Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Đúc Kết Ba Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần thứ 13- Tại Chùa Khánh Anh Paris- Pháp Quốc ngày 19 tháng 08, năm 2023

24/08/202311:47(Xem: 1969)
Bản Đúc Kết Ba Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần thứ 13- Tại Chùa Khánh Anh Paris- Pháp Quốc ngày 19 tháng 08, năm 2023

hoi thao 3 (34)
ht nguyen sieu-2ht nguyen sieu-3


BẢN ĐÚC KẾT

Ba Bài Thuyết Trình

Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư

Lần thứ 13- Tại Chùa Khánh Anh Paris- Pháp Quốc

ngày 19 tháng 08, năm 2023

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư tôn thiền đức Tăng, Ni,

Kính thưa chư Thiện Nam, Tín Nữ Phật tử,

 

Hành trạng chống tích vân du hóa độ của chư vị Tổ đức Thiền gia trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam làm hiển hánh, sáng lạng con đường Hoằng Pháp từ thời sơ kỳ cho đến hôm nay- 2023. Trên mọi quốc độ, nẻo đường đâu đâu cũng in đậm gót hài vô trung, và bản nguyện của quý Ngài gieo rắc nảy mầm hạt giống Phật khắp muôn nơi. Quý Ngài là các bậc Thượng Sĩ, hiện thân vào đời để hộ quốc, hộ dân, hộ Đạo mà một khi công viên quả mãn thì thâu thần thị tịch, để lại cho đời một nền văn hóa giác ngộ, kỳ vĩ trên dòng chảy của lịch Đại Tổ Sư.

Mỗi khi lên chánh điện tụng kinh, Chư Tăng, Ni đến Hậu Tổ lạy Tổ, nhìn lên khám thờ mà thấy lòng mình trầm xuống, bởi vì trên đó phụng thờ di ảnh quý Ngài mà một thời đã từng sống, từng sinh hoạt với chư Tăng Ni từ thuở sinh tiền. Từng ánh mắt, lời Thầy, bước đi, dung nghi còn hiện rõ mồng một, nào có phôi pha, như bài kệ đạt đạo của Thiền Sư Hương Hải:

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Giờ đây, ngày Về Nguồn, hiệp kỵ lịch Đại Tổ Sư lần thứ 13 được diễn ra 3 bài thuyết trình:

 

Thứ nhất: Hành Trạng và Sự Nghiệp của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Nói đến hành trạng và sự nghiệp của một bậc kỳ túc là điều khó nói. Nói sao cho đúng, và nói như thế nào gọi là sai; bởi vì ngôn ngữ là một tín hiệu hàm hồ, hơn nữa nhà Thiền còn nhắn nhủ:

Ngôn ngữ đạo đoạn

Tâm hành xứ diệt

Trực chỉ nhơn tâm

Kiến tánh thành Phật.

Tuy nhiên, thuyết trình viên đã khéo léo phương tiện trình bày bằng văn chương chữ nghĩa của con người mà hiểu qua Hành Trạng và Sự Nghiệp mà quý Ngài đã thị hiện. Sự trình bày này được đúc kết lại nhiều điểm sau đây:

  • Thời kỳ ở cố đô Huế- đất ngàn năm văn vật thần kinh, đã nuôi lớn thời son trẻ.
  • Thời tha phương học đạo, du học Ấn Độ nghiên tầm kinh điển để tác thành một sự nghiệp văn hóa kỳ vĩ.
  • Phiên dịch kinh tạng Pāli, làm kho tàng nghiên cứu cho giới học Phật, giảng giải, giáo dục… càng thêm đa dạng…
  • Thân thế, phát tâm xuất gia, túc duyên tu học cũng như mang hành trang hóa độ vào đời, hoằng dương Phật sự, mà tiêu biểu hai sự kiện trọng đại là du học Ấn Độ và phiên dịch kinh tạng Pāli nói trên.
  • Thân tướng và đời sống của Hòa Thượng được biểu hiện như là “Nội bí Thanh Văn, ngoại hiện Bồ Tát”. Vì thân quấn y Nam Truyền mà lòng thì phụng sự Phật pháp nuôi lớn tuổi trẻ, giáo dục người để gìn vàng giữ ngọc như là gia tài của cha ông để lại mà hộ pháp an tâm, đối với thế hệ người lúc bấy giờ - sinh viên Đại Học Vạn Hạnh.
  • Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN.
  • Là bậc Kỳ túc của Phật Giáo Việt Nam, Hòa Thượng là một nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà dịch thuật, nhà truyền bá Phật Pháp hôm nay và mãi cho đến ngàn sau: gia tài phiên dịch kinh Tạng Pāli.
  • Là một nhà Mô phạm, làm việc đúng giờ giấc. Tôn trọng thời lượng của người, đồng thời không lãng phí giờ giấc của mình, mà Hòa Thượng cảm nhận rằng: thời gian là vàng, lãng phí một giờ là mất đi một sự kiện, có ai sống gần với Hòa Thượng thì mới thấy điều này.
  • Người đồng sáng lập, là cha đẻ GĐPT Việt Nam.
  • Sự lợi ích mà Hòa Thượng đã trao cho một kho tàng quý báu đến các vị giảng sư, nhà nghiên cứu, giới học Phật qua thành quả công trình dịch thuật kinh tạng Pāli mà ngày hôm nay trong các Tự Viện, trong tay nải, nơi bàn viết… quý Thầy Cô hầu như đều có 5 bộ Nikāya: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh. Từ đây, công đức của Hòa Thượng đã nuôi lớn nhiều thế hệ người trong niềm tin yêu Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo.
  • Nhà Văn Hóa của nhiều Tác dịch phẩm:
    • Nhà Chiêm Bái Học Giả
    • Chữ Hiếu Trong Đạo Phật…
  • Người sáng lập Tạp Chí Tư Tưởng Vạn Hạnh “Đây là Tạp Chí tư tưởng chủ đạo về nhiều lĩnh vực: Tư tưởng, triết lý Đông Tây, Văn học triết thuyết. nghệ thuật, âm nhạc, Thiền học, sử học, cấu trúc Tự Viện, v.v. mang tính thời đại cũng như cổ xưa dưới mọi lĩnh vực đều nội hàm trong “Tư Tưởng Vạn Hạnh”. Những cây bút gạo cội triết gia Pham Công Thiện, Giáo Sư Tiến Sĩ sử học Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Phương Trời Viễn Mộng đọa đày, Trường Sơn cao ngất Ôn Tuệ Sỹ. Giáo Sư Nghiêm Xuân Hồng, Ni Trưởng Trí Hải, Giáo Sư Ngô Trọng Anh, Hòa Thượng Mãn Giác, nhà văn tiểu thuyết Doãn Quốc Sỹ…xin chỉ tiêu biểu.

 

Tóm lại, qua những đặc tính, đức tính phổ quát mà thuyết trình viên đã thuyết trình cho thỉnh giả một cái nhìn, thiết thực, đa dạng của một nhà học Phật uyên thâm. giàu lòng nhân bản phụng sự. Vô phân biệt, giữa đời và đạo, giữa thế gian hay xuất thế gian, tục đế, hay chơn đế.

 

Thứ hai: Hạnh Nguyện và Sự Nghiệp của Hòa Thượng Đức Niệm

Hòa Thượng thường nói “Quê mùa Tỳ Kheo". Một vị Tỳ Kheo ăn cơm sơ sài đơn giản, nơi bàn gỗ thô sơ, dưới bóng cây dâu bên hiên chùa. Hòa Thượng siêng năng, cần mẫn làm vườn, bằng đôi tay khô, bàn chân cứng, xắn quần bó gối, đầu trần một nắng hai sương. Nhưng không, nếu chúng ta theo dõi buổi thuyết trình về: Hành trạng và Sự Nghiệp của Hòa Thượng Thích Đức Niệm, thì không thể tin Hòa Thượng là một vị Tỳ Kheo quê mùa, ruộng vườn rau sắn, mà phải nói Hòa Thượng là nhà học thuật, văn chương lỗi lạc, là nhà tu tập tinh chuyên, nơi chốn nhà Thiền, là nhà giáo dục thực tiễn, là người thể đạt nhiều học vị bằng cấp v.v…

Để đúc kết đề tài này, gồm có các điểm chính trong đời hành đạo, học đạo như sau:

  • Thời thơ ấu sống với gia đình đến năm 13 tuổi xuất gia học đạo tại những ngôi chùa tại quê nhà.
  • Theo học các Phật Học Viện Tòng Lâm: Chùa Ấn Quang Sài Gòn. Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang…
  • Ngài lấy các học vị: Tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Giáo Phật Học Đường Nam Việt. Tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Đại Học Vạn Hạnh. – Đậu cao học và ngôi vị Tiến Sĩ quốc gia- Đài Loan.
  • Phó viện trưởng viện Đại Học Đông Phương, cùng với Hòa Thượng Thiên Ân điều hành, và khai sáng Phật Học Viện Quốc Tế.
  • Chủ tịch Hội cứu trợ thuyền nhân vượt biển tỵ nạn tại Đài Loan.
  • Mở giới đàn Thiện Hòa Hải Ngoại để cho các giới tử thọ giới tu tập, đây chính là ân đức tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức.
  • Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, và chánh văn phòng Hội Đồng Đại Diện.
  • Dịch thuật, biên soạn nhiều tác phẩm, dịch phẩm, trên dưới 20 đầu sách.
  • Mở nhà phát hành, in ấn kinh sách, bảo lưu nền văn hóa Phật giáo nơi hải ngoại.
  • Lời Từ Biệt: đền ơn chư Phật, chư Tổ, Pháp lữ cùng quý Thiện Nam tín nữ Phật tử, trước khi về hầu Phật.
  • Các nội dung của Pháp ngữ lục để lại cho đời bao tâm huyết, ân tình giáo dục hai giới xuất gia và tại gia.

Ấy là đôi nét được đúc kết qua bài thuyết trình trên. Dĩ nhiên không làm sao đầy đủ nhưng tiêu biểu để làm kim chỉ nam, hướng đi đích thực cho tất cả chúng ta…

 

 

Thứ ba: Hạnh Nguyện và Sự Nghiệp Ni Trưởng Trí Hải

Ni trưởng xuất thân trong dòng dõi danh gia vọng tộc. Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh- Pháp Danh Tta6m Hỷ. Nhưng qua thành quả tu tập và hạnh nguyện thì đâu đó là túc duyên kiếp trước. Sơ lược về dòng dõi từ thời Vua Gia Long cũng như các vua về sau. Dòng dõi truyền thừa đã có tài liệu in sẵn, mà Đại chúng đã có trong tay.

Trong dòng lịch sử này, rơi vào thời kỳ rối ren Pháp thuộc.

Thân thế Ni Trưởng: Pháp Danh Tâm Hỷ… Hưởng thọ 66 tuổi

Trong thời thơ ấu:

  • Du học U.S.A. nhưng bỏ dở về lại Việt Nam. Giáo Hội tuyển chọn Ni Trưởng là nhân sự ưu tú của Giáo Hội.
  • Tổng Hội kêu gọi các hệ phái thành lập thống nhất Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trụ sở Chùa Ấn Quang.
  • Phát triển con đường hoằng pháp mang tính nhập thế. Thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn. Pháp Hội - Xá Lợi.
  • Phát nguyện xuất gia với Sư Bà Diệu Không. Hoàn thành chí nguyện- làm thư viện trưởng- thư viện Đại Học Vạn Hạnh.
  • Làm từ thiện xã hội rồi thọ giới cụ túc giới tại Giới Đàn Vĩnh Gia- Đà Nẵng. Rồi giảng giải kinh tạng Pāli đây là hạnh phúc vô cùng của Ni Trưởng mà cũng là chí nguyện trong sự hiến dâng.
  • Bị bắt bởi chế độ CHXHCNVN. Kết án 4 năm tù ở.
  • Dạy luật Tứ Phần cho Ni Chúng. Được thỉnh cử làm phó viện trưởng Viện Phật Học Sài Gòn.
  • Sự nghiệp văn học thừa hưởng từ tổ tông Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương. Dịch sách câu chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse nổi tiếng. Nói đến gia tài sự nghiệp văn học của Ni Trưởng thì thật phong phú, và khó nghĩ bàn- Trí Hải Toàn Tập- một Trí tuệ tuyệt vời hiếm có mà nội hàm gần 100 tác phẩm, dịch phẩm, biên khảo, giảng luận, v.v.
  • Chủ Bút Tuệ Uyển tạp chí. Nội dung chuyển tải tư tưởng trẻ trên tinh thần giáo dục thanh thiếu nhi. Ni Trưởng là viên ngọc của Phật Giáo Việt Nam.
  • Làm từ thiện xã hội qua nhiều lĩnh vực nhưng không bao giờ mệt mỏi. Đây chính là hạnh nguyện Bồ Tát thị hiện vào đời. Đâu đâu cũng là đạo tràng tu tập chính tự thân của mình.
  • Giờ phút cuối cùng xả bỏ báo thân giả tạm nhưng luôn tỉnh giác với chính mình. Tâm không lay động để làm gương cho những người đồng hành trên con đường phụng sự. Vì Ni Trưởng đã liễu tri rằng thân ngũ uẩn là huyễn hóa. Thân tứ đại là tạm bợ một khi đã thẩm thấu được giáo lý uyên thâm giác ngộ, thì không còn bị lây chuyển trước những hình ảnh của tiền trần.
  • Nền văn học, một kho tàng vĩ đại của Ni Giới. Bao nhiêu tác phẩm dịch phẩm, soạn phẩm, từ kinh luật luận. Văn chương, thi phú từ Đông sang Tây, hay chốn nhà Thiền đã làm sống động, nên thơ. Đẹp. Đẹp tuyệt vời qua thiên tài tính để làm giàu gia tài nền văn hóa Tổ Tông cũng như Phật Việt. Diểm phúc và hãnh diện cho Ni chúng đã có một vị Trưởng thượng nêu cao tấm gương: Tu tập. Học hành. Đỗ đạt. Học vị. Phụng sự hiến dâng trong mọi lĩnh vực ngôn ngữ có thể nói, có thể trình bày nhưng khó có diễn đạt cho đúng, lột hết ý nghĩa và giá trị chân thật đúng như pháp. Ni Trưởng Trí Hải đã làm và tu đúng như pháp vượt lên vũng bùn lầy ngũ trược như hạnh nguyện độ sinh, như bóng trăng in sâu trong vũng bùn lầy đó.

 

Trân trọng kính cảm ơn.

Tỳ Kheo Thích Như Điển/ Tỳ Kheo Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2012(Xem: 7678)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
20/07/2012(Xem: 9550)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được.
19/07/2012(Xem: 6744)
Qua hàng ngàn năm Lịch sử của Dân tộc, hơn 2000 năm có mặt trên đất nước, Phật giáo đã đóng góp cho Tổ quốc một thời gian dài trên dưới 400 năm an bình thịnh vượng, chưa nói đến những thời đại riêng lẻ ngắn ngủi.
03/07/2012(Xem: 11610)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-10-1917), tại làng Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp).
30/06/2012(Xem: 10313)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm (1928 - 2012)
24/06/2012(Xem: 14305)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
12/06/2012(Xem: 6130)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
11/06/2012(Xem: 6229)
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của Thầy mà ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu Việt Nam và tại trung tâm Kiến Nghiệp Trung Quốc ngày xưa. Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức Bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội Hiện nay chúng ta đang ở thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ, với nhiều thiết bị hiện đại, với mức sống rất cao, với vốn hiểu biết rất thien su khuong tang hoi.jpg
10/06/2012(Xem: 14715)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chù
06/06/2012(Xem: 14850)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]