Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngưỡng Vọng Tăng Tài (Thành kính tưởng niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023)

14/12/202309:19(Xem: 1415)
Ngưỡng Vọng Tăng Tài (Thành kính tưởng niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023)


hoa thuong tue sy (228)

NGƯỠNG VỌNG TĂNG TÀI

Thành kính tưởng niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023)

Bài viết của Tỳ Kheo Thích Viên Thành
Do PT Diệu Danh diễn đọc




 

Khi còn ngồi ở ghế nhà trường Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn trước năm 1975, bản thân Viên Thành cũng như những Tăng Ni sinh, sinh viên và Phật tử thuần thành nào cũng đều nghe đến tiếng Thầy (Ôn) Tuệ Sĩ và tất cả đều ngưỡng vọng về một bậc Tăng tài uyên thâm lỗi lạc này. Ôn nguyên quán ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, nhưng được sinh tại tỉnh Pakse, nước Lào.

Ôn Tuệ Sĩ có túc duyên với Phật Pháp nhiều đời nhiều kiếp. Từ nhỏ đã vào chùa sinh hoạt theo văn hóa Lào, HT Thích Nguyên Siêu viết về HT Tuệ Sĩ như sau:“suốt ngày HT ở dưới bàn tượng Phật Bổn Sư thờ nơi chánh điện, để học kinh luật, sưu tra luận nghĩa, mà quý sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, đã thấy được trí tánh thông minh của HT, biết được đây là bậc kỳ tài, là rường cột của Phật giáo, mà chư sư Lào đã không đủ khả năng dạy nữa. Để không làm mai một thiên tư trác việt, trí tuệ tuyệt vời, các vị Sư Lào đã gởi Ngài về Việt Nam, cho quý Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn, dạy dỗ”.

Được sư phụ là HT Thích Trí Thủ thấy được sự “mẫn tiệp” của đệ tử, nên cho Pháp danh là Nguyên Chứng. “Có lẽ Ôn Già Lam đã thấu hiểu được tâm tư của HT Tuệ Sĩ, tài nghệ khác thường hơn người đời, như rồng thiêng vẫy vùng nơi đại hải, nên lắm lúc cũng bất chừng khi tâm thức vùng dậy, như trận cuồng phong xô giạt phá đổ mọi thành trì, chướng ngại, trở lực của thế giới trí thức, liễu tri thế gian, mở bày một chân trời giải thoát của tâm hồn Đại Sỹ, bao la, vô cùng tận.

Do vậy, nhìn vào đời sống của Ngài thật đơn giản nhưng sung túc, cặm cụi nhưng thư thái, nhiệt tâm nhưng buông xả, mà Ngài thường dạy anh em Tăng sinh viên, như “hạt xả không trí”, như hạt bỏ ao hoang, không luyến lưu, tham đắm mọi hình thái của cuộc đời. Ngài sống thanh bạch, đơn sơ, đêm ngày miệt mài, trầm mình trong thế giới tâm linh, tư tưởng, triết học, thi ca, ngôn ngữ, nên không còn thời giờ nghĩ đến cách ăn mặc, bề ngoài như kẻ khác.

Do vậy, trên người của Ngài, luôn luôn với bộ áo nhật bình 4 vạt úa mầu với thời gian, dài tới dưới đầu gối, khi dạy học cũng như lúc ra ngoài. Dáng người tuy nhỏ nhắn, nhưng khối óc thì vĩ đại, thông minh thiên phú. Chính vì bản chất thông minh đó mà tên Tuệ Sỹ là do Ngài tự đặt, sau khi hiểu và thông đạt được tư tưởng tu chứng của Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, đời Trần, Ngài đã lấy tên Tuệ Sỹ, trong bốn chữ Tuệ Trung Thượng Sỹ.. “ (Theo bài viết HÒA THƯỢNG TUỆ SỸ, TRÍ SIÊU NHỮNG THIÊN TÀI LỖI LẠC của Thích Nguyên Siêu)

Đúng là Tuệ Sĩ (người có trí tuệ siêu việt) không qua trường đại học nào, chỉ tự học, nhưng đã biết được nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ɖức, thông thạo tiếng Pali, tiếng Phạn và đặc biệt rất giỏi chữ Hán.

Từ đây Ôn nghiên cứu các triết lý, tư tưởng, đông tây, dịch thuật, tu tập và trí tuệ phát triển thêm lên, để diễn thuyết về “Vấn đề Tâm thể trong Tâm lý học Phật giáo” là bài diễn thuyết đầu tiên của Ôn ở Đại Học Vạn Hạnh đề cập đến một trong những vấn đề gai góc và trung tâm nhất của Phật học, cho thấy sự hiểu biết vô cùng sâu sắc của Ôn về triết học của các hệ phái Phật giáo và viết nên những tác phẩm giá trị về Phật giáo như Ɖại Tự Ɖiển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam (viết cùng thầy Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát); Triết học về Tánh Không; Trung Quán Luận; Kinh Lăng Già (dịch); Thiền Luận (dịch)… Ôn vừa là Giáo Sư cũng là chủ bút tạp chí Tư Tưởng của Viện Ɖại Học Vạn Hạnh và trong ban biên tập tạp chí Khởi Hành, những tạp chí đầy uy tín, lúc bấy giờ.

“HT Tuệ Sĩ và GS Lê Mạnh Thát là hai thiên tài hiếm quý của Phật giáo và Dân tộc, một là thiên tài tư tưởng và một là thiên tài sử học. Hai thiên tài đó, chỉ ngay với những cống hiến đã có không thôi cũng đã là hai bóng dáng lớn và ảnh hưởng của những cống hiến đó chắc hẳn sẽ còn tác động lâu dài trong sinh hoạt tư tưởng và nghiên cứu lịch sử” HT Thích Nguyên Hạnh (Lê Hậu)

Sau ngày 30/4/1975, Ôn Tuệ Sỹ về Nha Trang làm rẫy. Ɖến năm 1977, Ôn vào Sài Gòn sống ở Tu Viện Quảng Hương Già Lam và kiên trì tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền và bảo vệ Chánh pháp. Ɖầu năm 1978, Ôn bị chính quyền cộng sản bắt giam 3 năm cho tới đầu năm 1981 thì được thả. Ngày 1 tháng 4 năm 1984, Ôn lại bị bắt cùng với Thầy Thích Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Trong phiên tòa kéo dài ba ngày 28, 29 và 30 tháng 9 năm 1988, hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu bị kết án tử hình với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. vì là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đang bất phục chế độ và chính quyền hiện tại. Nhờ sự tranh đấu mãnh liệt của các tổ chức nhân quyền quốc tế, Hà Nội phải giảm án xuống còn chung thân khổ sai.

Tháng 9 năm 1998, Ôn được trả tự do sau gần 15 năm tù khổ sai và được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann - Hamett Awards.

Ôn là một con người cương trực, quyết thực hiện theo lời Phật dạy, “bất bái quân vương” và trước khi được thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu Ôn ký vào đơn để gửi lên Chủ Tịch nước Trần Đức Lương xin khoan hồng. Ôn trả lời, “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi.” Công an nói không viết đơn thì không thả, Ngài không viết và tuyệt thực. Cuối cùng Hà Nội đã phải phóng thích Ôn sau 10 ngày tuyệt thực.

Vì nhu cầu phục hoạt GHPGVNTN nhị vị HT Thích Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ, vận động Ôn ra tham gia Phật sự. Tháng 4 năm 1999, Ôn được HT Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, để cử làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.

Từ lúc còn nhỏ cho tới lúc khi trưởng thành, Ôn Tuệ Sỹ đều sống một đời tu hành khắc khổ và trong sạch hoàn toàn, không bao giờ ham mê danh vọng thế tục, không bao giờ để ý đến địa vị xã hội và chẳng bao giờ biết đến tiền bạc lợi lộc cho chính bản thân. Tất cả đều để tâm đến con đường nghiên cứu, giảng dạy, hoằng pháp, giải thoát, giác ngộ cho tự thân và chúng sanh vạn loại. Khi còn ở Quảng Hương Già Lam, Ôn đã mở lớp “gia giáo” trực tiếp dạy cho các Tăng Ni sinh, đa số là cho Tăng Ni sinh của Học Viện PGVN tại Sài Gòn. Song song với việc trực tiếp này, Ôn còn tranh thủ với hệ thống truyền thông hiện đại toàn cầu internet, mở nhiều lớp giảng dạy về nhiều loại kinh cao cấp, cho Tăng Ni, Phật tử và cho các em GĐPT khắp nơi trên Paltalk và các Zoom khác.

 

Tâm huyết và quan điểm rõ ràng nhất, đã gởi gắm trong Thư Gởi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế, Ôn đã viết: “Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn; Đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy…

Khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức… Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia. Đó là thanh quy: Sa môn bất kính vương giả…

…Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương đã trở thành sáo rỗng. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng ...”

( Tuệ Sỹ – 2003)

Sau đó với trách nhiệm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ôn Tuệ Sỹ đóng góp rất nhiều cùng với nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ trong công cuộc đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Và Ôn đã lên ý tưởng cũng như ký quyết định hình thành Tổ Chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế Giới, để tạo sức mạnh toàn lực và toàn thế giới, đầy mạnh ủng hộ việc phục hoạt. Riêng bản thân vì bệnh duyên với 15 năm tù sống trong cơ cực, mang hết năng lực và tâm huyết phụng sự Giáo hội và chúng sanh, nhưng cũng trong nhiều chướng nạn, với bản chất không màn danh lợi, nên Ôn lui về sống ẩn dật, chuyên nghiên cứu và dịch thuật.

Sau khi TLHT Thích Quảng Độ viên tịch, một hội đồng trưởng lão của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa được thành lập Ôn Tuệ Sỹ, được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của giáo hội này, với thời gian và quyết định cụ thể như sau:

Ngày 20/04/2020, nhân lễ chung thất của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng thống trở thành Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.

Trong một công bố ngày 1/9/2021 Ôn Tuệ Sĩ đã viết:“Cộng đồng bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tại, hành đạo và hoằng đạo giữa các cộng đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thù, nghi kỵ, điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng. Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá. Và, trong một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh hay lý giải bằng bất cư lý luận gì: vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo ý thức hệ gì, duy tâm, duy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu. Trong một thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết.”,

Tứ những trăn trở ấy, ngày 10/05/2021, Ôn Tuệ Sỹ ra Thông bạch cung thỉnh thành lập Hội đồng Hoằng pháp. Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN cũng đã nhấn mạnh đến hoạt động của Giáo Hội như sau:

“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.

“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.”

 “GHPGVNTN bề ngoài là hình thức của cơ chế thế gian, nhưng nội hàm bên trong là thượng cầu Phật đạo và hạ hóa chúng sinh, tức thi thiết hạnh và nguyện của Bồ-tát đạo. Với bản thể như thế thì GHPGVNTN không thể tự đặt mình dưới sự sai khiến của bất cứ cơ cấu chính trị thế tục nào, bởi vì nếu làm như vậy thì Giáo Hội tự đánh mất mục tiêu cứu cánh xuất thế của mình.

Mặc dầu bị đàn áp khốc liệt và tìm mọi cách tiêu diệt, nhưng GHPGVNTN chẳng những vẫn tồn tại, mà còn thành một tổ chức “đối lập”, nói lên được những thực tế và tình hình cũng như sự tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, đến với dư luận và cộng đồng quốc tế, giúp cho GHPGVN hiện tại được chính quyền chú tâm, bảo vệ, từng bước được độc lập và được yểm trợ mạnh để phát triển vươn lên.

Tuy vậy, công cuộc phục hoạt GHPGVNTN vẫn là nhu cầu cần thiết để duy trì một Giáo Hội truyền thống nằm trong lòng dân tộc và lịch sử hơn hai ngàn năm của Phật Giáo Việt Nam. Cho nên người lảnh đạo cho việc phục hoạt GHPGVNTN hiện nay, Ôn Tuệ Sỹ bậc Tăng tài của Việt Nam, trong thời hiện đại, được nhiều người ngưỡng vọng là xứng đáng và phù hợp nhất.

Dưới sự lành đạo của Ôn Tuệ Sỹ, để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loại và Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Ký và chư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.

Thứ Bảy ngày 27 tháng 11 năm 2021 Hội đồng Hoằng Pháp (GHPGVNTN) đã tổ chức đại hội lần thứ I trực tuyến qua hệ thống Zoom quy tụ gần 500 đại biểu trên khắp thế giới. Hội Đồng Hoằng Pháp Trung Ương ra đời,

Ôn Tuệ Sỹ dù thân mang trọng bệnh vẫn canh cánh bên lòng lời ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ để âm thầm, miệt mài dựng lại Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

Nhiệm vụ chính của Trưởng Tử Như Lai là Hoằng Pháp Độ Sanh, khi biết được rằng: Một thời Thế Tôn trú ở Kipila, Ngài cho gọi các Tỳ kheo lại dạy rằng: 5 lợi ích của việc nghe Pháp:

1/ Nghe Pháp giúp chúng ta nghe được những điều chưa biết, chưa nghe

2/ Nghe Pháp làm trong sạch điều đã được nghe

3/ Nghe Pháp giúp chúng ta đoạn trừ nghi ngờ

4/ Nghe Pháp Phật làm cho tri kiến được chính trực

5/ Nghe Pháp giúp cho tâm mình được tịnh tín, có lòng tin đầy đủ

Đúng như lời Phật dạy, cũng là tiêu chí của người Tu: “Trí Tuệ là Sự Nghiệp” dưới sự chỉ đạo của Ôn Tuệ Sĩ, ở hải ngoại HT Thích Như Điển, HT Thích Nguyên Siêu và TT Thích Nguyên Tạng, đã năng nỗ bắt tay cùng với Chư Tôn Đức ở 5 châu, hình thành nên Hội Đồng Hoằng Pháp hải ngoại, Tổng Vụ Hoằng Pháp và Ban Truyền Bá Giáo Lý của từng châu, tạo “Hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM”, mời thỉnh Giảng Sư và lên lịch giảng cho PT toàn thế giới theo dõi và tu tập thật là nhiều lợi ích và đầy phấn khởi.

Với oai đức của Ôn Tuệ Sĩ cùng nhiều nỗ lực với đầy năng lượng của Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Hoằng Pháp và khắp nơi. Chỉ hoạt động mới được hơn 1 năm, mà đã có được nhiều buổi giảng giá trị, đầy chuyển hóa, tạo được tiếng vang và ảnh hưởng tốt trong cộng đồng Phật tử hải ngoại, về phần dịch thuật đã hoàn thành được 1 bộ Thanh Văn Tạng 29 cuốn gồm có: Kinh Trường A-hàm (2 cuốn), Kinh Trung A-hàm (4 cuốn), Kinh Tạp A-hàm (3 cuốn), và Kinh Tăng Nhất A-hàm (3 cuốn); Luật Tứ Phần (4 cuốn), Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn (1 cuốn); Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá (3 cuốn), A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận (1 cuốn), A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận (1 cuốn); và Tạp Bộ gồm Lục Độ Tập Kinh (1 cuốn) và Kinh Hiền Ngu (1 cuốn); và 5 cuốn Tổng Lục.

Ngày 21 Tháng 5 năm 2023 Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, San Diego, hội trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã ra Thông Báo cho biết 1,000 bộ Thanh Văn Tạng đã được chuyển từ kho nhà in ở Thái Lan tới các nơi và các nơi đã long trọng làm lễ cung đón: tại Hoa Kỳ 330 bộ, Âu châu 320 bộ, Úc châu 200 bộ, Canada 100 bộ. Trích lời của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Giới Thiệu Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: HT Nguyên Siêu đã phát biểu:

“Trong một không gian ấm cúng, đầy tình Đạo vị đông đảo quý ngài cùng quý liệt vị hiện diện đã tham dự và cầm trên tay Kinh Tạng Thinh Văn, là một niềm tự hào qua bao thời gian tích lũy công đức phụng sự để có được thành quả như ngày hôm nay, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao.” Một dòng sông không làm nên biển cả mà trăm sông, ngàn sông đồng đổ về đại hải để trở thành một đại dương nước mênh mông.”

Hiện tại, do nhiều năm bị tù đày và sống kham khổ, chỉ biết đầu tư cho “trí tuệ”, nên sức khỏe của Ôn Tuệ Sĩ phải trải qua nhiều trận “thập tử nhất sanh”, nhưng chắc rằng “hồn thiêng sông núi”, anh linh của các vị “Thánh tử đạo và tiền bối hữu công”, đặc biệt là sự gia hộ của Giác Linh nhị vị Đệ Tứ và Đệ ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, và sự nhất tâm cầu nguyện của bốn chúng đệ tử, thể theo: THÔNG BẠCH về tình hình sức khỏe và Cầu An cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, của HT Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN ký ngày 24/9/2023 tại Tổ Đình Viên Giác Đức quốc. Với sự chí thành cầu nguyện của tứ chúng và hàng ngàn học trò trên toàn cầu, đã giúp Ngài vượt qua hiểm nguy, để mãi tồn tại hầu phục hoạt GHPGVNTN và hoằng truyền chánh Pháp, lợi lạc quần sanh cho khắp năm châu.

Chủ trương của Đạo Phật là: “Duy Tuệ Thị Nghiệp” chỉ có tuệ giác mới có thể giúp con người giải quyết mọi chuyện khổ đau, hiện tình GHPGVNTN cũng phải cần đến sự thông tuệ của Ôn Tuệ Sĩ.  Một Tăng Tài với một tầm nhìn xa, có đường hướng giáo dục lâu dài và chuẩn bị kế hoạch cũng như đào tạo được một số Tăng Ni và Sinh viên trẻ, trong và ngoài nước, rất đáng ngưỡng vọng.

Đúng đời là vô thường. Phật còn có Tứ bất năng:

“Điều 1:  Phật không thể làm thay đổi Quả báo của một ai đó. Ai tự gieo Nhân thì tự nhận Quả.

Điều 2: Phật không thể ban cho Trí tuệ đối với những người không tu học. Bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu học.

Điều 3: Phật không thể diễn tả hết được Diệu pháp chân thật của vũ trụ (Chân lý Duyên khởi) bằng ngôn ngữ, mà mỗi người cần dựa vào tu tập và thực chứng nơi chính mình.

Điều 4: Phật không thể làm giác ngộ cho người không có duyên với Phật pháp: “Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên”.

Cho nên với vận nước vẫn còn nhiều nhiêu khê, đầy nghiệp chướng, với tâm lực và nguyện lực của Ôn dầu “Ngã nguyện vô cùng” cũng chưa thể nào chuyển hóa được. Tâm nguyện lớn thể hiện rõ nhất, khi nằm trên gường bệnh Ôn vẫn tranh thủ miệt mài dịch thuật, hiệu đính, chú giải… cho Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam và những tác phẩm nghiên cứu, quan trọng khác. Nhưng “lực bất tòng tâm”, do bệnh duyên, Ôn cũng thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 4 giờ chiều ngày 24/11/2023 (12/10/Quý Mão) tại Chùa Phật Ân, khu 14, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, trụ thế 79 năm, 46 giới lạp. Kim quan và xá lợi được an trí tại Chùa Phật Ân, sau khi thăng giá trà tỳ tại Đài hỏa táng Sa La.

Với thân gầy còm, sống đời thanh bần lạc đạo, nhưng trí tuệ siêu tuyệt, đạo lực phi thường, tinh thần vô úy cao độ và sự đóng góp không biết mệt mỏi về văn hóa, giáo dục cho đạo Pháp và dân tộc. Ý thức được rằng “Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, dầu thân bệnh nhưng tâm vẫn đau đấu cho tiền đồ dân tộc và đạo Pháp, nên phải gánh vác thêm vai trò Chánh Thư Ký, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, trong một thời buổi đầy nhiễu nhương và băng hoại.

Đúng là một “học giả” đầy “thiên tài”, tự học, tự dạy, không qua một trường đại học chính quy nào, nhưng những hoạt động của Ôn, đã để lại cho đời nhiều tư tưởng và quan điểm tích cực. Quan trọng nhất là một lực lượng kế thừa trong Tăng Ni và trí thức già, trẻ trong và ngoài nước, mà Ôn đã cảm hóa và âm thầm đào tạo nuôi dưỡng.

Kịp ra mắt Ôn và đại chúng là một công trình dịch thuật ra Việt ngữ với Bộ Thanh Văn Tạng đã xong, trong Bộ Đại Tạng Kinh đồ sộ. Đúng theo tâm nguyện gìn giữ giá trị truyền thống “bất bái quân vương” và lợi lạc lâu dài cho muôn loài chúng sanh của Chánh Pháp, trong hiện tại và mai sau, cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam độc lập không bị nhiễm ô, mà Ôn luôn canh cánh.

Tâm nguyện của Ôn đã có kết quả tốt. Qua sự “thị tịch” và tang lễ với Di Chúc Tâm Tang, tổ chức trong đơn giản. Nhưng với hình ảnh GS Lê Mạnh Thát (một thiên tài Phật giáo) luôn kề cận, từ khi vào tù cùng chung án tử hình, cho đến lúc thăm bệnh và suốt dọc đường đi về Lễ Phật, Tổ, tại Quảng Hương Già Lam, đến nơi trà tỳ Sa La, cùng với hàng ngàn Tăng Ni, PT, GĐPT tâm thành, nhất niệm. Cảm động nhất, là Đoàn sinh GĐPT với đồng phục, từ già đến trẻ vẫn thành tâm quỳ thành hàng dài cả cây số để cung tiễn Ôn, thăng giá đến nơi trà tỳ. Dù cách trở nhưng Chư Tôn Đức đại diện các Giáo Hội 5 châu, cùng câu hội về Chùa Phật Ân. Tại Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc Châu, Á Châu, các Giáo Hội cũng trang trọng tổ chức những buổi lễ Tưởng Niệm Ôn ở khắp mọi nơi trên thế giới, qua đầy ắp các trang mạng truyền thông hiện đại. Từ đây ảnh hưởng của Ôn, của Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã đánh thức và giúp cho mọi người có trách nhiệm với dân tộc và đạo Pháp, hãy quán chiếu lại và giữ gìn, phát huy truyền thống tinh thần Hộ Quốc An Dân mà Đức Phật đã dạy, qua việc hành trì, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, trong Phật sự hoằng dương chánh pháp, mà Ôn cùng Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Viện Tăng Thống đang thực hiện, là một minh chứng hùng hồn nhất.

Với di sản ấy, với sự chuyển hóa của từng vị qua sự tu tập và hoằng truyền chánh Pháp, tin tưởng rằng Phật Pháp sẽ xương hưng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, bước chân của Ôn, không còn “Thiên lý độc hành” nữa, mà sẽ có nhiều vị tiếp nối, để duy trì truyền thống, giúp cải thiện cuộc đời, dẫn dắt chúng sanh đến bền bờ giác ngộ. Một Tăng tài, một hy hiến, một vị lảnh đạo, xứng đáng được mọi người ngưỡng vọng.

Đối với những người “ngưỡng vọng Tăng tài” đang kế thừa và thiết tha với tiền đồ Đạo Pháp, Dân Tộc, hãy thực hiện theo Điện Thư Phân Ưu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: “… Cách tốt nhất để tỏ lòng kính trọng đối với Ngài Tuệ Sĩ, là làm theo tấm gương mà Ngài ấy đã cống hiến hết mình để phục vụ tha nhân” và thực hiện theo lời dạy của Ôn Tuệ Sĩ: “Sống hay chết, vinh hay nhục, không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hỗ thẹn với phẩm hạnh cao quý của người xuất gia.”

Cầu nguyện Ôn Cao Đăng Phật Quốc, sớm hồi nhập Ta bà, để hoàn thành tâm nguyện hoằng dương chánh Pháp, lợi lạc quần sanh.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh tông tứ thập tứ thế, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội, Tăng Thống Viện Chánh Thư Ký Xử lý Thường Vụ, húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, hiệu TUỆ SỸ, Trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.


Viết, cập nhật và hoàn chỉnh tại Chùa Pháp Hoa SA, ngày 01/12/2023

TK, Thích Viên Thành, khể thủ






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 10402)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 18967)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 7759)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 6575)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 6050)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 6616)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 7206)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 7021)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 11347)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 6364)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]