Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Tạng thế kỷ 21

19/12/202305:04(Xem: 1456)
Tam Tạng thế kỷ 21

on tue sy (1)on tue sy (1)
Tam Tạng thế kỷ 21

Thuở bé tôi rất thích đọc sách Tây Du Ký gồm 3 cuốn của tác giả Ngô Thừa Ân, diễn tả nhân vật Tam Tạng Đường Tăng cùng 3 đệ tử Ngộ Không, Ngộ Năng và Ngộ Tịnh, thầy trò cùng nhau sang Tây Thiên thỉnh Kinh. Nhân vật Tam Tạng Trần Huyền Trang là có thật, sống vào đời Đường là bạn thân của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân (626 - 649), đi thỉnh Kinh là có thật. Còn 3 người đệ tử Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng là hư cấu, do ngòi bút tài tình của Ngô Thừa Ân nhào nặn ra. Nhờ tác giả thi rớt, không đậu Tiến sĩ nên buồn tình về viết truyện, nếu lúc ấy đậu Trạng Nguyên ra làm quan rồi mải lo công danh sự nghiệp, làm sao chúng ta có được một tuyệt tác để đời như thế!

 

Mười bốn thế kỷ trước vào triều đại nhà Đường, hình ảnh một Pháp sư Tam Tạng đứng trên pháp tòa, điều động cả ngàn Cao Tăng trong Hội đồng Phiên dịch Kinh tạng từ tiếng Phạn ra tiếng Hán, tuy không được chứng kiến nhưng cũng làm nhiều người xúc động và cảm phục. Tưởng rằng chuyện ấy chỉ xảy ra trong sách vở, nhưng vào thế kỷ thứ 21 vẫn có những Tam Tạng người Việt Nam dấn thân dịch Kinh Phật từ tiếng Hán, Phạn ra tiếng Việt. Đó là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ "Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời", đã cùng các Cộng sự viên ở  khắp năm Châu, hoàn thành được phần 1 của Bộ Thanh Văn Tạng gồm 29 cuốn. Công việc đang tiến hành một cách hoàn thiện, hy vọng phần 2 của bộ Kinh sẽ sớm nằm trong tủ sách của các thư viện Phật giáo. Nhưng ngày 24 tháng 11 năm 2023, vị Tam Tạng của Việt Nam đã xả bỏ xác thân sau bao năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo. Dĩ nhiên Người đã chuẩn bị tất cả mọi việc, người thừa kế sản nghiệp tinh thần to lớn này chắc chắn phải có bờ vai vững chắc và vĩ đại mới gánh nổi.

 

Chúng ta hãy chờ đợi xem ngày Bản di chúc có đóng mộc của Người được tuyên đọc trước đại chúng.

 

Hôm nay ngày 3 tháng 12 năm 2023, một ngày đông tháng giá với tuyết rơi phủ kín cả mặt đường. Tại Chánh điện ngôi Tổ đình Viên Giác Hannover Đức quốc, đã tổ chức một buổi Lễ tưởng niệm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, đồng thời cúng tuần 100 ngày cho Đạo hữu Chủ Nhiệm báo Viên Giác Nguyên Trí Nguyễn Hòa, bút hiệu Phù Vân, cùng những hương linh quá vãng thờ tại Chùa và họp Ban biên tập báo Viên Giác. 

 

Hình ảnh HT Thích Như Điển tay dâng bình bát cúng cơm ngay trán, trước di ảnh người quá vãng, cùng cuốn sách "Thân Loan - Thánh nhân toàn thư - Tập 1", tác phẩm thứ 72 của mình để dâng lên Người và rót trà chung tuần cho người Thầy kính yêu, làm tôi xúc động! Phải có phước duyên lắm mới được tận mắt thấy cảnh tượng này! 

 

on tue sy (1)

 

Sau các nghi thức cúng trai tuần cho Giác linh vị Hòa Thượng vừa quá vãng, HT Thích Như Điển khai mạc buổi Lễ tưởng niệm, trao tờ di chúc có đóng mộc của vị Cố Hòa Thượng cho vị Trụ trì chùa Viên Giác, Thầy T. Hạnh Định, đọc to trước đại chúng. Cốt lõi chỉ là câu: "Kính đề cử Hòa Thượng Thích Như Điển đăng lâm Pháp tịch Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm Thời". Một trọng trách khá nặng nề và đầy vinh quang. Một Tam Tạng Pháp Sư Thích Tuệ Sỹ của thế kỷ 21 đã trao trọng trách lại cho Người với dàn máy vi tính hiện đại của thời 4.0 và tương lai với AI, Trí tuệ nhân tạo để dịch kinh điển. 

 

Hòa Thượng tường trình ngắn về chuyến hành hương Nhật Bản vừa rồi của phái đoàn gồm 10 vị Chư Tôn Đức và 13 Phật tử từ các quốc gia trên thế giới. Mười năm trước Người cùng phái đoàn sang Nhật dự lễ Khánh thành ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên xứ Nhật do HT Minh Tuyền xây dựng, thế mà bây giờ đã lên đến 10 ngôi Chùa và hơn nửa triệu người Việt Nam sống trên xứ Nhật. Hòa Thượng Tuệ Sỹ cũng đã tìm được khá nhiều Tăng tài trẻ tuổi với khả năng phiên dịch rất cao, đặc biệt có nhiều người nữ như Sư Cô Thanh Trì, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Nhật Bản tuổi còn rất trẻ. 

 

Người không quên nhắc đến tài năng dịch thuật của Ni Trưởng Trí Hải, ngoài việc dịch Kinh điển Ni Trưởng còn dịch ra tiếng Việt các tác phẩm văn học như "Câu chuyện dòng sông" của nhà văn Đức đoạt giải Nobel văn học năm 1946, Hermann Hess, một cách tài tình. 

 

Những bậc tiền bối tài giỏi trong công việc dịch thuật đã từ từ ra đi, còn sót lại chỉ Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Nhưng tre già măng sẽ mọc thôi! Đó là định luật tự nhiên của trời đất. 

 

Với nụ cười hài lòng, Hòa Thượng kể chuyện miền Bắc bây giờ rất thích tìm đọc tài liệu sách vở của Thầy Tuệ Sỹ hay các tác phẩm viết về Ngài, tất cả các đầu sách đều bán sạch, tương lai sẽ cho xuất bản hàng loạt. Chẳng bù với lúc trước, ít ai biết Ngài là ai? Và HT Như Điển cũng được nổi tiếng theo, tác phẩm "Đại Đường Tây Vực Ký" xuất bản đầu năm 2023, in khoảng 1.200 cuốn, đã được các độc giả miền Bắc tìm hiểu mua hết. Các nhà in đã xin xuất bản 10 cuốn sách trong số 72 tác phẩm của Người, tuy tò mò nhưng tôi không dám hỏi, thôi cứ chờ ngày sách phát hành tự nhiên sẽ biết! 

 

Anh Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, tân Chủ bút báo Viên Giác lên nói đôi lời về các thành tích của ông cựu Chủ bút Phù Vân, một sự hy sinh tận tụy hết lòng với tờ báo trong suốt hơn ba chục năm. Câu cuối anh nói: "Tôi mới làm được 3 số báo, đã thấy đôi vai nặng trĩu như thế nào? Trong khi đó anh Nguyên Trí Phù Vân đã gánh vác đến 180 số, một con số tôi chưa hề dám nghĩ !!!".

on tue sy (2)

 

Chị Phương Quỳnh - Diệu Thiện, người bạn đời và tri kỷ của anh Phù Vân như câu thơ anh viết tặng chị: "Anh nhận ra em chính là mẫu người tri kỷ", cũng được Hòa Thượng đột xuất mời lên chia sẻ đôi lời, với giọng nói run run xúc động, chị cảm ơn tất cả các Chư Tôn Đức và các Bằng Hữu từ các nơi trên thế giới, đã đến thăm và tặng quà cho người bệnh trong suốt vài tháng nay. Và đặc biệt hôm nay có mặt nơi đây để cúng tuần 100 ngày cho người quá vãng.

 

Vì quá bất ngờ không kịp sửa soạn, nên chị Phương Quỳnh đã quên ngỏ lời cảm ơn 2 vị bác sĩ Dương Anh Dũng và Nguyễn Hoàng Cương ở Hamburg đã luôn gần gũi chăm sóc bệnh tình cho anh Phù Vân trong mấy tháng qua.

 

Tuyển tập thơ cuối cùng "Cũng đành dâu bể với thời gian" của anh dưới bút hiệu Tùy Anh, cũng hoàn thành trước khi anh ra đi, nhưng cuốn sách đã đến chậm vài ngày khiến anh chưa được cầm trên tay ngắm nghía đứa con tinh thần của mình, chỉ được xem bản thảo trước ngày in. Công lao layout và in ấn gấp rút phải cám ơn hai vị Thiện hữu tri thức Nguyên Đạo Văn Công Tuấn ở Đức và Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến ở Hoa Kỳ.

 

Sau đó mọi người cùng nhau sang phòng linh thờ Ngài Địa Tạng để cúng tuần 100 ngày cho anh Phù Vân, được thắp cho anh một nén hương, nhưng tôi chỉ dám đốt cho anh một nén hương lòng để bớt tổn hại bầu không khí trong phòng với khói hương nghi ngút. 

 

Mặc dù HT Thích Như Điển là Trưởng ban Tổ chức trong buổi Lễ tưởng niệm Ngài Tuệ Sỹ, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Hoằng Pháp tổ chức ngày 2 tháng 12 năm 2023 tại Tu Viện Đại Bi ở Hoa Kỳ. Nhưng Người đã hứa với anh Phù Vân trước từ đã lâu, nên ủy nhiệm cho Phó ban HT Thích Nguyên Siêu, đứng ra gánh vác buổi lễ đông đến cả ngàn người. 

 

Mọi người dùng trưa với món lẫu nấm tuyệt vời, nhưng ai trong Ban Biên tập báo Viên Giác thì phải ăn nhanh để còn sang Thư viện họp hành. Vì trời đông bão tuyết nên một số người đành lỗi hẹn, mặc dù đã mua vé xe và đã đặt phòng khách sạn, như anh Vũ Ngọc Ruẫn bên Thụy Sỹ. Thật là đáng tiếc! 

 

Số người có mặt tuy không nhiều, nhưng cũng đủ con số mười để bàn thảo, để anh Chủ bút mới hân hoan trình bày bộ mặt mới của tờ báo từ nội dung đến hình thức. 

 

Những khuôn mặt gạo cội của tờ báo Viên Giác như vợ chồng anh Trần Phong Lưu và chị Quỳnh Hoa. Rồi đến vợ chồng nhà thơ Đan Hà, anh bác sĩ Trương Ngọc Thanh, đã theo phò Sư phụ từ lúc còn là sinh viên trường Y. Nhóm Bút nữ chỉ có 2 cây là Phương Quỳnh và Hoa Lan, lần này có thêm một cây bút mới là Hoàng Quân. Anh Trung văn phòng, một khuôn mặt thân thương và dễ mến. Một nhân vật đáng được ngưỡng mộ nữa là anh Sanh của văn phòng, người đã ngoài 90 nhưng vẫn còn minh mẫn và phong độ như thuở nào, vẫn còn tinh tế nhận ra những lỗi chính tả và ý văn của những ai viết mập mờ. 

 

Anh Văn Công Tuấn muốn tờ báo Viên Giác từ từ chuyển hướng đến giới trẻ, thế hệ nối tiếp, chứ không phải “bảo bối“ riêng của các cụ xưa nay. Các độc giả trung thành của tờ báo từ 45 năm nay, chắc hẳn tuổi hạc đã khá cao??!!

 

Chúng ta hãy theo dõi và chờ đợi xem những số báo tới diễn biến như thế nào? Đã thay hình đổi dạng được bao nhiêu? Các điều này rất quan trọng cho sự sống còn của tờ báo, chẳng những sống mà còn phải sống hùng sống mạnh nữa. Vì tờ báo Viên Giác là linh hồn của Hòa Thượng Chủ nhiệm sáng lập Thích Như Điển, là mái nhà của anh Chủ bút Phù Vân. 

 

Hoa Lan -  Thiện Giới. 

Ngày 3 tháng 12 năm 2023.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11563)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9232)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23138)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6908)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70043)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87244)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137283)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10227)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23200)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6565)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]