- Thông Báo Di Huấn của Thiền Sư Nhất Hạnh về tang lễ
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Điện Thư Phân Ưu kính gởi Ban Tang Lễ và Môn Đồ Pháp Quyến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thăm tịnh thất 'Ngồi yên' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Xem livestream Tang Lễ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Pháp Vũ Triêm Ân (Thành kính tưởng niệm Đại Lão Thiền Sư Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh)
- Đến Đi Tự Tại (Kính ngưỡng vọng về Từ Hiếu Tổ Đình tại Huế, thành tâm đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh)
- Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)
- Một số tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Thư viện Phật học Huyền Không, Chùa Việt Nam (Los Angeles, Hoa Kỳ)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế
- Thành kính tưởng niệm Giác Linh Hoà Thượng Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh
- Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tuệ Đăng Rạng Ngời (Kính tiễn biệt Sư Ông Làng Mai)
- Tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Bông Hồng Cài Áo | Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện thư Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Chương trình Khóa Tu Im Lặng Hùng Tráng " Quay Về Nương Tựa Hải Đảo Tự Thân" tại Lễ Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tân viên tịch và Lễ tất niên Tân Sửu.
- Thành kính tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Nụ Cười Thiền Sư (Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Cẩm nang Lễ Tâm Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Viên Dung Tịch Diệt (thơ)
- Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”
- Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thiền Sư Nhất Hạnh đã về đã tới
- Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân
- Sư Ông Làng Mai kể chuyện về Tổ Đình Từ Hiếu, nơi Ngài xuất gia tu học
- Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.
- Lãnh đạo Phật giáo Won, Hàn Quốc Ai điếu Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ngài Gyalwa Karmapa thứ 17 Chia sẻ Thông điệp về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 30/1/2022
- Vài hình ảnh xa xưa quý báu của Thầy Viện chủ Tu Viện Quảng Đức cùng với Sư Ông Làng Mai.
- Thiền Sư Nhất Hạnh qua bài thơ ghép tên của một số tác phẩm mà ngài đã để lại cho đời sau
- Tâm Linh (Kính dâng Thầy Làng Mai)
- Khắc Ghi Lời Thầy (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi
- Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
- Biên tập viên Tom Fox Nhà xuất bản NCR Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư từ Hội đồng Tăng đoàn PG Bhutan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Điện thư Hiệu trưởng Đại học MCU Thái Lan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thiền Sư Nhất Hạnh: Bậc Thầy Tâm Linh Vĩ Đại
- Điện thư từ Tổ đình Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”
- Điện Thư Phan Ưu - Tịnh Xá Ngọc Hòa và Tịnh Xá Ngọc Minh
- Điện Thư Phân Ưu - Tu Viện Linh Sơn
- Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng
- Union of Catholic Asian News Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Cung Tiễn Sư Ông Làng Mai
- Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương dự lễ tang Sư Ông Làng Mai (1926-2022)
- Chùa Phổ Từ, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Nhất Hạnh Kỳ Công (thơ)
- Tạp chí Lion's Roar Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Đến Đi Thong Dong (Thơ)
- 40 Năm Tìm Lại Một Thâm Tình
- Ân Tình (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Rạng Ngời Sư Ông Thích Nhất Hạnh
- Lễ Trà Tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Cố Đô Huế
- Viên ngọc kinh Pháp Hoa (thơ)
- Thi kệ thực tập chánh niệm
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Tu Viện Quảng Đức. Melbourne, Úc Châu (30/1/2022)
- Đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tản mạn về Sư ông, một nhà văn hóa Việt
- Chùa Hương Sen (Cali, Mỹ Quốc) tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ
- Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"
- Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc (13/2/2022)
- Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc California, Hoa Kỳ tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Chùa Phổ Từ, Hayward, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Chung thất - Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnhh tại Chùa Bát Nhã, California, Hoa Kỳ
- Thành Kính Tưởng Niệm Đại lão Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau 50 Ngày Viên Tịch
- "A Cloud Never Dies" Film World Premiere 2022.04.02 3pm
- Sư Ông đã về đã tới
- Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Thơ: Tuệ Sỹ Vô Ngôn
Tạp chí Lion's Roar Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Lion's Roar Remembering Zen master Thich Nhat Hanh)
(1926-2022)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới được coi là chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, đã phải sống lưu vong gần nửa thế kỷ sau khi bị trục xuất khỏi quê hương vì kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt-Mỹ.
Nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới đã "Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở" viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.
Một trong những bậc Giảng sư Phật giáo vĩ đại của thời đại chúng ta. Sau khi bị đột quỵ vào năm 2014, Thiền sư Nhất Hạnh đã bày tỏ mong muốn hồi hương của mình vào tháng 10 năm 2018, Ngài đã quay gót trở về Tổ đình Từ Hiếu, nơi Ngài xuất gia và nhận truyền đăng nối pháp mạch dòng Thiền Lâm Tế, chi phái Liễu Quán. Nơi đây, Ngài đã trải qua những năm tháng cuối đời được sự phụng dưỡng của các môn đồ pháp quyến thân thiết của Ngài.
Cộng đồng Phật giáo Dấn thân của Làng Mai Quốc tế đã phát hành thông cáo về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó là lịch trình các buổi lễ tưởng niệm được phát truyền hình trực tiếp nhằm tôn vinh vị Thiền sư đã trọn đời cống hiến cho nhân loại thế giới vì hòa bình, sẽ được phát sóng trong tuần Tâm tang từ Huế, Việt Nam và Làng Mai Pháp quốc.
Thiền sư Nhất Hạnh, được các môn đồ gọi một cách thân thiện trìu mến là "Thầy", thường được tôn xưng là "cha đẻ của chánh niệm". Trụ thế 97 xuân, với 72 tuổi Đạo, đại hạnh nguyện, từ bi tâm của Ngài đã ảnh hưởng toàn cầu với tư cách là một vị Thiền sư, Giảng sư, Luật sư, nhà giáo dục, tác giả, nhà hoạt động và là người sáng lập phong trào Phật giáo Dấn thân, sáng lập dòng tu Tiếp hiện (Hiện đại hóa đạo Phật). Những lời dạy mộc mạc chân tình của Ngài nhưng vô cùng sâu sắc, đã khiến vô số người hướng tới cuộc sống chánh niệm, an lạc hạnh phúc.
Tháng 11 năm 2014, Ngài trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập Bệnh viện Đại học Bordeaux, Pháp trong 4 tháng rưỡi. Ngài trở về Làng Mai Pháp quốc, nơi sức khỏe của Ngài tiến triển rõ rệt và Ngài có thể "hòa mình vào thiên nhiên, tắm nắng sau buổi bình minh, ngắm hoa, nghe chim hót và nghỉ ngơi dưới bóng cây".
Năm 2016, hai tháng sau khánh tuế sinh nhật lần thứ 90, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bày tỏ mong muốn sang Vương quốc Thái Lan để gần gũi quê hương Việt Nam hơn. Ngài đã lưu lại xứ chùa tháp gần hai năm tại Làng Mai, Thái Lan. Vào tháng 10 năm 2018, Ngài hồi hương Việt Nam để dành những ngày cuối đời nơi xuất gia, ngôi Tổ đình Từ Hiếu.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tục danh Nguyễn Đình Lang, sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo, sinh vào ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Thân sinh của Ngài là cụ ông Nguyễn Đình Phúc. Cụ làm quan trong triều đình nhà Nguyễn thời Pháp thuộc, đảm trách công việc di dân lập ấp. Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Trần Thị Dĩ.
Năm 1942, lúc 16 tuổi, Ngài đến Tổ đình Từ Hiếu thế phát xuất gia với Tổ sư Chân Thật Thanh Quý (1884-1968), pháp danh Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu Nhất Hạnh nối pháp mạch thiền Lâm Tế chánh tông đời thứ 42 thuộc chi Từ Hiếu đời thứ 8, phái Liễu Quán. Ngày rằm tháng 9 năm Ất Dậu (1945) Ngài chính thức thụ giới Sa di.
Năm 1947, Ngài học tại Phật học đường Báo Quốc, Huế. Năm 1949, Ngài rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học. Đồng sáng lập Tổ đình Ấn Quang, làm giáo thụ Phật học đường Nam Việt. Tháng 10 năm 1951, Ngài đăng đàn thụ Cụ túc giới tại Tổ đình Ấn Quang, Sài Gòn.
Như nữ nhà báo tự do Lindsay Kyte đã viết cho tạp chí Lion's Roar trong "Cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh", Ngài đã vân du đó đây học tại các Phật học viện nhưng không hài lòng với chương trình giảng dạy, muốn nghiên cứu các môn học các môn hiện đại hơn. Ngài chuyển vào Đại học Sài Gòn, nơi Ngài có thể nghiên cứu văn học, triết học, tâm lý học và khoa học thế giới ngoài Phật học. Ngài bắt đầu công việc hoạt động, thành lập Nhà xuất bản Lá Bối và là thành viên sáng lập Đại học Phật giáo Vạn Hạnh tại Sài Gòn; Thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội, và tháng 9 năm 1965, Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội chính thức thành một phân khoa Xã hội của Đại học Phật giáo Vạn Hạnh.
Mục đích của Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội là đào luyện những thanh niên nam nữ có chí hướng, kiến thức và khả năng chuyên môn để đi vào xã hội nông thôn Việt Nam, thực hiện một cuộc cách mạng xã hội bằng tình thương và bằng sự cộng tác với người dân quê trên căn bản đồng sự và thông cảm.
Ngu dốt, bệnh tật, nghèo đói và nghi ngờ là những khối nặng mà rất nhiều khu vực trong xã hội đang phải gánh chịu. Người thanh niên Việt Nam không thể không nhận thức điều đó, cũng như không thể không đứng dậy hành động. Chương trình 2 năm của Trường TNPSXH có thể cung cấp cho người thanh niên những kiến thức thực tiễn và khả năng chuyên môn về giáo dục, kinh tế và y tế để người thanh niên có điều kiện và cơ hội đem thực hiện lý tưởng cách mạng xã hội của mình.
Những môn được giảng dạy là: Sư phạm; giáo dục cộng đồng; tâm lý học; y tế học; kinh tế học; tôn giáo học, xã hội học, chính trị học, thính thị; quốc văn; hội họa; âm nhạc; sinh ngữ; thể dục; nghề mộc và hoạt động thanh niên. Tất cả các môn đều có phần thực tập. Tổng số những giờ lý thuyết và thực tập trong một tuần là 31 giờ.
Năm 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận học bổng nghiên cứu tôn giáo so sánh tại Đại học Princeton, là một viện đại học tư thục tọa lạc ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ và sau đó Ngài được bổ nhiệm làm giảng viên Phật học Đại học Columbia, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Ngài đã trở nên thông thạo các thứ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Phạn, tiếng Pali và tiếng Anh.
Năm 1963, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đảng Cần lao Nhân vị do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Lúc bấy giờ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về quê hương Việt Nam để tiếp tục nỗ lực khởi xướng phong trào vì hòa bình bất bạo động. Ngài đã đệ trình một kiến nghị lên Giáo hội Phật giáo Thống nhất (UBC), kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch, thành lập một Học viện Phật giáo cho các nhà lãnh đạo của đất nước và thành lập một trung tâm bất bạo động để thúc đẩy chuyển hóa xã hội. Việc thành lập phong trào "Phật giáo Dấn thân" (Engaged Buddhism) nhằm phản ứng của Ngài đối với Chiến tranh Việt Nam.
Nhiệm vụ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đấu tranh với những đau khổ do chiến tranh và bất công gây ra, đồng thời tạo ra một dòng Phật giáo mới có thể cứu vãn quốc gia dân tộc của Ngài. Trong những năm hình thành phong trào Phật giáo Dấn thân, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhận được một trong những đệ tử cộng tác đắc lực là nữ Cư sĩ Cao Ngọc Phượng, người sau này xuất gia, Ni trưởng Thích nữ Chân Không. Thời còn là sinh viên Đại học, Ni trưởng cũng tham gia vào hoạt động chính trị, trở thành người lãnh đạo sinh viên tại trường đại học, dành phần lớn thời gian để giúp đỡ người nghèo và đau ốm trong các khu nhà ổ chuột của thành phố.
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Ngài đã đưa ra 3 điểm kiến nghị rất cụ thể để cộng đồng Phật giáo có thể góp phần vào việc chấm dứt tình trạng chia rẽ và bạo động trên đất nước:
1. Giáo hội nên đứng lên kêu gọi anh em miền Nam và miền Bắc Việt Nam ngồi lại tìm giải pháp chung để chấm dứt chiến tranh cốt nhục tương tàn.
2. Giáo hội nên cấp thiết thành lập một Viện Cao đẳng Phật học để xây dựng lớp trí thức mới có tu có học rành mạch những điều Phật dạy hầu hướng dẫn đất nước đi về hướng đại trí đại bi, khoan dung, và biết lắng nghe tiếng nói của toàn dân.
3. Giáo hội nên xây dựng ngay một trung tâm đào tạo tác viên xã hội để về các vùng nông thôn giúp người nghèo – những người thiếu ăn, thiếu học, chưa biết cách tổ chức làng xã – nhằm thúc đẩy việc thay đổi xã hội một cách bất bạo động, dựa trên giáo lý của Bụt.
Các vị tôn túc trong Giáo hội chỉ đồng ý điểm thứ hai là thành lập Viện Cao đẳng Phật học. Tuy nhiên, vì không có tài chánh và địa điểm để xây dựng học viện nên họ cho Ngài được toàn quyền xúc tiến. Chỉ trong vòng một tuần, Ngài đã gặp các vị lãnh đạo của GHPGVNTN và bắt tay vào xây dựng Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn.
Năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Hoa Kỳ để chủ trì một hội thảo chuyên đề tại Đại học Cornell về Phật giáo Việt Nam. Tại đây Ngài gặp Tiến sĩ Martin Luther King, Jr (1929–1968), Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi và yêu cầu vị Mục sư này hợp tác lên án Chiến tranh Việt Nam. Tiến sĩ Martin Luther King, Jr rất vui và nhận lời, năm sau với một bài phát biểu đặt câu hỏi về sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến. Ngay sau đó, vị Mục sư này đã đề cử giải Nobel Hòa bình cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị Mục sư viết: "Cá nhân tôi không biết có ai xứng đáng với 'giải thưởng' hơn vị thiền sư đức hạnh tuyệt vời, tràn đầy từ bi tâm đến từ Việt Nam. Những ý tưởng của Ngài về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài cho chủ nghĩa đại đoàn kết, với tình huynh đệ thế giới, với nhân loại".
Vào tháng 6 năm đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết trình một đề nghị hòa bình tại Washington kêu gọi người Mỹ hãy ngừng ném bom tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng Ngài và những người hưởng ứng đồng tình với Ngài trong việc phản đối chiến tranh không theo bên nào trong cuộc chiến và chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình và thống nhất đất nước, non sông Việt Nam Bắc Nam liền một dãy. Đáp lại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị lưu đày khỏi đất nước Việt Nam. Ngài được tỵ nạn tại Pháp quốc, nơi Ngài trở thành Chủ tịch phái đoàn Phật giáo Việt Nam vì hòa bình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đứng đầu Giáo đoàn Liên Hợp, một nhóm tu sĩ xuất gia và cư sĩ Phật tử tại gia mà Ngài thành lập năm 1966. Năm 1975, Ngài thành lập Trung tâm Thiền Sweet Potatoes tọa lạc phía đông nam Pari, Pháp quốc. Khi trung tâm ngày càng nổi tiếng, Ngài thành lập Làng Mai năm 1982. Làng Mai, nguyên tên là Đạo tràng Mai thôn là một cộng đồng tập thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất (tiếng Pháp: Eglise Boudhique Unifieé) ở Tây Nam nước Pháp, cách thủ đô Paris 600 km.
Ngoài Làng Mai tại Pháp, Đạo tràng Mai thôn còn có các chi nhánh Tu viện Bích Nham, Tu viện Lộc Uyển,... tại Mỹ và Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan cũng như nhiều nơi khác.
Năm 1987, Ngài thành lập Parallax Press ở California, nơi xuất bản các bài viết của Ngài bằng tiếng AnhNgài thành lập Tu viện Lộc Uyển ở Nam California, tu viện đầu tiên của Ngài ở Hoa Kỳ, vào năm 2000. Kể từ đó, nhiều trung tâm hoằng pháp trên khắp Hoa Kỳ, phục vụ hàng chục nghìn cư sĩ, đã được thành lập như một phần của Giáo đoàn Tiếp Hiện Interbeing.
Sau khi đàm phán, chính phủ Việt Nam đã cho phép Thiền sư Nhất Hạnh, hiện là một nhà sư Phật giáo nổi tiếng, trở lại thăm Việt Nam vào năm 2005. Ngài đã có thể giảng dạy, xuất bản bốn cuốn sách bằng tiếng Việt, đi du lịch đất nước và thăm ngôi chùa gốc của Ngài. Mặc dù chuyến về nhà đầu tiên của Ngài đã gây ra tranh cãi, nhưng Ngài được phép trở lại vào năm 2007 để hỗ trợ các tu sĩ mới trong Thiền phái của Ngài, tổ chức các buổi lễ tụng kinh để chữa lành vết thương từ Chiến tranh Việt Nam, và dẫn dắt các khóa tu cho các nhóm lên đến 10.000 người.
“Chúng tôi đánh giá sự vĩ đại của những người thầy tâm linh cao thâm và tác động của những lời dạy của họ, và bằng tấm gương cuộc sống của họ đã đặt ra cho chúng tôi. Bằng tất cả những biện pháp này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những bậc thầy tâm linh hàng đầu trong thời đại của chúng ta,” tổng biên tập Melvin McLeod của Lion’s Roar viết trong phần giới thiệu về The Pocket Thich Nhat Hanh.
Trong cuộc đời của mình, Thiền sư Nhất Hạnh là tác giả của hơn 100 cuốn sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng, về nhiều chủ đề - từ những bài giảng đơn giản về chánh niệm đến sách cho trẻ em, thơ và các bài tiểu luận học thuật về thực hành Thiền. Cuốn sách gần đây nhất của Ngài, Zen and the Art of Saving the Planet, được xuất bản bởi HarperCollins vào tháng 10 năm 2021. Cộng đồng của Ngài bao gồm hơn 600 người xuất gia trên toàn thế giới và hiện có hơn 1000 cộng đồng thực hành với sự tham dự của tăng đoàn tận tụy của ông trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu.
Người ta ước tính Thiền sư Nhất Hạnh đã sáng tác hơn 10.000 tác phẩm thư pháp trong đời mình, mỗi tác phẩm đều chia sẻ những thông điệp đơn giản, độc đáo: “Thở đi, bạn đang sống”; “Hạnh phúc nơi đây và bây giờ”; “Khoảnh khắc hiện tại, khoảnh khắc tuyệt vời”; "Thức dậy"; "Tuyết rơi"; "Nó đây rồi". Cuộc sống bản thân của Ngài là một luôn định tĩnh trong hành động, tạo ra sự bình yên trong mỗi bước đi.
Trong một bản tin gửi tới cộng đồng, Làng Mai chia sẻ rằng bắt đầu từ Thứ Bảy, ngày 22 tháng Giêng, cộng đồng toàn cầu được mời đến trực tuyến để tưởng nhớ cuộc đời và di sản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Làng Mai sẽ phát sóng trực tiếp năm ngày tu tập và các buổi lễ từ Huế, Việt Nam và Làng Mai, Pháp. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trên trang web của họ.
“Bây giờ là giây phút để quay lại với nhịp thở và bước đi trong chánh niệm của chúng ta, để tạo ra năng lượng của hòa bình, từ bi và lòng biết ơn để dâng lên Sư phụ kính yêu của chúng ta. Đó là một khoảnh khắc để nương náu trong những người bạn tâm linh, những tăng đoàn địa phương và cộng đồng của chúng ta, và lẫn nhau,” Làng Mai viết.
Trong cuốn sách Ở nhà trên thế giới, xuất bản năm 2016, Thiền sư Nhất Hạnh đã đề cập đến cái chết không thể tránh khỏi của mình. Ngài đã viết:
"Cơ thể này của tôi sẽ tan rã, nhưng hành động của tôi sẽ tiếp tục với tôi… Nếu bạn nghĩ rằng tôi chỉ là cơ thể này, thì bạn đã không thực sự nhìn thấy tôi. Khi bạn nhìn vào những người bạn của tôi, bạn sẽ thấy sự tiếp tục của tôi. Khi bạn nhìn thấy ai đó bước đi với chánh niệm và lòng từ bi, bạn biết người đó là sự tiếp nối của tôi. Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải nói "Tôi sẽ chết", bởi vì tôi đã có thể nhìn thấy chính mình trong bạn, trong những người khác và trong các thế hệ tương lai.
Ngay cả khi không có mây ở đó, nó vẫn tiếp tục như tuyết hoặc mưa. Không thể để đám mây chết. Nó có thể trở thành mưa hoặc băng, nhưng nó không thể trở thành hư không. Đám mây không cần phải có linh hồn để tiếp tục. Không có bắt đầu và không có kết thúc. Tôi sẽ không bao giờ chết. Sẽ có một sự tan rã của cơ thể này, nhưng điều đó không có nghĩa là cái chết của tôi.
Tôi sẽ tiếp tục, mãi mãi".
Tác giả Lilly Greenblatt, biên tập viên @ www.lionsroar.com
Tác giả Lilly Greenblatt
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: lionsroar.com)