Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo sư Cao Huy Thuần vừa qua đời tại Paris, Pháp Quốc

10/07/202404:03(Xem: 1852)
Giáo sư Cao Huy Thuần vừa qua đời tại Paris, Pháp Quốc



Cao Huy Thuan
CAO HUY THUẦN
BIẾT BAO GIỜ CÓ LẠI
 

Tin anh Cao Huy Thuần vừa ra đi, đột ngột và xót xa quá!

 

Nhớ mới tuần trước, chia sẻ tin thầy Thích Chân Trí, trụ trì chùa Phước Điền vừa tạ thế ở Huế, anh Cao Huy Thuần viết email chia sẻ: 

 

"CHT thăm và rất nhớ TKĐ. Tôi cũng xúc động. Hồi Đệ ngũ hay Đệ lục gì đó, tôi sinh hoạt GĐPT với thầy Thiên Ân ở chùa Quan Âm gần Phước Điền. Còn thầy Đức Tâm, ôi thầy Đức Tâm thương quý, năm 1980 tôi về gặp thầy sau 16 năm biệt xứ, hai thầy trò ôm nhau, tưởng chừng 16 năm chỉ là hôm qua. Những ông Thầy… những ông Thầy… mất đi, mất dần, cả một thế hệ mất dần, mất đi, chúng ta cũng thế, một thế hệ trong sáng, nhiệm mầu, biết bao giờ có lại. CHT."

 
cao huy thuan-3

 

 

Thời Phật giáo xuống đường vào những năm 1960, anh Cao Huy Thuần là một nhà làm báo mà tôi chỉ là một đoàn sinh GĐPT đi phát báo. Thuở ấy, tờ LẬP TRƯỜNG như một tiếng kèn xông xáo trong mặt trận văn chương và xã hội của khuynh hướng Phật giáo dấn thân, tôi mê nhất là mục Chén Thuốc Đắng của Ba Cao do chính anh Thuần phụ trách. Đó là mục chính luận sắc bén nhất của tờ báo dưới hình thức phiếm luận hoạt kê. Rồi thời gian qua đi, anh Thuần sang Pháp và ở luôn bên đó. Đạo pháp và thế sự thăng trầm... gẫm nghe thơ Vũ Hoàng Chương như một tâm kinh tiễn biệt khung trời Huế xưa:

 

Rồi đây… rồi mai sau… còn chi ?

Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát

Với thời gian, lê vết máu qua đi

Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát

Dội hào quang xuống chốn A tì

 

Ngày lần đầu tiên từ Mỹ qua châu Âu, chị Thái Kim Lan ở Đức đã nhiệt tình giới thiệu cho tôi thăm chùa Khuông Việt ở Dorsey, ngoại ô Paris. Chùa Khuông Việt ngày đó chỉ mới là một căn nhà tàm tạm nhưng rất nhiều hoa. Chùa có hai thầy và anh Cao Huy Thuần. Được ăn bữa cơm chay đầy đạo vị do chính quý Thầy và anh Thuần... biên soạn. Bữa ăn ngon thường nhớ hết một đời!

 

Đạo Phật Việt Nam xa xứ như dòng sông Hương ngoài biên giới: Trong mướt và huyền diệu vì không có bờ mé ngăn ngại ân tình kẻ ở người đi. Anh Thuần cho tôi được chọn một nơi thích nhất đến viếng vào buổi chiều hôm đó, tôi muốn đến thăm cầu Mirabeau nơi có thơ Apollinaire làm ngọt lịm những hồn thơ trên thế giới:

 

"Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Et nos amours

Faut-il qu’il m’en souvienne

La joie venait toujours après la peine"

 

Dưới cầu Mirabeau sông Seine trôi

Tình đôi ta. Nổi chìm sao nhớ quá

Buồn qua rồi có lại được niềm vui

 

Còn nhớ cả buổi chiều đến gần tối, anh em vẫn không tìm ra chiếc cầu Mirabeau trong 37 chiếc cầu bắt qua dòng sông Seine xinh đẹp. Điều đáng ngạc nhiên là hỏi người đi đường chẳng có ai biết chiếc cầu đã trăm tuổi ấy nằm ở khúc sông nào. Với một chút mỏi mệt và nản lòng anh em ghé quán cà phê bên bờ sông Seine. Rất tình cờ, người chủ quán cà phê chỉ vào chiếc cầu: Mirabeau 1897. Thì ra chiếc cầu trước mắt mà như đã chìm vào quên lãng. Tôi chỉ vào chiếc cầu tâm ảnh trong cảm xúc riêng của mình: Trường Tiền 1897. Hai chiếc cầu cùng thời bắc ngang qua hai dòng sông lịch sử và cùng trợ duyên cho cả hai dòng sông chỉ có một âm: Hương – Seine. Tôi chia sẻ ý nghĩ ngồ ngộ nầy với anh Cao Huy Thuần. Anh cười lặng lẽ và nói với ai mà như nói một mình:

 

-         Con trai Huế toàn cả yêu nước, yêu nhà và yêu người đầy lãng mạn. 

 

Bên mé cầu Mirabeau trong bóng tối, tôi cố đụng vào bàn tay giơ lên của bức tượng xanh tạc người thiếu phụ mà bỗng nhớ về sông Hương, một dòng sông cứ mãi luân lưu không bao giờ là dĩ vãng trong lòng người ra đi như chúng tôi.

 

Cư sĩ Cao Huy Thuần sinh năm 1937 tại Huế, tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài gòn năm 1960, dạy đại học Huế (1962-1964), năm 1964 sang Pháp và ở lại cho đến cuối đời. Anh là GS.TS về ngành chính trị học tại đại học Picardie, Pháp cho đến ngày hưu trí. Dẫu mang bao nhiêu học hàm, học vị trong nước và ngoài nước, những huynh trưởng và đoàn sinh trong hệ thống GĐPT Việt Nam như tôi, một thời và mãi mãi, vẫn gọi nhân vật Cao Huy Thuần bằng tiếng “Anh” thân thương vì anh đã đến, đã sống và đã đi với chân dung của một người Phật tử thuần thành sống tình nghĩa và chung thủy với Đạo Pháp, Dân Tộc, người thân, bằng hữu và chính mình. Anh ra đi lúc 23 giờ 26 phút ngày 7-7-2024 (nhằm mùng 2 tháng 6 năm Giáp Thìn) tại Paris, Pháp.

 

Cư sĩ Cao Huy Thuần là tác giả của nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Cùng duyên lành với tiếng Việt thân yêu, Anh là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị gồm hơn 15 đầu sách đã được in ấn và xuất bản cùng nhiều bài biên khảo, tham luận, nhận định về các đề tài tôn giáo, văn chương và chính trị.

 

Anh được hàng Phật tử Việt Nam xuất gia cũng như tại gia quý trọng với vai trò là là một Phật tử thuần thành đóng vai trò xông xáo với pháp hạnh không thối chuyển dẫu cho những cơn lốc lịch sử và giáo sử muốn thổi phăng anh ra khỏ đường Trung Đạo. Trong tất cả những giai đoạn thăng trầm nhất của Đạo Pháp giữa dòng lịch sử và trong lòng dân tộc dẫu rằng anh sống ở nước ngoài mà không là người ngoại cuộc.

 

Những dòng tâm cảm với cuộc đời nầy Anh đã nói qua tác phẩm. Lòng yêu Đạo quý đời anh đã sống bằng hành động và những ân tình bằng hữu Anh đã thân trao bằng tác phẩm và đến giờ anh an tịnh thong dong ra đi.

 

Người Phật tử thuần thành nhìn dáng vẻ đổi thay hình tướng nhẹ nhàng như mây trắng.

 

Từ bên nầy phương trời châu Mỹ, xin hướng vọng qua châu Âu để tiễn biệt Anh về châu Á, buông tay vô cầu không lại hoàn không.

 

                                                                                Sacramento 8-7-2024

                                                                                   Trần Kiêm Đoàn



cao huy thuan-2

Tâm tình của Giáo sư Cao Huy Thuần
trong sách 'Khi tựa gối khi cúi đầu'

Tập tản mạn là những chia sẻ của một trí thức chọn cách nhìn người, nhìn đời với phong thái sống nhẹ nhõm mà vẫn đầy ắp suy tư.

Cuốn tản mạn của Giáo sư Cao Huy Thuần gồm bốn chương. Tác giả lấy các câu thơ từ Truyện Kiều để đặt tên cho mỗi chương: Khi tựa gối - Khi cúi đầu - Khi vò chín khúc - Khi chau đôi mày. Bốn trạng thái biểu cảm này xâu chuỗi liên hoàn như ngụ ý về một hành trình nhận thức. Ở mỗi chương, từng trang viết của ông bao quát mọi điều trong cuộc sống con người, từ chuyện quốc gia đại sự, ý thức chính trị, màu sắc tôn giáo, lịch sử, văn hóa đến những chuyện đời thường, vặt vãnh nhất.


cao huy thuan-2

Từ sách, độc giả có thể góp nhặt được nhiều kiến thức Đông - Tây ở nhiều lĩnh vực. Dẫu vậy, bằng sự khiêm tốn của mình, tác giả vẫn xem mọi sự dường như chỉ là mơ hồ, không biết. Ông viết: "Bắt đầu soạn một bài giảng, mình là người không biết gì cả. Bắt đầu đi vào một nghiên cứu, mình là người không biết gì cả. Đọc sách từ sáng đến chiều, miệt mài gần nửa thế kỷ, có biết gì đâu trong biển học mênh mông. Mình chưa bao giờ chấp nhận tranh cãi với ai, dù trước học trò hay công chúng… Suốt đời, đứng trước mọi câu hỏi, cái đầu mình trống không như không biết gì cả".

Về cuốn sách, nhà thơ Nguyễn Duy nhận xét: "Đọc anh, tôi thực lòng kính phục một học giả uyên thâm biết tìm kiếm đến ngọn nguồn sự biết. Tôi lại càng cảm phục một tác giả tinh tế biết nép mình sau trang viết, truyền bá trí tuệ và kết nối lương tri bằng cảm xúc, với tất cả năng lượng tâm hồn cùng năng lực văn chương có thể".

Sau hơn sáu năm Khi tựa gối khi cúi đầu của tác giả Cao Huy Thuần được xuất bản lần đầu tiên, Khai Tâm Book thực hiện bản in mới tác phẩm này, cung cấp thêm nhiều chú thích từ ban biên tập.

Tác giả Cao Huy Thuần sinh ra tại Huế. Trước khi mang quốc tịch Pháp, ông học Đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), sau đó có hai năm dạy học tại Huế. Năm 1964 ông sang Pháp du học. Hiện ông là giáo sư ngành Chính trị học tại Đại học Picardie (Pháp). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách như Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta hay Tôn giáo và xã hội hiện đại, Nắng và Hoa, Thế giới quanh ta, Thấy Phật, Nhật ký sen trắng, Sợi tơ nhện...

Hữu Nam

vnexpress.net


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2246)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2275)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2510)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 2029)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1827)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2520)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3391)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2560)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
24/03/2023(Xem: 3220)
Tin Viên Tịch: Hòa Thượng Thích Thông Anh, Trụ Trì Chùa Từ Vân, TP Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa vừa viên tịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]