Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”

28/01/202208:24(Xem: 3352)
Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”


dao but nguyen chat
Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh:
Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”

Nguyên Giác

 

Bài này được viết để tưởng niệm Thiền sư Nhất Hạnh (1926-2022), một vị Thầy lớn của Phật Giáo vừa viên tịch. Chủ đề chính của bài này sẽ bày tỏ lòng biết ơn Thầy Nhất Hạnh bằng cách dẫn ra để suy nghĩ về một bài kệ  trong sách “Đạo Bụt Nguyên Chất – Kinh Nghĩa Túc” ấn bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011, do Thầy dịch và chú giải, và sẽ đối chiếu tương đương trong Tạng Pali.

Thầy Nhất Hạnh gọi Kinh Nghĩa Túc là Đạo Bụt Nguyên Chất vì bản Kinh này là một Kinh nhật tụng cho giới tu sĩ trong những năm đầu Đức Phật hoằng pháp, lúc đó phương pháp dạy thời kỳ này y hệt Thiền Trúc Lâm của Việt Nam, tập trung vào giáo lý Bát Nhã. Tất cả các bài kệ trong Kinh Nghĩa Túc đều sâu thẳm, đều chỉ thẳng tâm giải thoát, không nói gì về phương tiện. Tương đương với Kinh Nghĩa Túc là Phẩm thứ 4 (Atthaka Vagga – Phẩm Tám) trong Kinh Tập của Tạng Pali, và luận thư của Theravada ghi rằng các đương cơ 16 vị hỏi pháp Đức Phật, ngay sau khi  nghe Đức Phật trả lời liền tức khắc đắc quả A La Hán.

Tất cả các Kinh trong nhóm Kinh Nghĩa Túc đều uyên áo, bài kệ nào cũng đầy sức mạnh của chân lý, chỉ thẳng vào tâm giải thoát. Bài kệ phân tích nơi đây sẽ là bài Kệ 20 trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi (Duy Lâu Lạc Vương Kinh) -- Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 16, Đại Tạng Tân Tu 198. Bài Kệ 20 Kinh Nghĩa Túc của Hán Tạng tương đương với bài Kệ 954 trong Kinh Tập của Tạng Pali (tất cả các liên kết mạng cần thiết đều để ở cuối bài này).

Bài kệ 20 do Thầy Nhất Hạnh phiên âm, và Việt dịch thành văn xuôi như sau.

Thượng bất kiêu hạ bất cụ
Trụ tại bình vô sở kiến
Chỉ tịnh xứ vô oán tật
Tuy thừa kiến cố bất kiêu.

Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào.” (hết trích)

.

Riêng bài Kệ 20 vừa dẫn đã mang trọn đủ pháp hành Bát Chánh Đạo, với đầy đủ nghĩa của Tâm Kinh Bát Nhã. Tương đương là bài Kệ 954 trong Phẩm thứ tư trong Kinh Tập của Tạng Pali. Nơi đây sẽ ghi lại cách dịch sang tiếng Anh của nhiều bậc Thầy, và người viết tuần tự sẽ dịch nghĩa sang tiếng Việt. Lý do phải đối chiếu nhiều bản Anh dịch là để bảo đảm sẽ không sai chệch một nghĩa nào.

Bản dịch của Bhikkhu Sujato: “A sage doesn’t speak of themselves as being among superiors, inferiors, or equals. Peaceful, rid of stinginess, they neither take nor reject.” (Nghĩa: Một bậc trí tuệ không tự nói về họ như một hữu thể giữa những người cao quý hơn, những người thấp kém hơn, hay những người đồng đẳng. Lòng bình an, xa lìa tâm hà tiện bủn xỉn, họ không nắm giữ mà cũng không đẩy ra.)

Bản dịch của Laurence Khantipalo Mills: “A sage speaks not as though / ’Mong equal, low or high, / Serene, devoid of avarice, / Does not accept or reject.” (Nghĩa: Một bậc trí tuệ không tự nói về mình như là giữa những người đồng đẳng, những người thấp kém hơn, hay những người cao quý hơn. Tịch lặng, không còn hà tiện tham lam, [họ] không nhận lấy gì, cũng không xua đẩy ra.)

Bản dịch của của John D. Ireland: “A sage does not speak in terms of being equal, lower or higher. Calmed and without selfishness he neither grasps nor rejects." (Nghĩa: Một bậc trí tuệ không hề nói trong cái nhìn [thấy mình] đồng đẳng, thấp kém hơn hay cao quý hơn. Bình lặng, không còn ích kỷ nữa, người này không nắm giữ gì mà cũng không xua đẩy ra.)

Bản dịch của Thanissaro Bhikkhu: “The sage doesn't speak of himself as among those who are higher, equal, or lower. At peace, free of selfishness, he doesn't embrace, doesn't reject," the Blessed One said.” (Nghĩa: Lời Đức Phật dạy: Bậc trí tuệ không tự nói về họ như nằm trong những người cao quý hơn, hay đồng đẳng, hay thấp kém hơn. Tâm bình an, xa lìa ích kỷ, vị này không ôm lấy cũng không xua đẩy đi.”

Bản dịch của Bhante Varado: “The sage does not speak of himself as someone equal, inferior or superior. At peace, unselfish, He neither clings nor relinquishes.” (Nghĩa: Bậc trí tuệ không tự nói về mình như là đồng đẳng, thấp kém hơn hay cao quý hơn. Tâm bình an, không ích kỷ, vị này không không dính vào [pháp nào] mà cũng không xua đẩy [pháp nào].”

 

Người không tự nói về mình như là đồng đẳng, cao quý hay thấp kém với bất kỳ ai, với bất kỳ giới nào. Bản chữ Hán viết: “Thượng bất kiêu, hạ bất cụ / Trụ tại bình, vô sở kiến.” Nghĩa là, không thấy có gì là tôi, không thấy có gì là người, không chỗ để thấy, để trụ vào (vô sở kiến). Đó là lời Đức Phật nói tóm tắt.

Trong Bát Nhã Tâm Kinh giải thích:  thấy 5 uẩn là không là giải thoát. Nói thấy sắc là không, tức là cái được thấy là không, cái được nghe là không, cái được ngửi là không, cái được nếm là không, cái được cảm thọ là không, cái được tư lường là không. Đức Phật dạy trong Kinh SA 265 (Hán Tạng) và Kinh SN 22.95 (Tạng Pali) rằng những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại đều là không, y hệt bong bóng nước theo mưa mà sinh ra; tương tự, tưởng y hệt như quáng nắng sinh khởi khi trời nắng gắt… Toàn thân mình cả 5 uẩn đều thấy là không, và nhìn người khác cũng thế, do vậy không có cái gì là “tôi” hay “người” và do vậy, trong thực tướng, không có cái gì để gọi được là cái gì, để gọi là đồng đẳng, hay cao quý hơn, hay thấp kém hơn. Do vậy, Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Thấy 5 uẩn là không tức là giải thoát. Cũng là thấy Đạo Đế, vì khổ không còn chỗ nào trong 5 uẩn để bám vào.

Như thế, ngay khi thấy 5 uẩn là không tức là cũng hoàn thành Bát Chánh Đạo, vì đã thành tựu Chánh kiến (thấy Vô thường, Vô ngã), Chánh tư duy (tâm xả ly, không vướng vào ba cõi Dục, Sắc hay Vô Sắc), Chánh ngữ (không thấy gì để nói về tôi hay người, tức lời nói lìa ba cõi), Chánh nghiệp (thấy 5 uẩn là không là được tự tánh giới, tâm không thấy có ta hay người, tức là xa lìa sát sanh, trộm cắp…), Chánh mệnh (thấy các pháp bình đẳng, do vậy không thể làm các nghề hại người hay hại mình), Chánh tinh tấn (thấy thường trực 5 uẩn là không tức là chánh tinh tấn), Chánh niệm (tình thức thấy “trụ tại bình vô sở kiến”, cũng là hoàn tất tứ niệm xứ, nghĩa là tỉnh thức với tâm vô niệm mới là Chánh niệm -- Kinh SN 22.63: by not clinging one is freed from the Evil One / Niệm vô trụ là giải thoát.), Chánh định (Khi thấy thường trực là không, tức thời thấy thực tướng là không, thấy thức không chỗ nương bám. Và đó là Chánh định. Kinh SN 12.59: When consciousness ceases, name and form cease.… That is how this entire mass of suffering ceases./ Do thức diệt nên danh sắc diệt… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.).

Phần sau bài Kệ là: Tịch lặng, không còn hà tiện tham lam, [họ] không nhận lấy gì, cũng không xua đẩy ra. Đã thấy là vô sở kiến, tức là thấy thức không chỗ nương bám, thấy các pháp là không, thì tâm tham tự động lìa. Cũng không thấy có gì để nắm giữ hay đẩy ra, không thủ và không xả, vì không có người thủ và không có người xả. Kinh AN 9.3: Này Meghiya, với Tỷ-kheo có tưởng vô thưởng, tưởng vô ngã được tồn tại. Có tưởng vô ngã, thời ngã mạn bị phá hoại, ngay trong hiện tại đạt được Niết-bàn.

Giải thích theo Thiền Trúc Lâm sẽ là: Thủ và xả còn có nghĩa là khi tương tác với nội xứ và ngoại xứ (tức là, tương tác với thân thọ tâm pháp) chúng ta lại thủ và xả tức là tự thấy mình có tự ngã để muốn thế này, để muốn thế kia, muốn tâm mình phải tăng thịnh hay nắm giữ pháp này hay pháp kia, muốn tâm mình phải xua đẩy thế kia. Thủ và xả là do tâm phân biệt, không thấy tự tánh các pháp là vô ngã, là không, là rỗng rang. Muốn thủ hay xả là chưa thấy bình đẳng trong thực tướng vô ngã, vô thường, tức nơi tự tánh không. Tất cả như thế đều sai. Thấy được thực tướng là không rồi, thì chỉ cần giữ tâm tịch lặng, vô sở kiến, không thủ, không xả, không nắm giữ, không xua đẩy.

Kinh SN 1.1, bản dịch Thầy Thích Minh Châu trích: “Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.”

Bước tới, bước lui là còn thấy có cái ta để muốn tăng thịnh, muốn xua đẩy. Đứng lại là còn thấy có danh sắc để đứng lại. Không đứng lại, không bước tới, không bước lui, là không thấy có cái 5 uẩn nào của ta đang dấy động.

Một nghĩa khác: bước tới là mơ mộng về tương lai, bước lui là nuối tiếc quá khứ, đứng lại là chấp vào vị ngọc của cái hiện tiền. Khi thấy các pháp là không, thấy 5 uẩn là không, thì sẽ tự động lìa cả 3 thời (quá-hiện-vị lai), tức là giải thoát.

Nhìn chung, Kinh Nghĩa Túc bài kệ nào cũng là giải thoát. Và đó là tận cội nguồn của Phật Giáo Sơ Thời, với lời dạy của Thế Tôn trong thời kỳ chỉ dạy nhìn vào thực tướng vô ngã của các pháp để giải thoát, mà không cần mài giũa gì.

Kinh Kim Cang và Kinh Pháp Bảo Đàn viết rằng giữ tâm vô sở trụ là giải thoát. Kinh SA 926 (A Hàm) và Kinh AN 11.9 (Tăng Chi Bộ) cũng viết như thế.

Đức Phật gọi vô sở trụ là Thiền pháp của tuấn mã. Kinh AN 11.9, bản dịch của Thầy Minh Châu viết, trích: "...này Sandha, con người hiền thiện, thuần thục, khi đi đến khu rừng, khi đi đến gốc cây, khi đi đến ngôi nhà trống, trú với tâm không bị dục tham ám ảnh, không bị dục tham chinh phục, như thật quán tri sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên. Vị ấy an trú với tâm không bị sân ám ảnh… Vị ấy an trú với tâm không bị si ám ảnh… Vị ấy an trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên ám ảnh… Vị ấy an trú với tâm không bị trạo hối ám ảnh… Vị ấy an trú với tâm không bị nghi hoặc ám ảnh, không bị nghi hoặc chinh phục, như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên. Vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió, Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau, phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy, vị ấy vẫn có Thiền tư. Lại nữa, này Sandha, với vị ấy Thiền tư như vậy, chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên, dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục."

Toàn bộ các lời dạy trong kinh trên được Thầy Nhất Hạnh dịch trong Đạo Bụt Nguyên Chất là: Trụ tại bình vô sở kiến.

Và Thầy Nhất Hạnh ghi rõ nghĩa: “…vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào.”

Nơi đây, người viết xin ghi lời thành kính cảm ơn Thầy Nhất Hạnh đã dịch một bản Kinh rất mực quý giá, ghi lại được văn phong của Thế Tôn: Trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật.

Nơi đây, người viết cũng xin ghi lại một bài thơ làm năm 2015 để cúng dường Thầy Nhất Hạnh, lúc đó khi biết Thầy lâm bệnh nặng. Bài thơ song ngữ như sau.

.

Đôi Dòng
Viết đôi dòng thư pháp
ca ngợi Đức Thế Tôn
mực loang như nước mắt
ngấm ơn sâu vào hồn.

Viết đôi dòng thư pháp
cúng dường Thầy Làng Mai
ngẩng đầu nghe tiếng hạc
lưng trời gọi tên ai.

Từ đôi dòng thư pháp
nét mực hóa rừng hoa
ướp lời thơ thơm ngát
khắp trời hát đạo ca.

---- Thơ Nguyên Giác, 2015.

 

The Two Lines
Praising the Buddha
with two calligraphic lines
I saw the ink flow like
thankful tears warming my heart

Making offerings to Thay Lang Mai
with two calligraphic lines
I raised my head, hearing on high
a crane creak a mystic name.

Flowing from the two calligraphic lines
the ink became a floral sea
added fragrance on words of poetry
and echoed far on high a dharma melody.

---- By Nguyen Giac, 2015

Hậu học cẩn bút, thành kính tưởng niệm.

GHI CHÚ:

- Bản dịch Thầy Nhất Hạnh: https://thuvienhoasen.org/p16a9949/giang-kinh-chuyen-hoa-bao-dong-va-so-hai

- Bản dịch Sujato: https://suttacentral.net/snp4.15/en/sujato

- Bản dịch Mills: https://suttacentral.net/snp4.15/en/mills

- Bản dịch Ireland: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.15.irel.html

- Bản dịch Thanissaro: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.15.than.html

- Bản dịch Varado: http://suttas.net/english/suttas/khuddaka-nikaya/sutta-nipata/atthakavagga%20-%20php%20version%201.4/15-violence.php

- Kinh SN 1.1: https://suttacentral.net/sn1.1/vi/minh_chau

- Kinh AN 11.9: https://suttacentral.net/an11.9/vi/minh_chau

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2022(Xem: 3430)
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
13/03/2022(Xem: 4173)
Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu. Những gì Thầy dịch nhiều hơn những gì tôi có thể đọc, những gì Thầy viết phức tạp hơn những gì tôi có thể hiểu, và công trình hoằng pháp của Thầy vĩ đại hơn những gì tôi có thể đo lường. Bài viết, do vậy, chỉ là một phần những gì có thể nhìn về Thầy Thích Minh Châu, từ một người, tuy chưa bao giờ gặp Thầy trực tiếp, nhưng luôn luôn tự xem như học trò của Thầy. Và nơi đây sẽ tập trung về cách Thầy Thích Minh Châu lý giải về cửa pháp Bất Lập Văn Tự (không dựng lập chữ nghĩa, ngôn ngữ, biểu tượng, ký hiệu…). Sai sót tất nhiên sẽ có, người viết xin được thành tâm sám hối.
05/03/2022(Xem: 4093)
Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trú trì chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo phó, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần) tại chùa Phước Long; Trụ thế: 72 năm, 49 Hạ lạp. Lễ thỉnh nhục thân nhập Kim quan lúc 21 giờ ngày 4-3-2022 (nhằm ngày 2-2-Nhâm Dần). Kim quan được an trí tại Giác linh đường chùa Phước Long, thôn Trung 3, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 5-3-2022 (nhằm ngày 3-2-Nhâm Dần). Lễ phụng tống kim quan trà-tỳ tại Đài hỏa táng phía Bắc TP.Nha Trang được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 7-3-2022 (nhằm ngày 5-2-Nhâm Dần).
04/03/2022(Xem: 4071)
Hòa thượng Thích Ngộ Khải, Chứng minh Ban Trị Sự GHPGVN thị xã An Nhơn, Viện chủ chùa Thiên An, thị xã An Nhơn Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 03 tháng 3 năm 2022 (nhằm mùng 01 tháng 02 năm Nhâm Dần) tại chùa Thiên An, số 35 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
21/02/2022(Xem: 4924)
Di sản mà Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để lại cho môn nhân, chúng đệ tử hậu thế, là phẩm chất trong sáng của đệ tử Phật, không khiếp nhược để khuất thân làm công cụ cho các thế lực tham vọng, không si mê để bị quyến rũ bởi hư danh, lợi dưỡng mà thế tục ban tặng. Di sản ấy là sự kế thừa công hạnh hoằng hóa của Chư Thánh Đệ tử, của Lịch đại Tổ Sư, đạo lý vi diệu dẫn đường chúng sinh tầm cầu an lạc, được công bố rộng rãi bởi Đức Thích Tôn, được kết tập thành Tam Tạng Thánh giáo, hoằng truyền trên 25 thế kỷ. Để hộ trì di sản tối thắng này, dù trải qua năm tháng đọa đày trong vòng lao lý, Ngài vẫn kiên trì sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, không xao lãng sự nghiệp phiên dịch Thánh điển làm sở y cho chánh tín khỏi bị dao động, mê hoặc bởi các ý thức tà kiến, bởi các thuyết lý điên đảo.
10/02/2022(Xem: 10857)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
05/02/2022(Xem: 6623)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
04/02/2022(Xem: 4066)
Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, nhận được tin: THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THÀNH - TRÚ TRÌ CHÙA DIÊN THỌ Viên Tịch vào lúc 04giờ 45 phút ngày 02/02/2022 (Nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần) tại Chùa Diên Thọ, TT Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 69 năm Hạ lạp: 28 năm - Lễ thỉnh Nhục thân nhập Kim quan lúc 18h00p ngày 02/02/2022 (nhằm ngày 02/01 năm Nhâm Dần). - Kim quan được an trí tại Giác Linh đường Chùa Diên Thọ, số 226 đường Lạc Long Quân, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. - Lễ viếng bắt đầu từ lúc 20h00 cùng ngày. - Lễ cung thỉnh Kim quan Đăng đàn Trà tỳ chính thức được cử hành vào lúc 08h00p ngày 05/02/2022 (Nhằm ngày 05/01 năm Nhâm Dần).
22/01/2022(Xem: 9533)
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
18/01/2022(Xem: 9737)
Cố trưởng lão Tịnh Đức thế danh Tôn Thất Toản, sinh ngày 01/08/1944 tuổi Giáp Thân tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Gia đình dòng tộc Hoàng gia, thuộc Đệ bát hệ, Đệ nhị phòng, dòng dõi Chúa Nguyễn Phúc Thụ (Túc Tông Hiếu Đinh Hoàng Đế). Thân phụ là ông Tôn Thất Nhường, sinh năm 1897, mất năm 1982, thọ 85 tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Bàng, sinh năm 1903, mất năm 1963, thọ 61 tuổi. Gia đình có 5 anh em, Ngài là người con út. Xưa, gia đình ngụ tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sau vào ở tại phường Thạc Gián, Đà nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]