Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Phổ Đà Xưa (thành kính tưởng niệm Sư Bà Như Tuấn, Khai Sơn Phổ Đà Ni Tự, nơi có nhiều kỷ niệm học làm nông)

17/12/202117:58(Xem: 2766)
Nhớ Phổ Đà Xưa (thành kính tưởng niệm Sư Bà Như Tuấn, Khai Sơn Phổ Đà Ni Tự, nơi có nhiều kỷ niệm học làm nông)


Su ba Nhu Tuan-1
NHỚ PHỔ ĐÀ XƯA
 

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM SƯ BÀ THƯỢNG NHƯ HẠ TUẤN,

KHAI SƠN PHỔ ĐÀ NI TỰ- NƠI CÓ NHIỀU KỸ NIỆM HỌC LÀM NÔNG

 

            Mùa hè 1975, sau khi cọng sản chiếm lấy miền Nam Việt Nam, tất cả trường Cao Cấp, Trung Cấp, và Sơ Cấp Phật học đều nghỉ học.  Tăng Ni phải lao động để góp phần xây dựng đất nước trong buổi giao thời.  Chúng con, ni chúng trường Trung Cấp Phật Học Từ Nghiêm, ở đường Bà Hạt, Quận 10, lao động chân tay với nhiều nghành nghề như đan rỗ tre, chằm nón lá, đơm nút áo, và luân phiên làm rẫy.   Lao động chân tay để nhà nước cọng sản khỏi nói, “Tu sĩ ngồi mát ăn bát vàng,”  chứ thực ra làm không đủ sống. 

 

            Giữa năm 1976, chúng con được gọi đi Bình Tuy làm rẫy.  Chúng con nghe rằng, Ni Sư Diệu Tuấn cúng đất và chùa Phổ Đà cho chùa Từ Nghiêm để Ni chúng có cơ sở làm kinh tế tự túc.  Chúng con luân phiên, mỗi nhóm năm người đi làm rẫy, con phát tâm đi nhóm đầu tiên. Lúc ấy xe cộ hiếm hoi, mua được vé xe đi Bình Tuy cũng như xin được Visa đi Mỹ bây giờ.  Chúng con đi từ 6 giờ sáng, xe chạy tới trưa mới đến ngã ba Bình Tuy.  Từ ngã ba, xách bao bị đi bộ đến chùa hơn nửa tiếng. 

 

            Đến chùa Phổ Đà, Ngôi nhà tranh lợp bằng lá dừa nước, vách bằng tre đan, kết thêm lá dừa cho đỡ nóng.  Chính giữa ngôi nhà, Tôn Tượng Đức Bổn Sư được tôn trí trên bục gỗ cao hơn một thước, không sơn phết, nhìn vào thấy thô sơ, mộc mạc nhưng vô cùng thanh thoát.  Chỉ một bàn thờ Phật thôi.  Bên phải là tư thất của Sư Bà, bên trái là dãy bàn để dùng cơm.  Chư Ni chúng con nghỉ sau lưng tôn tượng Đức Phật. 

 

            Sư bà mua đất rẫy từ hồi nào chúng con không thưa hỏi, nhưng đến nơi đã thấy sư bà trồng khoai mì, khoai lang, đậu phụng, và các thứ rau củ quả.  Sư Bà vui vẻ đón tiếp chúng con, kể chuyện khai đất lập chùa vô cùng gian khổ.  Thân nữ nhi yếu đuối, một thân một mình, lái xe cày xới đất, làm vồng trồng khoai.  Sư bà đào một giếng nước trong vườn chùa để xử dụng ăn uống.  Dù đất rẫy, nhưng tiện nghi tối thiểu cho đời sống hàng ngày cũng tạm ổn.  Sư bà ở với chúng con một tuần, chỉ dẫn đất chùa bao nhiêu, từ đâu đến đâu, bao nhiêu mảnh đất đã trồng trọt,  còn lại những mảnh chưa làm, chúng con tiếp tục khai khẩn đất hoang.     

 

            Trong một tuần sống chung với Sư Bà, mỗi ngày Sư Bà dậy sớm lúc 3 giờ sáng, tụng kinh Lăng Nghiêm, chúng con chưa quen đời sống ruộng vườn, nhưng phải dậy sớm tụng kinh với Sư Bà.  Sư Bà dạy rằng, đất rẫy không cây cối, 10 giờ sáng nóng như giữa trưa, nên mấy huynh đệ cố gắng dậy sớm tụng kinh, tụng xong điểm tâm (cơm với rau luộc), rồi vác cuốc ra đồng. 

 

            Con rất khâm phục khi thấy phụ nữ lái xe.  Điểm tâm xong, Sư Bà lái xe cày xới đất , con vô cùng ngưỡng mộ, chiếc xe cày cồng kềnh, nhưng một phụ nữ lái cày chẳng thua gì các cậu thanh niên.   Sư bà xới đất trước,  chúng con theo sau lượm những chùm rễ cỏ cứng như rễ tre.  Làm tới 10 giờ sáng, chúng con vào nhà nghỉ ngơi và dùng trưa.  

            Sau một tuần chỉ dẫn chúng con làm rẫy trồng khoai, Sư Bà đi Sài Gòn.  Thỉnh thoảng Sư Bà về Phổ Đà nghỉ ngơi và thăm viếng chúng con.   Mỗi lần Sư Bà trở lại Phổ Đà, chúng con được ăn tàu hủ, bánh ướt, bánh mì vì ở rẫy xa xôi, chúng con không có khả năng để mua các thức ăn đặc biệt đó.   Sau hai lần Sư Bà ghé thăm, một hôm chúng con được tin Sư Bà đã đến bến bờ tự do. 


Su ba nhu tuan-10
Tác giả (Thích Nữ Giới Châu, bìa trái) chụp hình lưu niệm với Sư Bà Như Tuấn cùng chư Tôn Đức Ni
tại Đại lễ Hiêp Kỵ Về Nguồn 2018 tại chùa Khánh Anh, Pháp Quốc




 

            Mãi đến năm 2018, trong dịp lễ Về Nguồn tại chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Con gặp lại Sư Bà, lần này Sư Bà yếu nhưng rất minh mẫn.  Con nhắc lại chuyện làm rẫy ở chùa Phổ Đà, Bình Tuy.  Sư Bà dạy, “Bây giờ có thầy trú trì, làm chùa lớn đẹp lắm.”  Sư Bà không nói nhiều, nhưng con cảm nhận được niềm vui trong đôi mắt tràn đầy hoan hỷ khi ngôi chùa Sư Bà khởi công xây dựng nay đã được trùng tu trang nghiêm thanh tịnh. 

 

            Nam Mô Ni Trưởng thượng Như hạ Tuấn Hoà Thượng Ni Giác Linh

 

            Con thành Kính Đảnh Lễ

            Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Châu 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 5170)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 5507)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3904)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5013)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4889)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3951)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4881)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4299)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 4224)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 3675)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567