- Thông Báo Di Huấn của Thiền Sư Nhất Hạnh về tang lễ
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Điện Thư Phân Ưu kính gởi Ban Tang Lễ và Môn Đồ Pháp Quyến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thăm tịnh thất 'Ngồi yên' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Xem livestream Tang Lễ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Pháp Vũ Triêm Ân (Thành kính tưởng niệm Đại Lão Thiền Sư Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh)
- Đến Đi Tự Tại (Kính ngưỡng vọng về Từ Hiếu Tổ Đình tại Huế, thành tâm đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh)
- Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)
- Một số tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Thư viện Phật học Huyền Không, Chùa Việt Nam (Los Angeles, Hoa Kỳ)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế
- Thành kính tưởng niệm Giác Linh Hoà Thượng Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh
- Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tuệ Đăng Rạng Ngời (Kính tiễn biệt Sư Ông Làng Mai)
- Tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Bông Hồng Cài Áo | Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện thư Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Chương trình Khóa Tu Im Lặng Hùng Tráng " Quay Về Nương Tựa Hải Đảo Tự Thân" tại Lễ Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tân viên tịch và Lễ tất niên Tân Sửu.
- Thành kính tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Nụ Cười Thiền Sư (Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Cẩm nang Lễ Tâm Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Viên Dung Tịch Diệt (thơ)
- Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”
- Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thiền Sư Nhất Hạnh đã về đã tới
- Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân
- Sư Ông Làng Mai kể chuyện về Tổ Đình Từ Hiếu, nơi Ngài xuất gia tu học
- Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.
- Lãnh đạo Phật giáo Won, Hàn Quốc Ai điếu Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ngài Gyalwa Karmapa thứ 17 Chia sẻ Thông điệp về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 30/1/2022
- Vài hình ảnh xa xưa quý báu của Thầy Viện chủ Tu Viện Quảng Đức cùng với Sư Ông Làng Mai.
- Thiền Sư Nhất Hạnh qua bài thơ ghép tên của một số tác phẩm mà ngài đã để lại cho đời sau
- Tâm Linh (Kính dâng Thầy Làng Mai)
- Khắc Ghi Lời Thầy (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi
- Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
- Biên tập viên Tom Fox Nhà xuất bản NCR Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư từ Hội đồng Tăng đoàn PG Bhutan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Điện thư Hiệu trưởng Đại học MCU Thái Lan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thiền Sư Nhất Hạnh: Bậc Thầy Tâm Linh Vĩ Đại
- Điện thư từ Tổ đình Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”
- Điện Thư Phan Ưu - Tịnh Xá Ngọc Hòa và Tịnh Xá Ngọc Minh
- Điện Thư Phân Ưu - Tu Viện Linh Sơn
- Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng
- Union of Catholic Asian News Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Cung Tiễn Sư Ông Làng Mai
- Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương dự lễ tang Sư Ông Làng Mai (1926-2022)
- Chùa Phổ Từ, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Nhất Hạnh Kỳ Công (thơ)
- Tạp chí Lion's Roar Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Đến Đi Thong Dong (Thơ)
- 40 Năm Tìm Lại Một Thâm Tình
- Ân Tình (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Rạng Ngời Sư Ông Thích Nhất Hạnh
- Lễ Trà Tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Cố Đô Huế
- Viên ngọc kinh Pháp Hoa (thơ)
- Thi kệ thực tập chánh niệm
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Tu Viện Quảng Đức. Melbourne, Úc Châu (30/1/2022)
- Đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tản mạn về Sư ông, một nhà văn hóa Việt
- Chùa Hương Sen (Cali, Mỹ Quốc) tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ
- Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"
- Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc (13/2/2022)
- Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc California, Hoa Kỳ tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Chùa Phổ Từ, Hayward, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Chung thất - Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnhh tại Chùa Bát Nhã, California, Hoa Kỳ
- Thành Kính Tưởng Niệm Đại lão Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau 50 Ngày Viên Tịch
- "A Cloud Never Dies" Film World Premiere 2022.04.02 3pm
- Sư Ông đã về đã tới
- Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Thơ: Tuệ Sỹ Vô Ngôn
Union of Catholic Asian News Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Union of Catholic Asian News Tributes paid to Vietnam's leading Zen master)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới được coi là chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, đã phải sống lưu vong gần nửa thế kỷ sau khi bị trục xuất khỏi quê hương vì kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt-Mỹ.
Nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới đã "Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở" viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.
Sự từ giã trần gian của Ngài đã được tăng thân Làng Mai thông báo.
"Thầy (nghĩa là vị Thầy được đệ tử kính trọng xưng hô), một vị Thầy phi thường nhất, người luôn tuôn trào suối nguồn từ bi làm mát dịu sự nóng bức của thế nhân, người luôn tỏa chiếu ánh dương trí tuệ giúp xua tan bóng đêm tà kiến, đã chạm đến cuộc sống của hàng triệu người trên hành tinh. Cho dù chúng ta đã bệ kiến Thầy trong các khóa tu, tại các buổi pháp thoại công cộng, hoặc qua những cuốn sách và những bài giảng trực tuyến của Thầy - hay đơn giản là qua câu chuyện về cuộc đời đáng kinh ngạc của Thầy- chúng ta có thể thấy rằng Thầy là một vị Bồ tát thực sự, một động lực to lớn cho hòa bình và chữa lành những đau thương của thế giới".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà cách mạng Phật giáo, bao giờ làm mai một mà đào sâu vào cội nguồn của đạo Phật để phát huy giá trị tinh hoa đích thực của nó.
"Ngài đã mở ra một con đường tuyệt đẹp cho chúng ta bởi đạo Phật Ứng dụng và khởi xướng phong trào Phật giáo Dấn thân: con đường của 5 Cách Hiệu Quả Để Luyện Tập Chánh Niệm và 10 phương pháp tu tập Chánh niệm tuyệt vời, như Ngài nói: "Bởi chúng ta đã nhìn thấy con đường, chúng ta không còn gì phải sợ hãi nữa".
John Powers, giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Deakin của Úc cho biết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy rằng: "Ngồi trên tọa cụ tu tập thiền thôi là chưa đủ . . và điều đó đã trở thành nền tảnh thực sự của rất nhiều cho hiện đại hóa đạo Phật".
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh với tư cách là một Sứ giả Như Lai tuyên dương Diệu pháp Phật Tổ, vị Sứ giả Hòa bình kêu gọi chấm dứt chiến tranh ý thức hệ dẫn đến cả chính phủ hai miền Nam và Bắc Việt Nam đều từ chối quyền hồi hương và phải lưu vong sống nhờ đất khách tha hương suốt thời gian 39 năm"
Năm 1961, Thiền sư Thích Nhất Hạnh vân du đến Hoa Kỳ để giảng dạy chuyên khoa Tôn giáo so sánh tại Đại học Princeton. Năm sau, Ngài giảng dạy và nghiên cứu về triết học Phật giáo tại Đại học Columbia, nơi Ngài tiếp tục một sứ giả xuất sắc truyền bá thông điệp hòa bình và vận động các nhà lãnh đạo phương Tây ủng hộ phong trào phản chiến, chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Năm 1967, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. (1929-1968), bộ trưởng báp têm, lãnh đạo của phong trào dân quyền ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960 đã tôn vinh Thiền sư Thích Nhất Hạnh là "Một vị Thánh Tông đồ của Hòa bình và Bất bạo động" khi đề cử Ngài cho giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, không có giải thưởng nào được trao năm ấy.
Sau giữa thế kỷ 20, đầu thập niên 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài gòn, một tổ chức phúc lợi từ thiện xã hội xây dựng lại cac làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, giúp các gia đình trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Thầy tôi là một trong những thành viên sáng lập Đại học Vạn hạnh, một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam và Ngài đã thành lập Nhà Xuất bản Lá Bối.
Ngài là thành viên sáng lập người Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trương đào tạo nhân sự và đưa Phật giáo vào cuộc sống thường nhật được Giáo hội xúc tiến qua việc xây dựng một cơ sở giáo dục bậc đại học. Với nỗ lực đó, Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập với hai mục tiêu: xây dựng nhà giáo dục... làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ... với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt để phát triển trí tuệ.
Năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện (The Order of Interbeing, L’ordre de l’inteprêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của Ngài là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp. Ngài du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Ngài đó đây vân du khắp nơi trên thế giới để tuyên dương Diệu pháp Như Lai và truyền bá thông điệp hòa bình, tình huynh đệ ở châu Âu và Hoa kỳ. Ngài là tác giả của 120 đầu sách về nghệ thuật chánh niệm và sống hòa bình.
Trong thời gian vận động hòa bình cho Việt Nam, Ngài vẫn tiếp tục công việc viết lách, giảng dạy về nghệ thuật sống chánh niệm và chế tác bình an. Đầu những năm 70, Ngài vừa nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Phật giáo Việt Nam tại đại học Sorbonne, Paris. Năm 1975, Người thành lập một cộng đồng tu học gần Paris có tên là Phương Vân Am. Đến năm 1982, Phương Vân Am trở nên quá nhỏ cho số người muốn đến tu học, vì vậy tăng thân đã chuyển đến một địa điểm mới ở vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp. Nơi này về sau có tên là Làng Mai.
Dưới sự hướng dẫn tâm linh của Ngài, từ một nông trại nhỏ, Làng Mai nay đã trở thành một tu viện Phật giáo lớn nhất và phát triển năng động nhất ở châu Âu, với hơn 200 xuất sĩ thường trú và hơn 10 ngàn thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới tìm đến Làng Mai mỗi năm để học “nghệ thuật sống chánh niệm”.
Thiền sinh – đủ mọi lứa tuổi, quốc gia, tôn giáo – khi về Làng đều được hướng dẫn cách thực tập thiền tọa, thiền hành, thiền ăn, thiền buông thư, thiền làm việc, học cách dừng lại, mỉm cười và trở về với hơi thở. Dựa trên những giáo lý căn bản của đạo Bụt, các phương pháp thực tập này đã được Ngài khai triển và làm cho dễ ứng dụng vào đời sống hàng ngày, đáp ứng được những khó khăn, thách thức của thời đại.
Tính đến nay, đã có hơn 100.000 người tiếp nhận và hành trì theo Năm giới quý báu mà Ngài đã làm mới lại dựa trên Năm giới truyền thống. Theo Ngài, Năm giới tân tu này là đóng góp của đạo Bụt cho một nền đạo đức toàn cầu.
Ngài thành lập Phong trào Wake up - Làng Mai, một phong trào dành cho các bạn thanh niên Phật tử và không Phật tử làm Thầy Làng Mai phát động vào mùa hè năm 2008. Tiếng Việt có thể dịch là Thức Thần đi! Ý tưởng xây dựng phong trào bắt nguồn từ buổi sinh hoạt giữa Ngài và tăng đoàn Làng Mai với trên 500 học sinh trung học ở thành phố Napoli trong phương pháp làm việc tại Ý mùa xuân năm 2008, trong đó bạn trẻ tham gia rất nhiều tích cực, hỏi những câu hỏi rất thực tế và rất khao khát học hỏi đúng pháp luật. Điều này đã gây cảm hứng lớn cho Ngài và Tăng thân nên trong khóa tu mùa hè 2008, Ngài khuyến khích sinh từ hơn 40 quốc gia có mặt trong khóa tu về tổ chức tại nước mình Đoàn thanh niên Phật tử (and Không Phật tử) phục vụ cho một xã hội lành mạnh và từ bi (tiếng Anh là Phật tử trẻ (và không phải Phật tử) vì một xã hội lành mạnh và từ bi).
Phong trào Wake up - Làng Mai đã lan tỏa khắp thế giới, thu hút hàng nghìn người trẻ tuổi được giáo dục đào tạo trong nếp sống chánh niệm này. Một chương trình học đánh thức quốc tế đã được đưa ra để giáo dục đào tạo về chánh niệm tại khắp nơi trên thế giới, châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Tài liệu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội năm 2005 ghi lại đối thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh và kiến nghị 7 điểm với Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Điện tín từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội gửi về Bộ Ngoại giao ngày 31/03/2005 ghi lại các ý chính của cuộc gặp mặt giữa thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) và Đại sứ Michael Marine diễn ra vài hôm trước đó, theo Hồ sơ Wikileaks (xem link).
Sau hai tháng rưỡi được phép về thăm quê hương 'thành công', thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hội kiến Đại sứ Michael Marine (nhiệm kỳ 2004-2007) tại Hà Nội hôm 26/03/2005.
Sứ quán Hoa Kỳ viết rằng "dù Thiền sư Thích Nhất Hạnh ra điều kiện trước chuyến về là phải để Ngài đi lại tự do và sách của Ngài từng bị cấm phải được xuất bản (trong nước) "... nhưng chính phủ Việt Nam vẫn lo ngại" Ngài trở thành nhân vật của công chúng (mass figure)".
Tại Hội nghị Tôn giáo thế giới được tổ chức tại Melbourne, Úc (năm 2009), cũng như tại Hội nghị của UNESCO tại Paris (năm 2006), Ngài đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần có những hành động cụ thể để thay đổi tình trạng bạo động, chiến tranh và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong chuyến hoằng pháp tại Mỹ năm 2013, Ngài đã có những buổi hướng dẫn về thực tập chánh niệm tại trụ sở của Google, Ngân hàng thế giới và Đại học Y tế Cộng đồng của Harvard.
Trước khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về Tổ đình Từ Hiếu nơi Ngài xuất gia tu học vào ngày 28/10/2018, Ngài về Việt Nam tổng cộng 4 lần: năm 2005, năm 2007 và 2008 và năm 2017.
Theo thông tin từ Làng Mai, đại diện môn đồ pháp quyến, Thượng tọa Chân Pháp Ấn cho biết, lễ nhập kim quan thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra vào sáng 23/1.
Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, ban tang lễ mong mọi người đến thăm viếng trong im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.
Sau lễ Trà Tỳ, xá lợi của thiền sư sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây bảo tháp.
Ban lễ tang cũng mong mọi người không phúng điếu vòng hoa, trường liên.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Union of Catholic Asian News)