Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Bảo là chuẩn đích cho phát triển Phật Giáo Việt Nam

16/02/202308:10(Xem: 1671)
Tam Bảo là chuẩn đích cho phát triển Phật Giáo Việt Nam

Tam Bảo là chuẩn đích cho phát triển Phật Giáo Việt Nam

Thích Thiện Châu


 

 

Đề tài của buổi hội thảo hôm nay là "Hướng phát triển Phật Giáo Việt Nam"

Vấn đề được đặt ra trước hết là "Ta có một nền Phật Giáo Việt Nam hay không?"

Tôi trả lời là có, và chỉ cần hai chữ thôi cũng chứng minh điều này:

Một là chữ "Chùa". Trong khi người Quảng Đông gọi là "Miếu", người vùng Bắc kinh gọi là "Tự", người Lào và người Cam-Pu-Chia gọi chùa là "Đền", thì người Việt Nam ta gọi là "Chùa", chúng ta đọc trại từ chữ Phạn là Stupa ra "Chùa".

Hai là chữ "Bụt". Trong khi người Trung Quốc gọi là Phật, chúng ta gọi Bụt giống chữ Boud của Bouddha.

Như vậy chúng ta có một nền văn hóa Phật Giáo, và có một nền Phật Giáo Việt Nam rõ ràng. Chúng ta có một ông sư Việt Nam khác với ông sư Lào, khác với ông sư Cam-Pu-Chia, khác với ông sư Trung Quốc.

Trong những giai đoạn qua, hoặc vì hoàn cảnh đất nước, hoặc vì văn hóa bị chèn ép, chúng ta chưa phát triển được Phật Giáo Việt Nam. Giờ đây, ta có đủ quyền, thống nhất, nhất là có hòa bình và có cơ hội cho văn hóa Việt Nam phát triển, do đó mới nghĩ tới vấn đề phát triển Phật Giáo Việt Nam.

          Dĩ nhiên trong thời Phật Giáo phục hưng, Phật giáo đã phát triển có định hướng rồi; nhưng bây giờ đất nước cũng như thế giới đã qua một giai đoạn mới, do đó phải định hướng lại và phát triển như thế nào?

Tôi lấy một thí dụ, như ngôi chùa Trúc Lâm này; sở dĩ chúng tôi không xây ở trong thành phố Paris, mà phải ra đây, xa xôi, đi lại khó khăn là vì chúng tôi có định hướng. Chúng tôi không thể mua một căn phố tại Paris để sửa lại thành chùa  vì làm như vậy là phản bội tổ tiên ông bà và văn hóa Việt Nam. Chúng tôi muốn xây dựng một cơ sở cho sự phát triển Phật Giáo Việt Nam, như vậy phải có một ngôi chùa thực sự Việt Nam, phải có đất chùa, có cảnh chùa, phải có môi trường, có sinh thái, phải có rừng, có cây, nếu được có suối thì tốt, nếu có sông thì càng tốt, nghĩa là phải có một ngôi chùa Việt Nam như chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa Linh Mụ, chùa Linh Sơn Đà Lạt, chùa Trúc Lâm Đà Lạt, chùa Tam Bảo ở Hà Tiên v.v..

 

Phật

 

Có chùa rồi, chúng ta phải phát triển Phật (chúng ta còn gọi là Bụt). Bổn Sư của chúng ta là Thích Ca Mâu Ni. Nhiều khi quá khoan hòa chúng ta quên mất ý niệm lịch sử ; vì vậy, có nhiều người đi chùa mà không biết Phật là ai, ai là người lập ra Đạo Phật. Có Nam Mô Phật, có Nam Mô A Di Đà Phật, có Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật...nhưng quên mất và cũng không hiểu rõ rằng người sáng lập ra đạo Phật là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Chúng ta quan niệm Phật nào cũng giống Phật nào, cũng quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng trong thời đại khoa học này, chúng ta phải tập trung làm sáng tỏ Đức Bổn Sư của chúng ta, vì Đức Bổn Sư quá đẹp, quá cao, quá siêu việt. Chúng ta có thể thờ tất cả các vị Bồ Tát, nhất là Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng đừng để những đức tánh của các vị Bồ Tát hay hình tượng các Ngài che lấp ánh sáng Đức Bụt của chúng ta; ví dụ như bên đạo Thiên Chúa, nói cho dễ hiểu, nhiều khi Notre Dame đã lấn Jésus.

Trong Phật Giáo bây giờ có hiện tượng là nhiều khi có chùa mà không thờ Phật, hoặc thờ Phật mà không được rõ ràng, không được chú tâm tới Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy, cũng đừng lấy làm lạ khi có người nghi ngờ tôi không phải là tu sĩ, người ta tới chùa không thấy tôi niệm A Di Đà Phật. Tôi biết Đức Phật A Di Đà rất quí, rất đẹp, là một nơi có rất nhiều người quy hướng, nhất là về tuổi già và hy vọng cho đời sau. Nhưng tôi không niệm A Di Đà Phật vì tôi muốn, cố ý, làm cho Đức Bổn Sư lịch sử, cũng như hình tượng Ngài được nổi lên rõ ràng, để chúng ta theo đó mà tu hành. Làm sao cho lịch sử Đức Phật và tất cả những cái đẹp của Ngài được sáng ra để làm định hướng cho sự phát triển, cho sự tu dưỡng của chúng ta.

 

Pháp

 

Thứ hai là Pháp, trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Chúng ta quan niệm đạo Phật là một cây lớn; chúng ta không chia phần gốc là quan trọng, hay phần cành là quan trọng. Chúng ta nhìn một cây nó có gốc, có cành, có hoa; chúng ta chấp nhận cái cây như là một cái cây : thân thì đỡ, cành ra lá, từ ra lá đó nó mọc hoa.

Vì vậy chúng ta không phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa, ngay cả Nhất thừa, cho đến Tối Thượng thừa chúng ta cũng không nói đến; chỉ nhắc đến giáo pháp của Phật là phương pháp đạo lý để giải thoát và giác ngộ, tùy theo căn cơ của mình tu tập.

Chúng ta nhìn đạo Phật như một đạo Phật toàn thể, không phân chia bộ phái, không phân chia ra thừa; không khi nào nói tới "Tiểu thừa, Đại thừa", một cách gọi với quan niệm khinh miệt Tiểu thừa. Giáo lý của chúng ta dựa trên giáo lý của Đức Phật, nên có đầy đủ; Việt Nam ta phải hấp thụ toàn bộ giáo lý từ căn bản cho đến phát triển, nghĩa là từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa, phải theo đó mà phát triển. Bây giờ trong Đại tạng Việt Nam cũng đã phát triển theo chiều hướng đó, có Nikaya, Agama, có kinh Pháp Hoa, kinh chữ Hán, tất cả được phát triển, được học tập.

Chúng ta không nên chỉ phát triển một tông phái, hoặc là Tịnh Độ, hoặc là Pháp Hoa, hoặc là Thiền Tông (Thiền định khác Thiền Tông), mà nên phát triển toàn bộ giáo lý với căn bản của nó là Giới Định Tuệ; như vậy chúng ta có thể hấp thụ được tất cả những gì hay đẹp Đức Phật tìm ra. Phát triển phải theo chiều hướng đó. Nếu phát triển theo kiểu Nhật Bổn, phát triển một tông này mà không phát triển một tông khác, hay phát triển tu tập Tịnh độ mà bỏ tu dưỡng theo Giới Định Tuệ, là không được đầy đủ.

 

Tăng

 

Điều thứ ba, về quan niệm một ông Thầy, một ông Tăng. Nói đến Tăng thì chúng ta đã có một hình thức Tăng rồi. Bây giờ nếu toàn bộ Tăng Việt Nam sống theo Tăng Cam-Pu-Chia thì không được, vì khác biệt văn hóa. Tu khất thực rất là tốt, nhưng nếu bây giờ trở lại tu khất thực toàn bộ, thì chỉ có phái khất sĩ của chúng ta chấp nhận. Muốn tất cả Tăng của Việt Nam trở lại là khất sĩ cũng rất khó; mà không biết sau này, khi đất nước hiện đại hóa và công nghiệp hóa rồi thì có thể làm được nữa hay không.

Đạo Phật Cam-Pu-Chia là quốc giáo nên Tăng rất được tôn trọng; vậy mà chỉ sau một thời kỳ vài ba năm, Pôn Pốt đã làm cho bị tiêu diệt. Trong khi đó ở Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu biến chuyển mà Tăng vẫn còn, chùa vẫn còn, Phật tử vẫn còn. Điều đó chứng minh rõ là lối sống của Tăng, qua đạo phong một vị thiền sư, trong một cảnh chùa với đời sống nhẹ nhàng giải thoát, khất thực cũng có, mà không khất thực sống tự túc cũng có, có thể tồn tại lâu dài được.

Phải duy trì và phát triển nó lên, chứ không thể đào tạo một ông Tăng thành một ông giám đốc xí nghiệp kiểu Tân Tăng Nhật Bản được. Ông Tăng Việt Nam không thể là ông Tăng lái xe Taxi, như tân Tăng Nhật Bản, và ông Tăng Việt Nam không thể có vợ có chồng như một ông Pasteur mục sư, rõ ràng là như vậy. Ông Tăng Việt Nam có một cái khó nữa là không trường trai không được; chính vì vậy mà các phái nguyên thủy rất khó phát triển, vì không có trường trai, chỉ có tuyệt dục.

Hình thức Tăng của chúng ta, với đạo phong của một vị thiền sư, có thể tồn tại ở các nước Tây phương hay những nước không Phật giáo, là một hình thức có thể phát triển được. Vì vậy vấn đề giáo dục phải hướng về đó, không thể đào tạo một ông Tăng để thành một vị giáo sư đại học, hay để làm tuyên úy như thời kỳ trước đây; một ông Tăng bận đồ quân phục, lái xe jeep là chuyện rất khó coi, không thể trở lại như vậy. Ông Tăng là ông Tăng.

Việt Nam có ông Tăng, có tu hành, có đạo Phật, như vậy là đã có cơ sở rồi; cũng như có cây Bồ Đề, có cây đa nhưng bị khô héo đi, hoặc bị người tới liệng ông Táo, Bình vôi; chúng ta phải dọn dẹp nó, cành nào khô thì để xuống, cây chùm gởi thì gỡ đi, để cho cây được phát triển, có bóng mát cho dân làng, cho người qua đường ngồi nghỉ. Chúng ta có gốc, có cơ sở để phát triển và không cần chạy theo ai hết, cũng không cần phải bắt chước một tôn giáo nào, ngay cả Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ 9, thứ 10 vẫn còn cho đến bây giờ, nhưng chỉ còn rất ít chưa tới một phần trăm. Phật tử Ấn Độ hiện thời là những người Phật tử mới. Trong khi đó Phật Giáo Việt Nam chúng ta hiện diện suốt 2000 năm, qua một giai đoạn rất khó khăn, vì chiến tranh, vì thay đổi, mà vẫn còn sống được.

Tôi nói thêm một điều là về phong trào Phật học, xuất phát từ miền Trung và truyền ra cả nước, một phong trào cư sĩ, đó là phong trao Gia Đình Phật Tử. Gia Đình Phật Tử làm cho đạo Phật được lan rộng và được áp dụng từ cuộc sống gia đình, từ trong tuổi thơ. Về mặt này chúng ta phải phát triển. Người tu sĩ là người tu ở nhà, có câu "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa" , vì vậy không thể nói là ở nhà mà không tu được mà chỉ có tu ở chùa. Do đó, chúng ta có cơ sở để phát triển về mặt cư sĩ.

Trong kinh có truyện Ma Nê Đê Na về thăm Phật. Ông dắt theo 500 người bạn, Phật tiếp ông Ma Na Đê Na như là một cư sĩ, 500 người kia không phải là đệ tử mà là bạn đạo của Ma Na Đê Na. Phật rất vui mừng vì ông cư sĩ này giúp đỡ cho những người cư sĩ khác trở thành Phật tử. Vì vậy cho nên chúng tôi nghĩ rằng ở nước Tây phương hoặc ở trong xã hội mới, hình thức cư sĩ làm cho đạo Phật đi vào cuộc đời dễ dàng và ít nhất gia đình cư sĩ đó được Phật hóa, và để xây dựng nề nếp phát triển về đạo đức trong xã hội.

Chúng ta cũng không được khinh Ni như trong các nước nguyên thủy, nghĩa là Ni, người nữ tu, không có địa vị gì. Mà cũng đừng trở lại tình trạng trong một cái chùa có vài bà vãi tới nấu ăn, không làm gì hết. Cũng chớ nên trở lại hình thức Tăng Ni sống lộn xộn trong một chùa. Bây giờ người phụ nữ có tư cách riêng, có khả năng quản lý cuộc đời, truyền bá các đạo đức của người ta qua công tác từ thiện, xã hội, thành vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng ta phải coi người phụ nữ, đi tu hoặc là không đi tu, có một địa vị xứng đáng.

Tôi nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam có cơ sở, có gốc rễ và gắn liền với văn hóa Việt Nam. Vì vậy phát triển có định hướng cho Phật Giáo Việt Nam đồng thời cũng là giúp cho sự phát triển Văn Hóa Việt Nam, và chúng tôi cũng nhìn nhận phát triển Văn Hóa Việt Nam cũng là giúp phát triển Phật Giáo Việt Nam, ví dụ như là kiều bào chúng ta nói tiếng Việt nhiều, thì người đó dễ gần dễ hiểu đạo Phật hơn, trái lại không hiểu tiếng Việt thì khó mà hiểu đạo Phật. Nói đạo Phật bằng tiếng Pháp cũng được nhưng mà chưa chắc đã sâu, nói đạo Phật bằng tiếng Anh cũng được nhưng mà chưa chắc đã thu lượm được tất cả những cái siêu việt của đạo Phật. Vì vậy cho nên hai cái đó là một, phát triển Phật Giáo Việt Nam cũng là phát triển Văn Hóa Việt Nam, mà phát triển Văn Hóa Việt Nam cũng là giúp cho phát triển Phật Giáo Việt Nam.

Tôi có vài ý kiến như vậy, kính thưa với quý vị, chúng ta làm sao cố gắng phát triển Phật Giáo Việt Nam. Để làm gì ? không phải để phục vụ cho Phật giáo mà để phục vụ cho người Việt Nam, cho gia đình Việt Nam, cho xã hội Việt Nam và từ đó lan dần ra cho đến những người bạn của Việt Nam như là người Pháp, người Đức, người Anh, người Mỹ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8193)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7806)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 7900)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7790)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6337)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5311)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5665)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6700)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6918)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
15/02/2019(Xem: 5384)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]