Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Từ Vân làm từ vỏ ốc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

24/03/202318:23(Xem: 2289)
Chùa Từ Vân làm từ vỏ ốc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam


cam ranh-chua tu van (3)
Chùa Từ Vân làm từ vỏ ốc
“độc nhất vô nhị” ở Việt Nam




Chùa Từ Vân hay còn được nhắc đến với tên Chùa Ốc không chỉ là điểm đến văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương. Nơi đây còn hấp dẫn rất đông du khách tới đây thăm quan bởi những nét độc đáo trong kiến trúc của nó.


Chùa Từ Vân hay còn được nhắc đến với tên Chùa Ốc hay Chùa San Hô là những cái tên thân thương, bình dị được người dân nơi đây đặt cho ngôi chùa này. Nằm ngay sát trung tâm thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ban đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng với quy mô khiêm tốn, sau nhiều năm trùng tu, tôn tạo nơi đây đã trở thành một ngôi chùa sở hữu những công trình độc đáo, với quy mô lớn nhờ công lao to lớn của những vị trụ trì. Nổi bật nhất là hai công trình được làm từ san hô, vỏ ốc, vỏ sò tạo lên điểm nhấn và nét độc đáo có một không hai ở Việt Nam.

Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1968, tọa lạc trên đường 3/4 của thành phố Cam Ranh. Vị trí này nằm cách Nha Trang chừng 60 cây số về hướng Nam. Với vị trí đi lại thuận tiện, hằng năm nơi đây đón rất đông du khách trong và ngoài nước tới đây thăm quan.

Tới vãn cảnh Chùa Từ Vân Cam Ranh, điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận đó là không gian thoáng đãng, thanh bình nơi cảnh chùa. Ngay khi bước vào chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng con thuyền Bát Nhã (thuyền không đáy)được dựng lên từ những chiếc vỏ ốc. Con thuyền này được xây cao ba tầng với chiều dài gần 10m, rộng 4m. Trên thuyền được đặt tam bảo (kinh, luật, luân) của Phật. Ở chính giữa đặt tượng Đại Tạng người có nhiệm vụ chèo lái con thuyền chở người qua bến giác, chở khách sang sông. Hai bên mạn thuyền được ghi chép những lời phật dạy, và triết lý sống. Đi thêm vài bước, bên tay trái của bạn là điện Quan Âm, bên phải là nơi đặt các pho tượng Phật Đản san, Phật thành đạo, Phật nhập niết bàn, Phật xuất gia và Phật chuyển pháp luân.

Nhưng có lẽ điều làm cho ngôi chùa này trở nên nổi tiếng chính là công trình Tháp Bảo Tích. Với chiều cao lên tới 39m, công trình này được ghi nhận là tháp Bảo Tích cao nhất Việt Nam. Công trình này được thiết kế và xây dựng khá kì công có tới 49 tháp nhỏ hình chóp nằm phía ngoài. Trong mỗi tiểu tháp được đặt các tượng phật khác nhau như: Phật A Di Đà, Bồ Tát, Phật Thích ca Mâu ni, Phật Di lặc… Trên đỉnh mỗi đỉnh tháp nhỏ được đặt thêm một bảo tháp. Cứ thế các tháp nhỏ và tượng phật được xếp quanh thân tháp tạo lên nét đẹp độc đáo cho tòa tháp này.

Tháp Bảo Tích tại chùa Từ Vân được xây với 8 cửa ra vào tượng trung cho “Bát chánh đạo” bao gồm: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không gian bên trong, được chia thành 2 tầng. Tầng 1 sẽ là nơi du khách hay các tăng ni phật tử dừng chân, thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo mang hương vị của biển cả của tòa tháp. Tầng trên là nơi thờ Phật. Trong tháp cũng được trang trí hóa tiết hoa văn rất độc đáo và tinh tế, thể hiện sự tỉ mỉ trong từng đường nét. Điều đáng nói của tòa tháp này chính là từ ngoài vào trong cho đến những họa tiết trang trí trên tháp đều được kết bằng vỏ ốc, vỏ sò, san hô rất tỉ mỉ và khéo léo. Phần mái của tháp được xây theo hình nón được trang trí hoa văn từ các vỏ ốc, vỏ sò nhiều màu.


chua tu van (8)
chua tu van (1)chua tu van (2)chua tu van (3)chua tu van (4)chua tu van (5)chua tu van (6)chua tu van (7)chua tu van (9)chua tu van (10)chua tu van (11)chua tu van (12)

Được đánh giá là một công trình lớn, đòi hỏi kĩ thuật cao nhưng chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tòa tháp này lại được chính nhưng vị sư trong chùa thiết kế và xây dựng. Được biết để xây dựng công trình này các vị sư ở đây đã mất tới 5 năm để thực hiện nó. Đến nay công trình này đã tồn tại gần 20 năm, các họa tiết trang trí bằng vỏ ốc, san hô đã nhuốm màu nắng mưa, chính từ điều ấy đã tạo cho tòa tháp một vẻ ngoài cổ kính trầm mặc. Điều đó khiến cho tòa tháp này trở thành điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách mỗi khi đến với chùa Từ Vân Cam Ranh.

Sau khi thăm quan tháp Bảo Tích bạn có thể tiếp tục hành trình của mình đến với “18 tầng địa ngục”. Con đường đi tới “địa ngục” này chỉ dài vỏn vẹn 500m nhưng các chi tiết trong con đường này vẫn được làm rất công phu, tỉ mỉ từ đa số là vỏ ốc và san hô. Phía ngoài được tạo hình rồng nổi bật.

Công trình này được xây dưới lòng đất nên rất tối, đường đi lại nhỏ hẹp và quanh co nên khi thăm quan địa điểm này bạn cần chuẩn bị cho mình 1 cây nến hoặc đèn pin để soi sáng như vậy sẽ thuận tiện hơn cho hành trình ghé thăm “18 tầng địa ngục” của mình. Trên đường đi bạn sẽ thấy những tấm bảng ghi lại những tội ác của con người trốn nhân gian cùng với đó là những hình phạt ghê rợn với mục đích khuyên răn con người không nên làm việc ác mà phải sống nhân từ, hiền lương. Trong suốt hành trình đôi lúc bạn sẽ thấy rùng mình khiếp sợ bởi những cảnh tra tấn, la hét rùng rợn dưới “địa ngục”.

Sau khi vượt qua “18 tầng địa ngục” bạn sẽ tới cây cầu Nại Hà, nơi mà bạn sẽ chấm dứt được những đau khổ của mình và trở lại trần gian qua cánh của ở miệng một con rồng. Tuy đây chỉ những quan niệm trong Phật Pháp nhưng chắc hẳn khi kết thúc hành trình ở đây bạn cũng sẽ thấy lòng mình như thanh thản hơn để tiếp tục cuộc sống tươi đẹp của mình. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm thú vị nhất giành cho bạn trong chuyến hành trình khám phá chùa Từ Vân Cam Ranh Khánh Hòa.

Bước qua cánh cửa bạn sẽ đến một nơi đầy ánh sáng và hoa thơm đó là Bát Nhã hoa viên. Trong khuông viên khu vườn có nhiều cây cao, đại thụ tỏa bóng mát, cùng nhưng tròm hoa thơm, với đủ sắc màu rực rỡ, và vô số các tượng thú rừng, sinh vật biển, núi ngũ hành đều được làm từ vỏ ốc, vỏ sò, san hô… Mọi thứ hòa quyện vào nhau tạo thành một không gian vô cùng tươi đẹp.

Với những nét độc đáo trong những công trình kiến trúc của mình, chùa Từ Vân đang dần trở thành điểm đến thăm quan hấp dẫn du khách mỗi khi tới Khánh Hòa. Nếu có cơ hội đặt chân đến nơi đây, bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa độc đáo này nhé.

Luyến Nguyễn
https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-tu-van-cam-ranh-62355


Chùa Từ Vân Cam Ranh Khánh Hoà Làm Từ Vỏ Ốc Độc Nhất


Nét đặc biệt của chùa Từ Vân (Nha Trang) là không có thùng Phước Sương. Thầy trụ trì không nhận cúng dường bằng tịnh tài của mọi người. Thầy làm thuốc cứu người, nuôi mình, để không phải mắc nợ đàn na tín thí.

Từ thành phố biển Nha Trang đi về hướng Nam – phía vịnh Cam Ranh khoảng 60km, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc hết sức độc đáo: chùa Từ Vân. Có người gọi ngôi chùa này là chùa San Hô, hay là chùa Ốc. 


Tọa lạc trên đường 3 – 4, thị xã Cam Ranh, chùa Từ Vân hiện nay trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách tìm tới và đã được các tour du lịch thiết kế chương trình trong cuộc hành trình từ TP.HCM đến Nha Trang. Đường đi đến chùa Từ Vân Cam Ranh Khánh Hòa Chùa Từ Vân cách Thành phố biển Nha Trang khoảng 60km, nên bạn từ các tỉnh khác có thể dễ dàng đến đây. Hiện nay, Cam Ranh khá phát triển và đang trú trọng vào du lịch, nên đường ở đây đang dần được hoàn thiện. Bạn có thể di chuyển dễ dàng đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ các tỉnh khác, bạn có thể đi máy bay, xe khách, tàu hỏa, xe máy để di chuyển đến thành phố Nha Trang, từ đây mất khoảng 1h để đi đến chùa Từ Vân. Lịch sử hình thành chùa Từ Vân Chùa Từ Vân được xây dựng từ năm 1968, trải qua những biến cố lịch sử của đất nước trong những năm tháng chiến tranh, chùa Từ Vân không chỉ là chốn tu hành thanh tịnh của các nhà sư, mà đã trở thành những danh lam thắng cảnh, thu hút đông đảo phật tử và các bạn tham quan đến từ nhiều vùng miền của đất nước..

Cũng như các chùa nổi tiếng khác như: chùa Long Sơn Nha Trang, chùa Giác Hải ở Vạn Ninh, ngôi chùa Từ Vân là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, là những điểm du lịch văn hóa trong tỉnh Khánh Hòa.

Một trong những điểm độc đáo của Chùa Từ Vân Cam Ranh thu hút khách thập phương là cảnh quan của chùa, một ngôi chùa mang đầy phong vị của biển cả.

Đó là các kiến trúc tòa tháp, vườn hoa, đều được xây dựng từ những viên đá san hô và những vỏ sò, vỏ ốc. Các công trình tòa tháp do tự tay các nhà sư thiết kế và xây dựng tạo cho cảnh quan ở đây một không gian yên bình và lạ mắt. Khi bước vào chùa Từ Vân, các bạn sẽ có một cảm nhận rằng, bất cứ nơi nào cũng có san hô, vỏ sò, vỏ ốc.

Chùa Từ Vân được xem là một ngôi chùa độc nhất vô nhị, vẻ đẹp tỉ mỉ, nghệ thuật từ các con ốc biển của ngôi chùa đúng không uổng công sức bao năm xây dựng và hoàn thành. Các nhà sư mang theo trong tâm mình Phật pháp, nên đem hết tâm tư để xây dựng được ngôi chùa độc đáo như hiện nay. các công trình tại chùa được thi công bằng phương pháp thủ công trong vòng nhiều năm dài. Từ đó, có thể thấy được công sức, và tâm trí của các nhà sư để có thể tạo nên ngôi chùa tuyệt vời này. Tháp Bảo Tích Một công trình khá công phu do các nhà sư ở chùa xây dựng nên. Tháp cao 39m được xây dựng từ năm 1995 nhưng để hòan thành, các nhà sư ở chùa phải mất 5 năm xây dựng, từ việc thiết kế, thu gom và mua nguyên vật liệu, đến việc xây cất tòa tháp.

Điều đặc biệt là với độ cao của một tòa tháp như thế, các nhà sư ở đây không có sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị chuyên dụng trong ngành xây dựng, tất cả đều làm thủ công, sự dẻo dai và bền bỉ của sức người. Theo chủ ý của Hòa thượng Thích Thông Anh, trụ trì chùa Từ Vân thì làm công trình này vừa để rèn luyện khí lực, trí lực, thể lực, tâm lực cho các nhà sư, vừa tạo ra một công trình lạ mắt, hấp dẫn do các bạn thập phương khi đến vãng cảnh chùa.. 


cam ranh-chua tu van (1)cam ranh-chua tu van (2)cam ranh-chua tu van (3)cam ranh-chua tu van (4)cam ranh-chua tu van (5)cam ranh-chua tu van (6)cam ranh-chua tu van (7)cam ranh-chua tu van (8)

Đứng từ dưới ngước lên trên, bạn có thể ngắm nhìn ngọn tháp độc đáo này từ dưới lên trên, thấy được những nét đẹp bậc nhất không lẫn với bất cứ nào. Ngay từ những bước đầu tiến vào trong thấp, bạn chắc chắn phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tỉ mỉ của nơi đây. Với các đường nét hoa văn mang theo vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa độc lạ vừa uyển chuyển của các đường vân ốc, trai, sò, san hô tạo nên một không gian gây mê khó cưỡng. 18 tầng địa ngục Bên cạnh tháp Bảo tích, các bạn khi đến tham quan chùa Từ Vân không thể nào bỏ qua hành trình xuống 18 tầng địa ngục. Trên suốt chặng đường hầm tối đen, ẩm thấp, khúc khuỷu, bước qua từng cửa ngục, các bạn sẽ biết được những lời giáo huấn đối với từng tội danh khác nhau. Vừa chinh phục đường hầm giống như vào địa đạo Củ Chi để tìm một chút cảm giác mạo hiểm, vừa nhắc nhở mình không làm những việc sai trái ở đời, đó là cách làm hay của các nhà sư ở đây. Miệng vào trong 18 tầng địa ngục được mô phỏng hình miệng rồng. Tại đây, bạn cũng có thể kiếm được những “shoot hình” cực chất, cực độc. Bên ngoài, 18 tầng địa ngục có tone màu trắng đục, là điểm nhấn giữa khung cảnh xanh bởi cây cối. Đi vào bên trong, con đường đi xuống các tầng là mô phỏng con đường đi xuống địa ngục.. 

Mỗi tầng sẽ được thể hiện lại bằng các tượng đá, hình ảnh khác nhau vô cùng chân thật, độc đáo. Tạo nên nguồn cảm hứng khám phá cho bất kỳ ai khi vào ghé thăm. Mỗi tầng, sẽ được thiết kế những tạo hành khác nhau, mô phỏng lại những gì con người trải qua khi chết đi. Mang đến những trải nghiệm vô cùng đặc biệt và độc lạ. Đi càng sâu vào trong, bạn càng cảm nhận được cái chân thận. Những cái kết của nhân - quả được tái hiện qua từng tầng. Đi vào đây, bạn sẽ thấy bản thân mình cần làm gì, để sau này được gì. Vô cùng ý nghĩa và nhân văn. Đi song song cùng với 2 công trình lớn kể trên, thì chùa Từ Vân còn rất nhiều các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác được làm từ vỏ ốc, sò, san hô cũng lạ mắt không kém..

Nguồn từ: https://nhatrangtoday.vn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8082)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4831)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37183)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6135)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6106)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5741)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5640)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5917)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5455)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8763)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]