Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Cung Thỉnh Giác Linh Tham Yết Phật, Tổ Tại Tổ Đình Từ Hiếu Và Chùa Báo Ân

02/05/202217:38(Xem: 2830)
Lễ Cung Thỉnh Giác Linh Tham Yết Phật, Tổ Tại Tổ Đình Từ Hiếu Và Chùa Báo Ân
LỄ CUNG THỈNH GIÁC LINH THAM YẾT PHẬT, TỔ TẠI TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU VÀ CHÙA BÁO ÂN

Chiều 1/5/2022 (1.4 Nhâm Dần), Ban Tổ chức Tang lễ cùng Môn đồ pháp quyến đã cung thỉnh Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ Tự viện Phước Duyên tham yết Phật, Tổ tại Tổ đình Từ Hiếu và Chùa Báo Ân, thành phố Huế.

Tại Tự Viện Phước Duyên – nơi tôn trí báo thân cố Trưởng lão Hòa thượng, môn đồ pháp quyến phủ phục trước Chư Tôn Tịnh Đức, Hòa thượng Sám chủ, Nhị vị Hòa thượng Chấp lệnh cùng Chư Tôn Đức Tăng trong Hội đồng Kinh sư. Hồi chuông cảnh tĩnh báo hiệu Nhị vị Hòa thượng Chấp lệnh khởi lệnh, điển báo. Thế là, kể từ nay đàn hậu học chúng con thực sự vắng dáng bậc Thầy khả kính. Hòa thượng Sám chủ cung tuyên pháp ngữ, phụng thỉnh linh mô, nhẹ gót vân trình về lại cội gốc nơi xuất phát khởi đầu Tâm Bồ Đề.

Môn đồ Pháp quyến, thế quyến đã thành tâm cung thỉnh Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng tham yết Phật, Tổ tại Tổ đình Từ Hiếu.

Tâm Khởi Điểm, Dung Hình Sương Ảnh
Chốn Môn Phong, Vắng Dáng Tôn Sư
Dấu Hài In Đậm Chân Tu
Hiếu Đồ Thất Chúng, Dụng Từ Thầy Trao.

Toàn thể đệ tử chúng con, tay nâng bát hương phụng hiến long vị và những tấm y như bảo vật ca sa truyền thụ, hàng môn nhơn tứ chúng đối trước Tam Bảo dưới đại hùng bảo điện Tổ đình Sắc tứ Từ Hiếu, nơi ấy chính là cội nguồn lưu truyền cho đàn hậu học nương tựa vào Tam Tôn truyền thụ giới pháp, luật nghi dụng hành, nuôi mầm chí lớn tâm sáng bồ đề xuất gia tu học. Trong giây phút tĩnh lặng ấy, bao niềm xúc động nhớ đến những tháng ngày bậc Tôn sư của chúng con thường hay lui tới vấn an, hầu Tổ để cho tâm trí càng ngày càng rạng tỏ lối tu. Bát hương, long vị và di ảnh đã được đặt trước ngôi đại hùng bảo điện, đệ tử chúng con phủ phục thay thế đảnh lễ Chư Phật, chuông trống trầm hùng vang vọng khắp trời tây như những đóa hoa ưu đàm nghiêng mình cung tiễn bậc Thầy Đại Sư của chúng con quẫy dép về tây với những giọt mưa nặng hạt như thầm tiễn khóc bậc Thầy Ân Sư.

Thế là, giây phút trang nghiêm ấy chúng con cung thỉnh di ảnh, long vị, bát hương về hầu chư Tổ, đảnh lễ chư vị Trưởng lão, Hòa thượng đường đầu, Hòa thượng Yết ma, Hòa thượng Giáo thọ, Hòa thượng A-xà-lê và chư vị Thất chứng Tôn Sư. Chính nơi ấy, Tôn Sư của chúng con đã nhận lãnh giới thân huệ mạng vào thập niên 60, nay ngần ấy thời gian trải qua bao mùa an cư tu tập, Thầy đã rũ bỏ trả thân huyễn mộng gởi lại cho đời một nụ cười công hạnh tu tập xuất gia. Hôm nay Thầy được trở bên chốn Tổ để đảnh lễ lần sau cuối.

Tiếp đến, môn đồ pháp quyến, thế quyến đã thành tâm cung thỉnh Giác linh Cố Trưỡng lão Hòa thượng về Chùa Báo Ân-nơi một thời xuất gia tu học khởi đầu với tâm chí bồ đề tăng trưởng, mái tóc xanh trả lại cho trần thế, khoác chiếc áo nâu sòng thanh đạm, thực tu bằng công hạnh Thiền-Mật-Tịnh, với dung hạnh chất phác, khiêm cung, thương và hiểu như hai thực tại mà Tôn Sư đã dày công vun bồi xây đắp để cho hàng hậu học chúng con nương tựa noi theo. Tôn Sư cũng là vị thầy khả kính, một tùng Tùng Lâm Thạch trụ trong thế kỉ 21 này. Giờ này chúng con phụng hiến.

Đoàn xe di ảnh, linh mô đã dạo bước khắp những dòng đường xứ Huế, dạo qua các chốn thiền môn, các chốn Tổ đình lần cuối, đoàn xe đã trở về lại nơi chốn Tăng Già Lam Phước Duyên Tự Viện mà Tôn Sư đã kế thế trụ trì suốt 54 năm mùa xuân thu giữa chốn thiền môn tịch lặng, 8 năm làm viện chủ, hơn 76 năm tu học. Tôn Sư đã đảnh lễ Tam Bảo tại trú xứ Tăng Già Lam lần sau cuối.

Hạt mưa rơi nhẹ rừng thiền,
Tôn Sư khuất dáng, về miền tịch không
Môn đồ đệ tử đứng trông
Giọt mắt rơi lệ, cõi lòng nhớ thương.


Ban Tư liệu-Truyền thông Tang lễ.




thinh giac linh yet phat to (1)thinh giac linh yet phat to (2)thinh giac linh yet phat to (3)thinh giac linh yet phat to (4)thinh giac linh yet phat to (5)thinh giac linh yet phat to (6)thinh giac linh yet phat to (7)thinh giac linh yet phat to (8)thinh giac linh yet phat to (9)thinh giac linh yet phat to (10)thinh giac linh yet phat to (11)thinh giac linh yet phat to (12)thinh giac linh yet phat to (13)thinh giac linh yet phat to (14)thinh giac linh yet phat to (15)thinh giac linh yet phat to (16)thinh giac linh yet phat to (17)thinh giac linh yet phat to (18)thinh giac linh yet phat to (19)thinh giac linh yet phat to (20)thinh giac linh yet phat to (21)thinh giac linh yet phat to (22)thinh giac linh yet phat to (23)thinh giac linh yet phat to (24)thinh giac linh yet phat to (25)thinh giac linh yet phat to (26)thinh giac linh yet phat to (27)thinh giac linh yet phat to (28)thinh giac linh yet phat to (29)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 10801)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 5650)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 8182)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 6141)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 5896)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 6447)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 10295)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 5569)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
23/08/2012(Xem: 8218)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]