Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng nhớ công hạnh của Sư Trưởng Hải Triều Âm

13/08/202412:45(Xem: 1460)
Thành kính tưởng nhớ công hạnh của Sư Trưởng Hải Triều Âm

 


su ba hai trieu am (1)su ba hai trieu am (2)





CÔNG HẠNH
CỦA SƯ TRƯỞNG HẢI TRIỀU ÂM



 

"Vu Lan – nhớ Tứ Trọng Ân" - âm thanh ấm cúng ấy đã trở về, báo hiệu mùa tri ân và báo ân của năm 2024 đang trở về cho tất cả người con Phật khắp năm châu.

Trong kinh, Đức Phật dạy có bốn ân lớn nhất đời người là:

  1. Ân Cha Mẹ
  2. Ân Sư Trưởng
  3. Ân Đất Nước Xã Hội
  4. Ân Chúng Sanh

Vâng lời Phật dạy, các chùa thường tụng kinh Vu Lan Bồn, Phụ Mẫu Báo Trọng Ân vào trọn tháng 7 âm lịch và vào ngày rằm tháng 7 làm lễ Cầu siêu cho cha mẹ, cửu huyền thất tổ quá vãng (ân thứ nhất) cũng như cúng thí cho 12 loại cô hồn (ân thứ tư). Đối với đất nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Ấn Độ hay toàn cầu (ân thứ ba) chúng ta cũng bày tỏ lòng biết ân nơi mình sinh ra, nơi che chở, nuôi dưỡng và cho chúng ta lớn lên bình an. Vu Lan cũng là dịp để chúng ta lắng lòng và thành tâm cầu nguyện biết ân và tri ân các bậc thầy sư trưởng (ân thứ tư). Đó là lý do, các chùa trong mùa Vu Lan này hay cúng hiệp kỵ (nhiều giác linh) hay húy kỵ (một giác linh) bậc thầy của mình.

Chùa Hương sen (California, Hoa Kỳ) năm nay kết hợp tổ chức Vu Lan và lễ Húy Kỵ Đại Lão Sư Trưởng Hải Triều Âm lần thứ 11 vào ngày 11 tháng 8 năm 2024.

 

 

Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.

Trong Quy Sơn đã dạy: “Thân ta có được nhờ ơn cha mẹ và chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ ân thầy.” Không ai trong chúng ta có thể tự mình không học mà hiểu biết, nên ân thầy rất lớn.

Từ lúc bước vào chùa cạo tóc để chỏm, đến lúc đắp y cà sa, học kinh- luật-luận, giới phẩm, oai nghi tế hạnh, đều nhờ ở nơi thầy. Thầy là người thay Đức Từ Phụ Thế Tôn, mớm sữa chánh pháp cho chúng ta, công ơn ấy cao sâu như trời biển.

Thầy trải lòng từ ấp ủ con

Tình sâu như biển, nghĩa dường non

Lời khuyên thấm não mưa từng giọt

Ngọc kết châu tràng đậm nét son.

 

Sư Bà Hải Triều Âm là bậc đại ni, long-tượng trong hàng Ni giới Việt nam.

Sư Bà quy y với đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng với pháp danh là Hải Triều Âm. Năm 1949, Sư Bà giác ngộ lý vô thường và biết rằng từ thiện chưa đủ để đưa đến giải thoát, nên xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Đức Nhuận và thọ giới với Hòa thượng Ni Tịnh Uyển, Chùa Thanh Xuân, Hà Nội.                 

 

su ba hai trieu am (5)su ba hai trieu am (6)

 

 

 Năm 1952, Sư bà vâng lời Thầy bổn sư năm giới Thích Mật Ứng để di cư vào Nam. Nhập chúng chùa Dược Sư, Gia Định, Sài Gòn. Vừa lo tu học vừa chăm sóc mẹ già bị đột quỵ và nhận làm giáo thọ, chuyên giảng dạy cho Phật tử.       
           

Với lòng từ bi vô hạn, Sư bà nguyện độ chúng sanh và bắt đầu nhận chúng đủ các căn cơ, già trẻ lớn bé cho đến trẻ mồ côi và người tàn tật. Sư bà đều đưa tay tế độ, mục đích giúp họ kết duyên với Phật Pháp chẳng những cho đời này mà cho cả đời sau nữa. Tình thương của Sư bà thật vô cùng rộng lớn!

Sư bà là một trong những vị Sư Trưởng có số đệ tử ni xuất gia nhiều nhất tại Việt Nam. Đệ tử xuất gia của Sư bà có hơn 1,000 vị ở Việt Nam và hải ngoại. Tại Hoa Kỳ có Ni sư Hiếu Đức, Ni sư Tâm Nhật, Ni sư Giới Hương…; ở Canada có Ni sư Bảo Quang, Ni sư Đức Nghiêm…; ở Pháp có Ni sư Hồng Phúc..., ở Việt Nam với hơn 900 vị. Còn Phật tử quy y có cả hàng ngàn vị, không thể đếm xuể.

Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, Sư bà ân cần truyền dạy kinh, luật, luận liên tiếp với giọng nói từ tốn, hiền hòa và lời giảng thực tế, dễ hiểu để Ni chúng ứng dụng tinh cần tu tập. Mùa xuân học Tứ Niệm Xứ, mùa hè học luật, mùa thu học Lăng Nghiêm và mùa đông học Tịnh độ. Sư bà khiêm cung, đơn giản, từ hoà nhưng nghiêm khắc sửa trị những thói hư tật xấu của tập khí đời thường, đưa Ni chúng vào khuôn khổ giới luật và nội quy của chốn thiền môn.       

 su ba hai trieu am (3)

Photo từ phải: Sc Viên Giác, Sc Viên Chân, Ns Như Quang, Ns Diệu Nghiêm, Ns Tâm Nhật, Ns Giới Hương, Ns Như Quang (Trụ trì Chùa Phước Quang), Sc Viên Tiến, Sc Viên An và Sc Huệ Tịnh

Tấm gương "quên mình vì người" của Sư bà là những ấn tượng khó phai trong tàng thức của chúng con. Hình ảnh Sư bà thuyết Pháp, từng lời chậm rãi, chánh niệm, thân thiện, chỉ dạy đệ tử từ điều lớn đến điều nhỏ li ti trong cuộc sống. Lúc trực nhật nấu cơm trong bếp, Sư bà luôn nhắc nhở ni chúng tiết kiệm từng hạt gạo, từng hạt muối của đàn na tín thí. Đến mùa bơ, đu đủ ở Đại Ninh, Lâm Đồng, Phật tử cúng dường rất nhiều trái cây cho Chùa. Sư bà khuyên không nấu cơm, chế biến trái cây ăn cho hết, kẻo hư, phí của, phụ lòng thí chủ đã chăm sóc đem đến tận chùa để cúng dường cho ni chúng thọ dụng.

 

Có một lần chùa được cúng dường vải lam, Sư bà chia hết cho đệ tử nhưng còn thiếu một phần cho sư cô. Cuối cùng, sư bà liền lấy phần vải mới của mình, cắt ra may áo cho sư cô ấy. Tất cả các đệ tử đều trân quý và tôn kính Sư bà như một người Mẹ hiền! Bản thân rất cần kiệm, dù hơn 70 tuổi, sư bà vẫn tự giặt áo và giăng mùng, ngài không muốn làm phiền ai. Vào mùa đông giá buốt ở cao nguyên, mọi người đều co ro trùm đầu, quàng khăn, mặc 5-6 lớp áo, Sư bà đưa áo ấm, mền bông của mình cho các đệ tử dùng, còn sư bà tìm những tấm vải vừa nặng vừa thô ráp làm chăn đắp cho mình. 

 

su ba hai trieu am (4)
Photo: Hội trường Chùa Hương Sen

 

Khi về chùa Liên Hoa, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, nhiều đệ tử ni theo Sư bà tu học rất đông (trong đó có Ni sư TN Giới Hương và Ns Thanh Đức - em họ của Ns Giới Hương), Sư bà ngăn đôi phòng tắm bằng tấm màn, để có chỗ nghỉ cho mình, còn phòng mình thì để cho học chúng ở. Chăm lo cho các đệ tử hiện tại đã khó khăn trăm bề; đã vậy còn lo tới mai sau, khi Sư bà về Phật thì đệ tử của mình sẽ ăn ở đâu, tu học ở đâu? Thế là ngài bắt đầu xây dựng chùa cho đàn hậu lai. Cuối cùng đã lập được chín cảnh chùa: Ni Liên, Linh Quang, Liên Hoa, Viên Thông, Hương Sen, Dược Sư 1, Lăng Nghiêm, Bát Nhã và Dược Sư 2.   

Nhận thấy đàn hậu lai bận rộn, ít có thời gian nghiên cứu chữ Hán, Sư bà đã biên dịch, biên soạn từng bộ kinh Hán văn sang tiếng Việt để cho hậu học sau này có kinh sách tiếng Việt dễ tụng, dễ học và dễ hiểu. Ngài có hơn 100 ấn bản và thường không ghi tên mình là tác giả mà lấy tên của các đệ tử đặt vào sách. Dù thân già lão, bịnh suy yếu, nhưng ngài ít tỏ ra mõi mệt, phiền muộn, gặp ai cũng nở nụ cười hiền hòa, dễ mến (dù không có chiếc răng nào vẫn hảo tướng sáng rỡ).         

 

 

Qua bao thăng trầm trong cuộc sống, trí tuệ của Sư bà vẫn như vầng trăng sáng chiếu soi, phá tan màn đêm tăm tối của cuộc đời. Dù nói cách nào đi nữa cũng không đủ lời để tán dương đức hạnh của ngài, bậc thạc-ni đạo hạnh giữa cõi đời của thế kỷ 20-21. Và chính bản thân chúng con vô cùng hãnh diện, tự hào và diễm phúc được làm đệ tử và sư cháu của Sư bà và luôn tôn kính ngài như một vị Thánh.

 

Trước ngày vãng sanh, Sư bà đã nhìn thấy Đức Phật A Di Đà, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Âm, Thế Chí cùng các thánh chúng đến đón rước về cõi Cực Lạc Tây Phương. Noi gương tông chỉ tu tập giới-định-tuệ, bái sám, tụng kinh, niệm Phật của Sư bà, Ni chúng Chùa Hương Sen (California, Hoa Kỳ) phát nguyện tu tập theo pháp môn niệm Phật, giữ tâm thanh tịnh, một lòng tinh tấn, cầu được vãng sanh Cực Lạc quốc.

Nam Mô An Dưỡng Quốc, Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội,

Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang Như Lai.

Nam mô A Di Đà Phật.

 

 

Chùa Hương Sen, ngày 11/8/2024

Kính dâng đôi lời tưởng niệm,

Đại diện Chúng ni Hương Sen,

TKN Thích Nữ Viên An

(Dựa theo Tiểu sử của Sư Bà Hải Triều Âm

và lời kể của sư phụ TN Giới Hương)

 

 

 

su ba hai trieu am (7)

 

Photo: Cúi đầu tưởng niệm Ân Sư thượng Hải hạ Triều Âm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11577)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9241)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23172)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6921)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70058)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87406)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137565)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10237)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23211)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6577)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]