó cũng đủ nói lên công đức hành hoạt Phật Sự của Thầy cao dày đến ngần nào.

Thầy cũng luôn ươm mầm cho thế hệ tương lai, Gia Đình Phật tử cũng là một Phật sự trọng yếu của đời Thầy. Từng lớp thanh thiếu niên từ nơi gia đình Phật tử Quảng Hiệp đã trưởng thành, có vị xuất gia trở thành Tăng Ni cùng góp phần xây dựng đạo pháp.

Mặc dù Thầy rất bận Phật sự, giáo dục Tăng Ni nhưng Thầy vẫn dành thời gian để biên soạn, phiên dịch: Giáo Trình Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, Giáo Trình Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa, Giáo Trình Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Trung Đẳng Phật Giáo Khoa Thư (phiên dịch)…Đây là những tài liệu quý giá cho các vị giáo thọ tham khảo để giảng dạy ở các trường Phật học.

 

Tròn 40 năm gắn bó với ngôi chùa Quảng Hiệp, với môn nhân đệ tử và đạo hữu Phật tử tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng là một bậc thầy mô phạm làm chỗ nương tựa tâm linh cho người con Phật hữu duyên. Suốt cuộc đời, Ngài chủ trương “Tam thường bất túc”, sống hạnh thanh bần, nhẫn nại, khiêm cung, cuộc sống tối mực giản đơn trước cơn xoáy của văn minh vật chất. Đạo phong của Thầy được hình thành mới sự nghiêm trì giới luật, khắc kỷ tự thân, tinh chuyên niệm tu tập nên Ngài luôn tự tại trước phong ba bão tố của thời cuộc.

Sau thời gian ngắn thân mang trọng bệnh, biết thân tứ đại không thể duy trì, ngày 8 tháng 9 năm Giáp Thìn ( ngày 10 tháng 10 năm 2024) , Thầy điềm nhiên giáo huấn với các đệ tử hiện diện về cốt lõi tu hành đặc biệt là đời sống của bậc chân tu giữa xã hội hiện đại, Thầy còn di bút:

Cụ thể:

Không xe hơi nhà lầu

Chẳng ti vi tủ lạnh

Ngày chỉ cần ba bữa

Cơm với canh mà thôi

Thế gian sự như thế

Việc đời có rồi không”

 Sau đó Thầy cho đồ chúng biết trước ngày Thầy về với Phật ( ngày 15 tháng 10 năm Giáp Thìn), giữa sự lo lắng của toàn thể tứ chúng đệ tử của Thầy.

Tối ngày 14 tháng 10 năm Giáp Thìn Thầy vẫn an nhiên, điềm tĩnh, tâm trí sáng suốt nhớ từng học trò và những người thân cận của Thầy.

Hạnh nguyện châu viên, đúng 0 giờ 0 phút  (12 giờ đêm) ngày 15 tháng 11 năm 2024, (0 giờ 0 phút ngày rằm tháng 10 năm Giáp Thìn, Thầy an nhiên thị tịch trụ thế 81 năm, đạo lạp 66 năm, hạ lạp 52 năm.

Thầy viên tịch không chỉ là nỗi mất mát đau thương cho tứ chúng Phật tử chùa Quảng Hiệp, mà Phật giáo mất đi bậc chân tu thạc đức. Đức hạnh của Thầy là điểm sáng muôn đời cho hậu bối noi theo.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhất Thế, Chúc Thánh Pháp Phái, Khai kiến Quảng Hiệp, Quảng Phước Nhị Tự, húy thượng Như hạ Nghĩa, tự Giải Quảng, Trương Công Hòa Thượng Giác Linh Tôn Sư, Thùy Từ Nhã Giám.



Tân Hiệp, ngày 15 tháng 11 năm 2024
Môn Đồ Pháp Quyến phụng soạn




ht thich giai quang (1)ht thich giai quang (2)ht thich giai quang (3)ht thich giai quang (4)ht thich giai quang (5)ht thich giai quang (6)ht thich giai quang (7)ht thich giai quang (8)ht thich giai quang (9)ht thich giai quang (10)ht thich giai quang (11)ht thich giai quang (12)ht thich giai quang (13)ht thich giai quang (14)ht thich giai quang (15)ht thich giai quang (16)ht thich giai quang (17)ht thich giai quang (18)ht thich giai quang (19)ht thich giai quang (20)ht thich giai quang (21)ht thich giai quang (22)ht thich giai quang (23)ht thich giai quang (24)ht thich giai quang (25)ht thich giai quang (26)ht thich giai quang (27)ht thich giai quang (28)ht thich giai quang (29)ht thich giai quang (30)ht thich giai quang (31)ht thich giai quang (32)ht thich giai quang (33)ht thich giai quang (34)ht thich giai quang (35)ht thich giai quang (36)ht thich giai quang (37)ht thich giai quang (38)ht thich giai quang (39)ht thich giai quang (40)ht thich giai quang (41)ht thich giai quang (42)ht thich giai quang (43)ht thich giai quang (44)ht thich giai quang (45)ht thich giai quang (46)ht thich giai quang (47)ht thich giai quang (48)ht thich giai quang (49)ht thich giai quang (50)ht thich giai quang (51)ht thich giai quang (52)ht thich giai quang (53)ht thich giai quang (54)ht thich giai quang (55)ht thich giai quang (56)ht thich giai quang (57)ht thich giai quang (58)ht thich giai quang (59)ht thich giai quang (60)ht thich giai quang (61)ht thich giai quang (62)ht thich giai quang (63)ht thich giai quang (64)ht thich giai quang (65)ht thich giai quang (66)ht thich giai quang (67)ht thich giai quang (68)ht thich giai quang (69)ht thich giai quang (70)ht thich giai quang (71)ht thich giai quang (72)ht thich giai quang (73)ht thich giai quang (74)










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2024(Xem: 1980)
Giáo sư Cao Huy Thuần - tác giả nhiều sách như "Thấy Phật", "Nắng và hoa", "Khi tựa gối khi cúi đầu" - mất ở tuổi 87, tại Paris, Pháp. Ông Cao Huy Hóa, em trai Giáo sư Cao Huy Thuần, thông báo ông mất lúc 5h ngày 8/7 (giờ Hà Nội). Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - cho biết chờ thông tin từ gia đình, sau đó sẽ tổ chức buổi tưởng niệm giáo sư. Ông từng thỉnh giảng một số chuyên đề tại học viện.
28/06/2024(Xem: 1315)
Cung trời cũ, Thầy ung dung dạo bước, Chốn Hồng Trần, xin tạm gác niềm thương. Như Huyền nhiệm, đến đi trong tự tại. Diệt tang bồng, soi ảnh độ Tây phương. Thầy lặng lẽ, như hành thâm đại nguyện. Pháp Đại Bi, mật trú dạ Huân tu. Trong thiền thất, Thầy an nhiên thiền tọa. Thở và cười, chốn Bát Nhã Chơn như.
24/06/2024(Xem: 1596)
Đúng vậy! Tôn Sư Trưởng lão Hòa Thượng thượng NHƯ hạ HUỆ, Nguyên Hội Chủ và Chứng Minh Đạo Sư GHPGVNTNHN UDL-TTL, Phương trượng Chùa Pháp Hoa SA. Với 70 năm tu tập, 60 phục vụ PGVNTN tại quê nhà và hải ngoại, đã giáo dục, đạo tạo nên nhiều Tăng Ni và Phật tử tài giỏi, biết hy sinh bản thân để cống hiến cho đạo Pháp và dân tộc cũng như hết lòng phụng sự chúng sanh. Nhờ tấm lòng từ bi, với đức tánh hài hòa, nhẫn nại, bao dung rồi thâm nhập Phật Pháp. Từ nền móng đó, Phật giáo đồ và Giáo hội ở Úc đã nhiều nhiệm kỳ cung thỉnh Ngài làm Hội Chủ, đã giáo dưỡng nên nhiều đệ tử biết rõ cuộc đời là vô thường, khổ, để không chạy theo sự sanh diệt của thế gian, lánh xa ngũ dục, tìm cách diệt khổ vươn lên và phụng sự đắc lực cho cuộc đời, tạo vô vàn Phước Đức.
22/06/2024(Xem: 1403)
Có người, khi thấy tôi thường nhắc nhở, ca ngợi Hoà Thượng Thích Như Điển, cho rằng, tôi…nịnh Hoà Thượng. Trời, nếu hiểu theo nghĩa “nịnh” thì mục đích để cầu danh hay lợi gì đó. Muốn có danh đâu phải dễ. Giữa hai hạt, kim cương và hòn sỏi đặt dưới bóng đèn sẽ soi rõ bản chất của nó, không thể nhờ chiếu sáng mà sỏi thành ra kim cương được. Con người cũng thế thôi, bản thân chẳng ra gì có đứng bên người tỏa hào quang thì vẫn thấy cái dở của người đó. Còn lợi thì càng buồn cười hơn. Người tu vốn vào cửa...không, Phật tử phải đắp cho...có. Ở đó mà cầu lợi.
01/06/2024(Xem: 1988)
Từ khi mở đất, khai hoang, lập ấp vùng đất mới, Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558-1613) đã để ý đến việc lập chùa và lấy Phật giáo làm nơi nương tựa tinh thần cho việc lập quốc của dòng họ Nguyễn. Theo truyền thống đó, các chúa Nguyễn đều sùng thượng đạo Phật và mời các vị danh tăng Trung Quốc đến Đàng Trong hay vùng Nam Bộ ngày nay để hoằng hóa. Thế kỷ XVII ghi nhận có mặt của các Thiền sư Trung Hoa (Nguyễn Lang 2008):
31/05/2024(Xem: 2621)
Sa môn Endo Mitsunaga (Giáo thọ A-xà-lê Quang Vĩnh Viên Đạo, 光永圓道阿闍梨), sinh năm năm Ất Mão (1975) tại Kyoto. Năm Canh Ngọ (1990), thiếu niên tuổi 15, Ngài xuất gia thụ giới Sa di tại Myoo-do Hall ở Mudojidani, Mt. Hiei. Năm 1997 Ngài tốt nghiệp chuyên khoa Phật học tại Đại học Hanazono (花園大学).
28/05/2024(Xem: 3086)
Huế thường được mệnh danh là “Kinh đô Phật giáo” chẳng phải vì cảm hứng nghệ thuật hay cường điệu vẽ vời mà chính vì Huế có tới 332 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có khoảng 100 ngôi cổ tự. Các ngôi chùa ngày nay hầu như đều được trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, căn bản mang đậm màu sắc văn hóa Phật giáo. Dẫu là dấu tích truyền thống của tôn giáo nhưng những ngôi chùa cổ của Huế vẫn tiềm tàng những giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô.
09/05/2024(Xem: 2691)
Nhị vị canh cánh bên nhau suốt cả cuộc đời. Nhị vị cùng tòng học với Ngài BÍCH LIÊN ( Bình Định) rồi nhị vị dấn thân ĐEM ĐẠO VÀO ĐỜI , mỗi vị mỗi phong cách, mỗi vị một vị thế khác nhau, nhưng mỗi vị đều trung trinh lý tưởng : Coi việc phụng sự Phật pháp như là việc Nhà ( Hoằng Pháp vi gia vụ ) Nhị vị trọn đời trung trinh “ Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh.
07/05/2024(Xem: 2680)
Hòa Thượng thế danh NGUYỄN HƯỚNG, pháp danh TÂM HOÀN tự GIẢI QUY, hiệu HUỆ LONG, thuộc dòng thiền phái Lâm Tế đời thứ 43. Hòa Thượng sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý (1924) trong một gia đình môn phong Nho giáo tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời.Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phúc Trì tự Tung pháp danh Không Đảnh, đích mẫu là cụ bà Trần Thị Kiện mất sớm, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu pháp danh Không Chiêu, ông bà đều là đệ tử quy y với Quốc Sư Phước Huệ trú trì Tổ Đình Thập Tháp Di Đà. Thân phụ Ngài là một Hương chức trong làng, một vị đồ Nho giỏi văn chương thi phú, tín ngưỡng tôn sùng Phật giáo, ông bà sống rất phúc đức nhân hậu với mọi người. Gia đình Hòa Thượng có mười anh em(5 anh em trai, 5 chị em gái) Ngài là con thứ tám. Người anh cả của Hòa Thượng tục danh Nguyễn Cao theo Pháp Sư Phổ Huệ vào Nam, sau đó ở lại định cư lập nghiệp tại Vĩnh Long, người anh th
13/04/2024(Xem: 1513)
Trang nghiêm Đức Trí châu viên Thậm thâm Bát Nhã bên triền KHỔ KHÔNG Hành vô hành hạnh quán thông LỜI VÀNG KINH PHẬT trãi dòng Chân Như Niết bàn tịnh cảnh vô dư Nhập Như lai tạng như NHƯ LAI về Nhân gian mát bóng Bồ Đề Ma ha Bát Nhã quy về diệu âm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]