Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoai Lang Tím và Đóa Sen Hồng

23/12/202106:28(Xem: 4671)
Khoai Lang Tím và Đóa Sen Hồng

 

KHOAI LANG TÍM

VÀ ĐÓA SEN HỒNG

 

Diệu Hoa Thi Thi Hồng Ngọc

 

niem tu an (1)
Quạt Pháp Sư & Huân Chương và Chứng chỉ của 2 quốc gia Tích Lan và Đức Quốc

 

     Tôi bắt đầu câu chuyện từ năm 1991 năm tôi vừa đặt chân đến xứ sở mà người ta gọi nó với hai cái tên: Đất nước Khoai tây. Cái tên thứ hai gây một ấn tượng mạnh mẽ đáng ngại trong tôi đó là: Quốc gia Phát xít Đức.

     Cái tên thứ nhất quả thật không sai chút nào, 30 năm về trước trong tất cả các siêu thị Đức chỉ bán một loại khoai duy nhất đó là… khoai tây. Chỉ có “giới thượng lưu“ mới bỏ tiền vào siêu thị Á Châu để mua khoai lang mà thôi vì loại  thực phẩm này ngày ấy vừa hiếm lại vừa đắt. Người dân Việt tha hương dạo ấy ai ra đi mà còn nghĩ đến ngày về? Ai sống nơi xứ  khoai tây mà nghĩ đến một ngày khoai lang sẽ được bán khắp các siêu thị, thậm chí có một ngày tôi nhìn thấy người ta nhập vào Đức cả… KHOAI LANG TÍM vừa ngon vừa đẹp lạ lùng.

     Còn SEN HỒNG cũng thế, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy loại hoa cao quý lại rất khó trồng này trong sân một ngôi chùa trang nghiêm và thanh tịnh, một ngôi chùa… rất Việt Nam nơi xứ lạ quê người.

     Khoai lang tím và đóa sen hồng xuất hiện  trên nước Đức được dân bản xứ trầm trồ, hân hoan đón nhận. Họ nhận ra cái tốt của khoai, cái đẹp của hoa cũng như cuối cùng họ nhận ra người đem những điều CHÂN THIỆN MỸ đến cho đất nước họ ấy là Thầy tôi: Hòa Thượng Thích Như Điển

     Ngày 8.12.2021 Hoà Thượng đã nhận giải thưởng Huân Chương đệ nhất hạng của Tổng Thống Đức ký tặng. Sự kiện lịch sử này cùng với những lời chúc mừng, ca ngợi và niềm hãnh diện, tự hào của mọi người tôi xin miễn viết vào đây. Thầy tôi, trước đó áo nâu sồng giản dị thì sau này cũng thế.

Người ta khen ngợi cũng lắm, gán tội cũng nhiều. Thầy an nhiên, từ hòa, bao dung, khiêm tốn, cẩn thận, giàu lòng tự trọng, không chấp nhất dư luận mà cũng không bị dư luận lung lạc. Còn cái tên thứ hai của nước Đức thì sao? Ngày Tổng Thống ký tặng Huân Chương đệ nhất cho một người ngoại quốc, người ấy lại là tu sĩ Phật giáo, một tôn giáo khá mới mẻ đối với dân bản xứ, không biết đất nước này đã thay đổi hay những việc làm của Hòa Thượng đã thay đổi cách suy nghĩ của họ? Dù sao đây cũng là một sự thừa nhận rằng Phật giáo Việt Nam có một vị trí đặc biệt trong hiện tại của xã hội Đức.

 

     Tôi bắt đầu ”sự nghiệp“ của Hòa Thượng bằng câu Ngài hay nói một cách rất khiêm hạ trong các buổi thuyết pháp: “Tôi xuất thân trong một  gia đình nông dân xứ Quảng, nếu không tinh tấn tu học, nhờ ơn Tam Bảo gia trì, ơn đàn na tín thí thì tôi chẳng có ngày nay“ Thế đó! Thầy tôi chẳng hề giấu giếm ngại ngùng gì về quá khứ đã từng gắn bó với… củ khoai lang ngọt ngào, chân quê nghèo của mình dù ngày nay đã thành danh nơi xứ người. Đức hạnh đó đã chiêu cảm đến hàng chục đệ tử xuất gia, hàng chục ngàn đệ tử tại gia, trong đó có ông Tiến sĩ Olaf Beuchling, pháp danh Thiện Trí hiện là Giáo sư của một trường đại học Hamburg cũng là người đệ tử rất đặc biệt. Con đường dẫn đến Huân Chương cao quý của Hòa Thượng đã bắt đầu từ sự đề cử của ông vào ngày 22.9.2019. Nhưng vì lý do đại dịch lan tràn nên mãi đến ngày 8.12.2021 Hòa Thượng mới nhận được Huân Chương là tại Tòa Thị chính thành phố Hanover.

     Ngày 12.12.21 trong buổi lễ Niệm Tứ Trọng Ân, Giáo sư Beuchling trong bài tường trình khẳng định rằng với công lao đóng góp tích cực về nhiều lĩnh vực của Hòa Thượng, lẽ ra Ngài xứng đáng nhận tấm Huân Chương này từ lâu. Nhưng bản thân tôi lại có suy nghĩ rằng: Thầy tôi đã từ lâu- rất lâu và không biết từ bao giờ đã nhận được những tấm Huân Chương vô giá: đó là lòng yêu mến kính trọng của biết bao nhiêu người Phật tử và không Phật tử khắp mọi nơi, chứ chẳng phải riêng hàng đệ tử của Ngài đâu.

 

niem tu an (2)
Củ khoai tây với bài thuyết trình

của cư sĩ Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

 

     Một bài tường trình khác cũng đầy cảm xúc của Phật tử Nguyên Đạo. Ông đã kể về sự “tự hào“ khi lần đầu tiên Hòa Thượng giới thiệu với bà Công Chúa Viktoria Luise von Preußen con gái của Vua Wilhelm đệ nhị khi bà gặp Hòa Thượng, Niệm Phật Đường rộng… khoảng 50 mét vuông ở đường Kestner số 37 lần đầu tiên trong chiếc áo nhà tu và hỏi thăm: “Giáo đường của Ngài ở đâu?”. Ngôi „giáo đường của Ngài“ hồi đó bây giờ là ngôi già lam uy nghiêm to lớn, là Tổ Đình Viên Giác ngày nay. Chùa càng mở rộng, đồng nghĩa với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Hòa Thượng càng phát triển. Cảm động nhất là dù rất dày công vất vả mới xây dựng xong ngôi già lam to lớn, cuối cùng, trong ngày Lễ Hoàn Nguyện năm 1993, Ngài đã cúng dường cho Giáo Hội PGVNTN Âu Châu. Còn Tu Viện Viên Đức, nơi nhập thất tịnh tu của Ngài, thì trong một lần sinh hoạt vào năm 2021, Ngài ân cần bảo với các Phật tử rằng đây là ngôi chùa của quý vị, là công lao của quý vị, Thầy trụ trì chỉ là… một „quản gia“ coi sóc, mong mọi người hãy thường xuyên đến đây tu tập để tìm được an lạc cho chính bản thân mình. Có mấy ai làm được một sự buông xả vĩ đại nhưng rất nhẹ nhàng như thế này không?

     Bài phát biểu của ông Nils Clausen Hội trưởng Liên Hội Phật giáo Đức Quốc và Ni Sư Jampa Tsedroen (Phật giáo Tây Tạng) là  Giáo sư tiến sĩ Corola Roloff đại học Hamburg đều có chung một ước nguyện thiết tha mong mỏi tại xứ sở này sẽ có được chương trình giảng dạy về Phật giáo cho trẻ em Việt Nam nói riêng và cả nước Đức nói chung.

 

niem tu an (3)
Ni Sư Jampa Tsedroen
(Tiến sĩ Corola Roloff)

 

Hai vị này đều thiết tha yêu cầu sự giúp đỡ và đóng góp công sức của Hòa Thượng và cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Đức. Đây quả thật là một dự án tốt lành, lớn lao nhưng việc thực hiện thì quả thật nan giải. Chùa Việt Nam không phải ít trên toàn thế giới nhưng để đi vào tâm người: giác tha, giác hạnh viên mãn thì đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Trước nhất là đào tạo tăng tài không những có trình độ, có khả năng mà còn có đức hạnh nữa. Suy tư của Ni Sư và ông Chủ tịch Liên Hội Phật Giáo cũng là suy tư của tất cả những người con Phật thuần thành.

     Đặc biệt trong phần Chúc Mừng của Ban Biên Tập & Kỹ Thuật Báo Viên Giác, ngoài bó hoa mừng Hòa Thượng Chủ Nhiệm, còn có cuốn sách „Tổng Quan về Nghiệp“ của Hòa Thượng Tuệ Sỹ do sự ủy nhiệm của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trưởng Ban Báo Chí & Xuất Bản của Hội Đồng Hoằng Pháp PGVNTN kính tặng Thầy tôi là Hòa Thượng Chánh Thư Ký của Hội Đồng này. Đây là tác phẩm, „một tập đại thành hàn lâm mang tính thông trí và sử luận về nghiệp…“. Sách đã được phát hành rộng rải trên mạng Amazon.

 

niem tu an (4)
HT Như Điển nhận tác phẩm "Tổng Quan về Nghiệp“ của HT Tuệ Sỹ tặng

 

     Tháng 12, ngoài trời rất lạnh nhưng trong chánh điện lại rất ấm áp. Không phải từ lò sưởi mà từ những tấm lòng hoan hỉ của tất cả những người hiện diện, từ năng lượng từ bi của Hòa Thượng lan tỏa xung quanh đến nỗi có một vị Huynh Trưởng Phật Tử lên phát biểu đã thật thà nói: „Xin Hòa Thượng cho con đứng gần để nhờ năng lượng của Hòa Thượng con mới có can đảm phát biểu…“. Đại chúng bật cười, Thầy tôi cũng cười, nụ cười bao dung từ hòa. Thầy trang nghiêm oai nghi trong pháp phục của ngày lễ nhưng tôi vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh Ngài bình dị hiền hòa thăm hỏi mọi người trong những dịp lễ lớn.

 

niem tu an (5)
Hòa Thượng vẫn từ hòa, an nhiện tự tại

 

     Trong mục Niệm Tứ Trọng Ân, khi hàng đệ tử xuất gia rạp mình lễ lạy Sư phụ, và hàng Phật tử tại gia cung kính cúng dường. Tôi nhìn thật kỹ Hòa Thượng, tôi sợ Thầy tôi sẽ như Quốc Sư Ngộ Đạt ngày xưa lúc khoác vào chiếc áo tía vua ban và bước lên trên bồ đoàn trầm hương dành riêng cho mình. Tôi vẫn chăm chú nhìn, vẫn thấy nét mặt từ hòa của Thầy tôi không thay đổi, an nhiên tự tại. Rồi chợt nhớ đến lời kể của một trong những đệ tử của Ngài rằng ngày đi nhận Huân Chương, khi hỏi Ngài đeo chuỗi gì? Ngài đã thú nhận rằng đem cho hết rồi. Sau đó, đệ tử thắc mắc sao thầy không mặc Pháp phục đắt tiền của một Phật tử cúng dường khi vị ấy hiện diện hôm nay. Ngài từ tốn trả lời rằng đã mặc áo đó rồi, hôm nay mặc áo của một Phật tử khác dù người đó không đến. Tôi tự sám hối trong tâm, Thầy tôi là như thế đó, công bằng và từ bi vô cùng. Thầy thương yêu tất cả đệ tử như nhau như cha mẹ thương các con dù tính cách mỗi người mỗi khác. Thầy công bằng với tất cả các Phật tử dù họ là người giàu ức vạn hay chỉ là một người làm công quả vất vả trong chùa. Chỉ một lần thôi trong đời được nghe đệ tử của Hòa Thượng “nói sau lưng“ sư phụ mình bằng những lời lẽ tràn đầy yêu thương, kính trọng. Lòng cảm động làm khóe mắt tôi đã  cay cay.

     Ngày vui qua mau, tấm Huân Chương của Đức và Quạt Pháp sư của Tích Lan đã được cất giữ. Mọi người lần lượt trở về trú xứ, tôi còn ở lại chờ chuyến tàu muộn của mình. Chánh điện yên tĩnh, tôi trầm ngâm ngắm hai cây trạng nguyên được trưng bày hai bên, mỉm cười thầm nghĩ đến tâm ý của một đệ tử nào đó đã nghĩ về Sư phụ, nghĩ về cụ Mạc(1) đời nhà Trần có chút tương quan nào đó không phải sao?

 

Friedrichshafen 15.12.2021

Diệu Hoa Thi Thi Hồng Ngọc

(Bài đăng báo Viên Giác số 247 (PV, 17.12.2021)

 

     (1) Mạc Đĩnh Chi đậu Trng Nguyên vào thời vua Trần Anh Tông (1304) 1308 đi sứ sang Tàu nhờ đối đáp và vịnh thơ rất hay nên được Hoàng Đế phong tặng. Lưỡng quốc Trạng Nguyên.

     Trong bài viết này có ý nói Hòa Thượng được Hội Đồng Tăng Già và Thủ Tướng Tích Lan ban quạt Quốc sư năm 2011. Năm 2021 Tổng Thống Đức trao tặng Huân Chương đệ nhất thì chẳng khác nào người xưa làm Trạng Nguyên hai nước. Đây chỉ là suy nghĩ riêng của người viết chẳng biết có phải không?

pdf-downloadKhoai lang tím và đóa sen hồng (Bài của Diệu Hoa Thi Thi Hồng Ngọc)





***
facebook
youtube



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11559)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9228)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23117)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6901)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 69966)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87120)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137048)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10221)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23184)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6536)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]