Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Niệm Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn

20/12/202119:37(Xem: 3912)
Thành Kính Tưởng Niệm Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn


Su ba Nhu Tuan-1

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM

GIÁC LINH SƯ BÀ THÍCH NỮ THƯỢNG NHƯ HẠ TUẤN

 

 

 

Đệ tử chúng đẳng

Tùy thuận tu tập

Phổ Hiền Bồ Tát,

Thập chủng đại nguyện

  

Nhất giả lễ kính Chư Phật

Nhị giả xưng tán Như Lai

Tam Giả Quảng tu cúng dường

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Ngũ gỉa tùy hỉ công đức

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bát giả thường tùy Phật học

Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Thập giả phổ giai hồi hướng

 

***

  

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Giác Linh Sư Bà

 

Hôm nay thứ tư, ngày 15.12. 2021, con ngồi đây trong cái giá lạnh của mùa đông cũng như tâm hồn con đang giá buốt, mây mù ảm đạm, hình ảnh nhập kim quan Sư Bà khiến tim con như se buốt, ngừng đập...con thấy nhục thân Sư Bà được đưa lên cao, rồi bay bổng nhập vào thể chân như. Tất cả bầu trời như rung chuyển và rồi tia sáng chớp lành hiện ra, các vị Bồ Tát cùng Quán Âm Thế Chí theo cùng vô số Bồ Tát theo cùng đồng thanh niệm Phật, vui mừng rước Sư Bà về Cực Lạc, tiếng lá cây cùng lúc vi vu xao động hòa lên khúc âm thanh vi diệu lạ thường, niệm Phật, Pháp, Tăng, cùng với loài chim đủ màu kỳ diệu Hạc trắng, Khổng tước, Anh vũ, Xá Lợi, Ca lăng tầng già, cộng mạng đồng hót lên những âm thanh cao vút: ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo, trong khoảnh khắc ấy đã cuốn hút con vào thế giới Cực Lạc diệu kỳ, cùng đồng thanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, bảy vầng mây xuất hiện kỳ ảo, như đằng giá đón Sư Bà. Con xúc động cúi đầu đảnh lễ...

 

Những kỷ niệm với Sư Bà mà con đã có phước duyên gặp gỡ, lại hiện về trong con, lần đầu gặp Sư Bà trên chùa Phật Huệ. Ôi sao mà hảo tướng! một sự từ bi thoát ra từ tâm như ánh hào quang bao phủ, con tới cúi đầu xá Sư Bà niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, Sư bà mỉm cười hiền hậu, thanh thoát, con ngồi bên Sư Bà, Sư Bà không nói gì, chỉ cầm tay và nhìn con trong im lặng, và hai lần sau cũng vậy, ấm áp, dịu dàng như bà mẹ hiền thương yêu con trẻ.

Có một lần nhân mùa Phật Đản, chùa tổ chức ở một hội trường lớn (Eisporthalle) trên Frankfurt, trời mưa tầm tã, con giận một vị (con xin phép không nói tên ra đây, vì vị ấy đã qua đời) con đi tìm để nói lên sự sai trái của vị ấy. Sư Bà thấy con vẫy lại, bảo con lại ngồi gần bên Sư Bà, con vâng lời tới, trong tư thế nửa ngồi, nửa quỳ bên Sư Bà, Sư Bà nhẹ nhàng vuốt tóc con, lại cầm tay con trong tay Sư Bà, đưa cho con ly nước, rồi nhìn con nhẹ nhàng bảo: “ Con uống nước với Thầy, Thầy uống bên này, con uống  bên này”. Sư Bà chỉ vào cái ly, con không dám uống vì nghĩ làm vậy là vô lễ, rồi đến lần thứ hai, Sư Bà nhắc lại, sự dịu dàng và ánh mắt từ hòa của Sư Bà như một mãnh lực, con đã uống. Sư Bà cười hiền, thanh thoát, con ngồi với Sư Bà cả tiếng đồng hồ, đến lúc đứng dậy thì vạt áo tràng và ống quần con đã ướt vì nước mưa dột chảy đầy mặt đất. Cơn giận dữ trong con đã tiêu tan từ lúc nào không biết, trong con tất cả đều từ hòa như ngọn gió mát Thanh lương, màu nhiệm.

Lần chót con gặp Sư Bà khi dự tang lễ thầy Từ Trí, lúc đó dường như Sư Bà đã yếu, con đến ngồi bên Sư Bà, Sư Bà vẫn chỉ cầm tay con trong tay Sư Bà không nói, con vẫn cảm nhận được tình thương Sư Bà cho con như tình thương của mẹ Quan Âm, nhưng cảm thấy man mác một nỗi buồn và cảm nhận được, tất cả rồi cũng sẽ phải dời xa.

 

Sư Bà kính thương, giờ đây con mới biết, đó là hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền khi con thấy ngôi chùa Sư Bà sáng lập ở Pháp lấy tên Ngài “Pagode Phổ Hiền”, Ngài có tâm đại từ, đại bi là đem con mắt và trái tim để đi vào cuộc sống mà Sư Bà cả đời hành nguyện, pháp thân Sư Bà đã thể hiện như bài pháp vô ngôn dạy cho hàng đệ tử chúng con:

 

“Phổ Hiền hạnh nguyện thật thâm uyên

Nguyện đem mắt thương nhìn nhân thế

Sống mãi cho người với trái tim

Tim là hơi thở, là nguồn sống

Mắt đẹp trao nhau nụ cười hiền

Thế giới bình yên, tâm bình yên

Đạo màu vi diệu bởi nhân duyên

Chuyển luân xe Pháp luôn quay chuyển

Độ tận chúng sanh gặp Đạo Thuyền”

 

Kính lạy Giác Linh Sư Bà,

 

Con nghe đâu đây vang vọng kệ bốn núi  của đời Vua Trần Thái Tông, một vị vua khai sáng triều đại nhà Trần, cũng là một thiền sư có công thiết lập nên tảng vững chắc cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử:

 

“Bốn núi cheo leo vạn  khóm tùng

Ngộ xong chẳng có, muôn vật không

Mừng được ba chân lừa có sẵn

Cưỡi lên thúc mạnh vượt cao phong”

 

Nguyên là tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không, không hiện, không vọng, vọng sanh các sắc. Đã trái không sanh không hóa, mải làm có hóa có sanh. Không sanh hóa thì không hóa sanh, có hóa có sanh nên có sanh có hóa. Hoặc sanh Thánh Hiền ngu trí, hoặc hóa vẩy cánh lông sừng. Luôn luôn chìm đắm nơi bên mê, mãi mãi trôi lăn trong biển khổ. Mờ mờ mịt mịt nào biết nào hay, rối rắm lăng xăng chẳng tỉnh, chẳng ngộ. Trọn là buông tâm chạy đi, đều không năm mũi kéo về, khiến đến qua lại sáu đường, xuống lên bốn núi: núi sanh, núi già, núi bệnh, núi chết! Thể hiện qua bốn mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Cuộc đời là thế, con người sanh ra không ai tránh khỏi sanh, già, bệnh, chết nào ai tránh khỏi, con hiểu và chấp nhận. Chỉ một lòng nguyện cho con đời đời kiếp kiếp gặp được Phật Pháp

 

Quyết lòng lắng gạn sạch trong

Cho nước trong trẻo ngọt đong mát lành

Nhẹ nhàng mềm mại tâm thanh

Yên vui hòa nhã khổ thành an vui

 

  

Sư Bà kính thương,

Sư Bà ra đi giữa mùa đông, khi khắp nơi trên thế giới dịch Corona làn thứ năm lại xuất hiện với biến thể Omicron đe dọa con người, lây lan mạnh nhanh hơn gấp mười lần biến thể Delta, khổ đau vẫn lan tràn do lòng người không thuận, do hận thù, ganh ghét, đố kỵ mãi đào sâu... Theo gương Đức Phổ Hiền trên con đường tu tập con thành kính với trái tim và con mắt thương nhìn thế gian, ngưỡng cầu Mười Phương Chư Phật cho chúng con, tất cả đều thâm nhập hạnh Phổ Hiền đồng trì tụng:

 

 

Phổ Hiền hạnh nguyện khắp đầy,

Con nay khẩn thiết vui vầy nguyện theo

Một là, kỉnh Phật trong veo,

Giàu nghèo phủi sạch, nạn eo không sờn

Hai là khen ngợi Phật ơn,

Có không, còn mất thế nhơn chẳng bì

Ba là, rộng cúng tứ vi

Bông rau, quả vị, hương nghi cúng thờ,

Bốn là sám tội lửng lơ,

Tham, sân, si, ái, hững hờ tạo ra,

Năm là vui thuận đẹp hòa

Người lành, kẻ dữ chúng ta rộng vì,

Sáu là, nguyện Phật thương bi,

Xây vần chánh pháp kịp thì độ sanh,

Bảy là nguyện Phật niệm lành,

Cứu dân độ thế hóa thành Lạc bang,

Tám là, học Phật lời vàng,

Sửa mình độ chúng thuận an tánh lành,

Chín là, tùy thích nhơn sanh,

Vui lòng, đẹp cảnh, lợi danh sá gì,

Mười là nguyện khắp chẳng ly,

Đài vàng rực rỡ phương phi dân lành,

Trọn rồi Mười nguyện độ sanh

Phật Đà bổn nguyện báo thành độ con

 

Kính đảnh lễ Giác Linh Sư Bà,

 

Dọc theo con đường gần nhà, hai hàng cây trơ trụi lá, cảnh vật yên tĩnh, con bước đi giữa bầu trời ảm đạm, nhưng con vẫn hít thở được không khí trong lành của thiên nhiên. Con chợt nhận ra rằng, mùa đông vẫn có cái đẹp của nó, trong những thân cây trơ trụi kia đã ẩn hiện những nụ đơm mầm cho mùa Xuân sắp tới, sự sống được tái sinh, chiếu theo luật tuần hoàn của vũ trụ, tương tác, tương hợp với nhau như trong kinh Phật dạy, con khe khẽ ngâm bài thơ của thiền sư Mãn Giác:

 

“Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa khai

Việc đời qua trước mắt

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

 

Hình ảnh Sư Bà còn mãi trong chúng con, với ngôi chùa Phổ Hiền đã nói lên hạnh nguyện của Sư Bà là ấn tâm nhắc nhở cho chúng con, miên mật tu học, hành trì hạnh Ngài, để được  nhẹ nhàng, thanh thoát.

 Chúng con nguyện đời đời kiếp tu học hạnh Phổ Hiền với con mắt nhìn sâu, với con tim biết thổn thức để buổi sáng dâng niềm vui, buổi chiều cứu người bớt khổ

Ngưỡng mong Giác Linh Sư Bà Cao Đăng Phật Quốc, sớm hội nhập Ta Bà để chuyển pháp luân giáo hóa cho chúng con thoát qua biển khổ luân hồi

Kính bái

Đệ tử

Diệu Danh

20/12/2021

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 6550)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
07/04/2019(Xem: 8310)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7902)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 8089)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7900)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6427)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5411)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5751)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6790)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6991)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]